Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn<br />
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp<br />
<br />
HỒ SƠ NGÀNH HÀNG HỒ TIÊU<br />
Nhóm chuyên gia ngành hàng<br />
<br />
1. Tình hình sản xuất ngành hàng hồ tiêu trong nước và trên thế giới<br />
1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam<br />
Trích từ báo cáo “Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam và trên thế giới” của<br />
Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự:<br />
Từ cuối những năm 1990, một số nhà kinh tế và khoa học có quan tâm đến cây hồ tiêu đã đưa<br />
ra nhận định cây hồ tiêu sẽ ít có cơ hội phát triển ở Brazil, Malaysia và Thái Lan, do giá nhân<br />
công cao ở những nước này, do vậy Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc sẽ là những<br />
quốc gia cung cấp hồ tiêu cho thị trường thế giới (Ravindran, 2000).<br />
Nhận định về cung-cầu của ngành hàng hồ tiêu trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Peter<br />
(2000) cho biết tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới vào năm 2010 được dự đoán ở mức 230.000 tấn<br />
và 280.000 tấn vào năm 2020, và để đáp ứng đủ cầu, mức cung cần phải tăng 100.000 tấn<br />
trong vòng hai thập kỷ.<br />
Tuy nhiên đến cuối năm 2004, tổng sản lượng hồ tiêu trên thế giới đạt mức 351.000 tấn và<br />
lượng tiêu trao đổi qua xuất/nhập khẩu khoảng 231.000 tấn, đặc biệt Việt Nam đạt kỷ lục tăng<br />
trưởng về cả tổng sản lượng và lượng xuất khẩu (IPC, 2005).<br />
Theo định hướng phát triển hồ tiêu đến 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br />
(Bộ NN-PTNT, 2000), vào năm 2010 diện tích cây tiêu ở Việt Nam chỉ nên giới hạn khoảng<br />
42.000ha và tập trung đầu tư thâm canh để đạt mức sản lượng 70-80 nghìn tấn. Tuy nhiên đến<br />
đầu năm 2005, diện tích trồng tiêu trong cả nước đã lên trên 52.000ha, với tổng sản lượng<br />
khoảng 105.000 tấn và xuất khẩu gần 98.500 tấn trong năm 2004 (VPA, 2005; IPC, 2004).<br />
Trong số sáu nước xuất khẩu nhiều tiêu, Việt Nam là nước gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc<br />
tế (IPC) muộn nhất, đến tháng 3/2005 mới được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn là thành viên<br />
chính thức của Cộng đồng. Khi đã là thành viên chính thức của Cộng đồng, ngành hồ tiêu<br />
Việt Nam có thuận lợi là có thể tiếp cận đầy đủ các thông tin, công nghệ trong canh tác và chế<br />
biến, các thông tin thương mại và thị trường của ngành hàng, và cùng các nước thành viên<br />
khác có những đóng góp tích cực trong viêc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển<br />
ngành hàng hồ tiêu bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá và yêu cầu của thị trường về mặt<br />
chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn.<br />
1.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản của cây hồ tiêu Việt Nam<br />
Trích từ báo cáo “Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam và trên thế giới” của<br />
Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự:<br />
Trong những năm gần đây diện tích hồ tiêu trồng mới ngày một tăng, nhất là sau những năm<br />
1998, 1999 khi giá hồ tiêu tăng cao (trên 60.000đ/kg). Mặt khác, tiêu được trồng xen và thay<br />
thế trên những diện tích trồng cà-phê do giá cà-phê trên thị trường thế giới giảm mạnh từ năm<br />
2000.<br />
<br />
B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội<br />
Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn<br />
<br />
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn<br />
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp<br />
<br />
Sản lượng hồ tiêu năm 2004 đạt gần 105.000 tấn, tăng khoảng 13% so với vụ mùa năm 2003.<br />
Hiện nay Việt Nam đã thu hoạch gần xong vụ mùa 2005, ước tính mức sản lượng năm nay có<br />
thể đạt trên 95.000 tấn, giảm 10.000 tấn so với 2004 do hạn nặng ở những vùng có diện tích<br />
tiêu lớn như Bình Phước, Đăklăk, và nông dân đầu tư ít hơn niên vụ 2003-2004 do giá vật tư<br />
tăng cao và giá tiêu vẫn ở mức thấp.<br />
Nhìn chung, cây tiêu được trồng chủ yếu trên vùng đất đỏ bazan, có độ phì cao. Một số diện<br />
tích tiêu cũng được canh tác trên đất xám.<br />
Tiêu Việt Nam hiện nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở<br />
hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu, và Đồng Nai, chủ yếu trên nền đất đỏ. Vùng<br />
trồng tiêu tập trung thứ hai là Tây Nguyên, phân bổ chủ yếu ở hai tỉnh Đak Lak và Gia Lai.<br />
Trong đó, tiêu Chư sê ở Gia Lai có năng suất rất cao, trên dưới 4 tấn/ha, Mặc dù vậy, diện tích<br />
trồng tiêu ở Đak Lak cũng khá lớn, chiếm đến 11 ngàn ha, chỉ sau tỉnh Bình Phước với diện<br />
tích 13.500 ha, cao nhất nước.<br />
Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nổi tiếng nhất là vùng tiêu Quảng Trị, có chất lượng tiêu cao (thơm,<br />
cay) và diện tích khá tập trung ở khu vực đất đỏ Cam Lộ.<br />
Các tỉnh khác thuộc các vùng trên có diện tích trồng tiêu ít hơn, và không mang tính chất sản<br />
xuất hàng hóa lớn, tập trung cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.<br />
Tiêu Phú Quốc đã nổi tiếng từ lâu đời vì chất lượng tuyệt hảo. Tuy nhiên, diện tích ngày càng<br />
giảm dần vì năng suất thấp, lợi nhuận ít ỏi trong các năm xuất khẩu khó khăn, giá thấp. Một lý<br />
do khác là quy hoạch phát triển thiên về du lịch nghỉ dưỡng, do đó nông dân không còn khả<br />
năng duy trì vườn tiệu khi giá đất lên cao.<br />
Hồ tiêu là một loại cây dài ngày rất khó trồng vì mẫn cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết và<br />
dễ nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại. Ngoài ra, chi phí đầu tư trồng mới rất cao, hàng trăm triệu<br />
đồng/ha. Do đó, diện tích hồ tiêu trong các năm vừa qua chỉ phát triển lên đếm tối đa khoảng<br />
52 ngàn ha, và hiện nay đang ổn định ở mức này. Tuy nhiên, diện tích hồ tiêu bị chết hàng<br />
năm do nhiều loại bệnh hại do virus và vi khuẩn dường như chưa được khống chế.<br />
Về thời vụ thu hoạch, hồ tiêu được thu hoạch rãi đều trong năm ở mức thế giới. Các nước<br />
Nam Bán cầu như Brazil, Indonesia thường thu hoạch tiêu vào giai đoạn muộn trong năm, từ<br />
tháng 7 đến tháng 11. Trong khi đó, các nước Bắc bán cầu thường có thời gian thu hoạch tập<br />
trung vào đầu đến giữa năm, đa số tập trung từ tháng 1 đến tháng 5. Do đó, giá giao dịch hồ<br />
tiêu cũng thường giảm thấp vào các giai đoạn thu hoạch khi nông dân bán ra nhiều hàng, Mặc<br />
dù vậy, ở những năm thiếu cung, giá hồ tiêu cao, giá hồ tiêu không diễn biến theo quy luật<br />
này vì nông dân không cần thiết bán ngay mà dự trữ chờ giá phù hợp.<br />
Bảng 1 cho thấy có hai nước vào vụ thu hoạch sớm là Ấn Độ và Sri Lanka, một số nước vào<br />
vụ thu hoạch thu hoạch muộn hơn như Brazil và Indonesia. Còn lại hầu hết các nước vào vụ<br />
thu hoạch trong khoảng tháng 1-8.<br />
Bảng 1. Thời gian thu hoạch của các nước sản xuất hồ tiêu chính<br />
Tháng<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Nước<br />
Ấn Độ<br />
Brazil<br />
Campuchia<br />
B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội<br />
Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn<br />
<br />
2<br />
<br />
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn<br />
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp<br />
Indonesia<br />
Malaysia<br />
Sri Lanka<br />
Thái Lan<br />
Trung Quốc<br />
Việt Nam<br />
<br />
Ở Việt Nam, thời gian thu hoạch tiêu cũng tương đối khác biệt giữa các vùng canh tác chính.<br />
Mùa thu hoạch thường bắt đầu từ tháng 1 hàng năm, và kéo dài từ 3-4 tháng ở các vùng Tây<br />
Nguyên, Đông Nam Bộ và Phú Quốc. Lượng thu hoạch tập trung trong tháng 2 và tháng 3. Ở<br />
các tỉnh Bắc Trung Bộ, mùa thu hoạch đến muộn hơn, từ tháng 3 đến tháng 5 và tập trung chủ<br />
yếu trong tháng 4 (bảng 2).<br />
Thời gian thu hoạch tiêu Việt Nam nói chung được kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5. Như vậy,<br />
khả năng điều tiết thu mua và giá cũng có điều kiện dễ dàng hơn.<br />
Ngoài ra, nhờ mùa thu hoạch hồ tiêu rơi vào mùa khô nên nông dân dễ dàng phơi phong trên<br />
sân gạch, xi măng, vải bạt.<br />
Bảng 2. Thời gian và tiến độ thu hoạch hồ tiêu của các vùng tiêu Việt Nam<br />
Vùng<br />
<br />
Tháng 1<br />
<br />
Tháng 2<br />
<br />
Bắc Trung Bộ<br />
<br />
Tháng 3<br />
<br />
Tháng 4<br />
<br />
Tháng 5<br />
<br />
+<br />
<br />
++<br />
<br />
+<br />
<br />
Duyên Hải Trung Bộ<br />
<br />
+++<br />
<br />
++<br />
<br />
+++<br />
<br />
+<br />
<br />
Tây Nguyên<br />
<br />
+<br />
<br />
++<br />
<br />
+++<br />
<br />
++<br />
<br />
Miền Đông Nam Bộ<br />
<br />
+<br />
<br />
++<br />
<br />
+++<br />
<br />
+<br />
<br />
Phú Quốc<br />
<br />
++<br />
<br />
++<br />
<br />
+<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
+<br />
<br />
++<br />
<br />
+++<br />
<br />
++<br />
<br />
+<br />
<br />
Ghi chú : + thu hoạch ít ; ++ Thu hoạch tập trung ; +++ Thu hoạch rất tập trung<br />
<br />
1.3. Các sản phẩm chính của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam<br />
Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam hiện nay chủ yếu là hạt hồ tiêu, dưới dạng hạt khô, có thể là tiêu<br />
đen (còn nguyên vỏ lụa) hoặc tiêu trắng hoặc tiêu sọ (đã bóc vỏ). Trong đó tiêu đen xuất khẩu<br />
chiến đa số, gần 90% tổng lượng xuất. Tiêu trắng chỉ chiếm khoảng 10,3%. Chưa có số liệu<br />
thống kê cụ thể về tiêu xanh, tiêu nguyên trái. Hạt hồ tiêu được xuất khẩu chủ yếu để làm gia<br />
vị. Hiện Việt Nam chưa dùng hạt hồ tiêu để chế biến sử dụng cho các mục đích khác.<br />
1.4. Tình hình diện tích, năng xuất và sản lượng của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam 1996 2005<br />
Bảng 3. Diện tích, diện tích thu hoạch và năng suất tại các vùng trồng tiêu chính của Việt Nam<br />
<br />
B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội<br />
Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn<br />
<br />
3<br />
<br />
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn<br />
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp<br />
Vùng<br />
Tổng số<br />
1. Bắc Trung Bộ<br />
Nghệ An<br />
Quảng Bình<br />
Quảng Trị<br />
Khác<br />
2. Duyên Hải TBộ<br />
Quảng Nam<br />
Quảng Ngãi<br />
Bình Định<br />
Phú Yên<br />
Bình Thuận<br />
Khác<br />
3. Tây Nguyên<br />
Daklak<br />
<br />
TDT<br />
(ha)<br />
42.330<br />
3.100<br />
300<br />
350<br />
2.300<br />
150<br />
2.900<br />
80<br />
150<br />
200<br />
300<br />
2.100<br />
70<br />
11.980<br />
8.500<br />
3.000<br />
400<br />
80<br />
23.400<br />
11.500<br />
5.300<br />
4.000<br />
1.200<br />
1.400<br />
950<br />
<br />
Năm 2002<br />
DTTH<br />
(ha)<br />
29.080<br />
2.160<br />
290<br />
250<br />
1.500<br />
120<br />
2.050<br />
60<br />
120<br />
120<br />
200<br />
1.500<br />
50<br />
7.440<br />
5.000<br />
2.200<br />
200<br />
40<br />
16.700<br />
8.300<br />
4.000<br />
2.500<br />
700<br />
1.000<br />
730<br />
<br />
NS<br />
(t/ha)<br />
2,55<br />
1,22<br />
0,8<br />
0,9<br />
1,4<br />
0,8<br />
1,64<br />
1,8<br />
1,0<br />
0,7<br />
1,5<br />
1,8<br />
1,0<br />
2,28<br />
2,0<br />
3,0<br />
1,8<br />
1,0<br />
2,92<br />
3,1<br />
2,8<br />
2,8<br />
2,8<br />
2,4<br />
-<br />
<br />
Gia Lai<br />
Lâm Đồng<br />
Kon Tum<br />
4. Đông Nam Bộ<br />
Bình Phước<br />
Bà Rịa-V. Tàu<br />
Đồng Nai<br />
Bình Dương<br />
Khác<br />
5. ĐB SCL<br />
Kiên Giang<br />
Khác<br />
Nguồn: Theo Nguyễn tăng Tôn và cộng sự (2005)<br />
<br />
TDT<br />
(ha)<br />
48.790<br />
3.250<br />
300<br />
350<br />
2.400<br />
200<br />
3.470<br />
120<br />
200<br />
250<br />
300<br />
2.500<br />
100<br />
15.000<br />
10.000<br />
4.400<br />
500<br />
100<br />
26.000<br />
13.000<br />
6.200<br />
4.100<br />
1.300<br />
1.400<br />
1.070<br />
1.000<br />
70<br />
<br />
Năm 2003<br />
DTTH<br />
(ha)<br />
33.740<br />
2.490<br />
290<br />
270<br />
1.800<br />
130<br />
2.350<br />
80<br />
140<br />
140<br />
230<br />
1.700<br />
60<br />
9.310<br />
6.500<br />
2.500<br />
250<br />
60<br />
18.750<br />
9.500<br />
4.300<br />
3.000<br />
850<br />
1.400<br />
840<br />
800<br />
40<br />
<br />
NS<br />
(t/ha)<br />
2,51<br />
1,14<br />
0,80<br />
0,90<br />
1,32<br />
0,80<br />
1,63<br />
1,70<br />
1,00<br />
0,70<br />
1,60<br />
1,80<br />
1,00<br />
2,58<br />
2,40<br />
3,20<br />
1,80<br />
1.00<br />
2,75<br />
2,80<br />
2,70<br />
2,70<br />
2,60<br />
2,20<br />
3,09<br />
3,20<br />
0,90<br />
<br />
TDT<br />
(ha)<br />
52.535<br />
3.195<br />
280<br />
315<br />
2 400<br />
200<br />
3.460<br />
110<br />
200<br />
250<br />
300<br />
2.500<br />
100<br />
17.080<br />
11.000<br />
5.500<br />
480<br />
100<br />
27.800<br />
13.500<br />
7.500<br />
4.200<br />
1.400<br />
1.200<br />
1.000<br />
950<br />
50<br />
<br />
Năm 2004<br />
DTTH<br />
(ha)<br />
38.610<br />
2.695<br />
280<br />
285<br />
2.000<br />
130<br />
2.550<br />
80<br />
150<br />
160<br />
250<br />
1.850<br />
60<br />
11.625<br />
7.500<br />
3.800<br />
265<br />
60<br />
20.850<br />
10.500<br />
5.200<br />
3.200<br />
950<br />
1.000<br />
900<br />
850<br />
40<br />
<br />
NS<br />
(t/ha)<br />
2,22<br />
1,17<br />
0,70<br />
0,80<br />
1,32<br />
0,70<br />
1,32<br />
1,60<br />
1,00<br />
0,70<br />
1,30<br />
1,40<br />
1,00<br />
2,24<br />
2,00<br />
2,80<br />
1,50<br />
1,00<br />
2,43<br />
2,50<br />
2,60<br />
2,20<br />
2,00<br />
2,00<br />
2,91<br />
3,00<br />
0,90<br />
<br />
Theo các số liệu thống kê trên, diện tích trồng hồ tiêu ở Việt Nam đã tăng lên đến 52 ngàn ha<br />
vào năm 2004, trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng 38,6 ngàn ha. Năng suất tiêu Việt<br />
Nam cũng khá cao. Nếu tính trên diện tích cho thu hoạch, năng suất dao động từ 1 tấn/ha ở<br />
BắC Trung bộ đến 2,4 tấn/ha ở vùng Đông Nam Bộ và 3 tấn/ha ở Phú Quốc. Cá biệt, có<br />
những vùng trồng hồ tiêu đạt năng suất 4-5 tấn/ha như một số địa phương ở Bà Rịa – Vũng<br />
Tàu, vùng tiêu Chư Sê ở Gia Lai. Nhìn chung, năng suất tiêu Việt Nam khá cao so với nhiều<br />
nước trồng hồ tiêu trên thế giới.<br />
Với quy mô trồng và năng suất như hiện nay, sản lượng hồ tiêu Việt Nam dao động trên dưới<br />
100 ngàn tấn/năm, tuỳ theo điều kiện thời tiết và sâu bệnh hại.<br />
I.5. Tình hình diện tích, năng xuất và sản lượng ngành hàng hồ tiêu tại một số quốc gia<br />
chính sản xuất ngành hàng trên thế giới từ 1996 đến 2005<br />
Các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,<br />
Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam).<br />
Về diện tích trồng, Ấn Độ có đến 231 ngàn ha hồ tiêu. Indonesia là nước có truyển thống<br />
trồng và xuất khẩu hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất lớn là 171 ngàn ha. Trong khi đó, các<br />
nước còn lại đều có diện tích tích trồng hồ tiêu không quá 50 ngàn ha.<br />
Tuy nhiên, Ấn Độ lại tự tiêu thụ phần lớn sản lượng tiêu sản xuất được, trong khi Việt Nam<br />
lại xuất khẩu hầu hết lượng tiêu sản xuất ra và năng suất lại rất cao. Vì thế, tuy diện tích hồ<br />
B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội<br />
Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn<br />
<br />
4<br />
<br />
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn<br />
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp<br />
<br />
tiêu chỉ vào khoảng 50 ngàn ha, sản lượng tiêu Việt Nam lại đạt đến 100 ngàn tấn và xuất<br />
khẩu gần tương đương mức sản lượng trên (bảng 5).<br />
Trong các năm từ 2000 đến nay, diện tích trồng hồ tiêu thế giới gia tăng và sản lượng cũng<br />
gia tăng nhanh chóng. Vấn đề này đã đưa đến dư cung, làm cho giá hồ tiêu thế giới giảm thấp<br />
suốt 4 năm vừa qua.<br />
Bảng 4. Diện tích trồng hồ tiêu của các nước sản xuất chính trên thế giới (ha)<br />
Năm<br />
<br />
2000<br />
<br />
2001<br />
<br />
2002<br />
<br />
2003<br />
<br />
2004<br />
<br />
Tổng<br />
Brazil<br />
<br />
486.281<br />
30.000<br />
<br />
522.946<br />
39.000<br />
<br />
540.134<br />
45.000<br />
<br />
566.430<br />
50.000<br />
<br />
569.117<br />
45.000<br />
<br />
India<br />
<br />
214.910<br />
<br />
218.670<br />
<br />
222.460<br />
<br />
213.160<br />
<br />
231.880<br />
<br />
Indonesia<br />
<br />
145.830<br />
<br />
159.884<br />
<br />
160.606<br />
<br />
184.000<br />
<br />
171.000<br />
<br />
Malaysia<br />
<br />
11.500<br />
<br />
13.400<br />
<br />
13.100<br />
<br />
13.000<br />
<br />
13.000<br />
<br />
Sri Lanka<br />
<br />
29.966<br />
<br />
30.794<br />
<br />
31.378<br />
<br />
31.970<br />
<br />
32.437<br />
<br />
Vietnam<br />
<br />
30.000<br />
<br />
36.106<br />
<br />
42.000<br />
<br />
48.800<br />
<br />
50.000<br />
<br />
“ China, P.R.<br />
<br />
15.500<br />
<br />
15.700<br />
<br />
15.700<br />
<br />
15.700<br />
<br />
16.000<br />
<br />
Thailand<br />
<br />
2.575<br />
<br />
2.892<br />
<br />
2.890<br />
<br />
2.800<br />
<br />
2.800<br />
<br />
Madagascar<br />
<br />
4.000<br />
<br />
4.000<br />
<br />
4.000<br />
<br />
4.000<br />
<br />
4.000<br />
<br />
Khác<br />
<br />
2.000<br />
<br />
2.500<br />
<br />
3.000<br />
<br />
3.000<br />
<br />
3.000<br />
<br />
2003<br />
362.160<br />
50.000<br />
65.000<br />
80.000<br />
21.000<br />
12.660<br />
85.000<br />
33.000<br />
9.500<br />
2.500<br />
3.500<br />
<br />
2004<br />
346.479<br />
45.000<br />
62.000<br />
55.000<br />
20.000<br />
12.820<br />
100.000<br />
35.000<br />
9.500<br />
2.500<br />
4.659<br />
<br />
Nguồn: IPC<br />
<br />
Bảng 5. Sản lượng hồ tiêu của các nước sản xuất chính trên thế giới (tấn)<br />
Hạt tiêu<br />
Brazil<br />
India<br />
Indonesia<br />
Malaysia<br />
Sri Lanka<br />
Vietnam<br />
China, PR.<br />
Thailand<br />
Madagascar<br />
Khác<br />
Nguồn: IPC<br />
<br />
2000<br />
273.811<br />
30.000<br />
58.000<br />
77.500<br />
24.000<br />
10.676<br />
45.000<br />
18.600<br />
6.535<br />
1.500<br />
2.000<br />
<br />
2001<br />
308.236<br />
43.000<br />
79.000<br />
59.000<br />
27.000<br />
7.841<br />
56.000<br />
21.700<br />
8.820<br />
3.375<br />
2.500<br />
<br />
2002<br />
341.060<br />
45.000<br />
80.000<br />
66.000<br />
24.000<br />
12.600<br />
75.000<br />
23.000<br />
9.960<br />
2.500<br />
3.000<br />
<br />
1.6. Các hình thức tổ chức sản xuất của ngành hàng hồ tiêu trong nước<br />
Hình thức tổ chức ngành hàng còn rất đơn giản. Hầu hết nông dân sản xuất nhỏ, quy mô dưới<br />
1 ha/hộ trồng tiêu. Quy trình sản xuất còn giản đơn, thủ công và nhiều khi mang tính truyền<br />
thống, địa phương.<br />
Hạt tiêu khi chín được thu hoạch bằng tay. Thông thường, các hạt tiêu (thực chất là trái tiêu)<br />
chín không đồng đều trên một chùm trái (gié). Khi tỷ lệ trái chín chuyển từ màu xanh sang đỏ<br />
trong chùm trái đủ cao, nông dân sẽ hái cả chùm trái.<br />
B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội<br />
Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn<br />
<br />
5<br />
<br />