Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu Contatner B17 – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi
lượt xem 24
download
Đồ án tốt nghiệp với đề tài "Trang thiết bị tàu Contatner B17 – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi" đã hoàn thành với kết cấu nội dung gồm 2 phần chính: phần 1 trang thiết bị điện tàu container B170, phần 2 đi sâu nghiên cứu hệ thống chân vịt mũi tàu B170.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu Contatner B17 – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi
- …………..o0o………….. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRANG THIẾT BỊ TÀU CONTATNER B17 – ĐI SÂU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHÂN VỊT MŨI
- MỤC LỤC: LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………… .. Error! Bookmark not defined. PHẦN I:TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU CONTAINER B170 ................................................. 4 Chương 1: Giới thiệu chung về tàu container B170.................................................................... 4 1.1. Giới thiệu về tàu container B170 .......................................................................................... 4 1.1.1. Các thông số chính .............................................................................................................. 4 1.1.2.Giới thiệu về hệ thống động lực .......................................................................................... 5 1.2.Giới thiệu về hệ thống điện tàu container B170 .................................................................... 5 1.2.1. Hệ thống cung cấp năng lượng .......................................................................................... 5 1.2.2.Hệ thống điện điển hình....................................................................................................... 6 Chương 2: Giới thiệu về trạm phát điện tàu container B170 ...................................................... 7 2.1. Tổng quan về trạm phát điện chính ....................................................................................... 7 2.2. Đặc điểm kĩ thuật của trạm phát điện tàu container B170................................................... 7 2.3.Cấu tạo chung của bảng điện chính tàu container B170 ....................................................... 8 2.4. Sơ đồ nguyên lý của bảng điện chính tàu container B170 ................................................ 12 2.4.1. Giới thiệu sơ đồ ................................................................................................................. 12 2.4.2. Mạch động lực và đo lường của máy phát số 1(sơ đồ 801) ........................................... 12 2.4.3. Mạch điều khiển đóng áptômát chính của máy phát số 1............................................... 13 2.4.4. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1(sơ đồ 801,1011 và 1012)................................... 16 2.4.5. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tàu B170 ............................................................... 18 2.4.6. Hệ thống báo động và bảo vệ của trạm phát tàu container B170................................... 20 Chương 3. Một số hệ thống truyền động điện điển hình .......................................................... 23 3.1. Hệ thống bơm la canh .......................................................................................................... 23 3.1.1.Giới thiệu phần tử của hệ thống (sơ đồ L40001) ............................................................. 23 3.1.2Nguyên lý hoạt động của hệ thống..................................................................................... 23 3.1.3. Các chế độ bảo vệ ............................................................................................................. 25 3.2.Hệ thống neo- tời quấn dây .................................................................................................. 26 3.2.1Giới thiệu phần tử ............................................................................................................... 26 3.2.2. Nguyên lý hoạt động ......................................................................................................... 27 3.2.3.Các chế độ bảo vệ và báo động………………………………………………………..28 Chương 4: Một số hệ thống tự động điện điển hình ................................................................ 30 4.1. Hệ thống tự động cân bằng tàu container B170 ................................................................. 30 4.1.1.Giới thiệu các phần tử của hệ thống ................................................................................. 31 4.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống .................................................................................. 37 4.2. Hệ thống nồi hơi ................................................................................................................... 38 4.2.1. Giới thiệu các phần tử của hệ thống nồi hơi container B170 ......................................... 39 4.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống .................................................................................. 43 4.2.3. Chức năng kiểm tra, báo động, bảo vệ cho nồi hơi ........................................................ 52 PHẦN II: ĐI SÂU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHÂN VỊT MŨI TÀU B170 .................... 53 Chương 5 : Giới thiệu chung về hệ thống chân vịt mũi ............................................................ 53 5.1. Tổng quan về hệ thống chân vịt mũi ................................................................................... 53 5.1.1. Chức năng,yêu cầu của hệ thống chân vịt mũi ................................................................ 53 5.1.2. Phân loại hệ thống chân vịt mũi ....................................................................................... 53 1
- 5.1.3. Cấu trúc hệ thống chân vịt mũi biến bước....................................................................... 54 5.1.4. Hệ thống phản hồi,chỉ báo bước chân vịt bước chân vịt ................................................ 57 5.1.5. Hệ thống điều khiển bước chân vịt .................................................................................. 58 5.1.6. Đánh giá về ưu nhược điểm của hệ thống chân vịt mũi biến bước................................ 60 5.2. Giới thiệu chung về hệ thống chân vịt mũi tàu B170 ........................................................ 61 5.2.1. Các thông số kĩ thuật của chân vịt ................................................................................... 61 5.2.2. Các vị trí điều khiển ......................................................................................................... 62 Chương 6 : Đi sâu nghiên cứu hệ thống chân vịt mũi tàu B170 .............................................. 63 6.1. Hệ thống điều khiển chân vịt mũi của tàu B170 ................................................................ 63 6.1.1. Giới thiệu phần tử trong sơ đồ mạch điện(sơ đồ CG2882-01) ...................................... 63 6.1.2. Nguyên lý hoạt dộng ........................................................................................................ 64 6.1.3. Các báo động, bảo vệ của hệ thống điều khiển ............................................................... 70 6.2. Hệ thống điện điều khiển bước chân vịt (E1S63) ............................................................. 71 6.2.1. Giới thiệu phần tử ............................................................................................................. 72 6.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống E1S63 .......................................................... 81 6.3. Hệ thống thuỷ lực của tàu B170 .......................................................................................... 82 6.4. Một số vấn đề khi khai thác, bảo dưỡng và chỉnh định hệ thống...................................... 83 6.4.1. Khai thác hệ thống ............................................................................................................ 83 6.4.2. Một số chỉnh định của hệ thống ...................................................................................... 84 KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 87 2
- LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình phát triển của nền kinh tế quôc dân, đi đôi với các lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp… thì ngành giao thông vận tải biển cũng chiếm một vị trí quan trọng ở mỗi quốc gia. Nó là mạch máu giao thông nối liền giữa các vùng kinh tế của một đất nước và giữa các nước trên thế giới với nhau. Nó đáp ứng và phục vụ tích cực cho đời sống mọi mặt của nhân dân nói chung. Đất nước ta bờ biển dài, trải dọc từ Bắc tới Nam, lại có nhiều sông ngòi. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải biển. - Chi phí xây dựng cầu cảng ít hơn. - Vốn tích lũy ít, lợi nhuận cao, có hiệu suất kinh tế cao hơn - Có khả năng vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn vận chuyển được - tất cả các loại hàng hóa khác nhau như: Hàng kiện, hàng rời hàng lỏng… - Tốc độ vận chuyển tương đối nhanh chóng. Chính vì lợi ích kinh tế to lớn và tầm quan trọng đó mà ngày nay đội tàu của nước ta đã phát triển hết sức mạnh mẽ về số lượng, tải trọng cũng như mức độ hiện đại của trang thiết bị trên tàu. Chúng ta cũng đã có những thuyền viên, kỹ thuật viên có trình độ kỹ thuật cao, nắm vững được những nguyên lý cơ bản, nắm vững được bản chất của quá trình làm việc và đặc điểm kỹ thuật của các hệ thống tự động, để từ đó có thể sử dụng hiệu quả các thiết bị trên tàu và tiến tới có thể thiết kế, chế tạo những trang thiết bị mới. Sau khi học tập và rèn luyên tại trường cùng với những quá trình thực tập tại các nhà máy, phân xưởng và đặc biệt là quá trình thực tập tốt nghiệp tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng em được khoa Điện _ Điện tử tàu biển giao cho đề tài thiết kế tốt nghiệp như sau: Trang thiết bị tàu container B170. Đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi. Qua quá trình học tập và nỗ lực nghiên cứu của mình, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo LÊ VĂN BA. Em đã tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thành thiết kế tốt nghiệp này. Trong quá trình làm do trình độ bản thân có hạn, cho nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Để giúp cho đề tài thiết kế tốt nghiệp này được hoàn chỉnh hơn nữa, em kính mong sự giúp đỡ của các thầy giáo trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng,Ngày 25 tháng 01 năm 2010 Sinh viên thực hiện LÊ ĐỨC LÂM 3
- PHẦN I: TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU CONTAINER B170 CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về tàu container B170. Tàu container B170 là loại tàu chuyên dụng được thiết kế để chở các loại container, do đặc thù như vậy nên loại tàu này có yêu cầu cao hơn về chất lượng cũng như kĩ thuật đóng.Tàu có tải trọng tại mớn nước mạn khô 23000 DWT được đo bằng đơn vị tấn ( theo hệ mét ) trong nước biển với trọng lượng riêng là 1,025 t/m³.Tàu do nhà máy đóng tàu Szczecin ( Ba Lan ) thiết kế và cung cấp thiết bị,đăng kiểm Cộng hoà liên bang Đức (Germanischer Lloyd) duyệt thiết kế, giám sát và phân cấp. Tàu có bốn hầm hàng,buồng máy và phòng sinh hoạt ở phía đuôi tàu,mũi bầu,một bánh lái cân bằng và chân vịt mũi. 1.1. Giới thiệu về tàu container B170. 1.1.1. Các thông số chính. Kích thước. Chiều dài toàn tầu ( Max ) : 184,10 m Chiều dài giữa 2 đường vuông góc : 171,94 m Chiều rộng thiết kế : 25,30 m Chiều cao mạn đến boong chính : 13,50 m Chiều cao mạn khô : 9,889 m Mớn nước thiết kế : 9,85 m Tải trọng. Tải trọng tại mớn nước mạn khô 23000 DWT. Tàu ước tính có thể chở: - Các loại container tiêu chuẩn từ 20 đến 40ft trong hầm hàng và trên boong. - Các loại container từ 45 đến 48 ft trên boong, trong vùng hoạt động của cần trục. - 150 container chứa đồ lạnh trên boong. Khả năng chứa hàng của tàu khoảng 29800 m³ hàng rời và 29600 m³ hàng kiện. Két chứa nhiên liệu bao gồm: Dầu nặng : 2230 m³ Dầu Diezel : 160 m³ Nước ngọt : 200 m³ 4
- Nước ballast : 7850 m³ Tàu có sức chở cotainer 1730 TEU loại container 20ft theo tiêu chuẩn IMO (kích thước mỗi container theo tiêu chuẩn là: 20’×8’×8’6’’) với 634 TEU trong hầm hàng và 1096 TEU trên boong. Dung tích. Tàu có 4 hầm hàng, tổng thể tích các hầm hàng là : 29816 m³ Hầm hàng số 1 : 5153 m³ Hầm hàng số 2 : 10545 m³ Hầm hàng số 3 : 10883 m³ Hầm hàng số 4 : 3235 m³ Tốc độ và công suất. Tốc độ thiết kế của tàu 19,7 hải lý/h trong điều kiện mớn nước 9,85 m ở trạng thái cân bằng, có tính đến 15% dung sai khác(trạng thái dự phòng).Công suất máy tương ứng tại 90% MCR-vòng tua tối đa liên tục và tốc độ chân vịt là 115 vòng/phút tương ứng với 11750 KW. Tiêu hao nhiên liệu và tầm hoạt động. Mức tiêu hoa nhiên liệu: 173 g/kwh. Tầm hoạt động của tàu là 15000 hảilý/giờ với điều kiện tốc độ của tàu là 19,7 hảilý/giờ. 1.1.2.Giới thiệu về hệ thống động lực. Con tàu như mô tả là loại tàu viễn dương,chân vịt của tàu là loại chân vịt có bước cố định được lai bởi một máy chính là loại động cơ 6RTA62U có công suất 13320 KW phù hợp với việc chở các loại container. 1.2.Giới thiệu về hệ thống điện tàu container B170. 1.2.1. Hệ thống cung cấp năng lượng Trạm phát chính. Gồm có 3 máy phát chính : Công suất : 1370 KVA Điện áp : 450 V Dòng điện : 1785 A Số pha :3 Tần số : 60Hz Cos : 0,8 Trạm phát sự cố. Có 1 máy phát sự cố: Công suất : 145 KVA Điệp áp : 450 V 5
- Dòng điện : 190 A Số pha :3 Tần số : 60 Hz Cos : 0,8 Ngoài trạm phát chính và trạm phát sự cố tàu container B170 còn có bộ nguồn sự cố là hệ thống các ácquy gồm có: - 1ácquy kiềm 24V,108 Ah dùng cho hệ thống điều khiển buồng máy. - 1ácquy kiềm 24V,50 Ah dùng cho hệ thống báo động buồng máy. - 1ácquy kiềm 24V dùng cho thiết bị báo cháy. - 1ácquy chì 24V dùng cho trạm phát thanh. - 1ácquy chì 24V dùng cho bộ khởi động sự cố. Hệ thống các máy biến áp trên tàu gồm có 2 biến áp 3 pha 115 KVA,450/231V để cấp nguồn 220V,60 Hz cho mạch chính, 1 biến áp có khả năng cung cấp nguồn 3×220V,60Hz, cho thanh cái bảng điện chính trong trường hợp máy phát sự cố đang hoạt động,cấp nguồn 3×440V tới thanh cái bảng điện sự cố thông qua biến áp 40 KVA, 450/231V. Các thiết bị điện trên tàu còn có thể lấy điện từ bờ khi tàu đang đỗ trên cảng thông qua hộp lấy điện bờ. Hộp điện bờ cấp điện 3×440V,60Hz,800A cho một số thiết bị điện trên tàu. 1.2.2.Hệ thống điện điển hình Tàu container B170 là con tàu hiện đại,có đầy đủ các hệ thống tự động và truyền động điện điển hình: - Hệ thống lái tàu container B170: là sự kết hợp của hệ thống lái tự động SPERRY và hệ thống máy lái FAMOR. là hệ thống lái kĩ thuật số rất hiện đại do hãng HAMBOUG- Đức thiết kế chế tạo chế tạo.Hệ thống lái SPERRY do hãng HAMBURG của Đức chế tạo.Đây là hệ thống lái điện - thuỷ lực có khả năng thực hiện đầy đủ 4 chế độ lái. + Lái đơn giản. + Lái lặp. + Lái lặp từ xa. + Lái tự động. - Hệ thống điều khiển nồi hơi tàu container B170: do hãng ALLBORG thiết kế,chế tạo. - Hệ thống điền khiển từ xa máy chính - Hệ thống điều khiển neo- tời quấn dây:là hệ thống neo điện với động cơ lai là động cơ rotor lồng sóc 3 cấp tốc độ. - Hệ thống điều khiển chân vịt mũi do hãng FAMOR thiết kế chế tạo cùng với hệ thống dịch bước do hãng ABB Zamech Marine thiết kế chế tạo. 6
- CHƯƠNG 2: Giới thiệu về trạm phát điện tàu container B170. 2.1. Tổng quan về trạm phát điện chính. Khái niệm. Trạm phát điện tàu thuỷ là nơi biến đổi các dạng năng khác thành năng lượng điện tàu thuỷ tập trung trên bảng điện chính và từ đó phân bố đến các phụ tải trên tàu. Yêu cầu: - Bảng điện chính phải đáp ứng được các yêu cầu về độ tin cậy cung cấp năng lượng liên tục, cơ động, thuận tiện, dễ dàng cho người sử dụng và có tính kin tế cao. - Độ tin cậy: Các phần tử đều có dự trữ (máy phát, cáp dẫn, thiết bị đóng ngắt). Và phân ra những mạch và mỗi mạch có thể công tác độc lập. Tự động khởi động máy phát dự trữ, tự động cắt các phụ tải không quan trọng khi bị quá tải. - Tính cơ động: Thảo mãn yêu cầu để đảm bảo vận hành tàu an toàn thuận lợi và chuyển đổi không những ở chế độ công tác bình thường mà ngay cả khi một vài phần tử bị hỏng. Tức là cho phép tiến hành kiểm tra khắc phục sai xót thay đổi thiết bị hư hỏng sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng. - Vận hành và sử dụng thuận tiện: Sơ đồ phải đơn giản, cấu tạo phải hoàn chỉnh, ít sửa chữa, tăng thời gian khai thác, áp dụng điều khiển từ xa tập trung, dễ dàng phát hiện những hư hỏng và dễ dàng khắc phục thay thế. - Kinh tế trong vận hành và khai thác: Phải ứng dụng các hệ thống tự động rộng rãi, có thể dùng nguồn điện bờ khi tàu nằm trong cảng và ứng dụng máy phát đồng trục khi tàu hành trình, và phải chia phụ tải ra những nhóm khác nhau. 2.2. Đặc điểm kĩ thuật của trạm phát điện tàu container B170. Trạm phát điện chính tàu container B170 được trang bị 3 tổ hợp Diezel-Máy phát chính. Máy phát đồng bộ đều là máy phát không chổi than với kiểu kích từ tự kích, có hệ thống tự động điều chỉnh điện áp. Các máy phát có thể hoạt động độc lập hoặc đưa vào công tác song song với nhau khi cần thiết. Quá trình hoà đồng bộ có thể được tiến hành bằng tay, bán tự động hoặc hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng các rơle cảm biến sự khác nhau giữa tần số của máy phát và với lưới. Tàu container được trang bị 3 máy phát có các thông số kĩ thuật sau: - Công suất : 1370 KVA - Tần số : 60 Hz - Điện áp : 450 V 7
- - Dòng điện : 1758 A - Số pha :3 - Cos : 0,8 2.3.Cấu tạo chung của bảng điện chính tàu container B170. Bảng điện chính bao gồm có 16 panel. Panel 1: panel cấp nguồn 3~60Hz 220V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho việc hâm sấy (hộp 2H). - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các thiết bị sinh hoạt ( hộp 3H). - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho hệ thống ánh sáng phòng (hộp 1L). - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho hệ thống ánh sáng hầm hàng (hộp 3L). - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho hệ thống ánh sáng buồng máy (hộp 2L) - Cấp nguồn cho các thiết bị tại bảng. - Cấp nguồn cho buồng lái. - Cấp nguồn cho panel kiểm tra điện áp 220V. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn sấy thiết bị boong (hộp 33D). - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho hệ thống ánh sáng bên ngoài (hộp 4L). - Cấp nguồn cho trạm vô tuyến số 1. - Cấp nguồn cho hệ thống tín hiệu báo động. - Cấp nguồn 220V từ bảng điện sự cố . - Cấp nguồn dự phòng. Panel 2: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các bơm số 1. - Cấp nguồn cho bơm nước ngọt làm mát xylanh máy chính (bơm số 1). - Cấp nguồn cho bơm tuần hoàn nhiên liệu cho máy chính (bơm số 1). - Cấp nguồn cho bơm tăng áp nhiên liệu vào máy chính và động cơ diezel lai máy phát (bơm số 1). - Cấp nguồn cho bơm tuần hoàn nước ngọt làm mát nhiệt độ thấp (bơm số 1). - Cấp nguồn cho bơm nước biển (bơm số 1). - Cấp nguồn cho bơm tuần hoàn dầu LO cho máy chính (bơm số 1). Panel 3: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn quạt gió hầm hàng (hộp 3L). - Cấp nguồn dự phòng. - Cấp nguồn cho quạt gió buồng máy (quạt số 2). - Cấp nguồn cho bơm dầu bôi trơn chạc chữ thập máy chính (bơm số 1). - Cấp nguồn cho bơm ly tâm hút khô buồng máy (bơm số 1). - Cấp nguồn cho quạt gió máy chính (quạt số 1). 8
- - Cấp nguồn cho biến thế số 1. - Cấp nguồn cho mạch khởi động máy nén khí chính (máy nén khí số 1). Panel 4: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho cẩu boong số 1. - Cấp nguồn cho bơm cứu hoả (bơm số 1). - Cấp nguồn cho mạch sấy nước ngọt vệ sinh. - Cấp nguồn cho quạt gió buồng máy (quạt số 1). - (405÷408)Q1: Các áptômát cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các hốc cắm container tại hộp (2D,3D,4D,5D). Panel 5: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho cẩu boong số 2. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho thiết bị kho thực phẩm (hộp 1C). - Cấp nguồn cho hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho thiết bị buồng máy (hộp 1P). - Cấp nguồn cho hệ thống đốt rác. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho quạt gió boong thượng tầng (hộp 3F). - Cấp nguồn cho bơm hút khô hầm hàng (hầm 1-3). - Áptômát cấp nguồn cho nhóm phụ tải tại hộp (6D và 7D). - Cấp nguồn dự phòng. Panel 6: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn dự phòng. - Cấp nguồn cho hệ thống ánh sáng cứu hoả. - Cấp nguồn cho hệ thống cân bằng tàu. - Cấp nguồn cho bơm phun vệ sinh hầm hàng. - Cấp nguồn cho bơm la canh dưới buồng máy. - Cấp nguồn cho panel điều khiển nồi hơi. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho xưởng điện (hộp 3P). - Cấp nguồn cho bơm nước biển chính ,bơm ballat. - 609Q1,610Q1: Các áptômát cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các hốc cắm container tại hộp (8D và 9D). Panel 7: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho hệ thống điều khiển tự động. - Cấp nguồn cho máy điều hoà không khí. - Cấp nguồn dự phòng. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho quạt gió ở khoang phía mũi (hộp 1F). - Cấp nguồn cho bơm ballat. 9
- - (706÷709)Q1: Các áptômát cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các hốc cắm container tại hộp (10D,11D,12D,13D). Panel 8: panel cấp nguồn điều khiển cho động cơ diezel lai máy phát số 1. - 801Q1: Áptômát cấp nguồn lên thanh cái của máy phát số 1. - 801P11: Đồng hồ ampekế. - 801P12: Đồng hồ vôn kế. - 801P13: Đồng hồ đo công suất tác dụng. - 801P14: Đồng hồ đo công suất phản tác dụng. - 801S11: Công tắc chọn pha cần đo dòng. - 801S12: Công tắc chọn pha cần đo điện áp. - 801P2: Đồng hồ đếm thời gian làm việc của máy phát. - 801SH9(Đỏ): Nút ấn Reset hệ thống (khẳng định sự cố). - 801S13(Xanh): Đèn báo hệ thống đèn kiểm tra hoạt động. - 801S1: Công tắc cấp nguồn cho bộ sấy máy phát. - 801H1 (Xanh): Đèn báo máy phát đang được sấy. - 801S3: Công tắc chọn chế độ điều khiển máy phát. - S5 (Vàng): Nút ấn dừng chuông khi xảy ra sự cố. - 801S15 (Xanh): Nút ấn khởi động máy phát ở chế độ bán tự động.` - 801S7 (Đỏ): Nút ấn dừng máy phát số 1. - 801S8 (Xanh): Nút ấn khởi động máy phát số 1. - 801S14: Công tắc Panel 9: panel cấp nguồn điều khiển cho động cơ diezel lai máy phát số 2. Trên panel này có các thiết bị: Áptômát chính, công tắc, các loại đồng hồ, đèn, nút ấn giống với panel phục vụ cho động cơ diezel lai máy phát số 1, chỉ khác về kí hiệu số 901. Panel 10: panel cấp nguồn cho các thiết bị hoà đồng bộ các máy phát và kết nối điện bờ. - 1012P1: Đồng hồ vôn kế kép để đo điện áp của lưới với điện áp của máy phát đang cần hoà. - 1012P2: Đồng hồ vôn kế kép để đo tần số của lưới với tần số của máy phát đang cần hoà. - 1012P3: Đồng bộ kế để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ. - 1013P1: Đồng hồ đo điện trở cách điện. - 1012S11: Công tắc chọn để đo điện áp các pha của máy phát và lưới. - 1012H01,1012H02: Đèn hoà động bộ theo phương pháp đèn tắt. - 1012SH31 (Trắng): Nút ấn tàu hoạt động ở chế độ điều động. 10
- - 1013H1 (Xanh): Đèn báo máy phát sự cố đã sẵn sàng hoạt động. - 1013H2 (Xanh): Đèn báo máy phát sự cố đang hoạt động. - 1012S3: Công tắc điều chỉnh động cơ servo tức là điều chỉnh tốc độ động cơ diezel. - 1101SH32: Nút ấn dừng động cơ diezel lai máy phát. - 1012S12: Công tắc chọn máy phát cần hoà. - 711S1: - 1013S2 (Xanh): Nút ấn khởi động máy phát sự cố. - 1012S1: Nút ấn điều khiển đóng-ngắt máy phát bằng tay. - 1101SH33: Nút ấn khởi động động cơ Diezel lai máy phát. - 1012S02: Công tắc chọn chế độ hoà bằng tay. - 1013A1,1013A: Bảng đèn hiển thị tín hiệu báo động. - 1002Q1: Áptômát cấp nguồn 440V từ bảng điện sự cố. - 1002P1: Đồng hồ ampekế. - 1001P1: Đồng hồ đo dòng điện máy phát. - 1001S1: Công tắc chuyển đổi dùng để đo dòng điện máy phát. - 1001H1 (Trắng): Đèn báo đã đóng nguồn điện bờ lên lưới điện tàu. - 1001P2: Đồng hồ đo điện áp máy phát. - 1001S2: Công tắc chuyển đổi dùng để đo điện áp máy phát. - 1001H2 (Xanh): Báo có nguồn điện bờ. - 1001Q1: Áptômát lấy nguồn điện bờ. Panel 11:panel cấp nguồn điều khiển cho động cơ diezel lai máy phát số 3. Trên panel này có các thiết bị: Áptômát chính, công tắc, các loại đồng hồ, đèn, nút ấn giống với panel phục vụ cho động cơ diezel lai máy phát số 1, chỉ khác về kí hiệu 1101. Panel 12: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho tời thang (hộp 1D). - Cấp nguồn cho quạt gió của lò đốt rác. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các thiết bị buồng máy (hộp 2P). - Cấp nguồn cho thiết bị nâng hạ xuồng cứu sinh. - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các thiết bị sinh hoạt (hộp 1H). - Cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho hệ thống điều hoà nhiệt độ (hộp 1K). - Cấp nguồn cho chân vịt mũi. Panel 13: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho tời neo mũi trái. - Cấp nguồn cho tời neo mũi phải. - Cấp nguồn cho tời neo lái trái. 11
- - Cấp nguồn cho tời neo lái phải. - 1305Q1,1306Q1,1307Q1,1308Q1: Các áptômát cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các hốc cắm container tại hộp (14D,15D,16D,17D). Panel 14: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn dự phòng. - Cấp nguồn cho máy nén khí kinh tế. - Cấp nguồn cho mạch thuỷ lực của chân vịt mũi. - Cấp nguồn cho máy lái số 1. - Cấp nguồn cho cẩu boong số 3. - 1408Q1,1409Q1,1410Q1,1411Q1: Các áptômát cấp nguồn cho hộp cấp nguồn cho các hốc cắm container tại hộp (18D,19D,20D,21D). Panel 15: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các phụ tải. - Cấp nguồn cho quạt gió buồng máy (quạt số 3). - Cấp nguồn cho quạt gió buồng máy (quạt số 4). - Cấp nguồn cho bơm dầu bôi chạc chữ thập máy chính (bơm số 2). - Cấp nguồn cho tời neo mũi. - Cấp nguồn cho quạt thổi máy chính (quạt số 2). - Cấp nguồn cho biến thế số 2. - Cấp nguồn cho mạch khởi động máy nén khí chính (máy nén khí số 2). Panel 16: panel cấp nguồn 3~60Hz 440V cho các bơm số 2. - Cấp nguồn cho bơm nước ngọt làm mát xy lanh máy chính (bơm số 2). - Cấp nguồn cho bơm tuần hoàn nhiên liệu cho máy chính (bơm số 2). - Cấp nguồn cho bơm tăng áp dầu FO cho máy chính và động cơ diezel lai máy phát (bơm số 2). - Cấp nguồn cho bơm tuần hoàn nước ngọt làm mát nhiệt độ thấp (bơm số 2). - Cấp nguồn cho bơm nước biển (bơm số 2). - Cấp nguồn cho bơm tuần hoàn dầu LO cho máy chính (bơm số 2). 2.3. Sơ đồ nguyên lý của bảng điện chính tàu container B170. 2.3.1. Giới thiệu sơ đồ. Trạm phát điện tàu container B170 bao gồm có 3 máy phát, trong đó có 3 máy phát chính là: D-G1 ( sơ đồ 801 ), D-G2 ( sơ đồ 901 ),D-G3 ( sơ đồ 1101 ) có công suất như nhau 1370KVA điện áp 450V tần số 60Hz. Trong sơ đồ có 3 máy phát giống hệt nhau vì vậy ở đây ta chỉ nghiên cứu sơ đồ nguyên lý của máy phát số 1. Còn 2 máy phát số 2 và máy phát số 3 hoàn toàn tương tự. 2.3.2. Mạch động lực và đo lường của máy phát số 1(sơ đồ 801). 12
- - Điện áp 3 pha từ máy phát được cấp lên thanh cái thông qua áptômát chính Q1. - Hai biến dòng T1,T2 (801/5) cấp tín hiệu dòng của máy phát cho đồng hồ đo công suất phản tác dụng P14. - Ba biến dòng T3,T4,T5(801/5) cấp tín hiệu dòng của máy phát cho khối A11 GMM10.18A. - Công tắc S1 (801/1) cấp nguồn 220V,60Hz cho điện trở sấy máy phát. - Cầu dao F4 (801/12) cấp điện áp của máy phát cho đồng hồ đo điện áp P12 và đồng hồ đo công suất phản tác dụng P14. - Cầu dao F14,F15,F10 (801/28) cấp nguồn (3~60Hz 440V) cho khối A11 GMM10.18A. - Biến áp hạ áp T21 (801/20) biến đổi điện áp xoay chiều 440V thành điện áp xoay chiều 220V. - Cầu dao F23 (801/20) cấp nguồn 220V cho mạch điều khiển áptômát chính của máy phát. - Cầu dao F24 (801/19) cấp nguồn 220V cho mạch hoà đồng bộ bằng tay. - Cầu dao F26 (801/26) cấp nguồn 220V cho đồng hồ đếm thời gian P2 và đèn H0. - Cầu dao F26 (801/22) cấp nguồn cho bộ biến đổi điện áp U1 biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp 1 chiều 24V. - Cầu dao F71 (801/22) cấp nguồn 24V để sạc pin thông qua cầu chỉnh lưu và cấp nguồn 24V cho mạch đèn chỉ thị. - Cầu dao F72 (801/22) cấp nguồn 24V để sạc pin thông qua cầu chỉnh lưu và cấp nguồn 24V cho các rơle điều khiển. - Cầu dao F6(801/26) cấp nguồn (3~60Hz 440V) cho mạch hoà đồng bộ bán tự động. - Cầu dao F5 (801/27) cấp nguồn (3~60Hz 440V) cho mạch hoà đồng bộ bằng tay. - Hai cầu dao F7,F8 (801/28) cấp nguồn 440V cho hai biến áp hạ áp T22,T23 (440V/24V). Nguồn 24V qua hai biến áp hạ áp T22,T23 được cấp cho các đèn H2,H2.1 kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ sự cố. - F1,F2: Là các cầu chì. 2.3.3. Mạch điều khiển đóng áptômát chính của máy phát số 1( Sơ đồ L40801-3/14). - Giới thiệu các phần tử. - YC: Cuộn đóng áptômát. - YU: Cuộn hút của rơle điện áp thấp. - M: Động cơ để đóng áptômát chính của máy phát vào lưới. - YO: Cuộn mở áptômát. - S3: Công tắc xoay để lựa chọn chế độ điều khiển đóng áptômát chính của máy phát vào lưới có 3 vị trí: MANUAL/AUTO/SEMI. - S21: Công tắc chọn chế độ điều khiển bình thường hoặc sự cố. - S8: Nút ấn đóng áptômát chính của máy phát vào lưới. 13
- - S7: Nút ấn mở áptômát chính của máy phát ra khỏi lưới. - Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển đóng áptômát chính. Ta đóng cầu dao F23(801/20) cấp nguồn 220V-60Hz cho hệ thống điều khiển đóng áptômát chính của máy phát số 1 vào lưới, nguồn 220V-60Hz được lấy qua biến áp hạ áp T21(440/220V). Khi cấp nguồn cho hệ thống thì rơle K1.1(801/39) có điện, khi rơle K1.1 có điện đóng tiếp điểm K1.1(801/41) lại chờ sẵn. Ta đóng cầu dao F26(801/22) cấp nguồn cho bộ biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp 1 chiều 24V, sau đó ta đóng cầu dao F71(801/22) cấp điện áp 1 chiều 24 V cho cầu chỉnh lưu. Qua cầu chỉnh lưu ta đóng cầu dao F32(801/56) cấp nguồn cho các rơle điều khiển và đóng cầu dao F31(801/56) cấp nguồn cho hệ thống đèn báo, khi đó đèn H3(trắng) báo áptômát chính của máy phát chưa được đóng lên lưới. Động cơ diezel đang hoạt động bình thường nên modul A3(801/242) có điện báo động cơ đang hoạt động đồng thời cấp nguồn cho rơle K14 đóng tiếp điểm K14(801/242) lại cấp nguồn cho rơle K9(801/66). Khi rơle K9 có điện: - Đóng tiếp điểm K9(801/38) cấp nguồn cho mạch điều khiển đóng áptômát chính và mạch hoà đồng bộ tự động. - Đóng tiếp điểm K9(801/66) cấp nguồn cho đèn H9(xanh) báo động cơ diesel đang hoạt động. - Đóng tiếp điểm K9(801/134) chờ sẵn. Vì không xảy ra ngắn mạch nên rơle K7(801/63) của máy phát số 1, rơle K7(901/63) của máy phát số 2, rơle K7(1101) của máy phát số 3, không có điện do đó các tiếp điểm K7(801/39), K7(901/39), K7(1101/39) vẫn đóng. Lúc này không được cấp nguồn điện từ bờ cho nên rơle K1(1001/17) không có điện do đó tiếp điểm K1(801/41) vẫn đóng. Chế độ điều khiển bằng tay: Ta đưa công tắc S3(801/41) sang vị trí 1 chọn chế độ điều khiển máy phát bằng tay. Khi ta đưa công tắc S3(801/41) về vị trí 1 các tiếp điểm S3(801/41), S3(801/33), S3(801/70) đóng lại. Các tiếp điểm S3(801/41), S3(801/33) đóng lại chờ sẵn. Còn tiếp điểm S3(801/70) đóng lại cấp nguồn cho rơle K41(801/70). Khi rơle K41 có điện: - Đóng tiếp điểm K41(801/203) lại cấp nguồn cho modul A3 báo sẵn sàng đóng áptômát. - Đóng tiếp điểm K41(801/173) lại cấp nguồn cho modul A2 báo áptômát được đóng ở chế độ bằng tay. - Đóng tiếp điểm K41(801/44) cấp nguồn cho mạch hoà đồng bộ bằng tay. Ta đưa công tắc S21(801/42) về vị trí 1 chọn chế độ hoạt động bình thường, khi ta đưa công tắc S21 về vị trí 1 các tiếp điểm (801/43), (801/54) đóng lại, tiếp điểm (801/54) đóng lại cấp nguồn cho PMS, còn tiếp điểm (801/43) đóng lại cấp nguồn cho cuộn giữ YU của áptômát chính. 14
- Ta đóng cầu dao F11 cấp nguồn cho động cơ lên cót M. Động cơ thực hiện quá trình lên cót và chờ sẵn lệnh đóng. Ta ấn nút S8(41/801) cấp nguồn cho cuộn đóng YC. Động cơ và cuộn đóng đều có điện thực hiện lệnh đóng áptômát chính cấp nguồn từ máy phát lên lưới. Lúc này cuộn giữ YU luôn có điện để giữ áptômát luôn đóng.Khi áptômát chính đóng ta có: - Tiếp điểm phụ XHI-S2(801/46) đóng lại cấp nguồn cho rơle K3(801/46), khi rơle K3 có điện làm đóng tiếp điểm K3(8011/61) cấp nguồn cho đèn H4(xanh) sáng báo áptômát chính đã đóng. Đồng thời mở tiếp điểm K3(8011/1) ra cắt nguồn cấp cho bộ sấy máy phát. - Tiếp điểm phụ XHI(801/41) mở ra cắt nguồn cấp cho cuộn đóng YC của áptômát chính. - Tiếp điểm phụ XHI-S4(801/51) mở ra cắt nguồn cấp cho rơle K5. - Tiếp điểm phụ XHIAV2(801/47) đóng lại cấp nguồn cho các rơle KQ2,K3.1. Khi rơle KQ2 có điện đóng tiếp điểm KQ2(801/12,12,12) lại sẵn sàng cấp nguồn cho đồng hồ đo công suất phản tác dụng. Khi rơle K3.1 có điện làm cho tiếp điểm K3.1(801/60) mở ra làm cho đèn H3(trắng) tắt, đồng thời tiếp điểm k3.1(1012/3) mở ra cắt nguồn cấp cho rơle K1(1012/3) ở mạch hoà đồng bộ bằng tay. Aptomat chính của máy phát đang đóng vào lưới ta muốn cắt máy phát ra khỏi lưới thì ta ấn nút S7(801/44) làm cho cuộn giữ MN mất điện. Aptomat sẽ mở ra cắt máy phát ra khỏi lưới. Chế độ điều khiển tự động: Ta đưa công tắc S3(801/41) sang vị trí 2 chọn chế độ điều khiển áptômát chính của máy phát bằng chế độ tự động. Khi ta đưa công tắc S3 về vị tri 2 các tiếp điểm (801/49), (801/139), (801/72) đóng lại. Tiếp điểm S3(801/49) đóng lại cấp nguồn cho rơle K4(801/49). Khi rơ le K4 có điện: - Tiếp điểm K4(801/39) đóng lại chờ sẵn. - Tiếp điểm K4(801/42) mở ra cắt nguồn cấp đến mạch hoà đồng bộ bán tự động. - Tiếp điểm K4(801/51) mở ra cắt nguồn vào rơle K5(801/51). Tiếp điểm S3(801/72) đóng lại cấp nguồn cho rơle K51(801/72). Khi rơle K51 có điện: - Tiếp điểm K51(801/204) đóng lại cấp nguồn cho modul A3 đưa tín hiệu vào đèn báo sẵn sàng đóng áptômát. - Tiếp điểm K51(801/174) đóng lại cấp nguồn cho modul A2 đưa tín hiệu vào đèn báo áptômát được đóng ở chế độ tự động. - Tiếp điểm K51(801/126) mở ra cắt nguồn vào mạch hoà đồng bộ bán tự động. Tiếp điểm S3(139/801) đóng lại cấp nguồn cho modul A33 đưa tín hiệu vào đèn báo máy phát đang hoạt động ở chế độ tự động. 15
- Thao tác đóng cầu dao F11 cấp nguồn cho động cơ M. Động cơ M có điện và thực hiện quá trình lên cót để sẵn sàng đóng áptômát vào lưới. Ta bật công tắc S21(801/42) sang vị trí 1 để chọn chế độ hoạt động bình thường, khi đó tiếp điểm S21(801/42) đóng lại cấp nguồn cho cuộn giữ YU. Khi các điều kiện đã đủ và điện áp của máy phát lớn hơn 95% Uđm lúc này máy tính sẽ phát lệnh đóng áptômát bằng cách đóng tiếp điểm K4(801/107) lại làm cho cuộn đóng YC có điện nhả lẫy đóng áptômát vào lưới. 2.3.4. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1(sơ đồ 801,1011 và 1012). -Giới thiệu phần tử của hệ thống. - M(801/120): Động cơ servo có tác dụng điều chỉnh lượng nhiên liệu vào động cơ diesel lai máy phát. - S3(1012/32): Núm xoay điều chỉnh động cơ servo tức là điều chỉnh tốc độ động cơ diesel. - S02(1012/14): Công tắc hoà đồng bộ bằng tay. - S11(1012/10): Công tắc chọn pha đo điện áp. - S112(1012/3): Công tắc chọn máy phát cần hoà. - P11(1012/11): Đồng hồ đo điện áp kép để đo điện áp của máy phát cần hoà và điện áp của thanh cái. - P12(1012/12): Đồng hồ đo tần số kép để đo tần số của máy phát cần hoà và điện áp của thanh cái. - P3(1012/14): Đồng bộ kế để kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ. - H01,H02(1012/8): Các đèn để kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ. - S2(1012/12,13): Nút ấn để đóng áptômát của máy phát số 1 vào lưới. - T1(1012/15): Biến áp hạ áp lấy tín hiệu điện áp lưới. - T2(1012/15): Biến áp hạ áp lấy tín hiệu điện áp của máy phát cần hoà. - K1,K1.1,K2,K2.2,K3,K3.3(1012): Các rơle trung gian. - A1(1011): Bộ hoà tự động. - K5,K6,K7,K1,K1.1(1011): Các rơle trung gian. - KT7(1011): Rơle thời gian. - Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Hoà động bộ bằng tay: Ta đóng cầu dao F24(801/19) sẵn sàng cấp nguồn 220V cho mạch hoà đồng bộ bằng tay và đóng cầu dao F23(801/20) sẵn sàng cấp nguồn 220V cho mạch điều khiển áptômát chính. Nguồn 220V được lấy qua biến áp hạ áp T21(440/220V). Ta đóng cầu dao F2(1012/16) sẵn sàng cấp nguồn 24V cho các bóng đèn H01,H02. Nguồn 24V được lấy qua biến áp hạ áp T1(440V/220V) và biến áp hạ áp T2(440V/24V). 16
- Ta đóng cầu dao F5(801/28) cấp nguồn 3~60Hz,440V cho mạch hoà đồng bộ bằng tay. Ta đưa công tắc S3 sang vị trí số 1 chọn chế độ điều khiển áptômát chính của máy phát bằng tay, khi đó tiếp điểm S3(801/41) đóng lại chờ sẵn. Ta bật công tắc S02(1012) sang vị trí “1-ON”, khi ta đưa công tắc S02 sang vị trí 1 thì các tiếp điểm S02(1012/14), S02(1012/18), S02(1012/25) đóng lại. - Tiếp điểm S02(1012/14) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho đồng bộ kế. - Tiếp điểm S02(1012/18) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho các đèn H01,H02. - Tiếp điểm S02(1012/25) đóng lại chờ sẵn. Giả sử ta cần hoà máy phát số 1 vào lưới ta đưa công tắc lựa chọn máy phát cần hoà S12(1012) sang vị trí “1-Generator 1” làm cho tiếp điểm S12(1012/3) đóng lại cấp nguồn cho các rơle K1, K1.1, K1.2. Vì áptômát của máy phát số 1 chưa đóng lên lưới nên tiếp điểm XHI-S2(801/46) chưa đóng cho nên không có nguồn cấp cho rơle K3.1(801/46), rơle K3.1 không có điện do đó tiếp điểm K3.1(1012/3) vẫn đóng. Khi rơle K1 có điện sẽ đóng các tiếp điểm K1(1012/4,4,4) và K1(1012/12) lại cấp điện áp từ thanh cái và từ máy phát số 1 tới đồng hồ vôn kế kép P1, đồng hồ tần số kép P2, đồng bộ kế P3 và hệ thống đèn H01,H02 kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ. Khi rơle K1.1 có điện sẽ đóng các tiếp điểm K1.1(1012/20,20) và tiếp điểm K1.1(1012/31,31,31) lại chờ sẵn. Khi rơle K1.2 có điện đóng tiếp điểm K1.2(1012/24) lại chờ sẵn. Ta quan sát các đồng hồ nếu tần số của máy phát lớn hơn tần số của lưới và kim đồng bộ kế quay thuận chiều kim đồng hồ thì ta giảm nhiên liệu vào diesel bằng cách điều chỉnh công tắc S3(1012) sang vị trí 1, nếu thấy tần số của máy phát lớn hơn tần số của lưới thì ta điều chỉnh công tắc S3(1012) sang vị trí 2. Khi tần số của máy phát và tần số của lưới đã đảm bảo thì ta quan sát đồng bộ kế và hệ thống đèn tắt để tiến hành đóng máy phát số 1 lên lưới. Nếu kim đồng bộ kế quay theo chiều kim đồng hồ và ta chọn thời điểm hai đèn H01, H02 cùng tắt thì ta ấn nút S2(1012/25) để đóng máy phát số 1 lên lưới. Nếu hệ thống không xảy ra sự cố thì lúc này rơle K9(801/66) có điện sẽ đóng tiếp điểm K9(801/38) lại cấp nguồn cho cuộn đóng YC nhả chốt đóng áptômát của máy phát 1 lên lưới. Tất cả các điều kiện để đóng áptômát chính của máy phát số 1 giống như ở mạch điều khiển áptômát chính ở chế độ bằng tay. Hoà đồng bộ bán tự động cho máy phát số 1: Ta đóng cầu dao cấp nguồn 3~60Hz,440V cho mạch hoà đồng bộ bán tự động. Ta đưa công tắc S3 sang vị trí số 3 chọn chế độ điều khiển áptômát chính của máy phát bằng chế độ bán tự động, khi đó tiếp điểm S3(801/51) đóng lại chờ sẵn. Ta xoay công tắc S15(801/50) sang vị trí “ON” để cấp nguồn cho các rơle K5(801/51), K1(1011/5), K1.1(1011/6). 17
- Khi rơle K5 có điện: - Tiếp điểm K5(801/51) đóng lại duy trì. - Tiếp điểm K5(801/126) mở ra chờ sẵn. Khi rơle K1 có điện: - Tiếp điểm K1(13-14,23-24) đóng lại cấp điện áp của máy phát số 1 vào chân 5-7 của bộ hoà tự động A1(1011). - Tiếp điểm K1(33-34,43-44) đóng lại cấp điện cho rơle thời gian KT1. - Tiếp điểm K1(53-54,63-64) đóng lại chờ sẵn. Khi rơle K1.1 có điện sẽ đóng tiếp điểm K1.1(13-14,23-24,33-34) lại chờ sẵn. Sau khi cấp điện áp máy phát 1 vào chân 5-7 của khối A1 và điện áp lưới vào chân 1-3 của khối A1 thì khối tự động hoà đồng bộ sẽ hoạt động: nếu có sự chênh lệch tần số ngoài khoảng 0,3 Hz thì sẽ có sự tăng hoặc giảm tần số thông qua INCR hoặc DCER của khối A1. Khi tần số đảm bảo trong giới hạn cho phép thì khối này sẽ phát tín hiệu hoà đồng bộ đóng tiếp điểm “ON”của khối A1 lại cấp nguồn cho cuộn đóng YC nhả chốt đóng áptômát của máy phát số 1 lên lưới. Tất cả các điều kiện để đóng áptômát chính của máy phát số 1 giống như ở mạch điều khiển áptômát chính. Khi áptômát chính đã đóng điện lên lưới đồng thời mở tiếp điểm XHI-S4(801/51) ra làm mất nguồn vào khối tự động hoà đồng bộ A1. Hoà đồng bộ tự động: Việc hoà đồng bộ tự động được thực hiện qua bộ hoà tự động A1(1011). Sau khi khởi động máy phát lên đến điện áp định mức và tần số xác định, để hoà đồng bộ ta chỉ cần ấn nút S15 (801/3) cấp nguồn cho rơle K1(1011). Khi rơle K1 có điện sẽ đóng tiếp điểm thường mở lại cấp nguồn cho bộ hoà tự động A1(1011). Sau khi cấp điện áp máy phát 1 vào chân 5- 7 và có điện áp lưới vào chân 1-3 thì khối tự động hoà đồng bộ sẽ hoạt động: nếu có sự chênh lệch tần số ngoài khoảng 0.3 Hz thì sẽ có sự tăng hoặc giảm tần số thông qua INCR hoặc DECR (A1). Khi tần số đảm bảo trong giới hạn cho phép thì khối này sẽ phát tín hiệu hoà đồng bộ đóng tiếp điểm “ON” (A1) và nếu hệ thống không có sự cố gì hay không lấy điện từ bờ thì lúc này áptomat Q1(801/3) sẽ đóng điện lên lưới đồng thời mở tiếp điểm XHI- S4 (1-2) làm mất nguồn vào khối A1. Sau khi đã hoà xong máy phát 1 lên lưới ta bật công tắc S12 (1012/1) về vị trí “0”. 2.3.5. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tàu B170. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp phải thoả măn những đặc trưng sau: - Có khả năng tự kích. - Tự động phân chia tải phản tác dụng. - Tự động ổn định điện áp theo đúng chỉ tiêu chất lượng của đăng kiểm. Chế độ tĩnh: Khi phụ tải thay đổi từ 0 Iđm với cosđm, n = nđm và sai số tối đa ± 5% thì điện áp máy 18
- phát không được dao động quá ± 2.5%Uđm. Khi cos thay đổi 0.6 0.9 thì sự dao động điện áp không được vượt quá ± 3.5%Uđm. Chế độ động: Khi tải thay đổi đột ngột (giả sử là tải tăng), điện áp máy phát giảm tức thời một giá trị Uđm= (U0-U1) rồi tiếp tục giảm đến trị Uđm= (U0-U2). Thời gian điều chỉnh(tqđ) là thời gian được tính từ khi UMF giảm cho tới khi hệ thống đã điều chỉnh UMF trở về độ chính xác ± 3.5%. Thời gian điều chỉnh tqđ không vượt quá 1.5s. Khi ta thay đổi tải đột ngột 60%Pđm và cos
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang phục ứng dụng, ý tưởng hoa văn Baroque - thế kỷ 17
0 p | 444 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh hoa văn gốm Bát Tràng
74 p | 497 | 33
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu San Felice 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diezel máy phát và bảo vệ trạm phát điện
78 p | 185 | 33
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Contatner 700 TEU – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diesel máy chính và chân vịt biến trước
73 p | 165 | 31
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu tính toán công suất trạm phát điện bằng phương pháp bảng tải
87 p | 172 | 28
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu dầu 6500T – đi sâu tính toán ngắn mạch trạm phát điện
91 p | 152 | 26
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang phục da thú và họa tiết da thú
37 p | 167 | 23
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu dầu 6500 tấn – đi sâu nghiên cứu phân tích các hệ thống điều khiển bảng điện chính
76 p | 147 | 21
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700m3 – đi sâu nghiên cứu thiết kế bảng điện chính
88 p | 112 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Asl Albatross – đi sâu nghiên cứu phân tích các hệ thống tích hợp trên bảng điện chính
90 p | 149 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu San Filice trọng tải 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu trạm phát sự cố
86 p | 114 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Victory Leader – đi sâu nghiên cứu hệ thống tự động cân bằng tàu
87 p | 93 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu chở ôtô Victory Leader (4900 car) – đi sâu nghiên cứu và triển khai công nghệ lắp ráp hệ thống Diezel máy phát
82 p | 138 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị của Ụ FS05 – đi sâu nghiên cứu hệ thống nồi hơi của Ụ
86 p | 101 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700 m3 – đi sâu nghiên cứu thiết kế bảng điều khiển tại buồng lái và lầu máy
76 p | 105 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Victory Leader chở 4900 ô tô – đi sâu nghiên cứu hệ thống cầu dẫn mạn
114 p | 111 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang phục ứng dụng ý tưởng phong cách Tomboy
0 p | 161 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang phục hiện đại lấy cảm hứng từ Belly dance
0 p | 94 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn