intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Côn trùng chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Côn trùng chuyên khoa cung cấp cho người học những kiến thức như: trình bày được thành phần côn trùng gây hại quan trọng trên cây lương thực, cây ăn trái, rau màu, cây công nghiệp và cây hoa kiểng. Trình bày được đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài côn trùng hại. Trình bày được các quy trình quản lý côn trùng hại trên từng nhóm, cây trồng cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Côn trùng chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. CHƯƠNG 4 CÔN TRÙNG HẠI CÂY CÔNG NGHIỆP Giới thiệu: Nội dung bài tập trung về thành phần, triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chủ yếu trên cây mía và cây dừa. Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày thành phần loài côn trùng gây hại quan trọng trên cây mía, dừa. + Trình bày đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài gây hại trên cây mía, dừa. + Trình bày các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển và tập tính gây hại của các loài quan trọng trên cây công nghiệp. Kỹ năng: + Nhận diện được đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các loài côn trùng gây hại trên cây mía, dừa. + Điều tra mật số côn trùng hại ngoài đồng. + Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp để kiểm soát sự gây hại của côn trùng trên cây mía và cây dừa. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần tự học, có phương pháp làm việc khoa học sáng tạo. 1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại 1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây mía a) Sâu đục ngọn Scirpophaga nivella Fabricius Họ Ngài sáng (Pyralidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) * Phân bố và ký chủ Loài sâu này xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia, Myanmar, Nhật, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài mía sâu còn có thể sống trên cỏ lồng vực, lúa. * Đặc điểm hình thái và sinh học Ngài có chiều dài cơ thể từ 13 - 15 mm, sải cánh rộng từ 15 - 17 mm. Ngài đực nhỏ hơn ngài cái. Ngực trước ngài có màu đen. Cánh màu trắng bạc. Cuối bụng ngài cái có chùm lông để phủ ổ trứng. Ngài sống từ 3 - 6 ngày. Một ngài cái 127
  2. đẻ từ 40 - 220 trứng. Trứng hình bầu dục, lúc mới đẻ có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu da cam. Thời gian ủ trứng từ 6 - 15 ngày. Sâu non màu trắng sữa, có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15 - 45 ngày, lớn đủ sức dài từ 20 - 30 mm. Nhộng màu vàng, dài từ 10 - 18 mm. Thời gian nhộng từ 5 - 23 ngày. * Yếu tố ảnh hưởng đến mật số - Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp đối với loài sâu này là 22 - 30oC, và 90%. Ở ruộng mía, hiện tượng chết đọt xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa, trùng vào lúc nhiệt độ và ẩm độ cao. Nhưng lúc này cây mía phát triển nhanh cũng làm giảm sự chết đọt vì các lóng mọc nhanh và dài làm cản trở phần nào khả năng đục đến chồi ngọn của ấu trùng. - Hàm lượng đạm ở lá cao được xem là yếu tố thu hút ngài tới đẻ trứng và ấu trùng tới tấn công. - Bóc lá giúp cây phát triển tốt, làm tăng lượng đường trong thân cây; đồng thời ruộng mía thông thoáng, không thu hút ngài tới đẻ trứng, giảm lượng sâu tấn công. Giống mía có lá rập, thân uốn cong, cây có vỏ mềm, ít xơ thường bị sâu hại nặng hơn những giống có thân đứng, cứng cây. - Ngoài thiên nhiên loài sâu này thường bị các loài ong thuộc họ Trichogrammatidae tấn công; do đó, nếu trồng xen mía và cây phân xanh thuộc họ Đậu có thể làm tăng mật số ong ký sinh. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Ngài hoạt động vào ban đêm, thường đẻ trứng ở mặt trong của lá ngọn và ở gần chóp lá. Ngài thích đẻ trứng ở những vườn mía dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết trứng đều được đẻ từ lá thứ 2 đến lá thứ 5 kể từ ngọn. Trong mỗi ổ, trứng được đẻ xếp thành 2 đến 4 hàng chồng lên nhau (trung bình 2 - 26 trứng trong 1 ổ). Ổ trứng được phủ bằng lông màu vàng từ bụng ngài cái. Một ngài cái có thể đẻ đến 6 ổ trứng. Trứng nở đồng loạt vào buổi sáng và tỉ lệ nở rất cao, có thể từ 80 - 90%. Sâu mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp nơi, thường nhả tơ nhờ gió đưa sang các cây khác. Sau đó sâu đục dần vào mặt dưới gân chính của lá non nhất mới vừa mở ra và chui vào bên trong. Từ 24 - 48 giờ sau sâu đục xuống được khoảng 18 - 24 cm đến chồi ngọn và ăn dần xuống đỉnh sinh trưởng, gây hiện tượng chết đọt từ 7 - 14 ngày sau đó. Nếu chồi ngọn bị thiệt hại nhẹ thì khi lá trổ ra sẽ có những lổ đục màu hơi nâu xếp thành hàng ngang. Đường đục trong thân thẳng và thường chỉ có một sâu trong một thân cây. Sâu làm nhộng ngay bên trong thân cây; trước khi làm 128
  3. nhộng sâu khoét 1 lổ nhỏ để khi vũ hóa ngài dễ chui ra ngoài. Thường sâu đục ngọn mía chỉ phá hại ruộng mía từ 1 tháng tuổi trở đi, lúc mía đã đâm khá nhiều chồi con. Dấu hiệu để nhận diện mía bị sâu đục là ngọn ngắn lại, lá ngắn và trên lá có nhiều lổ màu nâu xếp theo bề ngang, đọt mía ở giữa thối đen và đứt thành khúc ngắn; đôi khi không thấy ngọn. Nếu sâu đã đục mất đỉnh sinh trưởng thì cây mía sẽ mọc các chồi trên thân, gần ngọn, nhưng ruộng mía bị mất nhiều cây, thời gian thu hoạch kéo dài. Nghiêm trọng nhất là lúc cây mía đã cao trên 1 mét, có nhiều lóng bị đục ngọn, cây đâm chồi trên thân, dễ trở thành chồi vô hiệu. Mía đang lớn mà bị hại thì những mầm ngủ được kích thích sẽ phát triển thành những chồi ngang. b) Sâu đục thân Proceras venosatus Walker Tên khác: Chilo sacchariphagus Boyer Họ Ngài sáng (Pyralidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) * Phân bố và ký chủ. Sâu xuất hiện khắp các vùng trồng mía trên thế giới và nước ta. Ngoài mía, chúng còn có thể tấn công bắp, lúa miến... * Đặc điểm hình thái và sinh học Ngài dài 13-16 mm, sải cánh rộng 30-40 mm. Mắt kép màu nâu đen. Đầu và ngực màu vàng xám. Bụng màu trắng vàng. Cánh trước màu vàng xám có nhiều sọc xám đen, gần đầu cánh có 1 chấm đen nhỏ. Thời gian sống của ngài từ 3 đến 7 ngày. Một ngài cái có thể đẻ từ 150-350 trứng. Trứng hình bầu dục dài, màu trắng sữa. Trứng được đẻ ở mặt dưới lá thành 2 hàng, xếp như hình vảy cá. Thời gian ủ trứng từ 5 - 7 ngày Sâu lớn đủ sức dài từ 20 - 30 mm, màu vàng nhạt. Đầu màu nâu đỏ, lưng có 4 sọc màu xám nâu chạy dọc cơ thể; mỗi đốt bụng có 6 đốm màu nâu, mỗi đốm có 1 sợi lông mọc ra. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 26 - 39 ngày. Nhộng dài từ 12 - 15 mm, màu nâu. Thời gian nhộng từ 7 - 12 ngày. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Ngài thường vũ hoá từ 21 - 22 giờ đêm và hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn dưới lá hay thân cây. Phần lớn ngài đẻ trứng ở mặt dưới lá, gần gân chính. Trứng được đẻ thành từng ổ, một ổ trứng có khoảng 10 - 20 cái; trong mỗi ổ, trứng được đẻ xếp thành hàng như vảy cá và được gắn chặt vào lá mía. Trứng nở vào buổi sáng, rộ nhất lúc gần trưa. Khi cây mía chưa có lóng, sâu non sau khi nở tập trung ăn phần mô mềm của 129
  4. lá mía, để lại lớp biểu bì mỏng. Thời kỳ này của sâu khoảng 10 - 14 ngày. Đến tuổi 3, sâu phân tán, chuyển xuống bẹ lá để đục vào nơi mềm gần đốt trên thân cây mía.Lúc mía còn nhỏ (giai đoạn đẻ nhánh), chưa có lóng, sâu đục vào bên trong, ăn từ dưới lên đến đỉnh sinh trưởng, gây ra hiện tượng chết đọt. Khi mía đã lớn, có lóng, sâu đục phá phần lóng, không xuyên qua mắt được; do đó phải đục ra ngoài xong đục sang lóng khác. Lổ đục hình tròn, xung quanh có quầng màu vàng và trên một mắt mía có nhiều lỗ xếp thành hàng vòng theo thân cây mía. Đường đục phía trong thân thường ngoằn ngoèo và có nhiều đường ngang. Sâu thường làm nhộng giữa bẹ và thân. Sâu thích những vườn mía có lóng trên 3 tháng tuổi; có thể làm ngọn mía ngừng tăng trưởng hoặc chết, sẽ có nhiều chồi nách mọc ra ngay dưới nơi bị sâu đục. Chồi phụ phát triển nhiều làm lượng đường saccharose phải phân hủy thành đường glucose và fructose nên mía bị chua, bên trong thân cây mía có màu đỏ và mía có mùi rượu. Cây mía bị loài sâu này tấn công thường rỗng ruột, khi có gió mạnh cây dễ gãy. Mùa mưa sâu gây hại nhiều hơn mùa nắng. c) Sùng đục gốc mía Alissonotum impressicole Arrow Họ Bọ hung (Scarabaeidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera) * Phân bố và ký chủ Loài này xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trồng mía trên thế giới, nhất là các nước Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Philippines, Nam Phi. * Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng khi mới vũ hóa có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu đỏ, cuối cùng thành màu nâu đen lấp lánh. Mặt bụng và chân có màu nâu đen. Cơ thể dài từ 15 - 17 mm. Đầu nhỏ hình tam giác, đầu mút phía trước có hai cục lồi; 2 cục này tạo 2 u lồi trên đỉnh đầu thành hình thang ngược. Gần phía trước mảnh lưng ngực trước không có u lồi rõ rệt. Phía ngoài đốt chày chân trước có nhiều răng, răng thứ ba kể từ đỉnh nhỏ hơn răng thứ tư. Đốt đùi chân giữa và chân sau có 3 chùm lông nhỏ. Trên cánh cứng có 8 tuyến rõ rệt, tuyến thứ nhất và thứ 7 có nhiều điểm đen không theo qui luật. Riêng tuyến thứ 3 và 5 có những điểm xếp trật tự có qui luật hơn. Trứng hình bầu dục, màu trắng sữa, kích thước 2,3 x 1,5 mm. Mặt trứng có những vân hình mạng lưới. Trứng có dạng hình tròn, trước khi nở trứng có màu tro xám. Thời gian ủ trứng từ 15 - 20 ngày. Ấu trùng màu trắng sữa, đầu và chân màu vàng nhạt. Bụng cũng màu vàng nhạt, nhưng phía cuối có màu đen và nhiều lông gai, các lông hình móc câu, ở mặt 130
  5. bụng của đốt cuối cùng xếp không thành hàng nhất định. Lổ thở xấp xỉ bằng nhau và có màu vàng nâu. Ấu trùng có 3 tuổi, tuổi lớn nhất có kích thước cơ thể dài từ 19 đến 23 mm. Tuổi 1 và tuổi 2 kéo dài khoảng 45 ngày, còn tuổi 3 khoảng 150 ngày. Nhộng màu vàng, dài từ 16 - 25 mm, hình bầu dục. Đầu mút chân trước và chân sau giáp nhau, nhưng chân giữa xa nhau hơn. Đốt đùi và đốt chày ngắn và thô. Hai mảnh bụng của đốt cuối kéo dài. Thời gian nhộng khoảng 20 ngày. * Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng có xu tính đối với ánh sáng, bò nhiều, ít bay, thường đẻ trứng vòng quanh gốc mía và ăn phá gốc thân cây mía khá mạnh. Suốt đời sống, ấu trùng hoạt động dưới đất, ăn gặm rễ và thân ngầm (nhất là tuổi 3, phá hại rất mạnh). Lớn đủ sức ấu trùng hóa nhộng dưới đất. Ban ngày có thể gặp thành trùng nằm ngay trong các hốc lõm ở gốc thân mía. Hình 4.1: Sùng đục gốc mía d) Rệp xơ trắng Ceratoracuna lanigera Họ Aphididae - Bộ Homoptera Trưởng thành có 2 loại hình: có cánh, không cánh. Cơ thể phủ đầy sợi sáp bông trắng. Rệp đẻ con, sinh sản mạnh.Tập trung ở lưng lá mía, dọc theo gân lá để chích hút dịch cây, trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng của mía, mặt khác, chất bài tiết của rệp là môi trường tốt cho bệnh muội đen phát triển trên lá và thân mía ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Làm cây sinh trưởng còi cọc, giảm năng suất và chữ đường, nếu bị hại nặng thì ngọn có thể mất khả năng nảy mầm, gốc thì không nảy chồi. Tập trung 2 bên mặt lá hút dịch cây, làm lá bị úa vàng. Cây sinh trưởng cằn cỗi, kém chất lượng. Phát triển mạnh khi mía bị khô hạn, mùa khô (rệp có cánh) 131
  6. e) Rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapitata Muir Tên tiếng Anh: Black Leafhopper, Yellow Headed Planthopper Họ Delphacidae - Bộ Homoptera Rầy đầu vàng (RĐV) cũng thấy xuất hiện trên mía ở các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan… Đây là đối tượng sâu hại ít gây ảnh hưởng kinh tế quan trọng trên mía như các đối tượng sâu hại khác và dễ phòng trị. Vụ Hè Thu năm 2001, RĐV cũng đã xuất hiện trên một số ít diện tích mía ở Tây Ninh nhưng không phát sinh thành dịch và gây hại nghiêm trọng. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu long từ năm 2005 đã bắt đầu thấy RĐV xuất hiện. * Đặc điểm hình thái Rầy trưởng thành dài 4 – 5 mm, toàn thân màu nâu sẫm, đầu và lưng ngực trước màu vàng, mắt kép hình bầu dục, màu nâu đen, chung quanh có đường viền nhỏ màu đỏ. Râu hình côn, đốt đều màu đen, đốt có lông dài màu nhạt hơn. Cánh trước hình gần chữ nhật, màu đen, đoạn cuối chổ ¼ cánh có vệt ngang màu vàng nhạt rất rõ. Rầy cái có kích thước 4,05 mm X 1,11 mm, rầy đực nhỏ hơn. Trứng nhỏ, dài khoảng 0,7 mm X 0,18 mm, hình kiếm, hai đầu tù, bề mặt trơn nhẳn, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu vàng nhạt đến vàng sẩm, thấy rõ hai điểm mắt màu đỏ nhạt. Rầy non có 5 tuổi, mới nở màu vàng nhạt, tuổi 2-3 có màu sẩm hơn, tuổi 4 đã thấy mầm cánh rõ ràng. Tuổi 5 rầy non có màu vàng đậm, đầu tù, mắt kép màu nâu nhạt, mầm cánh sau dài đến đốt bụng thứ 4, mầm cánh trước đã che kín cánh sau. Hình 4.2: Ấu trùng và thành trùng rầy đầu vàng hại mía * Đặc điểm sinh học và tác hại Rầy thường xuất hiện ở các ruộng mía trồng lẻ tẻ, diện tích nhỏ, tháo nước không tốt hoặc gần làng mạc, trồng dày. Chủ yếu gây hại trên mía non ở các lá chưa mở hoặc lá non mới xòe, thường xuất hiện trên mía Hè thu từ đẻ nhánh đến 4 – 6 lóng. 132
  7. Rầy trưởng thành họat động nhanh nhẹn, có tính hướng sáng, ban đêm vào đèn nhiều. Rầy cái đẻ trứng vào hai mép gân lá. Rầy non mới nở bò men theo mép gân lá đến đọt. Rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở lá đọt hay lá mới xòe ra chích hút nhựa lá. Lá mía bị hại có những chấm vàng về sau liên kết nhau tạo thành vết vàng lớn, trên đó có lớp bọt trắng hoặc lớp dịch trong suốt. Lớp dịch này thu hút ruồi, kiến, ong…đến, sau một thời gian biến thành những chấm tròn màu đen và có mùi hôi.. Cây mía bị nặng lá đọt bị thối, lá xanh giảm và biến dạng nhỏ, ngắn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và tích lũy đường của cây mía. f) Sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis Hampson Họ Ngài sáng: Pyralidae - bộ Cánh vảy: Lepidoptera Tên gọi khác: Argyria tumidicostalis Hampson Chilo gemininotalis Hampson Xuất hiện và gây hại tương đối nghiêm trọng tại Tây Ninh năm 2004, tập trung ở một số địa phương như Châu Thành, Bến Cầu, Tân Châu... Sâu đục thân phát sinh gây hại chủ yếu trên các giống LK92-11, K95-156, K2000-89, K84- 2000, K88-92, K94-2, K99-72, Khonkaen 3... Đặc điểm gây hại: - Thời kỳ đâu, sâu non đục vào cây mía từ những lá ngọn xuống các lóng mía từ 3 – 5 từ trên xuống làm kích thích rễ đai mía và mầm lóng phát triển, làm cho lá ngọn khô. - Thời kỳ sau, sâu non đục vào từng lóng riêng rẽ nhưng không làm khô lá ngọn. Hình 4.3: Triệu chứng gây hại của sâu đục thân Hình thái: 133
  8. - Trưởng thành: màu nâu nhạt, sải cánh trưởng thành đực là 24,58 mm, trưởng thành cái là 28,84 mm. Trên cánh có những chấm nhỏ, không có gân ngang. Hình 4.4: Thành trùng của sâu đục thân Trứng: được đẻ thành ổ 2-5 hàng dọc theo gân lá, hình oval, dẹt, xếp chồng lên nhau. Ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang vàng và đen trước khi nở. Sâu non: Sâu non màu kem nhạt, có những chấm to màu xám mờ trên lưng, xếp thàng 4 hàng dọc. Sâu non tuổi 1 dài 1,53mm, sâu non tuổi cuối dài 23,06 mm. Hình 4.5: Ấu trùng sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Nhộng màu nâu đỏ, chuyển sang màu nâu đen khi sắp vũ hoá. Nhộng đực dài khoảng 13-14 mm, nhộng cái dài khoảng 17 mm. Theo một số tài liệu nước ngoài, thời gian các pha phát dục của sâu đục thân mía như sau: 134
  9. Trưởng thành loài C. tumidicostalis sống khoảng 5 – 7 ngày; thời gian trứng khoảng 4,6 ngày; thời gian sâu non khoảng 26 ngày; giai đoạn nhộng khoảng 7,5 ngày. Cũng theo một số tài liệu nước ngoài, sử dụng thuốc có hoạt chất fenvalerate 0.4% và malathion 10% để trừ C. tumidicostalis hại mía. Sử dụng thuốc có hoạt chất monocrotophos-36 EC và phosphamidon-85 EC với nồng độ 1.00% để xử lý hom giống và sử dụng phosphamidon nồng độ 0.05% cho hiệu quả phòng trừ. Hình 4.6: Sự gây hại của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu 1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây dừa a) Các loài kiến vương Họ Bọ hung (Scarabaeidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera). Trên cây dừa có nhiều loài kiến vương gây hại, nhưng tại Việt Nam và các quốc gia châu Á chỉ thấy 2 loài xuất hiện nhiều và gây hại quan trọng là: - Kiến vương một sừng: Oryctes rhinoceros Linneus - Kiến vương hai sừng: Xylotrupes gideon Linneus * Phân bố và ký chủ Trong 2 loài trên thì loài kiến vương một sừng Oryctes rhinoceros Linnaeus là gây hại quan trọng cho cây dừa và xuất hiện ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trồng dừa trên thế giới, còn loài kiến vương hai sừng Xylotrupes gideon Linnaeus chỉ gây hại lẻ tẻ. Ngoài dừa, các loài kiến vương còn gây hại trên cây chà là, cây lá buông, khóm, mía, cam, quít... * Đặc điểm hình thái và sinh học Kiến vương một sừng Oryctes rhinoceros Linnaeus 135
  10. Thành trùng màu nâu đậm hoặc đen, thân và cánh rất cứng. Chiều dài thân từ 30 đến 50 mm, rộng từ 14 - 21 mm. Trước đầu có một sừng mọc ngược ra phía sau giống như sừng tê giác. Chân rất khỏe và 2 bên đốt chày là những gai bén nhọn. Thành trùng đực có kích thước cơ thể nhỏ hơn con cái và cuối bụng có nhiều lông dày màu nâu đỏ. Thành trùng cái có thể sống đến 3 tháng và đẻ từ 70 - 140 trứng. Trứng hình thon, dài khoảng 3 mm, màu trắng khi mới đẻ và chuyển sang màu xám khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày, trung bình 11 ngày. Ấu trùng thường có dạng cong hình chữ C, thân màu xám tro với nhiều lông nhỏ màu nâu trên lưng, đầu màu nâu, chân ngực rất khỏe. Ấu trùng kiến vương một sừng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 4 - 6 tháng. Lớn đủ sức cơ thể ấu trùng có thể dài từ 6 - 14 cm. Nhộng có màu nâu, dài từ 5 - 9 mm, nhộng phát triển trong thời gian từ 14 - 30 ngày và được hình thành trong xoang nằm dưới mặt đất. Hình 4.7: Thành trùng và ấu trùng kiến vương 1 sừng Kiến vương hai sừng Xylotrupes gideon Linnaeus Thành trùng kiến vương hai sừng có hiện tượng dị hình giữa cá thể đực và cá thể cái. Cá thể cái hoàn toàn khác với cá thể đực về hình dạng tổng quát bên ngoài, màu sắc, độ bóng, có sừng hoặc không có sừng và thành trùng cái thường nhỏ hơn thành trùng đực. Thành trùng đực màu nâu đỏ bóng láng, chiều dài cơ thể từ 3,5 - 6 cm, rộng từ 2 đến 3 cm. Đầu có 2 sừng cong hướng về nhau, giống như vòng tròn phía trước đầu, 2 sừng này có thể dài hoặc ngắn, đỉnh của 2 sừng chẻ đôi. Thành trùng cái không sừng, màu nâu đen, cánh không bóng. Chiều dài cơ thể từ 3 - 4 cm. Phần lưng đốt ngực thứ nhất bầu tròn, 2 bên dẹp về phía trước. 136
  11. Râu đầu dạng hình lá lợp màu vàng, đốt thứ nhất dài, có 2 hàng lông cứng ở 2 bên; đốt thứ hai có nhiều lông cứng, 3 đốt sau cùng to và dẹp. Cánh trước của kiến vương hai sừng không che phủ hết thân. Trên cánh có nhiều chấm lõm nhỏ, các chấm này ở con cái sâu hơn con đực. Chân nhiều lông, có nhiều chấm lõm, đốt chày chân trước cũng lõm tạo thành răng cưa như kiến vương một sừng. Đốt chày chân sau và chân giữa có 3 gai nhọn, cuối đốt chày cũng có 4 gai nhọn mọc quanh giống như kiến vương một sừng nhưng nhọn hơn. Đốt bàn lớn và dài hơn của kiến vương một sừng. Mặt bụng có nhiều lông màu nâu nhạt nhưng ít hơn của kiến vương một sừng. Ấu trùng và nhộng của kiến vương hai sừng có hình dáng và kích thước tương tự kiến vương một sừng. Thời gian trung bình của một thế hệ khoảng 6 tháng. Hình 4.8: Thành trùng và ấu trùng kiến vương 2 sừng * Tập quán sinh sống và cách gây hại Kiến vương vũ hóa vào đầu mùa mưa nên gây hại rất nhiều trong mùa mưa. Thành trùng hoạt động về ban đêm, thường đẻ trứng dưới lớp hữu cơ mục nát trên mặt đất của vườn dừa, thân cây dừa, gốc cây dừa, các đống phân. Ấu trùng nở ra chui vào sống trong các lớp chất hữu cơ mục nát. Khi đủ lớn, vào cuối tuổi 3, sùng ngưng ăn, nằm bất động và chuyển sang giai đoạn tiền nhộng trong thời gian khoảng 7 ngày, sau đó hóa nhộng trong xoang đất đã làm sẵn vào cuối tuổi 3. Thành trùng mới vũ hóa có màu nâu nhạt, nằm bất động trong đất từ 2 đến 3 tuần trước khi chui ra ngoài để kiếm ăn, bắt cặp và đẻ trứng. Hầu hết các vết đục của kiến vương đều ở nách các lá số 4 đến số 6 tính từ trên ngọn xuống, ít khi dưới các vị trí này. Nếu vị trí bị kiến vương đục vào càng thấp càng có nhiều lá bị hại, càng ảnh hưởng nhiều đến đỉnh sinh trưởng. Đường 137
  12. đục vào thân cây dừa của thành trùng gồm có 2 giai đoạn, đầu tiên là đường ngang ngắn, hướng vào trung tâm cây, kế đến là đường dọc dài từ 15 - 20 cm lên trung tâm bó lá ngọn (củ hủ). Tác hại chính gây ra do đường đục ngang ngắn, cắt cuống lá và lá mũi tên (lá non còn cuốn lại). Kết quả là khi mở ra lá sẽ bị cắt có dạng hìmh cữ V rất đặc biệt hoặc bẹ lá bị gãy khi mới vừa mở ra, để lại các lổ lớn trên bẹ lá. Kiến văn phần mô mềm của ngọn, lá non còn đang cuốn lại và sống nhờ vào dịch mô, bỏ lại các sợi xơ, các sợi này sẽ bị đẩy ra ngoài. Thời gian kiến vương sống trong lổ đục khoảng 6 ngày. Từ khi cây bị tấn công đến lúc thể hiện triệu chứng từ 40 - 45 ngày. Một cây bị hại có thể có từ 5 - 6 kiến vương trên một tán lá. Cây dừa non nếu bị tấn công sớm sẽ chậm tăng trưởng và có thể chết nếu bị hại nặng. Kiến vương cũng còn đục phá phần dưới của thân cây dừa, các vết thương này sẽ tiết ra mùi hấp dẫn các kiến vương khác tới tấn công cây dừa. Ngoài ra, các vết đục này còn là nơi xâm nhập tiếp theo của nấm bệnh, virus, đuông. Các vườn dừa non thường bị hại nhiều hơn những vườn dừa già. Hình 4.9: Triệu chứng gây hại của kiến vương * Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số - Thời tiết, môi trường: trong năm kiến vương gây hại nhiều vào các tháng 7, 8 và 9, trong mùa mưa, mức thiệt hại có thể đến 40%. Kiến vương phát triển mật số chủ yếu do điều kiện vệ sinh ở trong và chung quanh vườn dừa không tốt hơn là do tuổi của cây dừa. Mặc dù cùng một điều kiện vệ sinh như nhau thì vườn dừa non bị hại nhiều hơn vườn dừa già, nhưng nếu cùng một tuổi dừa mà điều kiện vệ sinh ở vườn dừa nào không sạch thì dễ bị kiến vương bay tới đẻ trứng và gây hại nhiều hơn. 138
  13. - Thiên địch: thành trùng kiến vương thường bị ký sinh bởi vi khuẩn Baculovius sp. và ấu trùng bị nấm Metarrhizium anisopliae ký sinh. b) Đuông dừa Rhynchophorus ferrugineus Oliver Họ Vòi voi (Curculionidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera) * Phân bố và ký chủ Đuông dừa hiện diện khắp nơi trồng dừa trên thế giới. Ngoài dừa, loài này còn tấn công trên các loại cây như đủng đỉnh, lá buông, dừa nước, chà là, thốt lốt. * Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng có thân màu nâu đỏ. Vòi dài, thường cong xuống phía dưới, hợp với đầu một góc khoảng 30 độ. Mặt lưng của vòi thành trùng đực phủ lông ngắn màu nâu, trong khi mặt lưng vòi của thành trùng cái không có lông. Thành trùng cái có thể sống từ 2 - 4 tháng và đẻ từ 200 - 400 trứng. Thành trùng đuông dừa có rất nhiều dạng khác nhau về kích thước, độ bóng, màu sắc, vân trên cánh, nhất là số đốm và hình dạng đốm trên đốt lưng ngực thứ nhất. Có thể có các dạng như sau: - Kích thước: thành trùng đuông dừa có 3 cở kích thước khác nhau về chiều dài và chiều ngang thân:  Lớn: 3,1 x 1,5 cm.  Trung bình: 2,7 x 1,2 cm.  Nhỏ: 2,3 x 0,9 cm. - Độ bóng của cánh: cánh thành trùng thường bóng láng hay có lông như nhung mịn. Màu sắc cơ thể rất khác nhau, biến đổi từ màu nâu, cam, nâu đỏ đến đen. Màu sắc vân trên cánh thì thay đổi rất nhiều, có thể là viền đen quanh cánh và dày mỏng khác nhau, hoặc chỉ là đốm nâu dạng bất định. - Vị trí, số đốm và hình dạng đốm trên đốt lưng ngực thứ nhất: có từ 4 đến 10 đốm với nhiều dạng khác nhau như hình thoi, hình tròn hoặc dạng bất định. Cơ bản có khoảng 16 loại dạng đốm trên đốt lưng ngực, còn một số dạng là do sự biến đổi nới rộng hoặc thu hẹp các dạng đốm cơ bản. Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục, một đầu hơi nở to. Thời gian ủ trứng từ 3 đến 5 ngày. Ấu trùng màu trắng ngà khi mới nở, đầu màu nâu. Hàm rất mạnh. Lớn đủ sức ấu trùng có thể dài đến 50 hoặc 60 mm, đường kính thân khoảng 18 - 22 mm. Ấu trùng phát triển từ 30 - 85 ngày. Ấu trùng bất động khoảng 3 ngày trước khi thành nhộng và làm kén bằng xơ 139
  14. dừa, hình bầu dục, kén có chiều dài từ 50 - 95 mm và chiều ngang từ 25 đến 40 mm. Khi mới hình thành, nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm. Thời gian từ khi ấu trùng bắt đầu làm nhộng đến khi kết thúc giai đoạn nhộng từ 12 - 20 ngày. Vòng đời của đuông dừa từ 80 - 90 ngày. Hình 4.10: Các giai đoạn trong vòng đời của đuông dừa * Tập quán sinh sống và cách gây hại Đuông dừa thường vũ hóa vào mùa mưa và dễ bị thu hút bởi các mùi nhựa cây bốc ra từ các vết thương trên thân cây dừa, nhất là thành trùng cái. Thành trùng có khả năng bay nhanh, phạm vi phát tán rộng hơn kiến vương. Khoảng 5 ngày sau khi nở, thành trùng cái bắt đầu bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm bằng cách chui vào các hang do kiến vương đục để lại trên ngọn hoặc ở các vết thương trên cây. Một cây dừa có thể mang nhiều ổ trứng đẻ vào những thời gian khác nhau. Thành trùng cái thích đẻ trứng trên những cây dừa tơ dưới 10 năm tuổi, thích nhất là những cây dừa mới cho trái. Trong những cây dừa non ấu trùng có thể sống khắp mọi bộ phận của thân cây; nhưng trên dừa già thì trước tiên chúng tấn công gần đỉnh sinh trưởng, trong thân, ở phía dưới ngọn hoặc trong ngọn, nơi lá còn cuốn lại. Khi đủ lớn ấu trùng đục dần ra phía ngoài và làm nhộng ngay dưới da của thân cây dừa. Đuông gây hại nặng cho vườn dừa vào các tháng 7 và 8 hàng năm. Triệu chứng để nhận diện cây dừa bị đuông tấn công: - Ngọn và các lá phía trên ngọn bị chết trong khi các lá phía dưới vẫn còn tươi. Cây dừa ở tình trạng này sẽ bị chết khi các lá già từ từ rụng đi. Quan sát gần sẽ thấy có nhiều kén ở các bẹ lá, ngọn thân. 140
  15. - Thân cây có nhiều lỗ đục, đường kính từ 1 - 2 cm rải rác từ gốc dừa lên, có xác bã cây lồi ra ở mỗi lổ và có nhựa màu nâu rỉ ra và chảy dọc theo thân, lấy cây xoi vào sẽ thấy đường đuông ăn rỗng phía trong thân cây. - Áp tai vào thân cây sẽ nghe tiếng đuông ăn. Hình 4.11: Cây dừa bị đuông gây hại c) Bọ cánh cứng ăn lá dừa Bronstispa loangissima Gestro Họ Ánh kim (Chrysomelidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera) * Phân bố Có nguồn gốc từ đảo Aru (Indonesia) và sau đó được phát hiện ở nhiều đảo của châu Đại Dương như Salomon (1929), Vanuatu (1937), Tahiti (1961) và Samoa (1974). Chúng cũng được phát hiện ở Úc (1984) và Taiwan (1982), bắt đầu xâm nhập Hongkong (Trung Quốc) từ năm 1988 tấn công trên các loại cây cau dừa trồng làm kiểng. Ở Việt Nam, chúng được phát hiện có mặt trên cây dừa (Cocos nucifera) và cây cau kiểng tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) vào tháng 04 năm 1999 thì chỉ hơn một năm sau (vào tháng 7/2000) chúng đã có mặt ở 18/21 tỉnh thành của Nam Bộ. Và cũng khoảng một năm sau đó (tháng 8/2001) chúng đã lây lan ra toàn bộ 30 tỉnh thành từ Quảng Nam trở vào. * Ký chủ Hiện nay chúng được ghi nhận tấn công nhiều loài cây thuộc họ cau dừa Palmae, nặng nhất là cây dừa ở mọi lứa tuổi. * Đặc điểm hình thái Trứng hình bầu dục, màu nâu, kích thước 1 x 1,5 mm, hơi dẹp, gắn chặt vào 141
  16. mặt lá bằng một chất xi măng do con cái tiết ra. Ấu trùng màu trắng. Tuổi 1 có đầu tương đối to so với thân mình, trên mặt của lớp cutin có những u gai nhỏ. Sang tuổi 2 các gai lớn đặc sắc ở hai bên thân mình và một đôi gai giống như cái kẹp ở cuối bụng bắt đầu xuất hiện rõ. Ấu trùng có năm tuổi. Ấu trùng lớn đủ có thân mình hơi dẹp gồm 13 đốt (9 đốt bụng), có kích thước khoảng 2,25 x 9 mm. Đầu mang đôi râu có hai đốt, năm mắt đơn xếp thành hai hàng ở phía sau râu và miệng thuộc loại nhai gặm. Nhộng giống ấu trùng tuổi 5 nhưng thu mình lại, đốt bụng thứ 8 và 9 gần như gắn liền nhau với hai kẹp ở cuối bụng dài hơn, có mầm cánh ở hai đốt ngực giữa và sau. Thành trùng có kích thước dài 8,5-9,0 mm và ngang 2,00-2,25 mm, râu dài 2,75 mm, màu đỏ với hai cánh trước màu đen. Con đực hơi nhỏ hơn con cái. Hình 4.12: Vòng đời của bọ dừa * Tập quán sinh sống và vòng đời Trứng được đẻ thành từng nhóm từ 1 đến 4 cái nối đuôi nhau trong rãnh do thành trùng gặm trên mặt lá non còn cuốn chặt lại. Trứng nở sau 5 ngày. Âu trùng mới nở bắt đầu ăn trên phiến lá non. Âu trùng ít di chuyển và tránh ánh sáng. Thời gian phát triển của ấu trùng 30-40 ngày, tiếp theo sau bởi giai đoạn tiền nhộng khoảng 3 ngày và giai đoạn nhộng 6 ngày. Thời gian phát triển từ trứng đến thành trùng kéo dài 5-6 tuần. Thành trùng cũng không thích ánh sáng, hoạt động ban đêm và bay khỏe. Thành trùng cũng ăn lá non tại chỗ và thời gian sống đến 220 ngày, chúng gây hại 142
  17. nhiều hơn là giai đoạn ấu trùng. Thời gian trước khi đẻ trứng lâu 1-2 tháng và một con cái có thể đẻ từ 100 trứng trở lên. * Khả năng gây hại Mùa nắng thích hợp cho sự phát triển của bọ dừa, vùng có vũ lượng cao và có gió mạnh ở Tây Java (Indonesia) ít bị bọ dừa phát triển và gây hại. Bọ dừa bay chậm nên sự xâm nhiễm cũng thường xảy ra chậm, ngoại trừ có sự giúp đỡ của con người. Bọ dừa tấn công mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, mặc dù cây con bị thiệt hại nặng hơn, cây lớn hơn 10 năm có sức chống chịu khá. Kết hợp với sự gây hại của kiến vương và thiếu nước trong mùa nắng càng làm cho thiệt hại trầm trọng hơn. Sự tấn công liên tục sẽ làm cho cây tơi tả, trái ít và có thể rụng trái non. d) Sâu đục bông Tirathaba rufivena (Walker) Họ Ngài sáng (Pyralidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidotera) * Ký chủ: ký chủ chính là cây dừa và cây cọ dầu. Ngoài ra còn gặp trên các loại cây như sầu riêng, măng cụt, cây cau. * Đặc điểm hình thái và sinh học Ngài khi đậu cánh xếp dạng hình tam giác, chiều dài cơ thể khoảng 1 cm. Sải cánh rộng từ 1,5 - 2,5 cm. Cánh trước màu vàng xám, ánh xanh lam, có nhiều sọc đỏ màu gạch chạy dọc theo cánh, giữa mỗi cánh có một đốm đen. Thời gian sống của bướm từ 4 - 8 ngày. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 4 - 20 cái. Thời gian ủ trứng từ 3 - 6 ngày. Sâu có đầu màu nâu đen, thân màu trắng khi ăn trên hoa, trái còn tươi và có màu sậm khi ăn trên hoa, trái đã rụng; mỗi đốt có nhiều chấm màu nâu nhạt trên lưng. Khi lớn đủ sức sâu có màu nâu nhạt hoặc đậm, dài khoảng 40 mm. Thời gian phát triển của sâu từ 14 - 21 ngày. Nhộng được hình thành bên trong kén trong ngọn dừa. Thời gian nhộng từ 10 đến 12 ngày. 143
  18. Hình 4.13: Ấu trùng, nhộng và thành trùng của sâu đục bông * Tập quán sinh sống và cách gây hại Ngài đẻ trứng trên cả bông đực và cái trên những vườn dừa non. Sâu nhả tơ kết dính các hoa đực tạo nơi trú ẩn, làm hoa không rơi xuống được, do đó quày bông có vẻ bẩn. Sâu nhỏ thường ăn bông đực tạo đường hầm kéo tơ. Hoa cái hoặc trái non chỉ bị hại khi sâu đã lớn. Sâu ăn trên phát hoa mới nở ra, đục vào trái non từ phía cuống, sống bên trong ăn và thải phân ra ngoài. Sâu chỉ thích tấn công trái dưới 4 tháng tuổi, thiệt hại có khi đến 50%. Sâu thường gây hại trái dừa vừa thụ đến khi trái có đường kính lớn nhất khoảng 6 cm. Đôi khi sâu có thể phá hại trên những trái từ 5 - 6 tháng tuổi nhưng chỉ ăn được phần mềm phía trên, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công tiếp theo. Trong một trái thường chỉ có 1, tối đa là 2 sâu. Sâu thích ẩm độ cao nên xuất hiện và gây hại mạnh vào các tháng 7, 8, 9, và giảm rõ rệt vào các tháng 10, 11, 12 hàng năm. e) Bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fabricius Họ Vòi voi (Curculionidae) - Bộ Cánh cứng (Coleoptera) * Phân bố và ký chủ Bọ vòi voi hại dừa được phát hiện đầu tiên tại Kiên Giang vào tháng 11/2011. Tháng 5/2012, bọ vòi voi gây hại nặng ở Trại giống U Minh Thượng trên hai giống Dừa Xiêm lùn và Dừa Dứa. * Đặc điểm hình thái và sinh học Trưởng thành vòi voi là côn trùng bộ cánh cứng màu nâu đen. Cánh trước có 2 đốm vàng ở đầu cánh và cuối cánh. Trưởng thành sợ ánh sáng, hoạt động mạnh 144
  19. lúc chiều tối, chúng sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái hoặc gần cuống trái. Chiều dài con trưởng thành khoảng 7-8 mm, chiều ngang khoảng 1.5 mm. Trứng được đẻ trong khe nứt, rãnh ở phần cuối của rễ phụ, ở gốc thân cây, hoặc trên hoa, trên cuống hoa, cuống trái. Trứng màu trắng trong, dài 1-1,1 mm. Giai đoạn trứng 6-10 ngày Ấu trùng màu vàng lợt, có 5 tuổi. Tuổi 1: 1-2 mm; tuổi 2: 2.1-2.6 mm; tuổi 3: 3.3 - 4.0 mm; tuổi 4: 4.2-5.5 mm; tuổi 5: 5.8-7.2 mm. Ấu trùng sống bằng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái. Nhộng trần, không tạo kén, màu trắng đục. Chiều dài cơ thể khoảng 6.7-7.2 mm. Hóa nhộng trong các đường đục của mô cây. Giai đoạn nhộng 10-16 ngày. Hình 4.14: Các giai đoạn trong vòng đời bọ vòi voi hại dừa * Triệu chứng gây hại: Trái dừa bị hại thường có 3-5 con bọ vòi voi trưởng thành. Trái bị hại có nhiều vết nhựa chảy ra từ vết đục, tập trung quanh cuống trái. Nhựa màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứng. Tại nơi vết nhựa chảy ra thường có phân đi kèm (có thể do phân ấu trùng thảy ra). Ấu trùng gây hại bằng cách đục vào vỏ trái, chúng có thể đục vào tới gáo dừa (giai đoạn trái non). Nếu trái dừa bị nhiều vết gây hại làm cho trái bị rụng sớm (tấn công trái 3 tháng). Ngoài trái, chúng còn tấn công trên thân, gốc và rễ dừa. 2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây công nghiệp - Cây mía: vụ đông xuân cần trồng đúng thời vụ, không nên kéo dài thời gian trồng. Có thể thực hiện chế độ luân canh đối với một số cây trồng khác họ như: đay, đậu đỗ, rau. Đặc biệt luân canh mía với cây trồng nước như lúa, rau thì giảm đáng kể mức độ hại của bọ hung. 145
  20. - Kỹ thuật làm đất: Đối với mía tơ cần cày đất sâu, vun luống, làm cỏ kết hợp với bắt sâu non dưới gốc, trong hom mía. - Tưới nước: Nếu chủ động tưới nước có thể tưới ngập 20-30 phút làm bọ hung ngoi lên và vớt bắt. Hoặc đối với những ruộng mía thu hoạch xong có thể ngâm lâu 5-6 ngày để tiêu diệt sâu non. - Biện pháp hoá học: Dùng thuốc hóa học rắc một lớp mỏng trên mặt đất sau đó lấp đất dày 2-3cm, đặt hom mía lên hoặc bón vào gốc, cách gốc 5cm đối với mía lưu gốc. Rắc hai bên hàng mía đẻ nhánh, sau vun luống để trừ sâu non. - Cây dừa: Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, dọn nhen dừa đã mục để kiến vương khó ẩn nấp và khi bị chúng tấn công, ta cũng dễ phát hiện các dấu vết, như đã nêu. - Tránh gây vết thương cho cây (vì là cửa ngõ cho kiến vương xâm nhập) - Dùng 1 đoạn lưới cước (lưới bén) cỡ mắt lưới 2 cm, dài 3 m x rộng 0,6m, quấn kín khoảng 5-6 kẻ bẹ lá ngọn, khi kiến vương bay vào sẽ bị vướng lưới chết. - Dùng vôi quét kín phần gốc dừa tơ một đoạn cao khoảng 1,5 m, để ngăn không cho đuông đẻ trứng vào các vết nứt của gốc. - Các cây dừa bị kiến vương làm chết phải đốt, tiêu hủy (có thể ngâm dưới mương) hoặc xử lý bằng hóa chất để tránh lây lan. 3. Thực hành 3.1 Mục đích - yêu cầu Giúp sinh viên phân biệt triệu chứng gây hại và nhận biết hình thái một số loài sâu hại phổ biến trên cây công nghiệp: cây mía, cây dừa. 3.2 Vật liệu Mẫu côn trùng: sâu đục thân mía, Rệp sáp, Sâu đục thân, cành, Sâu đuông, kiến vương, bọ dừa, bọ vòi voi, sâu nái. Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi Giấy A4, viết chì, kẹp nhọn. 3.3 Thực hành Với sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi sinh viên thực hành quan sát triệu chứng gây hại và đặc điểm của các loại sâu hại. 3.4 Phúc trình Ghi nhận các đặc điểm đặc trưng để nhận diện từng loài sâu hại. 146
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2