A. Soạn bài tập đọc: Những con sếu bằng giấy
1. Cách đọc
Chú ý đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng điệu trầm buồn, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của cô bé Xa –xa-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
+ Giải thích từ:
Tượng đài: Những bức tượng lớn đúc bằng đồng hoặc tạc bằng đá thường được dựng trong công viên hoặc trên quảng trường thành phố.
2. Gợi ý tìm hiểu bài
Câu 1. Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ Mĩ ném hai quả bom nguyên BX xaống Nhật Bản.
Câu 2. Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sông của mình bằng cách ngày ngày gấp vì cô tin vào một truyền thuvết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng, cô sẽ khỏi bệnh.
Câu 3. Các bạn nhỏ trên khắp hành tinh đã gấp những con sếu bằng giấy gửi cho Xa-xa-cô.
- Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình, khi Xa-xa-cô chết, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử giết hại. Chân tượng đài khắc những lời nói lên nguyện vọng mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình của các bạn
Câu 4. Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói: Cái chết của các bạn làm tôi them yêu hòa bình và tận lực bảo vệ nó.
Nội dung: Câu chuyện trên không những tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân mà còn nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
B. Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa trang 37 SGK tiếng việt lớp 5
1. Nhận xét
Từ
|
Nghĩa của từ
|
Phi nghĩa
|
Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiết tranh với mục đích xâu, không được những người có lươn tri ủng hộ.
|
Chính nghĩa
|
Hợp với đạo lí Chiên đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì công lí, lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bế công.
|
Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
Bài tập 2
Sống chết; vinh nhục ( vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bi).
Bài tập 3
Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản néu bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam - thà chết được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
2. Luyện tập
Bài tập 1
Lời giải: đục / trong; đen / sáng; rách / lành; dở / hay.
Bài tập 2
Lời giải: hẹp / rộng; xấu / đẹp; trên / dưới.
Bài tập 3
Hòa bình/ chiến tranh, xung đột.
Thương yêu / căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, hận thù, thù địch, thù nghịch...
Đoàn kết / chia rẽ, bè phái, xung khắc, phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại
Bài tập 4
Có thể đặt hai câu mỗi câu chứa một từ. Cũng có thể đặt một câu chứa
Nhân dân ta yêu hòa binh. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.
Cha mẹ thương yêu đồng đều các con của mình. Cha mẹ không ghét bỏ đứa con nào
Nhân dân ta ai cũng yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
C. Chính tả anh bộ đội Cụ Hồ gốc bỉ trang 38 SGK tiếng việt lớp 5
1. NGHE VIẾT
Viết đúng chính tả.
- chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài: Phrăng ĐơBô-en
2. LÀM BÀI TẬP
* Bài tập 2: So sánh hai tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo:
+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái, đó là a nguyên âm đôi.
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.
* Bài tập 3
Quy tắc: + Dấu thanh đặt ở âm chính.
+ Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối: đặt ờ chữ cái đầu g: nguyên âm đỏi).
+ Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dâu thanh ở chữ cái th hai ghi nguyên âm đôi.
C. Kể chuyện:Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 5
Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang đàn vĩ cầm. Đó là Mai-ca, một cựu chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau hơn 30 năm ông muốn quay lại mảnh đất đã từng chịu nhiều đau thương ước chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn những người ở Mỹ Lai.
Mỹ Lai là một vùng quê thuộc xã Sơn Mĩ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi sáng ngày 16 tháng 03 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng
loạt giết hại trong mấy phút. Có những em bé bị bắn khi đang bú trên xác của mẹ...
Trong cuộc thảm sát tàn khôc ấy, chì có 10 người may mắn sống sót là nhờ ba phi công Mĩ có lương tâm tiếp cứu. Ba phi công ấy là: Tôm-xơt Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mi Lai, bi người lính kinh hoàng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mỹ chạy ngay tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt đuổi dân thường, Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng chĩa súng vào chúng, họ sẵn sàng nhí đạn nếu chúng tiến lại. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người dân về nơi an toàn.
Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sống từ trong đống xác chết.
4. Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì, cùng với Tôm-xơn Côn Bơn và An-đrê-ôt-ta còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân, rr_nr: để khỏi tham gia tội ác, có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu kiên quyết đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng. Bốn mươi bức ảnh đen trắng, mười tám bức anh màu về vụ thảm sát do Rô-nan chụp và công bố là bằng chứng quan trọng, buộc tòa án của nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.
5 . Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mĩ Lai. Tiếng đàu nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
Giải thích từ ngữ:
- Vĩ cầm: đàn Violon có cần kéo trên 4 dây.
- Cựu chiến bỉnh: người trước kia đã từng đi lính
- Gia súc: súc vật nuôi trong nhà như chó, trâu, dê...
- Thảm sát: giết người một cách dã man, thảm khốc
- Công bố: đưa ra giới thiệu cho nhiều người biết.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Lòng dân SGK Tiếng Việt 5
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Bài ca về trái đất SGK Tiếng Việt 5