
149
BỆNH MÀY ĐAY
(Urticaria)
1. ĐẠI CƢƠNG
- Mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây
nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì.
- Cơ chế phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE; trong đó có vai trò quan
trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.
- Là bệnh da phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết
nhƣng rất khó tìm đƣợc nguyên nhân chính xác.
2. NGUYÊN NHÂN
Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp. Trên cùng một ngƣời bệnh, có
thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Dƣới đây là một số
căn nguyên thƣờng gặp:
a) Mày đay thông thƣờng
- Do thức ăn
Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mày đay.
Những thức ăn thƣờng gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp,
mắm, tƣơng, chao, sô-cô-la, đồ uống lên men (rƣợu, bia), cà chua, cải xoong, đồ
hộp, dƣa chuột, khoai tây. Những thức ăn “thông thƣờng nhất”, “lành nhất” cũng có
thể gây mày đay.
- Do thuốc
+ Trong nhiều trƣờng hợp, thuốc là nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả
các loại thuốc và các đƣờng đƣa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mày đay.
+ Thƣờng gặp nhất là nhóm bêta-lactam, sau đó là nhóm cyclin, macrolid,
chloramphenicol. Các thuốc chống viêm không steroid; các vitamin; các loại
vắcxin, huyết thanh; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể gây
mày đay.
+ Các thuốc chống dị ứng nhƣ glucocorticoid, prednisolon, dexamethason,
các kháng histamin tổng hợp nhƣ clarytin, theralen…cũng gây mày đay.
+ Mày đay do thuốc thƣờng xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng
thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch.
- Do nọc độc: mày đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của
một số côn trùng nhƣ muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ.