intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Sinh lớp 10 - Bài 17 và 18: Quang hợp. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Giáo án môn Sinh lớp 10 - Bài 17 và 18: Quang hợp. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân" giúp các em học sinh nắm được kiến thức về quang hợp, các pha của quá trình quang hợp. Củng cố kiến thức về chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Sinh lớp 10 - Bài 17 và 18: Quang hợp. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

  1. NỘI DUNG CÁC BÀI SINH HỌC LỚP 10  TỪ HKII đến NAY – NH: 2019­2020 Bài 17. QUANG HỢP I.  KHÁI NIỆM QUANG HỢP : ­ Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên  liệu vô cơ. ­ Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp: CO2 + H2O + NL ánh sáng  (CH2O)n + O2. II.  CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP : 1.  Pha sáng  Nơi diễn ra Màng Tilacôit Nguyên liệu Năng lượng ánh sáng, nước, ADP, NADP+ Sản phẩm ATP, NADPH, O2 2.  Pha tối . Nơi diễn ra Chất nền của lục lạp Nguyên liệu ATP, NADPH, CO2 Sản phẩm Chất hữu cơ     Bài 18.  CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I.  CHU KÌ TẾ BÀO : 1.  Khái niệm : Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào (gồm Kì trung gian  và phân bào nguyên phân hoặc giảm phân). ­ Kì trung gian chia thành 3 pha: G1, S và G2 + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. + Pha S: Nhân đôi ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể (NST). Nhân đôi trung thể. + Pha G2: tổng hợp các yếu tố còn lại cần cho sự phân bào. 
  2. I.  QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN : ­ Nguyên phân là hình thức phân chia phổ biến ở tế bào nhân thực. ­ Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, hợp tử và tế bào sinh dục sơ khai. ­ Gồm 2 quá trình: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. 1.  Phân chia nhân : gồm 4 kì: ­  Kì đầu: các  NST kép  dần co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Thoi phân bào  xuất hiện. ­ Kì giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo  của thoi phân bào.  ­ Kì sau: Các NST kép tách thành các NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. ­ Kì cuối: các NST đơn dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi phân bào   biến mất.  2.  Phân chia tế bào chất : (diễn ra đầu Kì cuối) ­  Ở  tế  bào động vật: màng tế  bào thắt eo lại, tế  bào chất phân chia tạo thành 2 tế  bào   mới. ­ Ở tế bào thực vật: hình thành vách ngăn ở giữa phân chia tế bào chất tạo thành 2 tế bào  mới.  Kết quả của quá trình nguyên phân: 1 tế bào (2n)  2 tế bào con (2n) II.  Ý NGHĨA C   ỦA            QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN    : ­ Đối với sinh vật nhân thực, đơn bào và sinh vật nhân thực, đa bào, sinh sản sinh dưỡng: (thì)   nguyên phân là cơ chế sinh sản. ­ Đối với sinh vật nhân thực, đa bào: (thì) nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển;   tái sinh, thay thế các tế bào già và tổn thương.  Nguyên phân là cơ sở để ứng dụng giâm, chiết, ghép và nuôi cấy mô tế bào. CÔNG THỨC:  Một tế bào nguyên phân k lần thì sẽ tạo ra số tế bào con là 2k;  Tổng số NST trong các tế bào con là: 2n x 2k.
  3. Tính số tế bào con tạo thành, số NST trong các TB con sau một số lần nguyên phân:       Trong đó : N là số TB con.        No là số TB mẹ ban đầu.        k là số lần nguyên phân. 2n là số lượng NST trong 1 tế bào lưỡng bội. NST là tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con. ÔN TẬP ĐỂ KIỂM TRA SAU TẾT CANH TÝ 2020 ­ Đọc sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài. ­ Đọc “Em có biết?” – nếu có. ­ Sau tết kiểm tra 15 phút bài  QUANG   HỢP   hoặc   bài   CHU   KÌ   TẾ   BÀO   VÀ   QUÁ  TRÌNH NGUYÊN PHÂN theo hình thức tự luận. ­ Làm một số bài tập về nguyên phân. Bài tâp 1: Ở loài bắp (ngô) có bộ NST 2n = 20. Một tế bào sinh dưỡng của bắp nguyên phân  4 lần liên tiếp. Tính số NST có trong các tế bào con? Bài tâp 2: 1 TB có bộ NST 2n = 16 (lúc chưa nhân đôi). TB này tiến hành nguyên phân 5 lần. a. Tính số Tb con tạo thành. b. Tính tổng số NST trong các tế bào con. Bài tâp 3: 1 TB có bộ NST 2n = 48 (lúc chưa nhân đôi), sau 1 số lần nguyên phân liên tiếp tạo  ra 768 NST đơn trong các TB con a. Tính số TB con tạo ra b. Tính số lần nguyên phân 
  4. Bài tâp 4: Trong nguyên phân: 1 TB có bộ NST 2n = 16. Tính: a. số NST đơn trong Kì đầu: .....; kì giữa: .....; kì sau: .....; kì cuối: .....  b. số NST kép trong Kì đầu: .....; kì giữa: .....; kì sau: .....; kì cuối: .....  c. số tâm động ở Kì đầu: .....; kì giữa: .....; kì sau: .....; kì cuối: .....  d. số crômatit ở Kì đầu: .....; kì giữa: .....; kì sau: .....; kì cuối: .....  e. ở Kì sau NST ở dạng đơn hay kép? ….. ; Với số lượng bao nhiêu? ….. Chúc các em vui, khỏe, học tập tốt và thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2