intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt tính ức chế α-glucosidase của các hợp chất phân lập từ cao chiết ethyl acetat từ cây Sư nhĩ (Leonotis nepetifolia (L.) R. BR.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sư nhĩ (Leonotis nepetifolia) là cây thuốc dùng để chữa ho gà, hen, đau đầu hạ sốt, một số nơi còn dùng để ổn định đường huyết. Sư nhĩ thường mọc tự nhiên và phân bố nhiều ở các khu vực ven biển. Bài viết trình bày phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất có trong cao chiết ethyl acetat và đánh giá khả năng ức chế enzym α-glucosidase.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt tính ức chế α-glucosidase của các hợp chất phân lập từ cao chiết ethyl acetat từ cây Sư nhĩ (Leonotis nepetifolia (L.) R. BR.)

  1. Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học; 27(3):9-18 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02 Hoạt tính ức chế α-glucosidase của các hợp chất phân lập từ cao chiết ethyl acetat từ cây Sư nhĩ (Leonotis nepetifolia (L.) R. BR.) Nguyễn Linh Tuyền1, Lê Nguyễn Như Quỳnh2, Nguyễn Thụy Việt Phương2, Phan Thiện Vy1, Tưởng Lâm Trường2,* Khoa Dược, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Tóm tắt Đặt vấn đề: Sư nhĩ (Leonotis nepetifolia) là cây thuốc dùng để chữa ho gà, hen, đau đầu hạ sốt, một số nơi còn dùng để ổn định đường huyết. Sư nhĩ thường mọc tự nhiên và phân bố nhiều ở các khu vực ven biển. Các nghiên cứu về công dụng ổn định đường huyết của Sư nhĩ ở Việt Nam chưa nhiều và cần được nghiên cứu. Mục tiêu: Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất có trong cao chiết ethyl acetat và đánh giá khả năng ức chế enzym -glucosidase. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phân lập các chất trong cao ethyl acetat bằng các kĩ thuật sắc ký cột. Cấu trúc hóa học của các chất phân lập được xác định bằng phổ MS và NMR kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo. Các hợp chất phân lập được đánh giá khả năng ức chế -glucosidase bằng phương pháp đo quang và sử dụng mô hình docking phân tử để phân tích. Kết quả: Bảy hợp chất đã phân lập và xác định cấu trúc. Các hơp chất (1 – 7) được đánh giá khả năng ức chế enzym -glucosidase. Kết quả thấy hợp chất iridoid glycosid 6 và 7 cho khả năng ức chế tốt với giá trị IC 50 lần lượt là 34,84 ± 0,71 và 52,11 ± 0,92 μM, so sánh với chất chứng dương acarbose với giá trị IC50 là 93,6 ± 0,70 μM. Kết luận: Đã phân lập được bảy hợp chất và chỉ có hai hợp chất iridoid glycosid cho hoạt tính ức chế enzym -glucosidase. Từ khoá: Leonotis nepetifolia, -glucosidase, iridoid glycosid, docking phân tử Abstract α-GLUCOSIDASE INHIBITORY ACTIVITY OF COMPOUNDS IN THE ETHYL ACETATE EXTRACT OF LEONOTIS NEPETIFOLIA (L.) R. BR. Nguyen Linh Tuyen, Le Nguyen Nhu Quynh, Nguyen Thuy Viet Phương, Phan Thien Vy, Tuong Lam Truong Ngày nhận bài: 29-07-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 16-09-2024 / Ngày đăng bài: 28-09-2024 *Tác giả liên hệ: Tưởng Lâm Trường. Bộ môn Hóa Dược - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: tuonglamtruong@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 9 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 Background: Su nhi (Leonotis nepetifolia) is a medicinal plant used to treat whooping cough, asthma, headaches and fever. In some places, it is also used to stabilize blood sugar. Su nhi often grow up in nature and are widely distributed in coastal areas. There are not many studies on the blood sugar stabilizing effects of Su nhi in Vietnam and need to be further studied. Objectives: The aim of this study was to extract and isolate the phytochemical composition of Leonotis nepetifolia and evaluate their -glucosidase inhibition. Methods: The isolation was carried out on ethyl acetate extract using column chromatography techniques. The structures of the isolated compounds were elucidated by MS and NMR spectroscopy and combined with literature review. The isolated compounds were evaluated for their α-glucosidase inhibitory ability by spectrophotometric method and molecular docking model analysis. Results: Seven compounds were isolated and elucidated their structures. Compounds (1 - 7) were evaluated for their ability to inhibit the enzyme -glucosidase. The results showed that two iridoid glycosid 6 and 7 inhibited the enzyme with IC50 34.84 ± 0.71 and 52.11 ± 0.92 μM, respectively, compared with the positive control acarbose with an IC50 value of 93.6 ± 0.70 μM. Conclusion: Seven compounds were isolated and only iridoid glycoside compounds showed α-glucosidase enzyme inhibitory activity. Keywords: Leonotis nepetifolia; -glucosidase; iridoid glycoside; molecular docking 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sư nhĩ (Leonotis nepetifolia (L.) R. Br.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) được sử dụng phổ biến trong dân gian để điều trị 2.1. Đối tượng nghiên cứu bỏng, sốt, bệnh về dạ dày, chống viêm nhiễm, các bệnh liên Toàn cây Sư nhĩ được thu hái tại khu vực bờ biển Long Hải, quan tim và thận và sử dụng như thuốc lợi tiểu, điều hòa kinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vào tháng 12/2018 và được định danh nguyệt [1-4]… Nhiều hoạt tính của những chất tinh khiết bởi TS. Võ Văn Chi, nguyên giảng viên Đại học Y Dược Thành phân lập từ L. nepetifoli đã được báo cáo như khả năng chống phố Hồ Chí Minh. Mẫu tiêu bản thực vật mã số NTT-N01 được oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, chống co thắt, ổn định lưu tại bộ môn Dược Liệu - Khoa Dược - Đại học Nguyễn Tất đường huyết, giảm đau và chống tiêu chảy [5-8]. Một số nơi Thành. Mẫu sau khi thu hái, được làm sạch, phơi khô, xay nhỏ ở Việt Nam sử dụng Sư nhĩ để hỗ trợ điều trị tiểu đường. thu được 22 kg bột khô. Độ ẩm sau khi phơi khô là 10,5 %. Trong số các hợp chất được báo cáo từ Sư nhĩ, triterpenoid và flavonoid có tác ức chế enzym -glucosidase tốt [9]. Nghiên 2.2. Hóa chất và trang thiết bị cứu thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetat của toàn Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được đo trên máy thân cây sư nhĩ L. nepetifoli đã tiến hành nhằm tìm kiếm các Bruker Avance (500 MHz cho phổ 1H-NMR và 125 MHz cho hợp chất có hoạt tính sinh học từ dược liệu Việt Nam. Bảy phổ 13C-NMR). Khối phổ MS được đo trên máy Bruker hợp chất (1 - 7) được phân lập và xác định cấu trúc bằng các microOTOF Q-II. Điểm nóng chảy được đo trên máy đo điểm phương pháp hóa lý hiện đại như khối phổ MS và 1D, chảy Gallenkamp xuất xứ Trung Quốc. Phương pháp sắc 2D NMR cũng như so sánh với dữ liệu tài từ liệu tham kí cột (SKC) sử dụng silica gel pha thường từ Merck cỡ khảo [10-16]. Để chứng minh và giải thích hiệu quả điều trị hạt 40 - 63 µm, silica gel pha đảo RP-C18 (Merck) và sắc ký đái tháo đường của Sư nhĩ trong dân gian, các hợp chất phân gel Sephadex LH-20 (GE Healthcare). Phương pháp sắc kí lập được đánh giá hoạt tính ức chế -glucosidase. Nghiên cứu lớp mỏng sử dụng bản mỏng silica gel F254, silica gel 60 RP- về docking phân tử được tiến hành để hiểu rõ hơn về mối liên 18 F245 (Merck), thuốc thử vanilin sulfuric, sấy nóng để hiện hệ giữa cấu trúc và hoạt tính sinh học. vết. Các dung môi sử dụng n-hexan, dicloromethan 10 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 (CH2Cl2), ethyl acetat (EtOAc), aceton, ethanol 4 bước: (i) chuẩn bị cấu trúc protein, (ii) chuẩn bị cấu trúc (EtOH), methanol (MeOH) từ Scharlau có độ tinh khiết ligand, (iii) gắn kết phân tử và (iv) đánh giá kết quả. Cấu trúc trên 99 %. -glucosidase từ men nấm Saccharomyces tinh thể của α-glucosidase (mã PDB: 4J5T, độ phân giải: cerevisiae, Na2CO3, Na2HPO4 và NaH2PO4 4-nitrophenyl - 2.04 Å) được tải về từ Ngân hàng Protein D-glucopyranoside (NP-G) từ Sigma-Aldrich. Máy quang (http://www.rcsb.org) dưới dạng tệp .pdb. Các cấu trúc 2D phổ Allsheng microplate reader, AMR-100. của ligand, bao gồm 6 hợp chất phân lập được và chứng dương Acarbose, được vẽ bằng phần mềm ChemSketch 2020.1.2 và chuyển sang cấu trúc 3D dưới dạng tệp .pdb 2.3. Phương pháp thử nghiệm ức chế enzym -glucosidase bằng Discovery Studio Visualizer 2021 [19]. Sau đó, cấu trúc của protein và ligand sẽ được thêm hydro và chuyển sang Quy trình thử nghiệm khả năng ức chế -glucosidase được tệp .pdbqt bằng phần mềm AutoDock Tools 1.5.6 package tiến hành bằng phương pháp đo quang dựa trên mô hình của [20]. Phạm vi gắn kết của ligand trên enzym α-glucosidase Kim và cộng sự [17]. Mẫu thử và chứng dương acarbose được được xác định bằng việc tạo hộp bao phủ 2 acid amin quan pha trong DMSO với nồng độ ban đầu là 4 mM, sau đó được trọng là Asp568 và Glu 771. Thông số của hộp bao phủ bao pha loãng trong dung dịch đệm natri phosphat 0,1 mM pH 6,9 gồm: center-x (tọa độ x): -4,267, center-y (tọa độ y): -24,545, tạo dãy nồng độ thử nghiệm 200, 100, 50, 25 và 10 µM. Enzym và center-z (tọa độ z): 5,723 và kích thước x, y, z lần lượt là α-glucosidase từ Saccharomyces cerevisiae (0,1 U/ml) và cơ 20, 26 và 25 Å. Kết quả gắn kết được phân tích dựa vào ái chất p-nitrophenyl-α-D-glucopyranosid (1 mM) được hòa tan lực gắn kết (kcal.mol-1) và tương tác giữa ligand và các acid trong dung dịch đệm natri phosphat 0,1 mM pH 6,9. amin trong khoang gắn của protein. 10 µL mẫu thử được thêm vào 40 µL enzym α-glucosidase, ủ ở 37 ºC trong 10 phút. Sau đó, 50 µL cơ chất 2.5. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất p-nitrophenyl-α-D-glucopyranosid được thêm vào hỗn hợp, Toàn cây Sư nhĩ được sấy khô (22,0 kg) sau đó được xay ủ tiếp ở 37 ºC và sau 20 phút, dừng phản ứng bằng cách nhỏ thành bột và chiết ngâm ở nhiệt độ phòng với ethanol 96 thêm 100 µL Na2CO3 1M. Đo độ hấp thu ở 405 nm. % (4 x 35 lít). Lọc dịch và cô quay thu hồi dung môi thu được Acarbose được sử dụng làm chứng dương. Kết quả ức chế cao ethanol tổng (1,56 kg). Sau đó thực hiện chiết phân bố a-glucosidase được tính thông qua giá trị % ức chế I. lỏng - lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần gồm n-hexan, EtOAc thu các cao chiết n -hexan (440,0 g), ethyl % Ức chế = (1 - At/Ac ) x 100% acetat (401,0 g) và dịch nước ethanol còn lại. Cao EtOAc Trong đó: được phân tách bằng sắc ký cột silica gel thường với hệ dung At: Độ hấp thu của mẫu thử môi từ n-hexan-EtOAc (85:15-0:100) sau đó tăng lên EtOAc-MeOH (85:15-0:100), thu được 7 phân đoạn ký hiệu Ac: Độ hấp thu của mẫu đối chứng âm EA1-EA7. Từ phân đoạn EA4 (22,5 g) tiến hành sắc ký cột Khả năng ức chế -glucosidase của mẫu thử được đánh giá silica gel với hệ dung môi n-hexan-EtOAc (60:40) thu được thông qua giá trị IC50 dựa trên % ức chế tại các nồng độ khác 5 phân đoạn EA4.1-EA4.5. Sau đó EA4.2 (0,56 g) được tiến nhau của mẫu thử. Acarbose là chất đối chứng dương được sử hành sắc ký cột rây phân tử với Sephadex LH-20 (100 g) với dụng trong quá trình thử. Các thí nghiệm được thực hiện 3 lần hệ dung môi CH2Cl2-MeOH (1:4) thu được (1) (16,4 mg) và và lấy giá trị trung bình. (2) (27,8 mg). Từ phân đoạn EA4.3 (0,68 g) tiến hành sắc ký cột gel Sephadex LH-20 (100 g) với hệ dung môi CH2Cl2- MeOH (1:4) sau đó tiếp tục sắc ký cột silica pha đảo C-18 với 2.4. Đánh giá hoạt phương pháp docking phân tử hệ dung môi H2O-MeOH (7:3) để thu được (3) (14,7 mg), (4) Phương pháp gắn kết phân tử được thực hiện nhằm phân (15,1 mg), và (5) (10,2 mg). tích tương tác giữa các hợp thu được và enzym α-glucosidase của nấm Saccharomyces cerevisiae E.C 3.2.1.20. Phần mềm Phân đoạn EA4.5 (2,6 g) được tiến hành sắc ký cột với sử dụng là Autodock Vina 1.1.2 [18]. Quá trình thực hiện gồm silica gel pha thường với hệ dung môi CH2Cl2-MeOH (9:1) https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 11
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 thu được 6 phân đoạn nhỏ ký hiệu EA5.1-EA5.6. Phân đoạn (s, 3′-OH), 6,93-6,92 (2H, m, H-2′, H-5), 6,86 (dd, J = 8,0, 2,0 EA5.2 (0,3 g) được thực hiện sắc ký với silica gel pha đảo Hz, H-6′), 5,89 (d, J = 2,5 Hz, H-8), 5,88 (d, J = 2,5 Hz, H-6), RP-C18 với hệ dung môi H2O-MeOH (6:4) sau đó tinh chế 5,43 (dd, J = 12,0; 3,0 Hz, H-2), 3,77 (s, 4′-OCH3), 3,19 (dd, tiếp với sắc ký gel Sephadex LH–20 (100 g) với hệ dung môi J = 17,5; 12,5 Hz, H-3-trans), 2,70 (dd, J = 17,5; 3,0 Hz, CH2Cl2-MeOH (1:4) thu được (6) (7,4 mg) và (7) (8,5 mg). H-3-cis). Dữ liệu phổ 13C-NMR (DMSO-d6) xem Bảng 1. 3. KẾT QUẢ 3.5. Cirsiliol Bột vô định hình, màu vàng, mp 286 - 287 oC, CTPT Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập (1 - 7) (Hình 1) C 17 H 14 O7 (M = 330), HR-ESI-MS [M + K] + tại m/z được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm như NMR 369,0378 (tính toán cho C 17 H14 O7 K, 369,0377). và MS cũng như so sánh với dữ liệu tham khảo. 1 H-NMR (DMSO-d 6), H (ppm): 12,92 (s, 5-OH), 7,42 (s, H-2′), 7,42 (s, H-6′), 6,89 (d, J = 8,8 Hz, H-5′), 6,81 ̣ ̣ ̀ Bả y hơp chat thu đươc tư cao chiet EtOAc và cau trúc hóa (s, H-8), 6,69 (s, H-3), 3,90 (s, 7-OCH3), 3,72 (s, 6-OCH3). Dữ ̣ họ c đươc xác định là luteolin (1), chrysoeriol (2), velutin liệu phổ 13C-NMR (DMSO-d6) xem Bảng 1. (3), hesperetin (4), cirsiliol (5), acid geniposidic (6), và acid 6-methoxygeniposidic (7). 3.6. Acid geniposidic (6) 3.1. Luteolin Dạng sáp 1H-NMR (CD3OD), H (ppm): 7,52 (s, H-3), 5,80 (s, H-7), 5,16 (d, J = 7,5 Hz, H-1), 4,72 (d, J = 8,0 Hz, Bột vô định hình, màu vàng, mp 327-328 oC. 1H-NMR H-1′), 4,32 (d, J = 14,0 Hz, H-10a), 4,18 (d, J = 14,0 Hz, (aceton-d6), H (ppm): 7,50 (d, J = 2,5 Hz, H-2′), 7,47 (dd, 8,5; J = 2,5 Hz, H-6′), 7,00 (d, J = 8,0 Hz, H-5′), 6,58 (s, H-3), H-10b), 3,86 (d, J = 11,5 Hz, H-6′a), 3,64 (d, J = 11,7 Hz, 6,52 (d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,25 (d, J = 2,5 Hz, H-6). Dữ liệu H-6′b), 3,22-3,41 (4H, m, H-2′, H-3′, H-4′, H-5′), 3,17 phổ 13C-NMR (acetone-d6) xem Bảng 1. (m, H-5), 2,83 (dd, J = 16,0 Hz và 7,5 Hz, H-6a), 2,11 (dd, J = 16,0 Hz và 7,5 Hz, H-6b), 2,72 (t, J = 7,5 Hz, 3.2. Chrysoeriol H-9). 13C-NMR (CD3OD), C (ppm): 170,9 (C-11), 153,3 Bột vô định hình, màu vàng, mp 330-332 oC. 1H-NMR (C-3), 144,7 (C-8), 128,5 (C-7), 112,8 (C-4), 100,4 (C-1′), (aceton-d6), H (ppm): 7,62 (d, J = 2,0 Hz, H-2′), 7,60 (dd, 98,3 (C-1), 78,3 (C-5′), 77,8 (C-3′), 74,9 (C-2′), 71,5 (C-4′), J = 8,5; 2,0 Hz, H-6′), 7,00 (d, J = 8,5 Hz, H-5′), 6,68 62,6 (C-6′), 61,4 (C-10), 47,1 (C-9), 39,7 (C-6), 36,6 (C-5). (s, H-3), 6,54 (d, J= 2,0 Hz, H-8), 6,25 (d, J= 2,0 Hz, H-6). Acid 6-methoxygeniposidic (7): dạng sáp không màu. Dữ liệu phổ 13C-NMR (acetone-d6) xem Bảng 1. [α]25 + 75,8 (c 0,67; MeOH). HR-ESI-MS [M + Na]+ tạ i m/z D 427,1225 (tính toán cho C17H24O11Na, 427,1216). 1H-NMR 3.3. Velutin (CD3OD), H (ppm): 7,58 (s, H-3), 6,15 (s, H-7), 4,96 Bột vô định hình, màu vàng, mp: 234-236 oC. 1H-NMR (d, J = 9,0 Hz, H-1), 4,71 (d, J = 7,5 Hz, H-1′), 4,47 (dd, (CDCl3), H (ppm): 7,32 (d, J = 2,0 Hz, H-2′), 7,48 (dd, J = 15,5; 1,5 Hz, H-10a), 4,21 (d, J = 15,5 Hz, H-10b), 4,39 J = 8,5; 2,0 Hz, H-6′), 7,03 (d, J = 8,5 Hz, H-5′), 6,56 (s, H-3), (dd, J = 6,0; 1,5 Hz, H-6), 3,82 (dd, J = 12,0; 2,0 Hz, H-6′a), 6,49 (d, J = 2,5 Hz, H-8), 6,37 (d, J = 2,0 Hz, H-6), 4,00 3,67 (dd, J = 12,0; 5,0 Hz, H-6′b), 3,24-3,40 (4H, m, H-2′, (s, OCH3), 3,88 (s, OCH3). Dữ liệu phổ 13C-NMR (CDCl3) H-3′, H-4′, H-5′), 3,26 (s, 6-OCH3), 3,08 (dd, J = 7,5; 6,0 Hz, xem Bảng 1. H-5), 2,51 (dd, J = 9,0; 7,5 Hz, H-9). 13C-NMR (CD3OD), C (ppm): 172,4 (C-11), 154,4 (C-3), 152,9 (C-8), 127,7 (C-7), 3.4. Hesperetin 108,8 (C-4), 101,7 (C-1), 100,8 (C-1′), 85,2 (C-6), 78,3 Bột vô định hình, màu vàng. mp: 226 - 228 oC. 1H-NMR (C-5′), 77,9 (C-3′), 75,0 (C-2′), 71,4 (C-4′), 62,6 (C-6′), 61,8 (DMSO-d6), H (ppm): 12,13 (s, 5-OH), 10,82 (s, 7-OH), 9,11 (C-10), 57,5 (6-OCH3), 46,1 (C-9), 42,5 (C-5) (Hình 1). 12 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 Bảng 1. Dữ liệu phổ 13C-NMR của hợp chất 15 1 2 3 4 5 Vị trí (acetone-d6) (acetone-d6) (CDCl3) (DMSO-d6) (DMSO-d6) 2 164,3 165,1 164,1 78,3 164,3 3 103,5 104,5 104,5 42,1 102,7 4 182,4 183,1 182,4 196,3 182,1 105,6 4a 104,7 104,5 101,8 105,1 5 162,7 163,5 162,3 163,5 152,6 6 99,0 99,9 98,1 95,8 131,9 7 164,5 165,4 165,5 166,7 158,6 8 94,0 94,9 92,7 95,0 91,4 158,1 8a 158,9 157,5 162,8 152,1 1 123,1 123,7 123,5 131,2 121,5 2 113,4 110,7 108,4 114,1 113,5 3 145,8 151,6 149,3 112,0 145,8 4 149,4 149,0 146,9 147,9 149,8 5 115,9 116,5 115,0 146,5 116,0 6 119,4 121,4 120,8 117,7 119,1 3-OCH3 - 56,7 56,2 - - 4-OCH3 - - - 55,7 - 6-OCH3 - - - - 60,0 7-OCH3 - - 55,8 - 56,4 thấy hợp chất 6 và 7 cho khả năng ức chế tốt với giá trị IC50 3.7. Kết quả thử hoạt tính ức chế -glucosidase lần lượt là 34,84 ± 0,71 và 52,11 ± 0,92 μM, so sánh với chất Các hơp chất (1 – 7) được đánh giá khả năng ức chế enzym chứng dương acarbose với giá trị IC50 là 93,6 ± 0,70 μM -glucosidase. Kết quả hoạt tính trình bày trong Bảng 2 cho (Bảng 2). Hình 1. Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 – 7 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 13
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 Bảng 2. Hoạt tính ức chế enzym -glucosidase của (1 – 7) hợp chất 3 được xác định là 5,4′-dihydroxy-7,3′- Hợp chất IC50 (µM) Hợp chất IC50 (µM) dimethoxyflavone hay velutin [12]. Hợp chất 4 có dưới dạng bột vàng, phổ NMR của 4 1 119 ± 3,17 5 >200 có dữ liệu tương tự như phổ của 1 chỉ khác là có thêm 2 >200 6 34,84 ± 0,71 một nhóm methoxy tại C-4′ và tín hiệu của nhóm 3 >200 7 52,11 ± 0,92 carbonyl ở C-4 thay đổi, dịch chuyển về vùng trường thấp cho thấy nối đơn C2-C3 thay vì nối đôi 4 >200 Acarbose 93,70 ± 0,70 như trong 1. Những điều này được xác định thông qua sự hiện diện của các tín hiêu proton của hai proton methylen tại H 3,19 (dd, J = 17,5 Hz, 12,5 Hz, 4. BÀN LUẬN H-3-trans); 2,70 (dd, J = 17,5; 3,0 Hz, H-3-cis); một proton methin tại H 5.43 (dd, J = 12,5 Hz, 4 Hz, H-2); Phổ NMR của hợp chất 1 cho tín hiệu đặc trưng của một tín hiệu methoxy tại H 5,43 (s, 4′-OCH3). Dựa một hợp chất có khung flavonoid với hai proton doublet trên dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham H-6 và H-8 tại H 6,25 (d, J = 2,5 Hz, H-6) và 6,52 khảo, cấu trúc hóa học của hợp chất 4 được xác định (d, J = 2,0 Hz, H-8) cho vòng A, một proton singlet là hesperetin [13] (Bảng 1). của proton H-3 tại 6,58 (s, H-3) cho vòng C và một Hợp chất 5 được phân lập dưới dạng bột vô định hệ thống ABX với H 7,50 (d, J = 2,5 Hz, H-2′), 7,00 hình, màu vàng và có công thức phân tử là C17H14O7 (d, J = 8,0 Hz, H-5′) và 7,47 (dd, J = 8,5, 2,5 Hz, dựa vào phổ HR-ESI-MS với mảnh [M + K]+ tại m/z H-6′) cho vòng B. Bên cạnh đó, phổ 13C-NMR cho 15 369,0378 (tính toán cho C 17 H 14 O 7K, 369,0377). tín hiệu carbon với một tín hiệu carbonyl ở C 182,4 (C-4) và 14 tín hiệu carbon trong khoảng Phổ 1 H và 13 C-NMR của 5 tương tự như phổ của 164,5 - 94 ppm. Với những đặc điểm tín hiệu này, 1 có hợp chất 1, chỉ khác là hợp chất 5 có thêm hai cấu trúc flavon với nhóm thế trên vòng A vị trí 5 và 7, nhóm methoxy tại C-6 và C-7 thay vì lần lượt là vòng B ở vị trí 3′ và 4′. So sánh phổ NMR của 1 phù hợp H và OH như trong cấu trúc 1. Điều này được xác với dữ liệu phổ của luteolin [10], do đó 1 được xác định định thông qua sự hiện diện của hai tín hiệu proton là luteolin. của hai nhóm methoxy tại H 3,72 (6-OCH3); 3,90 Phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất 2 cho tín hiệu (7-OCH3) và hai tín hiệu carbon tại C 60,0 (6-OCH3), tương tự như hợp chất 1, chỉ khác một điểm là hợp chất 56,4 (7-OCH3). Dựa trên dữ liệu phổ NMR cũng như 2 có thêm một nhóm methoxy tại C-3′ thay vì nhóm so sánh với tài liệu tham khảo, cấu trúc hóa học của OH như trong hợp chất 1. Điều này được chứng hợp chất 5 được xác định là cirsiliol [14]. minh bằng tương quan trên phổ HMBC giữa proton Phổ NMR của 6 cho thấy tín hiệu đặc trưng của một của nhóm methoxy tại H 3,99 (3H, s, -OCH3) và C-3′ hợp chất iridoid glycoside thông qua tín hiệu proton (C 56,7 ppm). Cấu trúc của 2 được xác định là acetal H-1 tại 5,16 (1H, d, J = 7,5, H-1), tín hiệu proton chrysoeriol dựa trên so sánh với tài liệu tham khảo [11]. olefin H-3 và H-7 tại H 7,52 (1H, s, H-3) và H 5,80 Phổ NMR của hợp chất 3 tương tự như 2, chỉ khác là (1H, s, H-7), hai tín hiệu proton methin H-5 và H-9 tại có thêm một nhóm methoxy tại C-7. Điều này được xác 3,17 (m, H-5) và 2,72 (t, 7,5 Hz, H-9). Cùng với phổ 13 định bằng tương quan HMBC giữa proton nhóm C-NMR có các tín hiệu đặc trưng chủ yếu tại methoxy tại H 3,88 và tín hiệu carbon tại C 165,5 carbon acetal C-1 (98,3 ppm), hai carbon methin (C-7), do đó nhóm methoxy gắn vào vị trí C-7. Dựa trên C-5 (36,6 ppm) và C-9 (47,1 ppm) và hai tín hiệu carbon olefin C-3 (153,3 ppm) và C-4 (112,8 ppm). Riêng phần dữ liệu phổ NMR và so sánh với dữ liệu phổ tham khảo, 14 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 đường cho tín hiệu đặc trưng proton doublet của proton Hợp chất 7 có dạng sáp không màu và công thức phân anomer tại H 4,72 (1H, d, J = 8 Hz, H-1′) và kết hợp với tử là C17H24O11 được xác định dựa trên phổ HR-ESI-MS phổ C-NMR với các tín hiệu C 100,4 (C-1′), 74,9 13 với mảnh [M + Na]+ tại m/z 427,1225 (tính toán cho (C-2′), 77,8 (C-3′), 71,5 (C-4′), 78,3 (C-5′) và 62,6 (C-6′) C17H24O11Na, 427,1216) và dữ liệu phổ NMR. Phổ cho thấy cấu trúc của 6 là một hợp chất iridoid glycoside NMR của 7 tương tự như phổ hợp chất 6 chỉ khác là có với một một đơn vị đường -D-glucopyranosyl. Trên phổ thêm một nhóm methoxy tại C-6. Điều này được xác định HMBC, cho thấy tương quan giữa proton anomer bởi các tín hiệu tương quan trong phổ HMBC giữa proton tại H 4,72 ppm (H-1′ ) với carbon C-1 (98,3 ppm) cho của nhóm methoxy tại H 3,26 (6-OCH3) với carbon tại thấy đơn vị đường gắn vào vị trí C-1 trên phân tử iridoid. C 85,2 ppm (C-6) và tương quan giữa proton tại Tương quan HMBC giữa proton olefin H-3 với các  H 4,39 (H-6) với carbon C 57,5 ppm (6-OCH3). carbon C-4 (112,8 ppm), C-5 (36,6 ppm) và C-11 Dựa vào dữ liệu NMR cũng như so sánh với tài liệu (170,9 ppm) và tương quan giữa H-7 với các carbon C-6 tham khảo, cấu trúc hợp chất 7 được xác định là acid (39,7 ppm), C-8 (144,7 ppm) và C-10 (61,4 ppm) cho 6-methoxygeniposidic [16]. phép xác định liên kết đôi tại C-3/C-4 và C-7/C-8. Dựa Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy các hợp chất trên các dữ liệu phổ NMR cũng như các tương quan trong flavonoid cho khả năng ức chế enzym -glucosidase phổ HMBC và so sánh với tài liệu tham khảo, cấu trúc trung bình tương đồng với các báo cáo của nhóm hợp chất của 6 được xác định là acid geniposidic [15] (Hình 2). HMBC này trên cây Sư nhĩ trước đó [9]. Trong khi các hợp chất 11 COOH 11 COOH iridoid từ Sư nhĩ gồm loganin, acid loganic và shanzhiside H H H methyl ester đã được báo các có khả năng ức chế enzym 4 4 6 H 7 3 6 H 7 5 3 8 O 9 1 2O -glucosidase yếu [21]. Tuy nhiên hai hợp chất 6 và 7 lần HO 10 1 HO 10 H HOH2C 6' HOH2C 6' đầu tiên được tìm thấy trong Sư nhĩ cho kết quả ức chế O O HO 4' HO 4' HO 3' 5' 2' 1' O HO 3' 5' 2' 1' O enzym -glucosidase tốt hơn với các giá trị IC50 lần lượt OH OH là 34,84 ± 0,71 và 52,11 ± 0,92 µM. Hình 2. Tương quan HMBC của 6 Hình 3. Phương thức gắn kết và tương tác 2D giữa (A: acid geniposidic, B: Acarbose) trong khoang gắn của enzym -glucosidase. Nét xanh lá là liên kết hydro, nét hồng và vàng là liên kết kỵ nước https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 15
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 Nguồn tài trợ Để giải thích hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được, phương pháp gắn kết phân tử được Quỹ Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ, Trường Đại thực hiện giữa hợp chất 6 với giá trị IC50 tốt nhất học Nguyễn Tất Thành, mã số 2023.01.67/HĐ-KHCN. và enzym -glucosidase từ Saccharomyces cerevisiae. Kết quả thu được cho thấy hợp chất này đã gắn Xung đột lợi ích kết thành công vào khoang gắn với ái lực gắn kết Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên tốt (-8,4 kcal.mol -1 ) hơn chứng dương acarbose cứu này. (-7,8 kcal.mol-1). Phân tích tương tác tạo thành giữa 2 ORCID hợp chất này cho thấy cả 2 đều tạo được tương tác hydro và tương tác kỵ nước với các acid amin trong Tưởng Lâm Trường khoang gắn của enzym. Tuy nhiên, sự chênh lệch https://orcid.org/0009-0009-7285-4252 giữa ái lực gắn kết của 2 hợp chất có thể được lý giải do sự khác nhau về loại tương tác hình thành Nguyễn Linh Tuyền giữa 2 hợp chất với acid amin quan trọng trong https://orcid.org/0009-0002-0069-3647 khoang. Cụ thể, acarbose tạo tương tác với acid Lê Nguyễn Như Quỳnh amin quan trọng Asp568 bằng liên kết kỵ nước, hợp chất 6 tạo cũng tạo được liên kết với 1 trong 2 https://orcid.org/0009-0009-7285-4252 acid amin quan trọng là Glu771 nhưng bằng liên Nguyễn Thụy Việt Phương kết hydro (Hình 3). https://orcid.org/0000-0002-0233-8692 5. KẾT LUẬN Phan Thiện Vy https://orcid.org/0000-0002-7879-3827 Bảy hợp chất (1 - 7) được phân lập từ cao ethyl Đóng góp của các tác giả acetat của cây Sư nhĩ bằng phương pháp sắc kí được xác định cấu trúc là luteolin (1), chrysoeriol (2), Ý tưởng nghiên cứu: Tưởng Lâm Trường, Nguyễn Linh velutin (3), hesperetin (4), cirsiliol (5), acid Tuyền. geniposidic (6), và acid 6-methoxygeniposidic (7). Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Tưởng Lâm Kết quả thử hoạt tính ức chế enzym -glucosidase Trường, Nguyễn Linh Tuyền. cho thấy hai hợp chất iridoid glycoside cho khả năng Thu thập dữ liệu: Nguyễn Linh Tuyền. Phan Thiện Vy. ức chế tốt hơn acarbose với giá trị IC50 lần lượt là 34,84 ± 0,71 (6) và 52,11 ± 0,92 μM (7). Dựa vào kết Giám sát nghiên cứu: Tưởng Lâm Trường, Nguyễn quả docking phân tử cho thấy mối liên hệ giữa cấu Linh Tuyền. trúc và hoạt tính sinh học của các hợp chất. Nghiên Nhập dữ liệu: Lê Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Thụy cứu đã đóng góp vào bộ dữ liệu các hợp chất tự nhiên Việt Phương, Phan Thiện Vy. cũng như hoạt tính sinh học của dược liệu phân bố ở Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu Quản lý dữ liệu: Tưởng Lâm Trường, Nguyễn Linh đường trong y học dân gian. Tuyền. Lời cảm ơn Phân tích dữ liệu: Lê Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Thụy Việt Phương, Phan Thiện Vy. Nghiên cứu nhận được hỗ trợ bởi từ Quỹ Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ - Trường Đại học Nguyễn Tất Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Linh Tuyền, Lê Nguyễn Thành (NTTU) - dưới mã số 2023.01.67/HĐ-KHCN. Như Quỳnh, Nguyễn Thụy Việt Phương. 16 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Tưởng Lâm 8. Kumar B, Kumar R, Deepthi R, Bakshi V. Trường, Nguyễn Linh Tuyền, Lê Nguyễn Như Quỳnh, Phytochemical screening and anti-emetic activity Nguyễn Thụy Việt Phương, Phan Thiện Vy. of Leonotis nepetifolia leaves extract. International Journal of Pharmaceutical Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Chemistry. 2016;6(7):177-180. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ 9. Nguyen TKH, Ton TQ, Ngo TTD, Phan TT, Ban biên tập. Nguyen TLT, Nguyen KPP. Nepetifoliol-a new Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức glutinane-triterpenoid from Leonotis nepetifolia. Natural Product Research. 2023;37(2):256-262. Nghiên cứu này miễn trừ Hội đồng Đạo đức. 10. Özgen U, Mavi A, Terzi Z, Kazaz C, Asci A, Yusuf Kaya Y, et al. Relationship between chemical TÀI LIỆU THAM KHẢO structure and antioxidant activity of luteolin and its glycosides isolated from Thymus sipyleus subsp. 1. Bussmann RW, Swartzinsky P, Worede A, sipyleus var. sipyleus. Records of Natural Products. Evangelista P. Plant use in Odo-Bulu and Demaro, 2011;5(1):12. bale region, Ethiopia. Journal of ethnobiology and 11. Silva LALD, Faqueti LG, Reginatto FH, dos Santos ethnomedicine. 2011;7:1-21. ADC, Barison A, Biavatti MW. Phytochemical 2. Bieski IGC, Santos FR, De Oliveira RM, Espinosa analysis of Vernonanthura tweedieana and a MM, 2 Miramy Macedo M, Albuquerque UP, et al. validated UPLC-PDA method for the quantification Ethnopharmacology of medicinal plants of the of eriodictyol. Revista Brasileira de Farmacognosia. Pantanal region (Mato Grosso, Brazil). Evidence- 2015;25:375-381. Based Complementary and Alternative Medicine: 12. Chen D, Bi Dan, Song YL, Fei TUP. Flavanoids Ecam. 2012:1-36. from the stems of Aquilaria sinensis: Flavanoids 3. Maobe MA, Gitu L, Gatebe E, Rotich H. from the stems of Aquilaria sinensis. Chinese Antimicrobial activities of eight selected medicinal Journal of Natural Medicines. 2012;10(4):287-291. herbs used for the treatment of diabetes, malaria and 13. Harborne J, Willians C. Advances in flavonoid pneumonia in kisii region, southwest kenya. Global research since 1992. Phytochem. Oxford. journal of pharmacology. 2013;7(1):25-33. 2000;55(6):481-504. 4. Vale FF, Oleastro M. Overview of the 14. Nagao T, Abe F, Kinjo J, Okabe H. Antiproliferative phytomedicine approaches against helicobacter constituents in plants 10. Flavones from the leaves pylori. World Journal of Gastroenterology. of Lantana montevidensis Briq. and consideration of 2014;20(19):5594. structure-activity relationship. Biological and 5. Gopal RH, Vasanth S, Vasudevan S. Antimicrobial Pharmaceutical Bulletin. 2002;25(7):875-879. activity of essential oil of Leonotis nepetaefolia. 15. Güvenalp Z, Kilic N, Kazaz C, Kaya Y. Chemical Ancient Science of Life. 1994;14(1,2):68-70. constituents of Galium tortumense. Turkish Journal 6. Makambila MC, Mbatchi B, Ardid D, Gelot A. Of Chemistry. 2006;30(4):515-523. Pharmacological studies of ten medicinal plants 16. Machida K, Takehara E, Kobayashi H, Kikuchi used for analgesic purposes in Congo Brazzaville. M. Studies on the constituents of gardenia 2011;7(5):608-615. species. Iii. New iridoid glycosides from the 7. Gungurthy J, Sabbathi S, Chaitanya K, Ravella A, leaves of Gardenia jasminoides cv. Fortuneana Ramesh C. Antidiabetic activity of Leonotis Hara. Chemical and Pharmaceutical Bulletin. nepetifolia Lin. In alloxan induced diabetic rats. 2003;51(12):1417-1419. Inter J Preclin Pharma Res. 2013;4(1):5-9. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 17
  10. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 3 * 2024 17. Kim K, Nam K, Kurihara H, Kim S. Potent α-glucosidase inhibitors purified from the red alga Grateloupia elliptica. Phytochemistry. 2008;69(16):2820-2825. 18. Trott O, Olson AJ (2010). Autodock vina: improving the speed and accuracy of docking with a new scoring function, efficient optimization, and multithreading. Journal of Computational Chemistry. 2010;31(2):455-461. 19. Yang S, Kar S, Leszczynski J. Tools and software for computer-aided drug design and discovery. In: cheminformatics, QSAR and machine learning applications for novel drug development. USA: Elsevier; 2023. p. 637-661. 20. Morris G-M, Huey R, Lindstrom W, et al. Autodock4 and autodocktools4: automated docking with selective receptor flexibility. Journal of Computational Chemistry. 2009;30(16):2785-2791. 21. Do TML, Nguyen KPP, Tran AD, Nguyen TN, Le CN, Nguyen XD, Nguyen TMD. Identification of compounds from ethylacetate of Leonotis nepetifolia (L.) R. Br. (Lamiaceae). Journal of Science Technology and Food. 2020;20(2):62-71. 18 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.03.02
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2