Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh
lượt xem 9
download
Nội dung của luận án này trình bày thực trạng phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời gian qua; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm từ kết quả nghiên cứu; các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÂM THỊ MỸ LAN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI TỈNH TRÀ VINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÂM THỊ MỸ LAN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62. 31. 01. 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. LÊ THẾ GIỚI 2. TS. LÊ BẢO Đà Nẵng, Năm 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của hai nhà khoa học, bao gồm: Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, phân tích, có trích dẫn một cách rõ ràng và chƣa từng đƣợc ai khác công bố tại bất cứ công trình nào. Nghiên cứu sinh Lâm Thị Mỹ Lan
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC .....................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4 4. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4 5. Đóng góp mới của luận án ...............................................................................5 6. Kết cấu của luận án ..........................................................................................6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM ................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi tôm ........................................................................7 1.1.1. Một số khái niệm về phát triển nuôi tôm .................................................... 7 1.1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển nuôi tôm .............................. 13 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nuôi tôm....................................... 25 1.1.4. Nhân tố đo lƣờng sự phát triển nuôi tôm ................................................... 31 1.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi tôm trong và ngoài nƣớc ..........................................32 1.2.1. Kinh nghiệm ngoài nƣớc .......................................................................... 33 1.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc ..........................................................................35 1.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Trà Vinh ...................................................38 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 40 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 41 2.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 41 2.1.1. Khung nghiên cứu .................................................................................... 41 2.1.2. Mô hình đa nhân tố ................................................................................... 42 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................46 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................46 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................48 2.3. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................52
- iii 2.3.1. Các bƣớc nghiên cứu sơ bộ ...................................................................... 52 2.3.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp .............................................................. 52 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 63 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN QUA ..................................................................................... 64 3.1. Mở rộng quy mô nuôi tôm ......................................................................................64 3.1.1. Mở rộng diện tích mặt nƣớc nuôi tôm ...................................................... 64 3.1.2. Gia tăng hệ số sử dụng mặt nƣớc nuôi tôm .............................................. 65 3.1.3. Gia tăng số lƣợng các nông hộ nuôi tôm .................................................. 66 3.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất .......................................................................67 3.2.1. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................... 67 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nuôi tôm .............................. 69 3.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm .................................. 71 3.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nuôi tôm ..................................................................72 3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi .................................................................... 72 3.3.2. Chuyển dịch hình thức nuôi...................................................................... 74 3.4. Phát triển dịch vụ phục vụ nuôi tôm.......................................................................75 3.4.1. Nhóm hỗ trợ đầu vào ................................................................................ 75 3.4.2. Nhóm hỗ trợ đầu ra ................................................................................... 77 3.4.3. Hệ thống liên kết kinh tế........................................................................... 80 3.5. Đánh giá hiệu quả và kết quả trong nuôi tôm.........................................................82 3.5.1. Các chỉ tiêu về sản lƣợng nuôi tôm .......................................................... 82 3.5.2. Các chỉ tiêu về giá trị ................................................................................ 83 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 92 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 93 4.1. Đặc điểm về các đối tƣợng khảo sát ....................................................................... 93 4.2. Kết quả xây dựng thang đo sơ bộ ........................................................................... 93 4.2.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................... 94 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................. 96 4.3. Thiết kế các bƣớc nghiên cứu chính thức ............................................................... 97 4.3.1. Phân tích nhân tố khẳng định CFA........................................................... 98 4.3.2. Kiểm định mô hình nhân tố .................................................................... 101
- iv 4.4. Kiểm định giả thuyết và đánh giá về nhân tố ảnh hƣởng .....................................104 4.4.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 104 4.4.2. Đánh giá về các nhân tố ảnh hƣởng........................................................ 105 4.5. Chính sách trong phát triển nuôi tôm ...................................................................112 4.6. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh thời gian qua. ........................................................................................115 4.6.1. Thành công ............................................................................................. 115 4.6.2. Hạn chế ................................................................................................... 117 4.6.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................. 120 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .............................................................................................. 123 CHƢƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI TỈNH TRÀ VINH ................................................................................................ 124 5.1. Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp .........................................................................124 5.1.1. Xu hƣớng thay đổi môi trƣờng hoạt động nuôi trồng thủy sản .............. 124 5.1.2. Một số chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng, địa phƣơng về phát triển nuôi tôm ............................................................................................................ 126 5.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển ........................................................................ 127 5.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh ....................129 5.2.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ............................ 129 5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất ............................. 130 5.2.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu tôm nuôi ........................ 135 5.2.4. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ phục vụ nuôi tôm ...................... 136 5.2.5. Nhóm giải pháp gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất trong NT .......... 142 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ..............................................................................................147 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148 1. Kết quả đạt đƣợc...........................................................................................148 2. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................................................150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ......................................................................................................................... i
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam FAO Tổ chức Nông lƣơng Liên Hiệp Quốc UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc UN Liên Hiệp Quốc CNCBTSXK Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu TS Thủy sản TC Thâm canh STC Siêu thâm canh PTNT Phát triển nuôi tôm BTC Bán thâm canh QC Quảng canh QCCT Quảng canh cải tiến TC Thâm canh CCSPTN Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GTGT Giá trị gia tăng GTGTT Giá trị gia tăng thuần GTTS Giá trị thủy sản HĐND Hội đồng nhân dân NT Nuôi tôm NTTS Nuôi trồng thủy sản NMCB Nhà máy chế biến GO Giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng LĐTT Lao động trực tiếp
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kế hoạch chọn mẫu theo vùng nuôi ..............................................................48 Bảng 2.2. Thang đo nhân tố điều kiện tự nhiên.............................................................53 Bảng 2.3. Thang đo nhân tố nguồn vốn đầu tƣ .............................................................54 Bảng 2.4. Thang đo nhân tố nguồn lực lao động...........................................................55 Bảng 2.5. Thang đo nhân tố điều kiện yếu tố đầu vào ..................................................56 Bảng 2.6. Thang đo nhân tố điều kiện thị trƣờng ..........................................................57 Bảng 2.7. Thang đo nhân tố các ngành phụ trợ và liên quan ........................................58 Bảng 2.8. Thang đo nhân tố cấu trúc ngành và sự cạnh tranh.......................................60 Bảng 2.9. Thang đo kết quả hoạt động ..........................................................................61 Bảng 2.10. Thang đo kết quả thị trƣờng ........................................................................62 Bảng 3.1. Diện tích nuôi tôm tỉnh Trà Vinh ..................................................................64 Bảng 3.2. Hệ số sử dụng mặt nƣớc giai đoạn 2015-2019 .............................................65 Bảng 3.3. Sự biến động số hộ tôm của tỉnh Trà Vinh ...................................................66 Bảng 3.4. Kết quả thực hiện về phát triển hạ tầng thủy sản ..........................................67 Bảng 3.5. Sự phát triển về đầu tƣ hạ tầng ao nuôi tôm .................................................69 Bảng 3.6. Trình độ chuyên môn của lao động nuôi tôm ...............................................70 Bảng 3.7. Tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn ...............................70 Bảng 3.8. Tình hình tham gia tập huấn trong 2 năm 2016-2018 ...................................71 Bảng 3.9. Tình hình nuôi tôm siêu thâm canh quy chuẩn VietGap ..............................72 Bảng 3.10. Sự thay đổi năng suất tôm qua các năm ......................................................74 Bảng 3.11. Tỷ lệ chuyển đổi diện tích theo hình thức nuôi ..........................................74 Bảng 3.12. Cơ sở sản xuất giống phân bố theo đối tƣợng năm 2019 ............................75 Bảng 3.13. Tình hình phát triển sử dụng tôm giống có chất lƣợng của tỉnh Trà Vinh .76 Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra vật tƣ nông nghiệp của tỉnh năm 2019 ............................77 Bảng 3.15. Giá trị gia tăng các tác nhân tham gia CGT tôm thẻ chân trắng .................79 Bảng 3.16. Sự liên kết giữa những ngƣời nuôi tôm của tỉnh Trà Vinh .........................80 Bảng 3.17. Sự phát triển liên kết dọc của tỉnh Trà Vinh năm 2016 và 2018 ................81 Bảng 3.18. Sự biến động sản lƣợng tôm nuôi tỉnh Trà Vinh ........................................82 Bảng 3.19. Giá trị NTTS tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2019 theo giá so sánh 2010...84
- vii Bảng 3.20. Sự biến động giá trị gia tăng ngành nuôi tôm tỉnh Trà Vinh theo giá so sánh năm 2010 ...................................................................................................86 Bảng 3.21. Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 vụ tôm của tỉnh Trà Vinh ..........................86 Bảng 3.22. Ƣớc tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên ao của các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ........................................................................87 Bảng 3.23. Ƣớc tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên 1 tấn tôm của thƣơng lái...................................................................................................89 Bảng 3.24. Ƣớc tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình trên 1 tấn tôm của doanh nghiệp chế biến ...............................................................................90 Bảng 4.1. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo kết quả hoạt động ................................ 95 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm trong mô hình tới hạn ...................................................................................................................98 Bảng 4.3. Độ tin cậy tổng hợp và phƣơng sai trích ....................................................101 Bảng 4.4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) .....................................102 Bảng 4.5. Ƣớc lƣợng Bootstrap với mẫu N = 600 ..................................................104 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ..................................................104 Bảng 4.7. Kết quả ƣớc lƣợng của từng chỉ tiêu trong mô hình nhân tố ......................105 Bảng 4.8. Mức hỗ trợ đối với tôm bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh ........................114 Bảng 5.1. Các chỉ tiêu phát triển ngành tôm đến năm 2025 ...................................129 Bảng 5.2. Lƣợng điện phục vụ cho khu nuôi tôm công nghiệp .............................131 Bảng 5.3. Nhu cầu lao động cho nuôi tôm ...............................................................133 Phụ lục 4A. Chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng với kênh thị trƣờng xuất khẩu tỉnh Trà Vinh năm 2017 .......................................................................................... iii Phụ lục 5A. Chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng với kênh thị trƣờng nội địa tỉnh Trà Vinh năm 2017 ....................................................................................................iv Phụ lục 1C. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo nhân tố ảnh hƣởng ............................xx
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khung nghiên cứu ...................................................................................... 41 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 42 Hình 2.3. Quy trình chọn mẫu .................................................................................... 46 Hình 3.1. Cơ cấu các loài tôm của tỉnh Trà Vinh ...................................................... 73 Hình 3.2. Sản lƣợng tôm nuôi của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2019 .................. 83 Hình 3.3. Tỷ lệ giá trị ngành NTTS tỉnh Trà Vinh ................................................ 85 Hình 4.1. Kết quả mô hình CFA trong nghiên cứu .............................................. 100 Hình 4.2. Kết quả SEM lần 2 ................................................................................. 102
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sở hữu đƣờng bờ biển dài 3260 km (Tổng cục Thống kê, 2019) Việt Nam là đất nƣớc đầy tiềm năng để phát triển thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói riêng, với nhiều chủng loại, phân bố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hơn 10 năm qua ngành NTTS Việt Nam, đặc biệt là nuôi tôm (NT) đã phát triển một cách vƣợt bậc, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Ngành tôm cũng đã tiên phong trong quá trình mở rộng thị trƣờng tiêu thụ khắp các Châu Lục. Năm 2019, tôm Việt Nam đã có mặt trên 99 thị trƣờng, đạt kim ngạch xuất khẩu 3,38 tỷ đô la Mỹ với một số thị trƣờng chủ lực nhƣ: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico. Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm 70%, tôm sú chiếm 20,5% và các sản phẩm tôm biển và tôm khá chiếm 9,5% (VASEP, 2019). Nhìn chung, diện tích và sản lƣợng tôm nuôi tăng trong thời gia qua tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Năm 2019, diện tích nuôi tôm đạt 720 nghìn ha, sản lƣợng tôm nƣớc lợ ƣớc đạt 750 nghìn tấn bằng 98,3% so với năm 2018, trong đó tôm sú ƣớc đạt 270.000 tấn, tôm chân trắng là đạt 480.000 tấn (Tổng Cục Thủy Sản, 2019). Theo Nguyễn Kim Phúc (2010), ngoài việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, sản phẩm tôm đã mang lại nhiều giá trị kim ngạch xuất khẩu với số lƣợng hàng hóa xuất khẩu lớn. Với yêu cầu cao về chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm từ các thì trƣờng lớn trên thế giới nhƣng sản phẩm tôm nuôi cũng đã phần nào đáp ứng tốt nhu cầu. Tôm đƣợc xem là một trong những loại hải sản đƣợc tiêu thụ thông thƣờng và phổ biến nhất thế giới. Tôm có giá trị dinh dƣỡng và có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, cải thiện tình trạng xƣơng, não và giảm nguy cơ bệnh tim mạch điều này làm cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ tôm phát triển. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ ngƣời tiêu dùng có thể tiếp cận đa dạng các nguồn thông tin, vì thế xu hƣớng tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất béo thấp và nhu cầu về các protein của ngƣời tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trƣởng của thị trƣờng tôm. Theo dự báo của FAO, giá tôm nuôi có thể tăng trong giai đoạn 2018 - 2020 và sau đó có xu hƣớng ổn
- 2 định giai đoạn 2020 - 2030. Ngƣời tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về sản phẩm sạch, tiêu dùng an toàn và có nhiều sự lựa chọn hơn về thị trƣờng. Chính vì thế, quốc gia nào có chất lƣợng sản phẩm tốt và giá bán hợp lý sẽ chiếm lĩnh thị trƣờng. Trà Vinh là tỉnh Duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Với trị trí tiếp giáp biển Đông chiều dài 65 km bờ biển đã hình thành nên vùng đất Trà Vinh gồm vùng đất châu thổ lâu đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lƣới sông ngòi chằng chịt. Nghề NT Trà Vinh đã hình thành cách đây trên 20 năm với phƣơng thức nuôi quảng canh, thả con giống với mật độ thấp. Từ xuất phát điểm ban đầu, mô hình nuôi đƣợc cải tiến dần lên thành quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Hiện nay, nghề nuôi tôm đƣợc xem là một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập cao cho ngƣời dân Trà Vinh. Vùng ven biển tỉnh Trà Vinh gồm 4 huyện là Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành. Đây là các huyện có nghề NT phát triển nhất của tỉnh. Diện tích NT của các huyện này năm 2019 là 25.663 ha tôm sú chiếm 44,6% diện tích NTTS của toàn tỉnh và 7.756 ha tôm thẻ chân trắng chiếm 13,5% diện tích NTTS của toàn tỉnh, sản lƣợng đạt 14.345,4 tấn tôm sú chiếm 9,83% sản lƣợng NTTS và 12.438 tấn tôm thẻ chiếm 8,53% sản lƣợng NTTS (Chi cục NTTS, 2019). Các chủng loại tôm đƣợc nuôi là tôm thẻ chân trắng và tôm sú với nhiều phƣơng thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến) với nhiều loại hình tổ chức sản xuất (hộ, trang trại,) và hiệu quả đem lại cao. Tuy nhiên, phát triển NT của tỉnh đang đối mặt các khó khăn, thách thức nhƣ: diện tích NT có qui mô nhỏ (trung bình là 0,49ha/hộ với mức cao nhất là 3ha/hộ và thấp nhất là 0,12ha/hộ, chiếm khoảng 50,52% tổng diện tích đất nông nghiệp), phân tán, chƣa có quy hoạch, năng suất còn thấp, NT phát triển tự phát, mang tính phong trào; Chất lƣợng sản phẩm chƣa đủ yêu cầu thị trƣờng, nhất là việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Cơ sở hạ tầng thấp kém, tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập. Mặt khác, phát triển ngành NT của Tỉnh Trà Vinh nói riêng và của các vùng ven biển Việt Nam nói chung còn phải chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, chịu ảnh hƣởng các biến đổi dị thƣờng của thời tiết nhƣ: triều cƣờng, lũ lụt, hạn hán... ảnh
- 3 hƣởng rất lớn đến. Hơn nữa, việc nuôi tôm tại Trà Vinh đang đứng trƣớc sự cạnh tranh gay gắt nên cần có phƣơng thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của địa phƣơng; các nông hộ nuôi tôm theo phƣơng thức truyền thống dần dần không còn phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu nhƣ hiện này. Thị trƣờng xuất khẩu tôm yêu cầu ngày cao hơn, do đó cần phải có quy trình nuôi tốt, có thể truy xuất nguồn gốc, an toàn sinh học, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; việc liên kết sản xuất tôm còn rất hạn chế; cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đủ nhu cầu. Đã có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến phát triển NTTS, phát triển NT. Các nghiên cứu trƣớc đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về phát triển cũng nhƣ đƣa ra giải pháp về kinh tế, phát triển liên kết chuỗi, phân tích ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu về PTNT trong một vùng cụ thể, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chƣa có. Để khai thác lợi thế của tỉnh nhằm phát triển các loài tôm thích hợp, thực hiện chiến lƣợc tái cơ cấu tỉnh Trà Vinh theo định hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nhằm đạt đƣợc mục tiêu của kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Trà Vinh đến năm 2025: “Phát triển ngành tôm Trà Vinh trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam; mang lại lợi ích cho ngƣời dân, doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh nhà”(UBND tỉnh Trà Vinh, 2018), rất cần các nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển NT tại các huyện ven biển theo hƣớng bền vững. Chính vì lẽ đó, việc triển khai thực hiện nghiên cứu "Phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh" là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, đề xuất giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển nuôi tôm, góp phần thực hiện chiến lƣợc tái cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh tỉnh Trà Vinh.
- 4 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu sẽ hƣớng vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến PTNT ứng với điều kiện của Việt Nam và Trà Vinh. (2) Đánh giá thực trạng PTNT tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới PTNT tại tỉnh Trà Vinh. (4) Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh PTNT tỉnh Trà Vinh trong tƣơng lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển NTNT, trong đó tập trung vào hoạt động nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng với điều kiện cụ thể của một địa phƣơng. Luận án tập trung vào nghiên cứu các vấn đề kinh tế của ngành tại một địa phƣơng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: việc nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các huyện có hoạt động NT trên vùng nƣớc mặn, nƣớc lợ ven biển của tỉnh Trà Vinh. Theo ý kiến của các chuyên gia Chi cục Thủy sản Trà Vinh, lãnh đạo Sở NN &PTNT và các chuyến khảo sát thực tế tại vùng NT, gồm huyện Duyên Hải, Thị xã Duyên Hải, huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú, huyện Châu Thành đƣợc chọn làm địa bàn tập trung nghiên cứu với đối tƣợng nông hộ nuôi tôm. Phạm vi nghiên cứu của luận án này không bao gồm hoạt động nuôi tôm nƣớc ngọt vốn không phải là thế mạnh của Trà Vinh. - Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sử dụng cho nghiên cứu này đƣợc thu thập trong giai đoạn từ 2008 - 2019, dữ liệu sơ cấp tiến hành điều tra trong năm 2017- 2018, đề xuất các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc luận án tập trung giải quyết nhƣ sau: 1. Nội dung và tiêu chí nào để đánh giá việc phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh? 2. Hiện nay, nuôi tôm tại Trà Vinh phát triển nhƣ thế nào? 3. Nhân tố nào đang thúc đẩy, nhân tố nào đang kìm hãm sự phát triển ngành NT
- 5 tại Trà Vinh? 3. Những giải pháp nào cần đƣợc triển khai để thúc đẩy phát triển ngành NT của tỉnh Trà Vinh trong tƣơng lai ? 5. Đóng góp mới của luận án Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu có liên quan trƣớc đây, luận án đã luận giải và làm sáng tỏ các khái niệm, xây dựng mô hình, phân tích thực tế liên quan đến đề tài. Một số đóng góp mới cơ bản của luận án nhƣ sau: - Luận giải và làm rõ các khái niệm, những nội dung, hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng liên quan đến phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và con tôm nói riêng. - Xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến PTNT có thể áp dụng trên phạm vi cả nƣớc hoặc một địa phƣơng hoặc một vùng nuôi cụ thể. - Để lƣợng hóa đƣợc mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến PTNT tại Trà Vinh, luận án sử dụng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến PTNT. Từ kết quả ƣớc lƣợng của mô hình xác định đƣợc các yếu tố thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển NT tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua. - Xác định kênh phân phối tôm thẻ chân trắng, đối tƣợng tôm nuôi đang phát triển tại trà Vinh. Đồng thời, luân án cũng phân tích chi phí, giá trị gia tăng, tỷ lệ lợi nhuận của các bên tham gia vào chuỗi giá trị. - Làm rõ những thành công, hạn chế và tìm ra nguyên nhân gây ra các hạn chế trong việc PTNT của tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua. - Nghiên cứu xác định những mong muốn, những nguyện vọng của ngƣời nuôi về những chính sách cụ thể để giúp họ PTNT trong tƣơng lai. Đồng thời, trong việc thực thi các chính sách liên quan đến PTNT hiện nay, tác giả cũng tìm ra các mặt hạn chế chƣa hiệu quả. - Dựa trên cơ sở khoa học là những kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các nhóm giải pháp cho PTNT của tỉnh Trà Vinh trong tƣơng lai.
- 6 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án đƣợc trình bày trong 5 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi tôm. Chƣơng 2. Thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời gian qua. Chƣơng 4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nuôi tôm từ kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh thời gian tới.
- 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi tôm 1.1.1. Một số khái niệm về phát triển nuôi tôm 1.1.1.1. Sơ lược về tôm Ngành: Arthropoda, Lớp: Crustacea, Bộ: Decapoda, Họ:Penaeidea, Giống: Litopenaeus, Loài: Litopenaeus vannamei, Boone 1931 (Tạ Khắc Thƣờng, Nguyễn Trọng Nho & Lục Minh Diệp (dịch), 2006). Tôm là loài động vật ăn tạp thiên, tôm sử dụng đƣợc nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ đến các động thực vật thủy sinh, phổ thức ăn rộng, cƣờng độ bắt mồi khỏe (FAO, 2006). 1.1.1.2. Đặc điểm sinh học của tôm a. Tôm sú: là loài động vật máu lạnh, rất mẫn cảm với dịch bệnh, đặc biệt là khi thời tiết và mội trƣờng sống thay đổi thất thƣờng. Chúng có tập tính hoạt động và ăn nhiều hơn vào ban đêm. Tùy thuộc vào tầng nƣớc, độ đục, thức ăn mà màu sắc cơ thể của tôm là khác nhau từ màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xám, xanh. Tôm sú có lƣng xen kẽ giữa màu xanh hoặc màu đen và màu vàng. Điều kiện sống của tôm sú ở nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng thì tôm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (với các biểu hiện nhƣ cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, ngừng ăn, tăng cƣờng hô hấp). Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà độ mặn thích hợp cho tôm sú là khác nhau. Độ mặn ảnh hƣởng đến độ kiềm, độ pH, khả năng sinh trƣởng của tôm nuôi. Nếu độ mặn vƣợt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng. Trong ao nuôi tôm, độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của hệ sinh thái ao nuôi – Đây đƣợc xem là chỉ tiêu quan trọng các tác dụng làm giảm sự biến động của pH trong nƣớc, hạn chế tác hại của các chất độc có sẵn trong nƣớc (Nguyễn Thanh Phƣơng & Trần Ngọc Hải, 2009). b. Tôm thẻ chân trắng: phân bố ở vùng ven bờ phía đông Thái Bình Dƣơng và đã đƣợc di giống nuôi ở nhiều nƣớc Đông Á và Đông Nam Á nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam,.. Tôm thẻ chân trắng là một loaị ăn tạp
- 8 thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, khả năng bắt mồi khỏe, tôm có khả năng sử dụng đƣợc nhiều loại thức ăn với kích cỡ phù hợp từ bùn bã hữu cơ đến các động vật thủy sinh nhƣng không có nhu cầu nhiều đạm nhƣ tôm sú. Để có thể tiết kiểm đƣợc chi phí nuôi, ngƣời nuôi có thể thay thế thức ăn chăn nuôi cao cấp giá thành cao bằng nguồn thức ăn thực vật. Tôm là loài không chủ động ra ngoài kiếm ăn vào ban ngày, ƣa hoạt động mạnh về đêm, tuy nhiên trong môi trƣờng nuôi nhân tạo, nếu ban ngày cho ăn tôm sẽ vẫn bắt mồi bình thƣờng, nguyên nhân là do bị kích thích bởi thức ăn ở cự li gần (Nguyễn Thanh Phƣơng & Trần Ngọc Hải, 2009). 1.1.1.3. Các mô hình nuôi tôm Hiện nay, có nhiều mô hình nuôi tôm đang đƣợc áp dụng, mỗi mô hình nuôi ngoài các đặc tính kỹ thuật chung thì còn có tính đặc thù theo vùng sinh thái. Hình thức nuôi tôm đƣợc phân chia thành quảng canh, bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Một số hình thức nuôi cũng đƣợc định nghĩa trong tiêu chuẩn ngành thuỷ sản ở Việt Nam. - Nuôi quảng canh: hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm nuôi thƣờng thấp do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên trong ao, diện tích ao nuôi thƣờng lớn (gọi là đầm nuôi) để đạt sản lƣợng cao. Mô hình này có ƣu điểm là chi phí vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn bán đƣợc giá cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi thƣờng không dài (Bộ NN & PTNT, 2009). Hình thức này có năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản lƣợng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau (Nguyễn Tài Phúc, 2005). - Quảng canh cải tiến: đặc điểm là mùa vụ nuôi quanh năm, diện tích lớn hơn 1 ha, năng suất nhỏ hơn 300kg/ha/năm; sử dụng con giống tự nhiên kết hợp với thả giống bổ sung, mật độ thả giống nhỏ hơn 2 con/m2, không cho ăn, chỉ gây màu nƣớc (nếu cần); thu hoạch theo phƣơng pháp thu tỉa thả bù. Ƣu điểm của mô hình này là chi phí vận hành thấp có thể bổ sung con giống tự nhiên thu gom hay sinh sản nhân tạo, kích cở tôm thu hoạch lớn bán giá cao, cải thiện năng suất của đầm nuôi. Nhƣợc điểm là phải bổ sung con giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng QC nên quản lý khó khăn. Năng suất và lợi nhuận vẫn còn
- 9 thấp. Ngoài ra vẫn còn có hình thức quảng canh cải tiến nhƣng đƣợc vận hành với những giải pháp kỹ thuật cao hơn nhƣ: Ao đầm nuôi nhỏ, xây dựng ao khá hoàn chỉnh (mƣơng, bờ bao, cống…) mật độ thả cao (có thể đến 7 con/m2) và quản lý chăm sóc tốt… Mô hình nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa ở vùng ven biển là một ví dụ của hình thức nuôi quảng canh cải tiến (Nguyễn Thanh Phƣơng & Trần Ngọc Hải, 2009). - Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn từ bên ngoài, có thể là kết hợp với thức ăn tƣơi sống hay thức ăn viên. Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam 2000, mật độ thả dao động từ 8-10 con/m2. Để có thể chủ động trong quản lý ao, diện tích ao nuôi nhỏ từ 0,2-0,5 ha, đƣợc xây dựng hoàn chỉnh và có đầy đủ trang thiết bị nhƣ sục khí, máy bơm,... (Nguyễn Thanh Phƣơng & Trần Ngọc Hải, 2009). - Nuôi tôm thâm canh: Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn viên bên ngoài, hức ăn tự nhiên không quan trọng. Theo tiêu chuẩn ngành thuỷ sản Việt Nam 2002, mật độ thả cao từ 25-40 tôm bột/m2. Diện tích ao nuôi từ 0,5–1 ha, tối ƣu là 1 ha. Ao đƣợc xây dựng rất hoàn chỉnh, có trang bị đầy đủ các phƣơng tiện máy móc, cấp và tiêu nƣớc hoàn toàn chủ động, có điện và giao thông thuận lợi,... nên dễ quản lý và vận hành. Nhƣợc điểm của mô hình này là kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30-35 con/kg), giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. khí,…), kỹ thuật vận hành và quản lý ao nuôi. Tuy nhiên, ngay trên một ao nuôi, việc vận hành cũng có khác nhau về mức độ thâm canh, vụ nuôi chính (vụ mùa khô) có thể vận hành theo phƣơng thức TC nhƣng sang vụ nuôi phụ có thể vận hành theo phƣơng thức BTC. Cách làm này vừa sẽ hạn chế những rủi ro và tăng hiệu quả của trại (Nguyễn Thanh Phƣơng & Trần Ngọc Hải, 2009). - Nuôi công nghiệp (nuôi siêu TC) là hình thức nuôi tiên tiến nhất hiện nay. Phƣơng thức nuôi áp dụng kết hợp giữa sản xuất công nghiệp với kỹ thuật nuôi TC hiện đại. Hình thức nuôi này đã phần nào thoát khỏi sự phụ thuộc thiên nhiên và cho phép tạo ra các điều kiện sống tốt nhất có thể cho đối tƣợng nuôi về các mặt môi trƣờng sống, giống, thức ăn, chủ động phòng dịch... Đây là hình hình thức nuôi có ƣu thế vƣợt trội khi xét về năng suất, quy mô, chất lƣợng và hiệu quả. Tuy nhiên, khó khăn khi áp dụng hình thức nuôi này là ngƣời nuôi phải làm chủ kỹ thuật nuôi hiện
- 10 đại, vốn đầu tƣ ban đầu lớn và phải có thị trƣờng đủ lớn. Đây là những trở ngại mà các nông hộ nuôi tôm ở Việt Nam khó vƣợt qua (Trần Khắc Xin, 2014). 1.1.1.4. Phát triển Phát triển là quá trình vận động tiến triển theo hƣớng tăng lên ở mọi lĩnh vực, trong đó có sự tăng lên cả về chất và lƣợng thay đổi về thể chế, tổ chức, chủng loại, thị trƣờng (Fajado T. T., 1999). Phát triển theo phạm trù triết học là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình phát triển diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đƣa tới thay thế cái cũ bởi cái mới ra đời. Theo Hollis Chenery and T.N. Srinivasan (1988), sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về mặt lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đƣờng xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dƣờng nhƣ sự vật ban đầu nhƣng ở cấp độ cao hơn. Phát triển có nghĩa là cải thiện một số yếu tố thành phần hay cả một hệ thống. Theo nghĩa rộng, phát triển là một khái niệm đa chiều bởi trong bất kỳ một hệ thống phức tạp nào đƣợc cải thiện theo cách này đều có thể xảy ra ở các bộ phận khác với cách khác, lực lƣợng khác, tốc độ khác. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống này có thể một bộ phận này sẽ tạo ra sự bất lợi cho sự phát triển của các bộ phận khác. Vì thế, khi đo lƣờng sự phát triển cần phải xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau (Lorenzo G. B, 2011) (Mamunul Quader, 2012). 1.1.1.5. Phát triển nuôi tôm Phát triển nuôi tôm là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt hoạt động nuôi tôm tại một địa phƣơng hoặc quốc gia trong những thời kỳ nhất định. Là quá trình gia tăng sản lƣợng, cũng nhƣ giá trị của sản phẩm tôm nuôi, cải thiện thu nhập ngƣời nuôi, gia tăng hiệu quả sản xuất. Trên cơ sở gia tăng các nguồn lực phục vụ cho nuôi trồng, chuyển biến về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ chất lƣợng của nguồn lực đảm bảo cho hoạt động nuôi tôm (J. Stephen Hopkins; Paul A. Sandifer and cg, 1995). Từ đó cho thấy rằng, PTNT đƣợc xem xét ở cả khía cạnh chiều rộng và chiều sâu, phát triển cần phát triển theo cả chiều rộng (là sự tăng về lƣợng) lẫn chiều sâu (tăng lên về chất) (Bhattacharya, D., M. Rahman, and F. Khatun, 2005). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014), phát triển theo chiều rộng là hƣớng phát triển mở rộng số lƣợng, quy mô nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 54 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 10 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 13 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 11 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn