Đồ họa giá vẽ<br />
<br />
Đồ họa giá vẽ<br />
Bởi:<br />
Lê Văn Tâm<br />
Người ta dùng các kỹ thuật in để thể hiện một tác phẩm đồ họa. Một tranh đồ họa đẹp,<br />
ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hình, còn phải chú ý tới những ký thuật chế bản và<br />
in ấn.<br />
<br />
Tranh khắc gỗ miêu tả sóng thần ở Kanagawa của họa sĩ Nhật Bản Katsushika Hokusai, từ thế<br />
kỷ 19<br />
<br />
Tuy nhiên, việc in tranh trong đồ họa độc lập có một vài điểm khác với đồ họa ấn loát.<br />
Mỗi tác phẩm được in riêng biệt, được đánh số và ký tên như một tác phẩm nghệ thuật,<br />
chứ không phải một bản sao.<br />
Mỗi tác phẩm đồ họa có thể được in bởi một hoặc nhiều bản in khác nhau. Việc tạo ra<br />
các bản in này gọi là chế bản. Có ba kỹ thuật chế bản là khắc nổi, khắc lõm và khắc<br />
phẳng, phụ thuộc vào phần tác động của bản in lên tranh.<br />
Các nghệ sỹ đồ họa làm việc với nhiều chất liệu như mực in, màu nước, màu dầu, màu<br />
sáp vân vân... Bề mặt in thường là gỗ, kẽm, đá. Ngày càng có nhiều phương pháp mới<br />
hiện đại ứng dụng vào công nghệ in đồ họa làm cho chất liệu trở nên phong phú hơn, ví<br />
dụ kỹ thuật số.<br />
<br />
Các kỹ thuật in đồ họa<br />
Bốn kỹ thuật in chính trong ngành đồ họa là khắc gỗ, khắc kẽm (khắc kim loại), in đá và<br />
in lưới. Ngoài ra còn có chine-collé (kỹ thuật in trên chất liệu giấy mỏng), collography,<br />
in độc bản, khắc nguội, chấm và nét, khắc nạo, linocut (in trên ván lót sàn), aquatint (kỹ<br />
thuật rắc nhựa thông lên bản in) và in bằng sáp ong (như trên vải hoa của người Mông).<br />
1/4<br />
<br />
Đồ họa giá vẽ<br />
<br />
Khắc gỗ<br />
<br />
Chế bản in khắc gỗ<br />
<br />
Khắc gỗ là kỹ thuật in khắc nổi cổ xưa nhất, có tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ 9. Phương<br />
pháp này phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 15 với việc phổ biến giấy và kỹ thuật in chữ<br />
rời.<br />
Trong kỹ thuật khắc gỗ, người ta dùng gỗ xẻ ngang cây (ngang thớ) để khắc và in những<br />
hình ảnh chi tiết tinh xảo. Gỗ xẻ dọc thớ được dùng cho những bản in rộng, dễ khắc.<br />
Quy trình khắc và in được thực hiện như sau: người nghệ sỹ vẽ phác lên tấm gỗ rồi dùng<br />
dao khắc đục hoặc khắc bỏ đi những phần không cần bắt mực. Đường nét và hình khối<br />
có trên bức tranh sẽ nổi lên. Các phần này được bôi mực bằng con lăn (ru-lô). Đặt một tờ<br />
giấy áp sát bề mặt bản in và vuốt tay, hoặc lăn ru-lô, hoặc in bằng máy rập nén chuyên<br />
dụng. Như vậy các bề mặt không bị khắc bỏ đi sẽ để lại hình vẽ trên tranh in gỗ.<br />
Với tranh in gỗ màu, người ta dùng từng bản in riêng cho mỗi màu. Tiêu biểu cho loại<br />
hình này là các bản khắc cổ của tranh Đông Hồ tại làng Hồ, tỉnh Bắc Ninh.<br />
Tranh khắc gỗ dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống là những di sản quý của<br />
nền mỹ thuật Việt Nam.<br />
Khắc kim loại<br />
Khắc kim loại là một nhánh phổ biến của kỹ thuật in khắc lõm intaglio. Tranh khắc kim<br />
loại có khả năng diễn tả sự vật bằng phương pháp chấm, nét, tạo mảng một cách tinh vi,<br />
tỉ mỉ, chính xác để tạo nên vẻ hấp dẫn kì diệu. Kỹ thuật này ra đời vào thế kỷ 15 ở châu<br />
Âu, phần lớn là tranh in đen trắng, sau này mới phát triển thêm tranh in màu.<br />
Bản in thường là một tấm kẽm, hoặc đồng. Bằng cách khắc nguội hoặc khắc nóng kết<br />
hợp với các kỹ thuật khác như khắc nạo (mezzotint), rắc nhựa thông (aquatint)..., người<br />
ta sẽ tạo ra các hình dáng, đường nét và các điểm lõm trên bề mặt bản in.<br />
* Khắc nguội: Dùng dao trổ có mũi nhọn tạo những nét và chấm trên bề mặt tấm kim<br />
loại.<br />
<br />
2/4<br />
<br />
Đồ họa giá vẽ<br />
<br />
* Khắc nóng: Còn gọi là khắc axit. Phủ kín hai mặt của tấm kim loại bằng một loại sơn<br />
hay vecni để chống lại sự ăn mòn của axit. Dùng dao khắc có mũi nhọn để vạch, khía<br />
vào lớp phủ theo hình vẽ muốn có. Nhúng tấm kim loại vào dung dịch axit, những chỗ<br />
kim loại lộ ra sẽ bị axit ăn mòn. Tình thời gian cho đến khi sự thẩm thấu của axit vừa đủ<br />
độ sâu thì dừng lại. Rửa sạch lớp phủ trên tấm kim loại bằng dầu hỏa hoặc dầu thông,<br />
việc chế bản đã hoàn tất.<br />
Người ta lăn mực vào bản in và dùng một cái giẻ chà mạnh để mực xuống đều trong các<br />
rãnh lõm. Lau sạch bề mặt tấm kim loại, những chỗ lõm đó sẽ giữ lại mực. Đặt giấy in<br />
đã được làm ẩm lên bản khắc, lót lên trên một lớp nỉ mềm rồi ép mạnh qua các máy in<br />
(có trục sắt lăn tạo lực rất mạnh). Giấy ẩm sẽ hút mực và in hình tranh lên mặt giấy.<br />
In đá<br />
In đá (lithography) là loại hình in tiểu biểu cho phương pháp khắc phẳng. lithos trong<br />
tiếng Hy Lạp có nghĩa là đá còn graphy là vẽ, viết. Được khám phá vào năm 1798 bởi<br />
Aloys Senefelder (1771-1834, nhà văn Đức) như một phương tiện rẻ tiền để in các vở<br />
kịch múa cho mình, tranh in đá ngay lập tức được phổ biến khắp châu Âu.<br />
Ở Việt Nam, tranh in đá được sử dụng để in quảng cáo nhãn hiệu hàng hóa từ thời thuộc<br />
địa của Pháp, trước năm 1945. Kỹ thuật này được dạy tại trường ĐH Mỹ Thuật Viêt<br />
Nam từ khi mở khoa Đồ họa vào năm 1977.<br />
* Kỹ thuật chế bản in đá: Người ta phủ một lớp vecni hoặc một loại sơn đặc biệt lên<br />
mặt phẳng của tấm đá litho. Dựa vào tính chất đối kháng của nước và mỡ trong mực in,<br />
người ta dùng bút chì mỡ (để tạo chất cứng) và dung dịch laque (để tạo chất mềm) vẽ<br />
lên mặt tấm đá litho đã mài phẳng và nhẵn. Sau đó, hình vẽ được định hình trong dung<br />
dịch keo arabic để cho nước bám chặt vào những phần còn nguyên vẹn mà không đụng<br />
chạm đến phần có hình vẽ đã phủ keo. Chờ cho lớp keo này khô hẳn (khoảng hơn 12<br />
tiếng) việc chế bản đã hoàn tất.<br />
* Kỹ thuật in: Tiếp theo, người ta dùng nước rửa sạch tấm đá in, sấy khô mặt đá cho<br />
chắc cốt rồi tiếp tục xoa nước cho ướt đều. Lăn mực đều lên mặt đá, đặt giấy in, hạ tấm<br />
nén của máy vào giấy nằm trên bản đá và quay qua trục lăn của máy in chuyên dụng.<br />
Cuối cùng ta được một bản in có hình ngược với hình vẽ trên đá.<br />
In lưới<br />
Trong Nam thường được gọi là in lụa. Đây là một phương pháp in thủ công rẻ tiền nhưng<br />
sản phẩm đạt được chất lượng cao nhờ kỹ thuật ép mực trực tiếp qua mặt lưới xuống sản<br />
phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in typo ... Kỹ thuật in lụa có thể in trên hầu hết<br />
các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh và đặc biệt là vải.<br />
<br />
3/4<br />
<br />
Đồ họa giá vẽ<br />
<br />
Quy trình in lụa<br />
Bạn phải chuẩn bị một khung in lụa, hóa chất nhạy sáng, keo, sơn, xăng, dầu tẩy để làm<br />
sạch tấm lụa sau khi in xong. Trước hết người thiết kế sẽ thiết kế hình ảnh trên máy<br />
tính, sau khi có mẫu thiết kế hoàn chỉnh, người ta chuyển sang công đoạn tách màu để<br />
in kéo lụa. Mỗi một màu sẽ được tách riêng ra thành từng file, sao đó chúng được in ra<br />
với hoàn toàn là màu đen. Kế đó người thợ in quét một lớp hóa chất nhạy sáng + keo lên<br />
khung lụa, sau đó áp những hình mẫu tách màu lên khung và đem chụp sáng. Lớp hóa<br />
chất nhạy sáng sẽ in hình mẫu tách màu lên khung lụa, phần keo đóng vai trò như một<br />
màn chắn, chỉ để lộ phần mẫu tách màu trên khung lụa. Mực in sẽ chỉ đi qua phần mẫu<br />
mẫu tách màu trên khung lụa mà thôi. Càng nhiều màu sẽ có càng nhiều mẫu tách màu.<br />
Trong in lụa, hiệu ứng chồng màu tạo ra một màu mới có thể xảy ra khi màu in trước<br />
chưa kịp khô mà đã quét thêm một lớp màu khác sau đó. Do đó để chính xác trong in<br />
lụa, phải chờ cho lớp màu trước tạm khô rồi mới quét lớp màu thứ hai lên.<br />
<br />
4/4<br />
<br />