intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

696
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số giáo án Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được chúng tôi tuyển chọn trong bộ sưu tập là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô giáo và học sinh. Thông qua bài học, giáo viên cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo của bảng tuần hoàn ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10

CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

BÀI BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU:

   1. Kiến thức:

   Học sinh biết:  - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng hệ thống tuần hoàn.

                         - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

   2. Kĩ năng:

       Từ vị trí trong BTH  của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.

      - Biết các mức và phân mức năng lượng theo thứ tự tăng dần: 1s 2s 2p 3s … 5s có chú ý sự chèn mức năng lượng 4s và 3d.

      - Nêu được quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử và vận dụng để viết cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên.

      - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố, HS xác định được:

          + Đó là nguyên tố s hay p, d và f tuỳ thuộc vào vị trí của e ở lớp ngoài cùng. Nêu thí dụ minh hoạ.

          + Tính chất cơ bản của nguyên tố thuộc loại khí hiếm (8e) hay kim loại ( thường 1e à 3e) hoặc phi kim ( thường 5e à 7e). Nêu thí dụ minh hoạ.

   3. Thái độ:

       - Yêu mến các môn khoa học.

       - Tinh thần làm việc nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập, tự vươn lên.      

 II. CHUẨN BỊ:

      1. Chuẩn bị của giáo viên:

         - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

         - Giáo án, tài liệu, SGK.

      2. Chuẩn bị của học sinh:

         - Đọc lại SGK lớp 8, phần cấu tạo bảng tuần hoàn.

  III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

       1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút)

       2. Kiểm tra bài cũ:

       3. Giảng bài mới:

  GV giới thiệu bàiø mới: GV giới thiệu sơ lược các nội dung của bài mới sẽ tìm hiểu.

Tiến trình bài dạy:

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Sơ lược sự phát minh ra bảng tuần hoàn:

3’

 

 

 

GV: Yêu cầu học sinh làm việc SGK để biết sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.

 

HS nghiên cứu SGK để name bắt thông tin.

Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.

(SGK)

Hoạt động 2: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

9’

 

GV cho HS nhìn vào bảng tuần hoàn giới thiệu từng nguyên tắc và các ví dụ minh họa.

GV yêu cầu HS nhắc lại các nguyên tắc và lấy các ví dụ khác.

 

 

 

 

 

HS nhắc lại các nguyên tắc và lấy ví dụ.

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

 1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

 2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

 3. Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.

 

Hoạt động 3:  Ô nguyên tố.

11’

 

GV: giới thiệu cho HS biết các dữ liệu được ghi trong ô: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, cấu hình electron, số OXH với trường hợp ví dụ của Al.

GV yêu cầu HS phân tích dữ kiện có trong ô số 11 của bảng tuần hoàn.

 

HS: theo dõi để vận dụng.

 

 

 

 

 

 

HS: là nguyên tố Natri, kí hiệu Na, số hiệu nguyên tử 11, nguyên tử khối 22,989, số OXH +1…

II. Cấu tạobBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học :

    1. Ô nguyên tố:

Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố.

STT của ô = Số hiệu nguyên tử nguyên tố đó.

Ví dụ: Al ở ô số 13 suy ra số hiệu nguyên tử là 13, có 13p, 13e.

Hoạt động 4: Chu kì:

15’

 

GV yêu cầu HS cho biết số chu kì có trong bảng tuần hoàn, cho biết đặc điểm chung của các nguyên tố trong cùng một chu kì.

GV chỉ vào bảng tuần hoàn và nêu các đặc điểm của chu kì.

GV yêu cầu HS cho biết số lượng các nguyên tố có trong các chu kì từ 1 đến 7.

GV giới thiệu khái quát từ chu kì 1 đến chu kì 7.

 

 

 

HS cho biết có 7 chu kì, các nguyên tố trong cùng chu kì thì nguyên tử có cùng số lớp electron.

 

 

 

 

HS: trả lời số nguyên tố trong mỗi chu kì.

  2. Chu kì :

 - Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

- STT chu kì = số lớp electron.

- Chu kì nào cũng bắt đầu bằng kim loại kiềm và kết thúc bằng khí hiếm.

*Chu kì 1 có 2 nguyên tố là H và He.

*Chu kì 2 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Li và kết thúc là khí hiếm Ne.

*Chu kì 3 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Na và kết thúc là khí hiếm Ar.

*Chu kì 1,2,3 là chu kì nhỏ.

*Chu kì 4 và 5 có 18 nguyên tố.

*Chu kì 6 có 32 nguyên tố trông đó có 14 nguyên tố ngoài bảng.

*Chu kì 7 chưa hoàn thành. Có 14 nguyên tố ngoài bảng.

 

Hoạt động 6:Củng cố.

4’

GV yêu cầu HS Viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z = 4,8,15 và cho biết chúng thuộc chu kì mấy.

HSviết cấu hình electron và xác định chu kì.

4M:1s22s2: chu kì 2.

8M: 1s22s22p4: chu kì 2.

14M: 1s22s22p63s23p2: chu kì 3.

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2