Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán: Phần 1
lượt xem 55
download
Phần 1 Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán gồm nội dung 3 chương đầu tài liệu: Chương 1 - Môi trường đầu tư và thị trường chứng khoán, chương 2 - Rủi ro và mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán, chương 3 - Lý thuyết thị trường hiệu quả và mô hình định giá tài sản vốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán: Phần 1
- CHƢƠNG 1 : MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Môi trƣờng đầu tƣ 1.1.1 Khái niệm về môi trƣờng đầu tƣ Bất kỳ một cá nhân hay một tổ chức nào cũng không tồn tại một cách biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với môi trường. Những sự thay đổi từ các yếu tố môi trường xung quanh, có thể tạo ra những cơ hội, những thách thức hoặc rủi ro ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hoặc kết quả đầu tư. Để trở thành một nhà đầu tư thành công, nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian để khảo sát, phân tích và dự đoán các biến đổi của môi trường và coi đó là một công việc đầu tiên và thường xuyên của mình. Việc nghiên cứu môi trường sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin quan trọng, làm cơ sở cho nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Vậy môi trường đầu tư là gì? Môi trường đầu tư là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng đến quyết định và kết quả đầu tư. Môi trường đầu tư có thể là các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng và các yếu tố liên quan khác có ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư ở các mặt: kết quả đầu tư, phạm vi đầu tư, mục tiêu đầu tư và chiến lược đầu tư. 1
- Trên thực tế, môi trường không đứng yên mà luôn luôn vận động, biến đổi. Do đó khi nghiên cứu môi trường chúng ta cần phải xem xét môi trường ở cả hai trạng thái tĩnh và động. Nghiên cứu môi trường đầu tư ở trạng thái tĩnh là việc xác định một môi trường đầu tư chứng khoán gồm những yếu tố gì tác động, tính chất và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và hiện trạng các yếu tố của môi trường đầu tư. Nghiên cứu môi trường đầu tư ở trạng thái động có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định mục tiêu và chiến lược đầu tư. Đó là việc dự đoán được xu hướng vận động và biến đổi của từng loại yếu tố và từng loại môi trường đầu tư. Nghiên cứu mối liên hệ tác động qua lại của các yếu tô môi trường và các cấp độ môi trường. 1.1.2 Phân loại môi trƣờng đầu tƣ Căn cứ vào phạm vi và cấp độ môi trường, môi trường đầu tư có thể được phân thành các loại sau: 1.1.2.1 Môi trường bên ngoài: Bao gồm các yếu tố khách quan, bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, và môi trường quốc tế: 2
- a. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô còn gọi là môi trường tổng quát, được hình thành từ những điều kiện chung nhất của một quốc gia nào đó. Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, các cá nhân, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức, các cá nhân. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tự nhiên, dân số và kỹ thuật công nghệ. Khi nghiên cứu môi trường vĩ mô nhà đầu tư cần chú ý các đặc điểm của nó. Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến các tổ chức và các cá nhân. Nhà đầu tư khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được môi trường vĩ mô - khó có thể điều chỉnh được môi trường vĩ mô, trái lại phụ thuộc vào môi trường vĩ mô. Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, theo từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau trong từng lọai chứng khoán mà nhà đầu tư có ý định đầu tư. Sự thay đổi của môi trường vĩ mô có tác động làm thay đổi cục diện của môi trường vi mô và môi trường nội bộ. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư một cách độc lập trong mối liên kết với các yếu tố khác. b. Môi trường vi mô: Môi trường vi mô còn gọi là môi trường đặc thù, được hình thành tùy thuộc vào những điều kiện sản xuất kinh 3
- doanh trong từng ngành, và bởi đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Nghiên cứu môi trường vi mô là một nội dung hết sức quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định nên lựa chọn đầu tư vào chứng khoán nào để mang về hiệu quả cao nhất. Đây là loại môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra trực tiếp tại đây. Môi trường này thường bao gồm các yếu tố như: nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp... c. Môi trường quốc tế Vấn đề nghiên cứu môi trường quốc tế không chỉ đặt ra với các công ty hoạt động trên thương trường nước ngoài mà còn đặt ra cả đối với những công ty chỉ gắn với thị trường trong nước và với những nhà đầu tư chứng khoán. Có thể nói trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay thì không thể có một quốc gia nào lại không có mối quan hệ với nền kinh tế thế giới, trái lại mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày càng tăng. Trong bối cảnh như vậy chắc chắn rằng những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế sẽ có tác động đến môi trường kinh doanh của các công ty hoạt động trong nước và chắc chắn sẽ tác động đến nhà đầu tư. 1.1.2.2 Môi trường nội bộ (hoàn cảnh nội bộ): 4
- Rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư... Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố chủ quan của nhà đầu tư có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Cụ thể, môi trường nội bộ gồm các yếu tố như: trình độ nhà đầu tư, khả năng nghiên cứu, phân tích và phán đoán của nhà đầu tư, năng lực tài chính của nhà đầu tư, khả năng ra quyết định của nhà đầu tư ….. 1.1.3 Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ Những yếu tố của môi trường đầu tư có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán, đến giá cả chứng khoán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà mỗi người tham gia vào thị trường nên hiểu, nên phân tích trước và trong cả quá trình thực hiện quản lý đầu tư, hoặc kinh doanh của mình và nó là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện cho quyết định đầu tư, kinh doanh, quản lý của nhà đầu tư mang lại hiệu quả cao. Đối với mỗi chủ thể khác nhau, việc nghiên cứu môi trường đầu tư có tầm quan trọng khác nhau: a. Đối với người đầu tư: Qua việc xem xét các yếu tố của môi trường đầu tư người đầu tư có thể dự báo được khả năng hình thành của giá cả, mức sinh lời dự kiến, khả năng 5
- bảo toàn vốn và khả năng sản sinh rủi ro. Đây là những yếu tố mà tất cả mọi người đầu tư đều rất quan tâm. Môi trường đầu tư có thể tác động đến nhà đầu tư chứng khoán theo hai hướng cơ bản: - Hướng thuận lợi: tạo ra các cơ hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư, mang lại lợi nhuận càng cao. - Hướng nghịch: rủi ro xảy ra và gây thiệt hại cho nhà đầu tư Trong kinh tế thị trường, chẳng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn... Đầu tư chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật này, nhưng ở mức sâu đậm và đa diện hơn. Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán. Chân dung nhà đầu tư chứng khoán điển hình là người luôn háo hức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn; luôn cảnh giác đề phòng và cũng rất nhẹ dạ, cả tin; ranh ma và nhạy cảm. Và trong số họ, ai nắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ dễ dàng chiến thắng và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu 6
- tư. Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị trường... Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin đến chậm hoặc bị cắt xén, không chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó... đều có thể gây ra thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán.Vì vậy việc nghiên cứu môi trường đầu tư là cần thiết. b. Đối với doanh nghiệp: Xem xét tổng quan các nhân tố của môi trường đầu tư các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá thị trường, dự báo sự phát triển của thị trường, dự báo các đối thủ cạnh tranh, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh và từ đó có quyết sách thích hợp làm tăng giá trị doanh nghiệp. c. Đối với nhà nước: Nhà nước có nghĩa vụ vừa quản lý vừa xây dựng môi trường đầu tư, nhằm mục tiêu: - Giữ vững kỷ luật, kỷ cương của thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động theo quy chế và pháp luật. 7
- - Tạo điều kiện để phát triển thị trường. - Tạo động lực để các thành viên tham gia thị trường với thái độ xây dựng. - Ngăn ngừa những hành vi phá hoại, thao túng thị trường. - Đạt mục tiêu cuối cùng là làm cho thị trường hoạt động trung thực, công bằng và hiệu quả. Để đạt được các mục tiêu đó, một trong những lĩnh vực mà nhà nước cần quan tâm là môi trường vĩ mô của thị trường. Hiểu rõ môi trường này nhà nước có thể: - Có biện pháp quản lý thích hợp hơn - Có các chính sách khuyến khích phát triển thích hợp hơn - Điều chỉnh kịp thời các quy chế, biện pháp phù hợp với môi trường và sự biến đổi của môi trường. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB): nếu các nước đang phát triển muốn đạt tỉ lệ tăng trưởng cao, việc tự do hóa thương mại phải được bổ sung bằng một môi trường đầu tư lành mạnh. Các thể chế, chính sách và qui định quản lý của nhà nước đóng vai trò hệ trọng trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nếu chính phủ quá quan liêu và tham nhũng, hoặc nếu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tài chính kém hiệu quả, sẽ khó thuyết phục giới kinh doanh đầu tư vào những cơ hội xuất khẩu tiềm năng, bởi vì lợi nhuận thấp và không chắc chắn. Sở dĩ Trung Quốc 8
- đã tăng trưởng rất nhanh trong thập niên vừa qua trong khi các nước đang phát triển khác trì trệ là do Trung Quốc đã tạo được một môi trường đầu tư đặc biệt hấp dẫn. Môi trường đầu tư này đã giúp các doanh nghiệp không chỉ gieo hạt đầu tư mà còn hái quả lợi nhuận. Những gương thành công như vậy đã thu hút thêm các doanh nghiệp khác đến Trung Quốc, góp phần làm tăng lượng đầu tư nước ngoài cũng như số lượng các công ty xuất hàng Trung Quốc ra thị trường thế giới. d. Đối với nhà phân tích, bình luận: Nếu hiểu rõ môi trường vĩ mô của thị trường thì nhà phân tích, bình luận sẽ có căn cứ để đánh giá, phân tích thị trường chính xác, sâu sắc hơn. 1.2 Môi trƣờng vĩ mô 1.2.1 Môi trƣờng kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường đầu tư liên quan đến thị trường chứng khoán là môi trường kinh tế. Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà đầu tư. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của nhà đầu tư . 9
- Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô. Chúng ta xem xét môi trường kinh tế qua các mặt: Các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân GDP, GNP,. ., lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại tệ, cân đối ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái và một số phân tích kinh tế vĩ mô khác: a. Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế (Chỉ tiêu GDP, GNP) Tổng sản phẩm quốc nội thường được viết tắt là GDP (từ cụm từ đầy đủ tiếng Anh Gross Domestic Product) là một con số thống kê cho biết tổng mức thu nhập của toàn nền kinh tế quốc dân và tổng mức chi tiêu trên đầu ra của hàng hóa và dịch vụ. GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia. là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Theo cách tính tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau: GDP = C + I + G + NX 10
- Trong đó: • C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. • I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. • G là tổng chi tiêu của chính phủ. • NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu - nhập khẩu GDP danh nghĩa và GDP thực tế: GDP danh nghĩa là một cách tính tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Trong khi GDP danh nghĩa chỉ tổng số tiền chi phí cho GDP, thì GDP thực tế chỉ việc điều chỉnh lại của con số này vì những lý do như sự mất giá của đồng tiền để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" 11
- Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia thường được viết tắt GNP (Gross National Product), là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước) Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia GNP = C + I + G + (X - M) + NR • C = Chi phí tiêu dùng cá nhân • I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội • G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước • X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ • M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ • NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng) 12
- GDP,GNP thường được dùng để đánh giá mức phát triển kinh tế của cả nước, từng ngành, từng địa phương và từng vùng lãnh thổ. Phân tích xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội, và tổng sản phẩm quốc dân nghĩa là số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập tính bình quân đầu người, cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động của GDP trong quan hệ biến động với dân số để xem xét mức tăng trưởng bình quân đầu người và từ đó xem xét khả năng tích lũy của một quốc qia. Đánh giá hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất và khả năng hoàn vốn đầu tư ở từng ngành, từng khu vực kinh tế, đánh giá cơ cấu ngành kinh tế….thông qua chỉ tiêu GDP, giúp nhà đầu tư xem xét lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư. Do đó, để đánh giá xu hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng cần phải xem xét đánh giá tốc độ tăng trưởng GDP hoặc GNP . GDP ở Việt Nam trong những năm (1995 - 2007) tăng trưởng bình quân từ 7 - 10%, đây là mức tăng trưởng khá cao. Chính điều này đã tác động, làm cho tốc độ tăng trưởng của thị trường ở Việt Nam trong những năm qua là khá cao. 13
- Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dự kiến 2008 GDP 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,44 7,0 (Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006, tr 69) Tốc độ tăng trưởng GDP thống kê qua các năm và ước tính cho 2008 Thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2007 là kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn 14
- năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng 10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006. (tính theo giá so sánh năm 1994). Nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn như vừa trải qua, tốc độ tăng GDP chắc chắn còn cao hơn 8,5%. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dich theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm còn dưới 20,0%/ so với 20,81% năm 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng dần và chiếm trên 41,7% so với 41.56% và khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,30% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng. Nét mới trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO. Năm 2008, do tốc độ tăng giá (CPI) tăng nhanh nên Quốc hội đã giảm mục tiêu tăng trưởng so với năm 2007, theo đó mục tiêu Quốc 15
- hội đề ra cho cả năm 2008 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chỉ là 7% b. Lãi suất: Lãi suất hiểu đơn giản là cái giá mà người đi vay phải trả cho người có tiền cho vay. Khi phân tích nền kinh tế nói chung để đi tới quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhất thiết phải xem xét đến lãi suất, yếu tố cơ bản quyết định việc đầu tư. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư, ảnh hưởng đến mức lời của nhà đầu tư, của các doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nếu lãi suất mà ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, điều này sẽ khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao nhưng lại có rủi ro thấp hơn là đầu tư vào chứng khoán. Sự thay đổi về lãi suất trên thị trường tiền tệ có tác động rất lớn đến cung cầu, giá cả các loại chứng khoán. Một số chứng khoán dài hạn có lãi 16
- suất thả nổi thường căn cứ vào lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng để điều chỉnh. Hoặc khi định giá chứng khoán tại một thời điểm nào đó trên thị trường, nhà đầu tư có thể tham khảo lãi suất ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ. Do lãi suất là yếu tố cơ bản quyết định việc đầu tư, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán. a. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu: Đây là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm và ngược lại, khi lãi suất ngân hàng hạ thấp hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ tăng. b. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu: Đây là mối quan hệ không trực tiếp và không hoàn toàn diễn ra theo một chiều. Lý do ở chỗ, dòng tiền thu nhập của cổ phiếu không cố định như của trái phiếu, mà chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thay đổi của lãi suất. 17
- (1)Lãi suất tăng - giá cổ phiếu ổn định hoặc tăng: xảy ra khi giá hàng hóa bán ra của các công ty có thể tăng, dẫn đến thu nhập của công ty tăng lên cùng với lạm phát do chi phí đầu vào tăng. Do vậy, giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì lãi suất chiết khấu tăng và dòng thu nhập tăng bù đắp được cho nhau. (2) Lãi suất tăng - giá cổ phiếu giảm: xảy ra khi các dòng thu nhập tương lai của công ty tăng không nhiều hoặc thậm chí giảm, vì trước đó công ty phải huy động vốn với lãi suất cao, đến khi hàng hóa được sản xuất và bán ra thì lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, trong khi sức mua lại có hạn, thu nhập của công ty giảm sút, công ty không có khả năng tăng giá hàng hóa để bù lại mức lạm phát. Khi lãi suất giảm thì cũng có thể xảy ra các khả năng tương tự. (3)Lãi suất tăng - giá cổ phiếu ổn định hoặc tăng: xảy ra khi giá hàng hóa bán ra của các công ty có thể tăng, dẫn đến thu nhập của công ty tăng lên cùng với lạm phát do chi phí đầu vào tăng. Do vậy, giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì lãi suất chiết khấu tăng và dòng thu nhập tăng bù đắp được cho nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là quan hệ ngược chiều, nhất là trong giai đoạn ngắn hạn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. c. Mức độ lạm phát: 18
- Bên cạnh lãi suất, yếu tố lạm phát cũng đóng vai trò không kém vì nó dẫn đến sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Ngoại trừ trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (1 con số) có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho nhà đầu tư, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng. Lạm phát là một chỉ tiêu luôn được nhà đầu tư quan tâm, bởi vì lạm phát cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế không ổn định, lạm phát cao sẽ làm xói mòn kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả đầu tư. Cụ thể: - Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa bị tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn. Qui mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục. Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu 19
- hướng bị đình đốn, phá sản. Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh không còn chính xác vì thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch tóan chỉ còn là hình thức. - Người ta từ chối tiền trong vai trò là trung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá. Điều này càng làm cho lưu thông tiền tệ bị rối lọan. - Lạm phát xảy ra còn môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu cơ, tích trữ gây cung – cầu hàng hóa giả tạo… - Thị trường chứng khoán, tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát gia tăng. Lạm phát làm sức mua của đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông của thị trường tăng lên một cách đột biến hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi. - Trong lĩnh vực đời sống xã hội: đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán - PGS.TS. Bùi Kim Yến
436 p | 788 | 390
-
Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán
335 p | 1125 | 348
-
Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán - PGS.TS. Bùi Kim Yến
436 p | 868 | 261
-
Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - Trương Bá Thanh
71 p | 627 | 229
-
Giáo trình Phân tích cổ phiếu Chương 2
13 p | 344 | 168
-
Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán: Phần 2
185 p | 172 | 51
-
Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thị Minh Huệ
336 p | 36 | 18
-
Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp: Phần 1 (Dùng cho chuyên ngành: Thuế, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,...)
190 p | 34 | 15
-
Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Thị Minh Huệ
181 p | 24 | 14
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng kỹ thuật đầu tư của từng nguồn vốn p6
5 p | 76 | 10
-
Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (Dùng chuyên ngành Kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp): Phần 2 - GS. TS. NGND Ngô Thế Chi
203 p | 14 | 8
-
Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Đăng Nam
304 p | 31 | 8
-
Giáo trình phân tích khả năng sử dụng đáo hạn nguồn vốn trong quy trình đầu tư của từng nguồn vốn p6
5 p | 70 | 7
-
Giáo trình phân tích khả năng sử dụng đáo hạn nguồn vốn trong quy trình đầu tư của từng nguồn vốn p9
5 p | 64 | 7
-
Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Đăng Nam
150 p | 8 | 7
-
Giáo trình Phân tích kỹ thuật: Phần 1 - TS. Nguyễn Lê Cường
108 p | 13 | 4
-
Giáo trình Phân tích tài chính tập đoàn: Phần 1 - PGS. TS. NGƯT Nguyễn Trọng Cơ
150 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn