
50
BỆNH DA VÀ NIÊM MẠC DO CANDIDA
(Candidosis)
1. ĐẠI CƢƠNG
- Từ thời Hippocrates, tác giả đã mô tả hình ảnh nhiễm Candida ở miệng
(bệnh tƣa miệng).
- Năm 1847, nhà nấm học ngƣời Pháp, Charles Philippe Robin phân loại các
loại nấm Oidium albicans và sử dụng từ albicans nghĩa là "trắng" để đặt tên cho loại
nấm gây bệnh tƣa miệng.
- Năm 1954, từ Candida albicans chính thức đƣợc sử dụng.
- Nấm Candida có thể gây bệnh ở các lứa tuổi khác nhau và ở cả hai giới.
Bệnh thƣờng xuất hiện ở những ngƣời có yếu tố nguy cơ nhƣ đái đƣờng, chứng khô
miệng, băng bịt, tăng tiết mồ hôi, sử dụng corticoid và kháng sinh phổ rộng và suy
giảm miễn dịch, bao gồm nhiễm HIV/AIDS.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
- Chủ yếu do C. albicans. Đây là loài nấm men có hình bầu dục, kích thƣớc
2-6 × 3-9 µm, có thể tạo ra tế bào nấm nảy chồi, giả sợi hoặc sợi thực sự.
- Ngoài C. albicans, Candida bao gồm hơn 100 chủng khác, hầu hết trong số
đó không phát triển và gây bệnh trên ngƣời. Các chủng khác của Candida, ví dụ C.
tropicalis, C. dubliniensis, C. parapsilosis, C. guilliermondii, C. krusei, C.
pseudotropicalis, C. lusitaniae, C. zeylanoides và C. glabrata (trƣớc đây là
Torulopsis glabrata) là nguyên nhân gây bệnh cho ngƣời, đặc biệt là trong các bệnh
nhiễm trùng lan tỏa.
3. CHẨN ĐOÁN
a) Chẩn đoán xác định
- Biểu hiện lâm sàng đặc trƣng cho từng thể lâm sàng khác nhau.
- Soi tƣơi phát hiện nấm men nảy chồi và giả sợi.
- Nuôi cấy, phân lập nấm candida.
Lâm sàng
- Nhiễm Candida da: vị trí hay gặp là kẽ nhƣ kẽ ngón tay, ngón chân, nếp lằn
dƣới vú, mông, nách, khoeo. Các yếu tố thuận lợi mắc bệnh là ngâm nƣớc nhiều,
nóng, ẩm và béo phì. Nhiễm Candida da biểu hiện mảng ban đỏ rõ rệt, đôi khi trợt
thƣờng đi kèm với mụn mủ vệ tinh. Candida có thể phát triển trên tổn thƣơng kẽ do
viêm da dầu hoặc bệnh vảy nến.