TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010<br />
<br />
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI XEN TÔM SÚ – CÁ KÌNH<br />
Ở PHÁ TAM GIANG<br />
Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huê<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nuôi tôm ở phá Tam Giang - Cầu Hai đang đương đầu với nhiều rủi ro, tôm bị dịch<br />
bệnh, mất mùa và thua lỗ do môi trường nước bị ô nhiễm. Quy hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản cả<br />
về không gian nuôi và hình thức nuôi là giải pháp quan trọng cho tình hình trên. Nuôi xen canh<br />
tôm sú với cá kình được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp<br />
màng bao dữ liệu theo hướng đầu vào dưới sự biến đổi theo quy mô (input-oriented VeriableReturn-to-Scale Data Envolope Nalayis) để ước lượng và phân tích tính hiệu quả kỹ thuật sử<br />
dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang. Kết quả cho<br />
thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật khá cao, bình quân là 0,91. Nguyên nhân chính của phi hiệu quả<br />
là do quy mô không hợp lý. Nhóm hộ nuôi trong vùng quy hoạch sản xuất có hiệu quả hơn nhóm<br />
hộ nuôi ngoài vùng quy hoạch.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá lớn nhất<br />
Đông Nam Á và tiêu biểu nhất trong số 12 đầm phá ven bờ Việt Nam. Từ năm 1994,<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định nuôi trồng thuỷ sản như một ngành kinh tế mũi nhọn<br />
của vùng [6]. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm đã mang lại<br />
diện mạo mới cho vùng đầm phá. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng tài nguyên đầm<br />
phá chưa hợp lý và sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản thiếu quy hoạch đã làm môi trường<br />
nước bị ô nhiễm, tôm bị dịch bệnh, nuôi tôm bị mất mùa, thua lỗ trong những năm gần<br />
đây [9,10].<br />
Nhằm hạn chế rủi ro và dịch bệnh trong nuôi thủy sản, nuôi xen canh tôm với<br />
các loại thuỷ sản khác được thử nghiệm và áp dụng ở vùng đầm phá. Nuôi xen tôm sú<br />
(Peneaus monodon) – cá kình (Siganus oramin) là mô hình được áp dụng phổ biến ở<br />
vùng đầm phá này trong những năm gần đây. Để có các giải pháp nâng cao hiệu quả của<br />
mô hình nuôi xen canh này cần phải đánh giá các yếu tố đầu vào đã được sử dụng một<br />
cách tối ưu hay chưa. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành áp dụng phương<br />
pháp màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) để nghiên cứu “Hiệu quả<br />
kỹ thuật của mô hình nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang”. Nghiên cứu này tìm<br />
hiểu thực trạng áp dụng mô hình nuôi xen tôm sú – cá kình, trên cơ sở đó tính toán và<br />
15<br />
<br />
đánh giá mức hiệu quả kỹ thuật mà từng hộ thực sự đạt được trong vụ nuôi năm 2008,<br />
và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nuôi xen tôm sú-cá kình được áp dụng phổ biến ở hai huyện Quảng Điền và<br />
Hương Trà. Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ phòng Thống kê<br />
và phòng Nông nghiệp của hai huyện. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra<br />
nông hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở Quảng An và Quảng Thành thuộc huyện Quảng<br />
Điền và xã Hương Phong thuộc huyện Hương Trà. Mẫu điều tra gồm 44 hộ, trong đó có<br />
17 hộ ở xã Quảng An, 10 hộ ở xã Quảng Thành, và 17 hộ ở xã Hương Phong, thuộc<br />
huyện Hương Trà. Mẫu chọn điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu<br />
nhiên. Trong mẫu điều tra có 10 hộ nuôi xen tôm sú-cá kình trong khu vực đã được quy<br />
hoạch và 34 hộ còn lại nuôi ở địa bàn chưa được quy hoạch.<br />
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất là tích của hiệu quả kỹ thuật (TE) với hiệu quả<br />
về giá (AE). Hiệu quả kỹ thuật có thể ước tính theo các phương pháp khác nhau. Trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).<br />
Phương pháp này được Charnes, Cooper, và Rhodes phát triển vào năm 1978, dựa trên<br />
nghiên cứu của Farrell (1957). Khác với phương pháp hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên<br />
(Stochastic Production Frontier – SPF) sử dụng phương pháp kinh tế lượng, DEA liên<br />
quan đến phương pháp lập trình toán học (mathematical programming) để ước lượng<br />
hiệu quả xuất. So với phương pháp SPF, DEA có ưu điểm là có thể áp dụng được cho cả<br />
trường hợp đa đầu ra. Hơn nữa, DEA là phương pháp phi tham số (non-parametric),<br />
không cần phải xây dựng trước những giả thiết về một dạng hàm sản xuất cụ thể và giả<br />
thiết về phân phối của sai số ngẫu nhiên như trong SPF.<br />
Xét trường hợp có n hộ nuôi xen tôm sú – cá kình. Mỗi hộ sử dụng K yếu tố đầu<br />
vào để sản xuất ra M loại thuỷ sản khác nhau. K yếu tố đầu vào trong nghiên cứu này là<br />
tổng chi phí giống, lao động và lượng thức ăn đầu tư cho vụ nuôi xen tôm sú – cá kình<br />
năm 2008. M đầu ra là tôm sú, cá kình và sản phẩm khác (chủ yếu là cua) thu hoạch<br />
trong năm. Vector đầu vào và đầu ra cho hộ thứ i lần lượt là xit và yit. Dữ liệu của tất cả<br />
các hộ nuôi được ký hiệu bởi KxN ma trận đầu vào (X) và MxN - ma trận đầu ra (Y).<br />
Mô hình màng bao dữ liệu theo hướng đầu vào, biến đổi theo quy mô đầu tư (inputoriented VRS DEA) có dạng như sau:<br />
min <br />
, j<br />
<br />
Subject to<br />
Y y<br />
<br />
xi X<br />
N<br />
<br />
<br />
<br />
i<br />
<br />
1<br />
<br />
i 1<br />
<br />
i 0<br />
16<br />
<br />
Trong đó, là chỉ số hiệu quả kỹ thuật (TE). TE có giá trị từ 0 đến 1. Hộ sản<br />
xuất nào có bằng 1 thì hộ đó được coi là đạt hiệu quả kỹ thuật và nằm trên màng bao<br />
dữ liệu. Vector được xác định bởi mối quan hệ tuyến tính giữa các hộ nuôi cùng nhóm<br />
với hộ nuôi thứ i. Y là vector đầu ra, X là vector đầu vào.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
Kết quả điều tra cho thấy, bình quân mỗi hộ đầu tư khoảng 6,5 triệu đồng tiền<br />
giống, trên 1100 kg thức ăn (kể cả thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp) và hơn 1500 giờ<br />
lao động cho mỗi hecta ao nuôi. Hộ nuôi trong vùng chưa quy hoạch phải đầu tư chi phí<br />
giống và thức ăn cao hơn, gần gấp đôi so với hộ nuôi trong vùng đã quy hoạch. Tuy<br />
nhiên, mức đầu tư lao động của hai nhóm hộ này không quá khác biệt (Bảng 1).<br />
Bình quân mỗi hecta nuôi xen tôm sú – cá kình có thể sản xuất ra khoảng 270 kg<br />
tôm sú, gần 190 kg cá kình và gần 40 kg cua. Ao nuôi nằm trong vùng quy hoạch có<br />
năng suất tôm sú cao hơn so với ao nuôi ở vùng chưa quy hoạch. Tuy nhiên, năng suất<br />
cá kình và cua của ao nuôi nằm trong vùng chưa quy hoạch cao hơn ao nuôi ở vùng quy<br />
hoạch (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Mức đầu vào và đầu ra tính bình quân trên một hecta ao nuôi<br />
<br />
Cả hai vùng<br />
<br />
Vùng quy hoạch<br />
<br />
Vùng chưa quy<br />
hoạch<br />
<br />
Mean<br />
<br />
S.D<br />
<br />
Mean<br />
<br />
S.D<br />
<br />
Mean<br />
<br />
S.D<br />
<br />
Giống (1000đ/ha)<br />
<br />
6567,9<br />
<br />
3049,1<br />
<br />
3357,0<br />
<br />
1805,2<br />
<br />
6059,6<br />
<br />
3738,3<br />
<br />
Thức ăn (kg/ha)<br />
<br />
1102,9<br />
<br />
930,7<br />
<br />
444,3<br />
<br />
206,1<br />
<br />
1020,6<br />
<br />
923,6<br />
<br />
Lao động (giờ/ha)<br />
<br />
1531,4<br />
<br />
739,3<br />
<br />
1193,8<br />
<br />
457,2<br />
<br />
1037,8<br />
<br />
295,9<br />
<br />
Tôm sú (kg/ha)<br />
<br />
273,5<br />
<br />
259,6<br />
<br />
270,0<br />
<br />
240,1<br />
<br />
191,7<br />
<br />
241,3<br />
<br />
Cá kình (kg/ha)<br />
<br />
189,0<br />
<br />
129,5<br />
<br />
118,0<br />
<br />
85,9<br />
<br />
169,6<br />
<br />
168,9<br />
<br />
Khác (kg/ha)<br />
<br />
38,7<br />
<br />
36,1<br />
<br />
21,0<br />
<br />
22,8<br />
<br />
38,9<br />
<br />
43,7<br />
<br />
Đầu vào<br />
<br />
Đầu ra<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009<br />
Ghi chú:<br />
<br />
Mean = Giá trị trung bình<br />
S.D = Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy tính chung cho cả hai vùng chỉ số hiệu quả<br />
kỹ thuật trung bình là 0,91 nếu hàm sản xuất nuôi xen tôm sú – cá kình có hệ số co giãn<br />
của sản lượng thay đổi theo quy mô đầu tư. Nếu hàm sản xuất có hệ số co giãn bằng 1<br />
17<br />
<br />
(không thay đổi theo quy mô đầu tư) thì chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,77. Sở<br />
dĩ có sự chênh lệch giữa VRSTE và CRSTE như vậy là do sự phi hiệu quả về mặt quy<br />
mô (SCALE). Chỉ có 14 hộ đạt hiệu quả về mặt quy mô đầu tư. Mức đầu tư yếu tố đầu<br />
vào của các hộ khác là chưa hợp lý.<br />
Bảng 2. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật<br />
<br />
Vùng nuôi<br />
<br />
Cả hai vùng (44 hộ)<br />
<br />
Vùng quy hoạch (10<br />
hộ)<br />
<br />
Vùng không quy hoạch<br />
(34 hộ)<br />
<br />
Chỉ số TE<br />
<br />
Mean<br />
<br />
min<br />
<br />
SD<br />
<br />
Hộ nuôi đạt<br />
TE=1<br />
Số hộ<br />
<br />
%<br />
<br />
VRSTE<br />
<br />
0,91<br />
<br />
0,58<br />
<br />
0,11<br />
<br />
18<br />
<br />
40,9<br />
<br />
CRSTE<br />
<br />
0,77<br />
<br />
0,19<br />
<br />
0,23<br />
<br />
14<br />
<br />
31,8<br />
<br />
SCALE<br />
<br />
0,83<br />
<br />
0,32<br />
<br />
0,19<br />
<br />
14<br />
<br />
31,8<br />
<br />
VRSTE<br />
<br />
0,95<br />
<br />
0,79<br />
<br />
0,07<br />
<br />
5<br />
<br />
50,0<br />
<br />
CRSTE<br />
<br />
0,88<br />
<br />
0,60<br />
<br />
0,13<br />
<br />
4<br />
<br />
40,0<br />
<br />
SCALE<br />
<br />
0,92<br />
<br />
0,65<br />
<br />
0,12<br />
<br />
4<br />
<br />
40,0<br />
<br />
VRSTE<br />
<br />
0,89<br />
<br />
0,59<br />
<br />
0,12<br />
<br />
13<br />
<br />
38,2<br />
<br />
CRSTE<br />
<br />
0,73<br />
<br />
0,191<br />
<br />
0,24<br />
<br />
10<br />
<br />
29,4<br />
<br />
SCALE<br />
<br />
0,80<br />
<br />
0,322<br />
<br />
0,20<br />
<br />
10<br />
<br />
29,4<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009<br />
Ghi chú: VRSTE: chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giãn của sản lượng thay đổi theo<br />
quy mô đầu tư<br />
CRSTE: chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giản của sản lượng theo quy mô<br />
đầu tư bằng 1<br />
SCALE: hiệu quả quy mô đầu tư<br />
<br />
Bảng 2 cũng cho thấy chỉ số hiệu quả trung bình (VRSTE, CRSTE và SCALE)<br />
của nhóm hộ quy hoạch cao hơn nhiều so với nhóm hộ không quy hoạch. Tỷ lệ hộ đạt<br />
TE =1 của vùng quy hoạch cũng cao hơn nhiều so với vùng không quy hoạch. Điều này<br />
cho thấy việc quy hoạch ao nuôi hợp lý đã tạo điều kiện để sử dụng các yếu tố đầu vào<br />
có hiệu quả hơn.<br />
<br />
18<br />
<br />
45<br />
<br />
%<br />
<br />
40<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
0-0.1<br />
<br />
0.1-0.2 0.2-0.3 0.3-0.4 0.4-0.5<br />
<br />
0.5-0.6<br />
<br />
0.6-0.7 0.7-0.8 0.8-0.9<br />
<br />
0.9-1<br />
<br />
1<br />
<br />
Hiệu quả kỹ thuật<br />
CRSTE<br />
<br />
VRSTE<br />
<br />
SCALE<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tần suất phân phối của các hộ đạt hiệu quả kỹ thuật<br />
<br />
Biểu đồ 1 cho thấy số hộ có VRSTE, CRSTE và SCALE bằng 1 chiếm tỷ lệ lớn<br />
nhất, từ 32% - 40% tổng số hộ điều tra. Chỉ khoảng 5% số hộ có VRSTE từ 0,5–0,6.<br />
Hầu như không có hộ nào có VRSTE nhỏ hơn 50%. Khoảng từ 7%-12% tổng số hộ điều<br />
tra có CRSTE và SCALE không quá 50%.<br />
Kết quả phân tích chi tiết ở Bảng 3 còn cho thấy phần lớn (khoảng 29 hộ chiếm<br />
65,9%) các hộ điều tra có thể tăng hiệu quả bằng cách tăng quy mô đầu tư. Điều này có<br />
nghĩa là gần 66% số hộ nên tăng quy mô đầu tư để cải thiện năng suất nuôi. Khoảng<br />
32% số hộ đạt hiệu quả về mặt quy mô. Trong số 44 hộ nuôi xen canh tôm sú – cá kình,<br />
chỉ có 1 hộ (chiếm 2,3%) có tăng hiệu quả bằng cách giảm mức đầu tư.<br />
Bảng 3. Số hộ nuôi phân theo vùng nuôi và tính chất của công nghệ nuôi.<br />
<br />
Số hộ nuôi<br />
Tính chất công<br />
nghệ nuôi<br />
<br />
IRS<br />
<br />
CRS<br />
<br />
DRS<br />
<br />
Vùng nuôi<br />
<br />
Diện tích ao<br />
nuôi bình quân<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
%<br />
<br />
Cả hai vùng<br />
<br />
29<br />
<br />
65,9<br />
<br />
0,69<br />
<br />
Quy hoạch<br />
<br />
6<br />
<br />
20,7<br />
<br />
0,67<br />
<br />
Không quy hoạch<br />
<br />
23<br />
<br />
79,3<br />
<br />
0,70<br />
<br />
Cả hai vùng<br />
<br />
14<br />
<br />
31,8<br />
<br />
1,15<br />
<br />
Quy hoạch<br />
<br />
4<br />
<br />
28,6<br />
<br />
1,09<br />
<br />
Không quy hoạch<br />
<br />
10<br />
<br />
71,4<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Cả hai vùng<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
1,00<br />
<br />
19<br />
<br />
(ha)<br />
<br />