Bài 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức Q = m.c.∆t
II. CHUẨN BỊ.
GV: Dụng cụ cần thiết để minh họa các thí nghiệm trong bài.
Vẽ phóng to ba bảng kết quả TN của ba TN trên.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
CÂU HỎI- BÀI TẬP
|
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
|
HS1.
a). H: Nêu các hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các chất: rắn, lỏng, khí.Cho ví dụ đối với mỗi chất
b). Sửa BTVN 23.2/tr 30-SBT
|
HS1.
a)
b). Sửa BTVN 23.2/tr 30-SBT
Chọn C (3 điểm)
|
-
1. Kiểm tra bài cũ: (HOẠT ĐỘNG 1).
Bài mới
* Nêu vấn đề:
“Các em đã biết nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm được hoặc mất bớt đi, nhưng không có một dụng cụ nào có thể đo trực tiếp nhiệt lượng. Vậy làm thế nào để tính nhiệt lượng toả ra hay thu vào của một vật?” → Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG 2 . Thông báo các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng.
-
GV: Gọi 1 HS đọc thông tin SGK.
-
HS: Đọc thông tin SGK.
-
GV: Nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho HS ghi bài.
-
HS: Xung phong trả lời – Ghi bài.
-
GV: Mở rộng: Nhiệt lượng toả ra của một vật cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố này.
HOẠT ĐỘNG 3. Quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
GV: Gọi 1 HS mô tả thí nghiệm kiểm tra.
HS: Mô tả thí nghiệm.
GV: Mô tả rõ lại thí nghiệm. ? Trong thí nghiệm này yếu tố nào ở 2 cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào thay đổi.
HS: Trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS quan sát bảng kết quả thí nghiệm.
Lưu ý HS so sánh yếu tố từng yếu tố giữa 2 cốc.
HS: Quan sát bảng kết quả thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm . Lưu ý HS: Nhiệt lượng nhận được của nước tỉ lệ thuận với thời gian đun.
HS: Thảo luận → Trả lời.
GV: Chốt, cho HS trả lời cá nhân
HS: Trả lời ; HS khác nhận xét; bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 4. Quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ.
-
GV: Nhắc lại cách tiến hành thí nghiệm trước, nhấn mạnh sự thay đổi khối lượng giữa 2 cốc; yêu cầu HS thảo luận cách làm thí nghiệm này (C3, C4)
-
HS: Dựa vào C3,C4 để thảo luận.
-
GV: Chốt, yêu cầu HS khảo sát bảng kết quả thí nghiệm, trả lời C5
-
HS: Khảo sát thí nghiệm, trả lời C5
-
GV: Gợi ý: ? ∆t1 = ? ∆t2? t1 = ? t2? → Q1 =? Q2
HOẠT ĐỘNG 5. Quan hệ giữa nhiệt lượng và chất làm vật.
-
GV: Gọi 1 HS đọc cách tiến hành thí nghiệm.
-
HS: Nêu cách làm thí nghiệm.
-
GV: Yêu cầu HS khảo sát bảng kết quả thí nghiệm; trả lời C6, C7
-
HS: Thảo luận, khảo sát bảng kết quả thí nghiệm trả lời C6, C7
-
GV: Chốt.
|
I/. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng thu vào để nóng lên của một vật:
+ Khối lượng vật.
+ Độ thay đổi nhiệt độ của vật.
+ Chất cấu tạo nên vật.
1). Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
C1: Chỉ khối lượng nước bị thay đổi nhằm loại bỏ tác động của 2 yếu tố chất và độ tăng nhiệt độ, chứng minh ảnh hưởng của khối lượng đến nhiệt lượng.
C2: Nhiệt lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật.
2). Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật.
C3: Chất và khối lượng không đổi. Hai cốc đựng cùng khối lượng nước.
C4: Thay đổi độ tăng nhiệt độ. Thời gian đun của 2 cốc khác nhau.
C5: Nhiệt lượng thu vào của một vật tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ của vật.
3). Quan hệ giữa nhiệt lượng và chất làm vật.
C6: Chất thay đổi, khối lượng và độ tăng nhiệt độ được thay đổi.
C7: Nhiệt lượng thu vào của vật phụ thuộc vào chất làm vật.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Công thức tính nhiệt lượng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 24 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 8- Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt