Giáo trình môi trình mỏ
lượt xem 46
download
Tài liệu tham khảo Giáo trình môi trình mỏ khoa Khai thác - Trắc địa: Bao gồm những khái niệm cơ bản về hệ sinh thái học và môi trường, tìm hiểu đánh giá mức độ ô nhiễm của không khí, nước, đất và một số loại ô nhiễm khác, từ đó đưa ra chiến lược quốc gia và pháp luật về BVMT & TNTN ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình môi trình mỏ
- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ Khoa Khai thác - Trắc địa Bài giảng Môi trường mỏ
- Lí C ® K T A p 14 G io ª :H oµng nh ¸ vin Kh¸ Th¸ 1 2006 ng –
- M ôc Ých u u «n ® yª cÇ m häc G io ¸ dôc nhËn høc «it êng t vÒ m r cho nh si vi n ª B i tnhòng ini m Õ n høc së vÒ Õ kh¸ Ö ,ki t c¬ m «it êng « Ô m «it êng. r vµ nhi m r B i tt i t vµ Õ r nh ù néidung o o Ö n r ng b¸ c¸ hi t ¹ m «it êng. r B i t¸ dông c Ö n p huËtt ong Õ p c¸ bi ph¸ kÜ t r s¶n xuÊtnh»m b¶o «it êng gi vÖ m r vµ ¶m t Ó u nhi m «it êng hi « Ô m r gi qu¶n Ý «it êng r Tham a l m r t ong t ho¹ ® éng khait c á h¸ m
- Mục lục Chương 1. Những khái niệm cơ bản về sinh thái học và môi trường. Chương 2. Ô nhiễm môi trường không khí. Chương 3. Ô nhiễm nước. Chương 4. Ô nhiễm đất và một số loại ô nhiễm khác Chương 5. Đánh giá tác động môi trường Chương 6. Chiến lược quốc gia và pháp luật về BVMT & TNTN ở Việt nam Chương 7. Tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản
- Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG. 1.1. Khái niệm về hệ sinh thái. 1.1.1. Khái niệm: Hệ sinh thái (HST) là một hệ chức năng gồm có quần xã sinh vật và môi trường của chúng, có thể biểu diễn bằng công thức: Hệ sinh thái = Quần xã sinh vật +Môi trường xung quanh + Năng lượng mặt trời. HST là đồng tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý xung quanh nơi mà quần xã đó tồn tại Các sinh vật và môi trường tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng.
- Một số thuật ngữ về sinh thái học: + Sinh thái học (ecology) là ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của chúng và giữa chúng với nhau. + Quần thể (population): Những cá thể của cùng một loài sống chung với nhau ở một vùng lãnh thổ. + Quần xã (community): Tất cả những cơ thể sống được tìm thấy trong một môi trường đặc trưng, bao gồm tất cả những quần thể của những loài khác nhau sống chung với nhau ở một vùng lãnh thổ. + Hệ sinh thái (ecosystem): Một quần xã và môi trường của nó, bao gồm tất cả các mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường vật lý bao quanh giữa chúng với nhau. + Sinh quyển (biosphere): Gồm tất cả những cơ thể sống trên trái đất hoặc tất cả các quần xã trên trái đất. + Sinh thái quyển (ecosphere): Gồm tất cả những cơ thể sống trên trái đất và các tác động tương hỗ của chúng với nhau và với đất đai, nước và không khí.
- Sơ đồ một hệ sinh thái với vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Các yếu tố vô sinh Sinh vật sản xuất (P) Sinh vật tiêu thụ (cấp 1) Sinh vật phân huỷ (D) Sinh vật tiêu thụ (cấp 2) Sinh vật tiêu thụ (cấp 3)
- 1.1.2. Các thành phần và chức năng của hệ sinh thái. Một hệ sinh thái điển hình gồm 2 nhóm: -Thành phần vô sinh (môi trường) gồm: -+ Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, dinh dưỡng khoáng N, S, P...) + Các chất hữu cơ ( gluxit, lipit... ) + Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... ) -Thành phần hữu sinh (sinh vật) gồm: + Sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng – cây xanh) + Sinh vật tiêu thụ (sinh vật dị dưỡng – động vật, VSV không quang hợp hoặc hoá tổng hợp được) + Sinh vật phân huỷ các thành phần hữu cơ ( vi khuẩn, nấm... ) giải phóng ra chất vô cơ.
- 1.1.3. Phân loại hệ sinh thái. Theo quy mô: -Nhỏ(bể cá, phòng thí nghiệm... ) -Vừa (thị trấn, thảm rừng... ) -Lớn (đại dương, sa mạc, thành phố... ). Theo bản chất hình thành: -Tự nhiên (ao, hồ, sông, biển, rừng nguyên sinh... ) - Nhân tạo (đô thị, cánh đồng, công viên... ).
- 1.1.4. Cân bằng hệ sinh thái. Cân bằng sinh thái: Là một trạng thái mà ở đó số lượng của các quần thể ở trạng thái ổn định, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện môi trường. Dưới tác động của các yếu tố sinh thái, sự ổn định này có thể bị thay đổi. Các hệ sinh thái có thể tự điều chỉnh để lập lại cân bằng, sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần khác và hệ thiết lập cân bằng mới có giới hạn, nếu bị mất cân bằng nghiêm trọng – mất tính đa dạng sinh học - hệ sẽ bị suy thoái .. Sự tự điều chỉnh của hệ phụ thuộc nhiều vào tính đa dạng sinh học. Các HST tự nhiên có đa dạng sinh học cao, có nhiều mức tiêu thụ trong chuỗi thức ăn, nếu có sự thay đổi của một yếu tố sinh thái làm mất cân bằng, thì nó sẽ dễ dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ ổn định. VD: HST đồng cỏ: Chuột thường bị rắn, chim cú, chim lợn, mèo ... săn bắt. Bình thường số lượng chim, rắn, thú, chuột cân bằng nhau, khi con người bắt chim, rắn, thú thì chuột bị mất thiên địch và sẽ phát triển với số lượng lớn.
- Các yếu tố sinh thái bao gồm: Yếu tố vô sinh: Địa hình, khí hậu, nước, khí, dinh dưỡng khoáng, hữu cơ, tạo điều kiện sống cho sinh vật và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng. Yếu tố hữu sinh: Bao gồm các cơ thể sống như thực vật , động vật và vi sinh vật, ảnh hưởng tới các sinh vật cùng hoặc khác loài bằng các mối quan hệ qua lại, cộng sinh, ký sinh hoặc đối kháng. Yếu tố nhân tạo: là các hoạt động của con người như công, nông, ngư nghiệp, giao thông giống như yếu tố địa lý, tác động trực tiếp lên sinh vật hoặc làm thay đổi điều kiện sống của chúng.
- 1.2. Môi trường và ô nhiễm môi trường: 1.2.1. Khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1- Luật BVMT VN) + Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. + Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Tài nguyên thiên nhiên: Là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên là một trong bốn nguồn lực để phát triển kinh tế cuả một quốc gia ( nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên, khoa học công nghệ), là yếu tố thúc đẩy sản xuất và là yếu tố quan trọng cho tích luỹ để phát triển . VD rừng, đất, nguồn nước, các loại động, thực vật, khoáng sản... Các tài nguyên thiên nhiên chính bao gồm tài nguyên khoáng sản (không tái tạo được), tài nguyên khí hậu, tài nguyên rừng và sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng (bức xạ mặt trời, gió, địa nhiệt, hoá thạch, thuỷ điện, phóng xạ, sinh khối... ).
- 1.2.2. Ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại. Sự ô nhiễm môi trường có thể là hoạt động tự nhiên như hoạt động núi lửa, lũ lụt, bão... . hoặc các hoạt động của con người trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận vải và sinh hoạt. Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường, tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp trở thành đơn giản và tham gia vào các quá trình sinh địa hoá. Sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng làm quá trình phân huỷ tự nhiên trở nên quá tải, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- hả năng tiếp thu và phân huỷ chất thải của môi trường là do các quá trình: Quá trình biến đổi lý hoá học: pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, phân giải, tách chiết phế thải và độc tố... . Quá trình biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ, chu trình nitơ, cacbon, photpho, lưu huỳnh... . và khử các chất độc bằng sinh hoá. Quá trình biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amon hóa, nitrat và phản nitrat hoá... . Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng tiếp thu và phân huỷ, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật khó phân huỷ thì chất
- Một số thuật ngữ về môi trường: Thành phần môi trường: Là các yếu tố tạo thành môi trường, gồm các thành phần chính: Thạch quyển , thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển. Suy thoái môi trường: Là quá trình làm thay đổi chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho môi trường. Sự cố môi trường: Là các tai biến rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Thảm hoạ môi trường: Các thiên tai hay sự cố MT gây thiệt hại nghiêm trọng Tiêu chuẩn môi trường : Là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Công nghệ sạch: Là những quy định công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường hoặc thải ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm MT
- Câu hỏi ôn tập Chương 1 1. Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái – Cho ví dụ về một hệ sinh thái nhân tạo ? 2. Phân loại hệ sinh thái ? Lấy ví dụ về mất cân bằng sinh thái ở một HST tự nhiên ? 3. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường ? 4. Do đâu môi trường có khả năng tự điều chỉnh ? Khái niệm về xử lý ô nhiễm ?
- Chương 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. 2.1. Khái niệm về không khí và các yếu tố khí hậu. 2.1.1. Không khí. Môi trường không khí bao quanh con người là không khí ẩm đã bị ô nhiễm do các chất độc hại và bụi. Không khí ẩm là hỗn hợp không khí khô và hơi nước. Trong không khí thường có các chất gây ô nhiễm chính gồm: Cacbon monoxit (CO), sunfur oxit (SOx) – chủ yếu là SO2, nitơ oxit (NOx) – chủ yếu là NO và NO2, hydro cacbon (CxHy) và các loại bụi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hóa môi trường: Mở Đầu
3 p | 875 | 196
-
Môi trường không khí
9 p | 416 | 108
-
Giáo trình Nuôi cấy mô: Bài 1. Mở đầu
8 p | 273 | 99
-
Mô hình điển hình trong hoạt động đoàn trường
4 p | 569 | 83
-
Giáo trình độc học môi trường và sức khỏe con người - Chương 3
17 p | 220 | 53
-
Bài giảng về Môi trường và con người
24 p | 196 | 45
-
Đánh giá tác động môi trường công quá trình dệt nhuộm
16 p | 286 | 37
-
Chương 3: MÔ CƠ (Muscle Tissue)
10 p | 213 | 35
-
Giáo trình toán kỹ thuật 2
9 p | 155 | 31
-
Quản lý dữ liệu trong nghiên cứu môi trường - Chương 4
15 p | 132 | 26
-
Giáo trình cơ học vật rắn 16
9 p | 110 | 24
-
Bài giảng Mô hình hóa môi trường - Chương 5
9 p | 163 | 21
-
Quản lý dữ liệu trong nghiên cứu môi trường - Chương 3
6 p | 132 | 21
-
Bài giảng Mô hình hóa môi trường - Chương 2
12 p | 113 | 15
-
Bài giảng Mô hình hóa môi trường - Chương 4
7 p | 104 | 12
-
Bài giảng Môi trường mỏ - Nguyễn Thu Thùy
80 p | 113 | 12
-
Bài giảng Mô hình hóa môi trường - Chương 3
11 p | 108 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn