intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng rau nhóm ăn quả - MĐ04: Trồng rau an toàn

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

356
lượt xem
155
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trồng rau nhóm ăn quả - MĐ04: Trồng rau an toàn vgiới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng rau nhóm ăn quả - MĐ04: Trồng rau an toàn

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG RAU NHÓM ĂN QUẢ MÃ SỐ: 04 NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2010
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau an toàn cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau an toàn. Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau an toàn” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau an toàn tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau an toàn. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn 3) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá 4) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn quả 5) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn củ 6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Viện rau quả, bộ môn cây rau trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau an toàn, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa
  4. học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Giáo trình “Trồng rau nhóm ăn quả” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Cù Xuân Phương 4. Phùng Trung Hiếu 5. Nguyễn Xuân Dung 6. Nguyễn Thị Thủy
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 MÔ ĐUN SẢN XUẤT NHÓM RAU ĂN QUẢ ................................................ 3 BÀI 1: SẢN XUẤT CÀ CHUA AN TOÀN ....................................................... 3 A. Giới thiệu về quy trình .................................................................................... 3 B. Các bước tiến hành.......................................................................................... 4 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) ............................................................................. 4 2. Các dạng giống cà chua ................................................................................... 4 3. Tạo cây giống .................................................................................................. 5 3.1. Chuẩn bị đất trồng ........................................................................................ 5 3.2. Xử lý hạt giống ............................................................................................. 7 3.3. Gieo hạt ......................................................................................................... 8 3.4. Chăm sóc cây giống ...................................................................................... 9 3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng .......................................................................... 11 4. Trồng ra ruộng sản xuất ................................................................................. 12 4.1. Chuẩn bị đất trồng ...................................................................................... 12 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng ......................................................................... 14 4.3. Trồng cây .................................................................................................... 15 4.4. Phân bón ..................................................................................................... 15 4.5. Chăm sóc .................................................................................................... 17 4.6. Quản lý dịch hại .......................................................................................... 19 5. Thu hoạch bắp cải .......................................................................................... 33 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp .................................................................... 33 5.2. Phương pháp thu hoạch .............................................................................. 34 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng bắp ......................................................................... 34 C. Sản phẩm thực hành của học viên................................................................. 35 BÀI 2: SẢN XUẤT DƯA CHUỘT AN TOÀN ............................................... 38 A. Giới thiệu về quy trình .................................................................................. 38 B. Các bước tiến hành........................................................................................ 39 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) ........................................................................... 39 2. Các giống dưa chuột ...................................................................................... 39 3. Tạo cây giống ................................................................................................ 41 3.1. Gieo hạt dưa chuột vào bầu (khay) ............................................................. 41 3.2. Chăm sóc cây giống .................................................................................... 43 3.3. Tiêu chuẩn cây đem trồng .......................................................................... 44
  6. 4. Trồng ra ruộng sản xuất ................................................................................. 45 4.1. Chuẩn bị đất trồng ...................................................................................... 45 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng ......................................................................... 47 4.3. Trồng cây .................................................................................................... 48 4.4. Phân bón ..................................................................................................... 51 4.5. Chăm sóc .................................................................................................... 51 4.6. Quản lý dịch hại .......................................................................................... 52 5. Thu hoạch dưa chuột ..................................................................................... 65 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp .................................................................... 65 5.2. Phương pháp thu hoạch .............................................................................. 66 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng bắp ......................................................................... 66 C. Sản phẩm thực hành của học viên................................................................. 67 BÀI 3: SẢN XUẤT ĐẬU ĐŨA AN TOÀN ..................................................... 69 A. Giới thiệu về quy trình .................................................................................. 69 B. Các bước tiến hành........................................................................................ 70 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) ........................................................................... 70 2. Các dạng giống đậu đũa................................................................................. 70 2.1. Đậu lùn........................................................................................................ 70 2.2. Đậu leo ........................................................................................................ 70 3. Trồng cây ( gieo hạt) ..................................................................................... 71 3.1, Chọn đất trồng ............................................................................................ 71 3.2. Làm đất và lên luống .................................................................................. 71 3.4. Xử lý hạt giống ........................................................................................... 74 3.5. Gieo hạt ....................................................................................................... 74 3.6. Chăm sóc cây .............................................................................................. 75 4. Thu hoạch ...................................................................................................... 90 4.1. Thời điểm thu hoạch ................................................................................... 90 4.2. Phương pháp thu hoạch .............................................................................. 90 C. Sản phẩm thực hành của học viên................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................
  7. 1 MÔ ĐUN: TRỒNG RAU NHÓM ĂN QUẢ Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Mô đun trồng nhóm rau ăn quả cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật làm đất vườn ươm, vườn sản xuất, tạo cây giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc vườn ươm, vườn sản xuất có hiệu quả đối với nhóm rau ăn quả BÀI 1: SẢN XUẤT CÀ CHUA AN TOÀN Mã bài: MĐ4 – 01 Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cà chua; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây cà chua và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc rau cà chua; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Giới thiệu về quy trình - Chuẩn bị hạt giống - Chuẩn bị cây giống CHUẨN BỊ TRỔNG - Chuẩn bị đất trồng - Lên luống vườn ươm, vườn trồng - Gieo hạt TIẾN HÀNH TRỒNG - Trồng cây - Tưới nước giữ ẩm - Bón phân CHĂM SÓC - Tưới nước - Làm cỏ - Phòng trừ sâu bệnh - Thời điểm thu hoạch THU HOẠCH - Phương pháp thu hoạch - Tiêu chuẩn chất lượng Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất cà chua
  8. 2 B. Các bƣớc tiến hành 1. Thời vụ trồng ( dƣơng lịch) - Đồng bằng Sông Hồng và Thanh Hóa + Vụ sớm: 25/7 – 25/8 + Vụ chính: 15/9 – 15/10 + Vụ muộn: 5/10 – 5/11 + Vụ xuân hè: 15/1 -15/2 - Đồng bằng Sông Cửu Long + Vụ gieo: 20/10 – 20/11 - Đà Lạt và Đông Nam Bộ + Vụ đông xuân: 15/9 – 15/10 + Vụ xuân hè: 5/01 – 5/02 2. Các dạng giống cà chua + Cà chua múi: Quả to, nhiều ngăn tạo thành múi. Quả có vị chua, nhiều hạt, ăn không ngon nhưng cây mọc khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh khá. Giống điển hình là cà chua múi Hải Phòng. Hình 1.2: Cà chua múi + Cà chua hồng: Quả hình quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Thịt quả nhiều bột, ăn ngon. Cây chống chịu sâu bệnh kém so với cà chua múi. Hình 1.3: Cà chua hồng
  9. 3 + Cà chua bi: Quả bé, cây sai quả, quả ăn chua, hơi ngái. Cây chống chịu sâu bệnh khá. Hình 1.4: Cà chua bi - Trồng các giống sinh trưởng phát triển khỏe, không bị sâu bệnh, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao - Các giống cà chua đang được trồng phổ biến trong sản xuất: Ba lan lùn, Số 7, Lai số 1, Hồng Lan, C50, C95, HP5, Red Crow 250, HT 7 3. Tạo cây giống 3.1. Chuẩn bị đất trồng a, Chọn đất làn vườn ươm - Nơi cao ráo, dễ tưới, dễ tiêu, dễ vận chuyển cây con, - Đất vườn ươm cần được phơi ải, sạch cỏ dại, - Trước khi gieo 15 ngày cần được xử lý ( 15 kg Basudin + 100 kg vôi bột rắc đều cho 1 ha vườn ươm) b, Làm đất và lên luống Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ. - Máy cày, - Máy kéo, - Cuốc, - Xẻng... Hình 1.5: Máy phay đất
  10. 4 Bước 2: Làm tơi đất - Dùng bừa, máy phay, cào cuốc... làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp - Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới - Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước - Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ - Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm Bước 4: Lên luống trồng - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 90 - 100 cm + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 90 – 100 cm + Rãnh: 30 – 35 cm Lưu ý: - Vườn ươn nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc - Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m - Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm Mặt luống 90 – 100 cm Độ cao 15 – 20 cm Rãnh( 30- 35 cm) Hình 1.6: Kích thƣớc luống ƣơm cà chua vụ khô
  11. 5 Bước 5: San phẳng mặt luống - Dùng bừa, cào răng, máy kéo san đất bằng phẳng Bước 5: Bón lót phân - Lượng phân bón trên 360 m2: + 30 kg vôi bột vãi đều trên mặt trước khi lên luống + 300 kg phân hữu cơ hoai mục Trộn đều bón hốc hoặc + 15 kg Lân lâm thao bón rãnh + 2 kg ka li 3.2. Xử lý hạt giống a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp - Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống - Hạt không có mầm mống sâu bệnh - Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại - Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt / m2 Hình 1.7. Hạt giống cà chua Chú ý: - Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 – 1 cm lên trên mặt luống. - Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt. b, Xử lý hạt giống trước khi gieo - Thời điểm xử lý + Trước khi gieo hạt - Cách xử lý Bước 1: Thúc mầm hạt giống - Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh) Bước 2: Thời gian ngâm: 6 – 10 giờ Bước 3: Vớt hạt để giáo nước
  12. 6 Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt giáo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước Bước 5: Đem ủ ở nhiệt độ 26 – 290C Lƣu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nẩy mầm 3.3. Gieo hạt a, Gieo trực tiếp ra luống Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt/ m2 Bước 2: Gieo hạt - Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng Bước 3: Lấp hạt - Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm - Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt Bước 4: Phủ luống - Sau khi lấp hạt xong dùng + Trấu, Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống Bước 5: Tưới nước - Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm - Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát Lƣu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài - Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu - Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột) b,Gieo vào bầu Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0,2% lân + 0,2 đến 0,5% vôi bột. Bước 2: Cho đất vào chậu ươm Bước 3: Xử lý hạt giống
  13. 7 Bước 4: Bỏ hạt giống vào chậu ươm Hình 1.8: Cây cà chua đƣợc gieo ở trong khay 3.4. Chăm sóc cây giống a, Làm giàn che: - Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt ... - Chỉ che khi trời có mưa to b, Tưới nước - Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày + Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất + Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày + Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều c, Bón phân thúc - Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc - Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: + Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch + Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày) Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc
  14. 8 - Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém d, Quản lý sâu bệnh hại * Bệnh hại: - Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau: + Bệnh lở cổ rễ Hình 1.9: Bệnh lở cổ rễ ở cây cà chua - Phòng bệnh bằng cách: + Mật độ gieo không quá dày + Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót + Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng.. - Xuất hiện bệnh nên phun thuốc: Niclosat 4SL, Ridomil Gold 68 WP, ... * Sâu hại - Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau: + Dế + Kiến + Sâu xám - Biện pháp phòng + Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo + Luân canh cây trồng nước - Biện pháp trừ: Tungatin 1.8 EC, Vertimec 0,84 SL....
  15. 9 3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng - Kiểm tra cây con: + Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại + Sau khi cây gieo được 30 – 35 ngày - Cây đem ra trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây Hình 1.10: Tiêu chuẩn cây con khi xuất vƣờn Lƣu ý: - Khi cây con được 2-3 lá thật (lá nhám) có thể đem trồng. Trước khi đem cây con ra đồng nên phun một lượt thuốc BVTV như Thane M 80WP, Marthian 90 SP và Thianmectin 0.5ME. - Nên trồng vào những ngày có mây râm mát hoặc buổi chiều.
  16. 10 4. Trồng ra ruộng sản xuất 4.1. Chuẩn bị đất trồng Bước 1: Dụng cụ làm đất - Máy kéo, - Máy cày, - Cày bằng trâu bò, - Cào, cuốc, xẻng Hình 1.11: Cuốc, xẻng Bước 2:Cày đất - Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to Hình 1.12: Cày đất Bước 3: Làm đất nhỏ - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, Hình 1.13: Làm đất nhỏ
  17. 11 Bước 4: Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 0,9 - 1m + Mặt luống: 0,9 – 1 m + Rãnh: 35 – 50 cm + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 0,9 – 1 m Độ cao 15 – 25 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình 1.14: Kích thƣớc luống vƣờn cây cà chua vụ khô Bước 5: San phẳng mặt luống - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt Hình 1.15: San phẳng mặt luống trồng rau Bước 6: Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Vụ hè thu: 40 cm + Vụ đông xuân: 45 cm
  18. 12 - Loại phân được dùng để bón lót Bảng 1.1. Lƣợng phân bón lót cho cây cà chua Lần bón Loại phân Lƣợng ( kg/360 Cách bón m2) Bón lót `- Vôi bột 30 Vãi đều trên mặt ( trước khi trước khi lên luống trồng 3 -7 - Phân 300 ngày) chuồng ủ 15 Trộn đều bón hốc - Lân lâm 2 hoặc bón rãnh thao - Kali Hình 1.16: Bón phân lót cho cây cà chua Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng Trồng đúng mật độ (900 – 1100 cây/ sào Bắc bộ hay 25.000 – 30.000 cây/ha). Khoảng cách cây và hàng: + Vụ hè thu: Cây cách cây 40 cm – Hàng cách hàng 60 - 65 cm + Vụ đông xuân: Cây cách cây 45 cm – Hàng cách hàng 60 - 65 cm
  19. 13 4.3. Trồng cây - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm - Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước Hình 1.17: Trồng cây cà chua 4.4. Phân bón 4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho rau cà chua - Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà.. đã được ủ xử - Phân hóa học: + Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 % + Phân kali: Thường dùng phân kali đỏ (kali clorua có hàm lượng kali nguyên chất là 60%) + Phân lân: Có 2 loại phân lân - Lân nung chảy (14-16% P2O5) - Lân super (16-18% P2O5) + Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại: - BioGro bón qua rễ: - BioGro bón qua lá
  20. 14 4.4.2. Lượng phân bón cho cây cà chua Bảng 1.2. Lƣợng phân bón thúc cho cây cà chua ( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2) Lần bón Loại phân Lƣợng Cách bón ( kg/Bắc bộ) Bón thúc lần 1 Vi sinh BioGro 30 – 40 Bón xung ( Sau khi cấy 3 ngày) quanh gốc rồi lấp đất Bón thúc lần 2 Phân đạm 1 Bón xung ( Sau khi cấy 10 -15 NPK 2 quan gốc ngày) Bón thúc lần 3 Phân đạm ure 1 Bón xung ( Sau khi trồng 35 Kali 1 quan gốc ngày) NPK 2 Bón thúc lần 4 Phân đạm 1 Bón xung ( Sau trồng 60 ngày ) Phân kali 1 quan gốc NPK 2 Bón thúc lần 5 Phân đam 1 Bón xung (Sau trồng 70 – 80 Phân kali 1 quan gốc ngày đối với cây NPK 2 sinh trưởng vô hạn) Bón thúc bằng phân Sau trồng 5 ngày, 20 ngày, 35 ngày Liều lượng vi sinh Biogro qua lá theo hướng dẫn Chú ý: - Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2