A. Lý thuyết về Sắt Hóa học 9
I. Tính chất vật lí
Sắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen. Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°c. Sắt dẻo nên dễ rèn.
II. Tính chất hóa học
Sắt là kim loại có hóa trị II và III.
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi.
3Fe + 2O2 → Fe3O4 (oxit sắt từ, sắt có hóa trị II và III)
b) Tác dụng với phi kim khác.
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2. Tác dụng với dung dịch axit:
Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng Hg.
Fe + 2HCl → FeCl2, + H2
Chú ý: Sắt không tác dụng với HN03, H2S04đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn sắt.
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
B. Ví dụ minh họa Sắt Hóa học 9
Cho 7,2 gam một oxit sắt tác dụng axit HCL có dư. Sau phản ứng thu được 12,7 gam một muối khan. Tìm công thức oxit sắt đó?
Hướng dẫn giải:
gọi công thức hoá học của oxit sắt cần tìm là Fe2Ox
Theo đề bài ta có PTHH:
Fe2Ox + 2xHCl -> 2FeClx + xH2O
Theo phương trình hoá học ta có
2nFe2Ox=nFeClx
=>
=>14,4(56+35,5.x) = 12,7(112 + 16x)
(=) 806,4 + 511,2x = 1422,4 + 203,2x
=>308x = 616
=> x =2
=> CTHH là Fe2O2 hay FeO
C. Giải bài tập về Sắt Hóa học 9
Dưới đây là 5 bài tập về sắt mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 60 SGK Hóa học 9
Bài 2 trang 60 SGK Hóa học 9
Bài 3 trang 60 SGK Hóa học 9
Bài 4 trang 60 SGK Hóa học 9
Bài 5 trang 60 SGK Hóa học 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Nhôm SGK Hóa học 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Hợp kim sắt gang thép SGK Hóa học 9