Hướng dẫn cách hình thành bản kế hoạch kinh doanh
lượt xem 96
download
Kế hoạch kinh doanh không chỉ đơn thuần là một công cụ để kêu gọi đầu tư, hơn thế nữa, đây còn là bản đồ định hướng cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Tài liệu dưới đây hướng dẫn các bạn cách lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể và hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn cách hình thành bản kế hoạch kinh doanh
- Hướng dẫn cách hình thành bản kế hoạch kinh doanh
- Nội dung cần có của bản kế hoạch kinh doanh Để giúp các bạn sinh viên nắm rõ hơn về cách thức hình thành một bản kế hoạch kinh doanh. Bắt đầu từ kì này, xin giới thiệu một chuỗi các bài dịch “Hướng dẫn cách hình thành bản kế hoạch kinh doanh”. Bài 1: Tầm quan trọng và cách thức trình bày một bản kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh không chỉ đơn thuần là một công cụ để kêu gọi đầu tư, hơn thế nữa, đây còn là bản đồ định hướng cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Chắc hẳn sẽ có vài người sẽ thắc mắc vì sao chúng ta cần một bản kế hoạch kinh doanh khi mình đã có đủ tiền đầu tư từ vay mượn bạn bè hay gia đình. Chúng ta đặt câu hỏi này vì đánh giá không đúng vai trò của kế hoạch kinh doanh. Thực tế, kế hoạch kinh doanh là công cụ để doanh nghiệp có thể quan sát toàn bộ các hoạt động trong công ty và mối liên hệ giữa chúng. Cụ thể, thông qua kế hoạch kinh doanh, người chủ doanh nghiệp có thể xem xét toàn bộ các hoạt động trong công ty như giá trị dành cho khách hàng, tiêu thụ của bộ phận marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính hay kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn kiểm tra tiến độ thực hiện công việc tại doanh nghiệp. Ví dụ, nếu kế hoạch sản xuất hoàn tất vào ngày 1.12 nhưng trong thực tế nhân viên có thể hoàn thành công việc này vào ngày 1.11 thì bạn cần đặt ra câu hỏi tại sao? Việc hoàn thành sớm này liệu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không? Hay trong tương lai cần điều chỉnh những gì để duy trì được việc này? Câu hỏi này giúp chúng ta hiểu được vai trò thứ ba của kế hoạch kinh doanh, đó là giúp doanh nghiệp đưa ra được những định hướng trong tương lai và khi có định hướng đúng đắn, thì không quá khó hiểu khi doanh nghiệp đó thu hút và giữ
- chân được nhiều nhân tài – một nguồn lực quan trọng bậc nhất trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bạn. Chính những lí do này khiến kế hoạch là phần không thể thiếu khi chúng ta muốn bắt tay vào việc kinh doanh. Nhưng hiểu được tầm quan trọng của công cụ này mới chỉ là vấn đề đầu tiên, chúng ta còn rất nhiều câu hỏi cần giải đáp khi bắt đầu thực hiện viết kế hoạch. Và câu hỏi đầu tiên là “Một bản kế hoạch kinh doanh thường được trình bày như thế nào?” Trước đây, một bản kế hoạch kinh doanh thường được trình bày rất chi tiết và dài dòng vì liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, một bản kế hoạch càng ngắn gọn và đơn giản càng tốt. Không nên làm rối bản kế hoạch bằng những thuật ngữ chuyên ngành, khó hiểu. Nhưng cũng đừng nhầm lẫn giữa một bản kế hoạch đơn giản với một bản kế hoạch sơ sài khi chúng ta không trình bày ý tưởng của một cách đầy đủ và thuyết phục. Với logic này, cùng khám phá một vài nguyên tắc khi trình bày thông tin trên bản kế hoạch kinh doanh. Chú ý cách hành văn. Một bản kế hoạch hiệu quả khi dễ đọc, dễ hiểu. Người đọc thường có xu hướng chỉ đọc lướt thông tin chính, do vậy, hãy để dành văn phong hoa mĩ cho những tiểu thuyết dài dòng, khi phác thảo kế hoạch, cần: - Không nên sử dụng câu phức, trừ khi bắt buộc. Trái lại, nên khai thác tối đa câu ngắn - Tránh sử dụng từ viết tắt, mờ nghĩa
- - Sử dụng hoa thị để trình bày danh sách các ý khác nhau. Việc này giúp người đọc đào sâu thông tin dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ở mỗi câu cần giải thích sơ lược để người đọc có thể lĩnh hội được thông tin. Cố gắng không nên viết quá dài dòng Độ dài trung bình của một bản kế hoạch khoảng từ 20-30 trang, cộng với 10 trang phụ lục được cho là phù hợp. Nếu bản kế hoạch của bạn dài quá 40 trang thì nên coi lại khả năng tóm lược thông tin của mình. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những ngoại lệ, nếu bạn trình bày bản kế hoạch bằng những hình ảnh, biểu đồ thay vì chỉ bằng chữ thì độ dài có thể hơn một tí, nhưng lại mang đến hiệu ứng cao hơn khi thông tin được trình bày trực quan hơn. Nên sử dụng biểu đồ minh họa Để làm số liệu quan trọng dễ tìm kiếm và sử dụng, nên sử dụng bảng tóm tắt, biểu đồ để thu hút sự chú ý cho số liệu chính. Cụ thể: - Sử dụng biểu đồ hình cột để minh họa cho doanh số, lợi nhuận ròng, dòng tiền theo từng năm - Biểu đồ dạng 3D nhìn đẹp hơn nhưng kinh nghiệm thì biểu đồ dạng 2D dễ đọc hơn - Biểu đồ hình cột dạng 2 thanh xếp chồng lên nhau giúp người đọc dễ thấy thông tin về tổng doanh thu hay thị phần hơn, đặc biệt khi chúng ta có nhiều sản phẩm hay phân đoạn. - Sử dụng biểu đồ Gantt để trình bày thông tin liên quan đến hoạt động và tiến độ thực hiện công việc.
- - Luôn luôn có bảng trình bày số liệu kế bên biểu đồ để người đọc có thể đối chiếu thông tin Xem xét về hình thức của bản kế hoạch Bên cạnh cách sử dụng từ ngữ và cách bố trí thông tin, người viết cũng nên chú ý đến “ngoại hình” của bản kế hoạch để thu hút người đọc hơn. - Chỉ nên sử dụng 2 loại font: một loại cho tiêu đề và một loại cho nội dung - Tránh sử dụng font chữ quá nhỏ - Bật tính năng kiểm tra lỗi chính tả trong Microsoft word để giúp kiểm tra các lỗi sai trong khi đánh máy Nội dung cần có của bản kế hoạch kinh doanh Một kế hoạch kinh doanh được viết ra bao gồm những nội dung sau đây: 1) Ý tưởng kinh doanh Một ý tưởng hay chỉ trở thành một ý tưởng kinh doanh tốt nếu bằng ý tưởng đó, bạn có thể kiếm đủ tiền để giúp bạn sống không phụ thuộc. Một khi bạn đã có một ý tưởng, trong hầu hết các trường hợp, ý tưởng của bạn cần phải được điều chỉnh và phát triển hơn trước khi nó có thể trở thành một ý tưởng mang tính chất thương mại. 2) Các nguồn lực cá nhân và mục tiêu cá nhân Việc điều hành một công ty mới thành lập là một vấn đề đặc biệt mang tính chất cá
- nhân, vì người chủ của công ty là người duy nhất hiện diện trong công ty đó. Vì vậy, một điều rất quan trọng là bạn phải tập trung vào chính bản thân bạn và những người khác, như thể bạn hiện sở hữu năng lực và các nguồn lực cần thiết để thực hiện một ý tưởng kinh doanh. 3) Sản phẩm/Dịch vụ Sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp là dòng máu cung cấp sự sống cho việc kinh doanh của bạn. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải phân tích những khía cạnh khách nhau của chúng. Điều đặc biệt cần phải chú ý đến chính là những nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn. 4) Miêu tả thị trường Trước khi bạn có khả năng thực hiện bất kỳ việc bán hàng hay tiếp thị nào, bạn cần phải xác định thị trường mà mình muốn thâm nhập. Để có một kết quả tiếp thị tốt, cần phải có một cái nhìn thấu đáo về thị trường và khách hàng. 5) Bán hàng và tiếp thị Việc bán hàng và tiếp thị được xem là những công cụ mà bạn dùng để tiếp cận những khách hàng tiềm năng để làm cho họ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Và thực hiện thông qua việc đăng quảng cáo trên một tờ báo địa phương, thông qua thư từ liên hệ trực tiếp, thông qua internet hoặc qua việc tham dự những hội chợ quốc tế, điều đó hoàn toàn phục thuộc vào việc bạn đang bán cái gì và những khách hàng nào bạn muốn hướng tới.
- 6) Tổ chức công ty Tổ chức công việc kinh doanh của bạn trong thực tiển Ban cần phải miêu tả được về những hoạt động hàng ngày của công ty mình và cũng cần phải lưu tâm đến khoản chi phí sắp xếp và điều hành việc kinh doanh của bạn. 7) Phát triển kinh doanh Rất khó khi nghĩ trước về ba hoặc bốn năm sau thậm chí về giai đoạn trước khi việc kinh doanh của bạn bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, sẽ thuận lợi nếu tại giai đọan sơ khởi này, bạn có thể nhìn thấy được những nét phác thảo hình ảnh một công ty lớn và thú vị hơn nhiều so với công ty mà bạn sẽ bắt đầu với. 8) Ngân sách Nếu xét về khía cạnh kinh tế thì ngân sách là một trong những đề tài được nhắc tới nhiều nhất. Kế hoạch của bạn càng cụ thể chừng nào thì bạn càng dễ tính được ngân sách cho mình. Ngân sách cũng góp phần làm cụ thể hóa các kế hoạch và việc quay lại để thay đổi kế hoạch sẽ trở nên đơn giản hơn nếu ngân sách tỏ ra không đúng với thực tế. 9) Tài trợ Tài trợ chỉ đơn giản có nghĩa là “Bằng cách nào tôi sẽ kiếm được số tiền mà tôi cần để bắt đầu việc kinh doanh của tôi?”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một cách viết dự án kinh doanh hiệu quả
9 p | 3320 | 1516
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
11 p | 1857 | 461
-
9 loại hình giúp khởi nghiệp kinh doanh trên mạng
7 p | 381 | 111
-
5 bước lập kế doạch dự án mini
18 p | 493 | 76
-
Affiliate marketing: Tiết lộ 4 bí mật kiếm tiền trên mạng
6 p | 335 | 53
-
3 mô hình siêu lợi nhuận dành cho kiếm tiền trên mạng
6 p | 338 | 49
-
Xu hướng mua hàng qua mạng của cư dân Tp. HCM
19 p | 188 | 30
-
Cẩm nang Khởi sự kinh doanh sáng tạo thành công (Quyển 4): Đường xa vạn dặm
35 p | 111 | 27
-
Hỏi Đáp về TMĐT - Những hướng dẫn có tầm quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp part 7
9 p | 112 | 23
-
Hệ đào tạo từ xa môn Marketing căn bản (Ts. Nguyễn Thượng Thái)- 5
40 p | 96 | 19
-
Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ (part 2)
12 p | 97 | 8
-
Cách kiếm backlink và traffic từ Linkhay.com đơn giản và hiệu quả
3 p | 177 | 8
-
Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ (Phần 1)
8 p | 107 | 7
-
Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp: Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
20 p | 96 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp: Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
18 p | 86 | 6
-
Giải pháp mở rộng vùng hấp dẫn cảng Hải Phòng theo hướng phát triển các cảng cạn khu vực miền Bắc Việt Nam
6 p | 48 | 5
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân Thành phố Hồ Chí Minh về chất lượng dịch vụ khi mua sắm tại chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh
7 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn