Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Chế biến cung cấp bột xương nguyên chất có nguồn gốc từ động vật tại Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
lượt xem 7
download
Mục đích của Khoá luận nhằm phân tích lợi nhuận, giá trị kinh tế của sản phẩm đem lại thông qua số liệu của công ty qua các năm. Đưa ra các giải pháp, cách thức phù hợp nhất để có khả năng áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Chế biến cung cấp bột xương nguyên chất có nguồn gốc từ động vật tại Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LỆNH ANH TUẤN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC “CHẾ BIẾN VÀ CUNG CẤP BỘT XƯƠNG NGUYÊN CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT TẠI HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG” Tên đề án: Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Khoa KT và PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LỆNH ANH TUẤN Tên đề án: “CHẾ BIẾN VÀ CUNG CẤP BỘT XƯƠNG NGUYÊN CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT TẠI HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : KT và PTNT Lớp : K46 – PTNT – N01 Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tâm Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu thực tế, đến nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Với tên đề án khởi nghiệp là “Chế biến cung cấp bột xương nguyên chất tại Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”, có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, Trung tâm Đào tạo và Phát Triển Quốc Tế (ITC) đã tạo cơ hội và điều kiện để em đi thực tập tại Nhật Bản, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Tâm, đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình làm khóa luận. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Mantani Toshiharu đã giúp đỡ em tiếp cận công việc thực tế và cung cấp thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô Khoa KT và PTNT trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, kiến thức và thời gian thực tập có hạn, bước đầu tiếp cận làm quen công việc thực tế và phương pháp nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 09 tháng 08 năm 2019 Sinh viên Lệnh Anh Tuấn
- ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt về công ty ............................................................................ 7 Bảng 2.2. Số người làm việc tại nhà máy năm 2018 ........................................ 8 Bảng 2.3. Tóm tắt về lịch sử của công ty. ......................................................... 8 Bảng 2.4. Loại sản phẩm và sản lượng SX của công ty Hiroshima Kasei năm 2018............................................................................................. 11 Bảng 2.5. Số lượng NVL tươi được sử dụng chế biến làm phân bón năm 2018..11 Bảng 2.6. Sản lượng thành phẩm phân bón hữu cơ năm 2018 ...................... 12 Bảng 2.7. Tỷ lệ % thu được từ NVL ban đầu sau khi chế biến thành phẩm của từng loại sản phẩm năm 2018 ..................................................... 12 Bảng 2.8. Tổng sản lượng sản xuất phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động vật của công ty Hiroshima Kasei qua các năm ................................. 13 Bảng 2.9. Giá nhập NVL và giá bán sản phẩm ............................................... 14 Bảng 2.10. Giá trị kinh tế thu được sản lượng phân bón bán ra năm 2018 .... 15 Bảng 2.11. Số lượng trung bình nguyên liệu được nhập trong 1 ngày vào mùa hè ................................................................................................. 22 Bảng 2.12. Khối lượng, thời gian, nhiệt độ nấu xương trong nồi hơi............. 23 Bảng 2.13. Thời gian và nhiệt độ sấy nguyên liệu .......................................... 25
- iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ đất nước Nhật Bản ................................................................ 4 Hình 2.2. Toàn cảnh nhà máy sản xuất. ............................................................ 9 Hình 2.3. Bản đồ đi từ TP Hiroshima đến nhà máy sản xuất ........................... 9 Hình 2.4. Bột xương sau khi thành phẩm ....................................................... 12 Hình 2.5. Một số sản phẩm phân bón hữu cơ có nguồ gốc từ ĐV được bán trên thi trường Nhật Bản. ............................................................ 14 Hình 2.6. Công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính hiếu khí. ................ 16 Hình 2.7. Máy nghiền phễu, nghiền nguyên liệu thành một khích thước đồng đều. .............................................................................................. 18 Hình 2.8. Nồi hơi làm nóng nguyên liệu đến nhiệt độ cố định. Sau đó, vật liệu tự thêm nhiệt vào và nước tự bốc hơi và mất nước ............. 18 Hình 2.9. Xương ống, chân của trâu, bò ......................................................... 20 Hình 2.10. Xương sườn, các loại xương nhỏ của trâu bò. .............................. 20 Hình 2.11. Số lượng trung bình nguyên liệu được nhập trong 1 ngày vào mùa hè ................................................................................................. 21 Hình 2.12. Xương tổng hợp được đổ ra khay và phân loại............................. 23 Hình 2.13. Nguyên liệu được cho vào lồng nầu (khối lượng 1 lồng 3m³)...... 24 Hình 2.14. Nguyên liệu sau khi sấy ................................................................ 25 Hình 2.15. Máy sấy gió nóng công nghiệp ..................................................... 26 Hình 2.16. NVL được nghiền vỡ .................................................................... 26 Hình 2.17. Sản phẩm được bảo quản và xuất bán........................................... 29
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 4 2.1. Giới thiệu về đất nước Nhật Bản ............................................................... 4 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 4 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 6 2.2. Giới thiệu về cơ sở thực tập, loại hình sản xuất, kinh doanh, khoa học kỹ thuật tại công ty Hiroshima Kasei. .................................................................... 7 2.2.1. Tóm tắt chung về công ty ........................................................................ 7 2.2.2. Loại hình sản xuất. ................................................................................ 10 2.2.3. Số lượng NVL tươi được sử dụng chế biến làm phân bón. ................. 11 2.2.4. Số lượng sản phẩm sau khi được chế biến từ NVL tươi ....................... 12 2.2.5. Giá trị kinh tế của sản phẩm.................................................................. 13 2.2.6. Công nghệ xử lý nước thải và mùi hôi. ................................................. 15 2.2.7. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ............................................ 18 2.3. Mô tả công việc của bản thân tại công ty Hiroshima Kasei .................... 19 2.3.1. Nội dung công việc ............................................................................... 19 2.3.2. Công đoạn chế biến thành một sản phẩm ............................................. 22 2.3.3. Vệ sinh sau giờ làm. .............................................................................. 29 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 31 1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng. ........................................................................ 31
- v 2. Khách hàng .................................................................................................. 32 3. Hoạt động chính .......................................................................................... 34 4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ............................ 35 5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ............................... 36 6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng, dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro. ...................................................................................................... 37 7. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn dự kiến thực hiện dự án ........................... 39 7.1. Tổng mức đầu tư ...................................................................................... 39 7.2. Doanh thu và thời gian điểm hòa vốn. ..................................................... 40 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 41 4.1. Những bài học rút ra từ quá trình thực tập tại công ty Hiroshima Kasei Nhật Bản .......................................................................................................... 41 4.2. Kết luận .................................................................................................... 44 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 ĐV Động vật 3 MT Môi trường 4 NL Nguyên liệu 5 NVL Nguyên vật liệu 6 SP Sản phẩm 7 SX Sản xuất 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 TTS Thực tập sinh 10 VNĐ Việt nam đồng
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập. Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón… trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều cố đầy đủ N,P,K các nguyên tố trung lượng (ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mh, B, Mo…) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Nếu phân bón cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Thời gian gần đây lượng phốt pho làm phân bón ngày càng gia tăng, trong khi phốt pho làm phân bón hầu hết lấy ở các mỏ quặng, theo thông báo của các nhà khoa học các mỏ phốt phát có giới hạn và ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu lương thực cho con người ngày càng tăng. Nếu tình hình không được cải thiện thì việc mất an ninh lương thực đang đe dọa loài người chúng ta trong tương lai gần. Các nhà khoa học đã đề xuất cần phải tái tạo phốt pho đã qua sử dụng làm phân bón như, các sản
- 2 phẩm phụ nông nghiệp đã qua thu hoạch, trong cây, lá cây, rễ cây, các phế thải phân bón động vật, thực phẩm thừa trong đó có xương động vật.v.v.. Sau một thời gian nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ tái chế phốt pho từ xương trâu bò công ty Hiroshima Kasei đã liên tục tái chế các nguồn tài nguyên hữu cơ, chủ yếu là các sản phẩm phụ như động vật và gia súc. Cốt lõi của điều này là niềm đam mê đóng góp vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên bắt nguồn từ khu vực, an toàn thực phẩm và sự an tâm thông qua việc tái chế các phế phẩm phụ tự nhiên. Sử dụng phương pháp xử lý xương cho hàm lượng phốt pho cao Từ đó: đã mở ra một hướng mới trong việc sử dụng phốt pho từ xương động vật làm phân bón cho Nhật Bản và thế giới. Hàm lượng oxit photphorid (P2O5) lấy từ phốt phát bao giờ cũng thấp hơn hàm lượng oxit photphorid (P2O5) từ xương động vật từ 45-50%. Với khối lượng xương động vật (trâu, bò) hằng năm bị thế giới thải loại từ 30 - 35 triệu tấn-tương đương hàm lượng P2O5 được chế biến là: 6 - 6.5 triệu tấn. Các sản phẩm phân bón của công ty có nguồn gốc động vật đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và tạo ra các sản phẩm nông sản hữu cơ phục vụ và nâng cao đời sống con người. * Mục tiêu Tìm hiểu rõ được quy trình sản xuất bột xương có nguồn gốc từ động vật: các bước sơ chế NVL, thời gian nhiệt độ nấu, xấy, nghiền và bảo quản sản phẩm. Phân tích lợi nhuận, giá trị kinh tế của sản phẩm đem lại thông qua số liệu của công ty qua các năm. Đưa ra các giải pháp, cách thức phù hợp nhất để có khả năng áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam.
- 3 * Phương pháp thực hiện Phương pháp quan sát thực tiến: quan sát thực tế mô hình sản xuất, chi tiết quy trình sản xuất tại cơ sở thực tập. Phương pháp thu thập thông tin: thu thập các thông tin cần thiết tại công ty, cơ sở thực tập, đồng thời thu thập các thông tin trên báo, internet... Phương pháp phân tích so sánh các số liệu của các loại NVL, sản phẩm qua các năm. * Địa điểm và thời gian thực tập Tại công ty Hiroshima Kasei tỉnh Hiroshima Nhật Bản Thời gian thực tập: từ ngày 21/07/2018 đến 20/06/2019.
- 4 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Giới thiệu về đất nước Nhật Bản Hình 2.1. Bản đồ đất nước Nhật Bản 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật
- 5 Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan, đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. * Địa hình, địa mạo Có thể gọi Nhật là một sơn quốc nghĩa là một quốc gia của núi. Dù nhỏ hơn bang California của Mỹ, 67% địa hình của Nhật là núi, chỉ có 13% địa hình là đồng bằng. Các dòng sông bắt nguồn từ những địa hình núi đã tạo ra nhiều thung lũng và làm cho địa hình biến đổi rất phong phú. Ở các cửa sông, các đồng bằng hình cánh quạt được tạo ra nhưng trừ các đồng bằng Kanto (Quan Đông), đồng bằng Osaka, đồng bằng Nobi ra, tất cả đều là đồng bằng nhỏ. Bờ biển Nhật Bản cực kì dài, khoảng 34 nghìn km. Sự phức tạp trong việc hình thành bờ biển làm cho phong cảnh trở nên đẹp một cách hùng vĩ từ vùng này tới vùng khác * Khí hậu, thủy văn Khí hậu: Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaido, Honshu (đảo chính), Shikoku và Kyushu. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía nam Kyushu. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản". Thủy văn: Sông Tone (kanji: 利根川, rōmaji: Tonegawa, phiên âm Hán-Việt: Lợi Căn Xuyên) là một dòng sông ở Nhật Bản, bắt nguồn từ núi Ominakami, chảy từ phía Bắc sang phía Đông của vùng Kanto, đổ ra Thái Bình Dương ở địa phận thành phố Choshi tỉnh Chiba, riêng phân lưu Edo của nó chảy qua Tokyo và đổ vào vịnh Tokyo ở địa phần thành
- 6 phố Ichikawa tỉnh Chiba. Đây là sông có chiều dài hàng thứ hai và lưu vực rộng lớn hàng thứ nhất ở Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế của vùng thủ đô Tokyo, nhất là thủ đô Tokyo. Tone là một trong những sông tiêu biểu ở Nhật Bản. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Kinh tế Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ công cuộc Minh Trị duy tân cũng như việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước Thế Chiến thứ Hai, quy mô kinh tế Nhật Bản đã đạt mức tương đương với các cường quốc châu Âu. Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật bản (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đã đạt 192 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD. * Xã hội Dân số: Dân số Nhật Bản 126 triệu người (năm 2018) hiện chiếm 1,68% dân số thế giới. Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 347 người/km2. Với tổng diện tích đất là 364.571 km2. 91,62% dân số sống ở thành thị (116.521.525 người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 47 tuổi. Thể chế: Quân chủ lập hiến và cộng hoà đại nghị. Thủ đô: Tokyo Các thành phố lớn: thủ đô Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka, Hiroshima, Sapporo, Kyoto, Naha. GDP bình quân: Đứng thứ 2 trên thế giới. Bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Kyushu và Okinawa.
- 7 2.2. Giới thiệu về cơ sở thực tập, loại hình sản xuất, kinh doanh, khoa học kỹ thuật tại công ty Hiroshi Makasei. 2.2.1. Tóm tắt chung về công ty Bảng2.1. Tóm tắt về công ty - Tên công ty. - Hiroshima Kasei ki giyo no kumiai. (Hiệp hội công nghiệp hóa chất hiroshi ma). 2-23-3 fukushima-cho, nishi-ka, hiroshima-shi. 657-1 yuki-cho, saeki-ku, hiroshima-shi. - SĐT 082-231-3638 - Số Fax 082-294-4062 - Ngân hàng giao dịch. - NH Hiroshima. - NH Momiji. - Công đoàn tín dụng Hiroshima. - Tên đại diện. Satoshi suga ya. - Năm thành lập - Tháng 10 năm 1981 - Tổng số nhân viên. Số vốn ban đầu 67,65 triệu yên (khoảng 1,4 tỷ VNĐ). 72 người. - Mô tả doanh nghiệp. - Sản xuất bán da thô, mỡ và dầu, thức ăn và phân bón hữ cơ, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật… - Nguồn cung cấp nguyên liệu. - Công ty TNHH chợ thịt Hiroshima. - Tập đoàn thịt shima ne. - Trung tâm sx chế biến thịt Tottori. - Công ty tiếp nhận thịt Okayama.v.v. - Địa điểm giao bán hàng - CT Sanyoco. chính. - CT TNHH Ueda Oil. - Tập đoàn Kaneka. - DN Oil Fat co. - Công ty dầu Miyo shi.v.v. (Nguồn: năm 2018)
- 8 Tổng số công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất 31 người mức lương trung bình 800 yên/h (170.000vnđ). Nhà máy hầu hết 70% đều sử dụng bằng máy móc với các thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo độ chính sác cao và giảm thiểu sức lao động vì vậy số lượng công nhân không nhiều chỉ từ 3 đến 4 người đã có thể vận hành được một phân xưởng sản xuất. Bảng 2.2. Số người làm việc tại nhà máy năm 2018 Kỹ sư Vận hành máy móc Công nhân Tổng số STT (người) (người) (người (người) 1 6 8 17 31 (Nguồn: năm 2018) Bảng 2.3. Tóm tắt về lịch sử của công ty. - Ông Takajiro Kajitani bắt đầu công việc kinh doanh của mình tại Fukushima - oki với công Tháng 10 năm 1923. việc khởi đầu là thu thập sản xuất và bán các sản phẩm, (xương, da thô, mỡ…từ động vật.). - Ông Shoichi Sugaya đã thành lập cửa hàng Kasuya ở vị trí hiện tại. Tháng 5 năm 1955. (2 - 23 - 3 fukushima - cho Nishi - ku) với quy mô lớn hơn. - Thay đổi thành tổ chức công đoàn do phát triển kinh doanh. Tháng 5 năm 1981. - Thành lập công ty TN HH Hiroshima Kasei với nguồn vốn ban đầu 67,65 triệu yên (khoảng 1,4 tỷ Tháng 10 nam 1981. VNĐ). - Giám đốc đại diện Shoichi shibuya. - Satoshi sugaya trở thành giám đốc đại diện. Tháng 5 nam 2000. - Chuyển nhà máy đến yuuki-cho,saeki-ku Tháng 4 năm 2006. hiroshima, vị trí hiện tại. (Nguồn: năm 2018)
- 9 Hình 2.2. Toàn cảnh nhà máy sản xuất Hình 2.3. Bản đồ đi từ TP Hiroshima đến nhà máy sản xuất
- 10 2.2.2. Loại hình sản xuất. Sản xuất cung cấp phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi cho cho thị trường, tái chế tối đa các nguồn tài nguyên hữu cơ, chủ yếu là các sản phẩm phụ của động vật và gia súc như (xương, móng nội tạng, xác chết...). Số lượng NVL được cung cấp quanh năm nên các thành phẩm cũng được xuất bán đều ra thị trường quanh năm, năm 2018 công ty cung cấp lượng phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động vật ra thị trường khoảng 2340 tấn, ngoài ra còn có các sản phẩm được xuất khẩu như da bò hàng năm xuất bán khoảng gần 50,000 tấm được phân loại theo chất lượng. Các loại sản phẩm của công ty đều có nguồn gốc từ động vật và được sản xuất theo quy trình liên kết từ phân xưởng 1 cho đến phân xưởng 4, các NVL sẽ được tận dụng tối đa không để lãng phí một thứ gi mỡ thừa được lọc từ da bò, lợn, nội tang ở phân xưởng 1sẽ được chuyển đến phân xưởng 4 để ép dầu sau khi ép dầu phần tóp mỡ thừa sẽ được chuyển đến phân xưởng 2 nghiền làm thức ăn chăn nuôi những phần thừa còn lại sẽ được chế biến làm phân bón hữ cơ có nguồn gốc từ động vật kết thúc ở phân xưởng 3. Tại nhà máy sản xuất được chia làm 4 phân xưởng, tại phân xưởng 03(sản xuất phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động vật) ở phân xưởng nay công nhân làm việc chủ yếu bằng thủ công để phân loại NVL và làm nhưng công việc mà máy móc không thể làm được vì vậy tại phân xưởng này có số lượng công nhân đông nhất chủ yếu là người Trung Quốc và TTS Việt Nam. Nhưng phân xưởng còn lại chủ yếu là cá kỹ sư có kinh nghiệm và vận hành máy móc.
- 11 Bảng 2.4. Loại sản phẩm và sản lượng SX của công ty Hiroshima Kasei năm 2018 Phân STT Loại sản phẩm Sản lượng/năm xưởng 48.500 tấm da bò 1 Da bò, lợn Xưởng 01 360.700 tấm da lợn 2 Thức ăn gia chăn nuôi Xưởng 02 3360 tấn 2440 tấn bột xương, móng, sừng Bột xương có nguồn gốc từ 3 Xưởng 03 19 tấn, 900 tấn từ nội tạng xác động vật chết động vật 4 Dầu ăn từ mỡ động vật Xưởng 04 201 tấn (Nguồn: năm 2018) 2.2.3. Số lượng NVL tươi được sử dụng chế biến làm phân bón. Bảng 2.5. Số lượng NVL tươi được sử dụng chế biến làm phân bón năm 2018 Khối lượng Tỷ lệ STT Loại NVL (tấn) (%) 1 Xương bò 5.120 55,5% 2 Sừng, móng 25 0,3% 3 Nội tạng, xác chết ĐV 4.080 44,2% Tổng 9.225 100 (Nguồn: năm 2018) Theo bảng trên thấy số lượng NVL tươi được nhập vào với tỷ lệ phần trăm lớn nhất là xương bò sau đó đến nội tạng và xác chết của động vật, thông thường nội tạng sẽ được chế biết cùng với xác chết của động vật (xác chết của bò, lợn, gia cầm).
- 12 2.2.4. Số lượng sản phẩm sau khi được chế biến từ NVL tươi Bảng 2.6. Sản lượng thành phẩm phân bón hữu cơ năm 2018 Khối lượng Tỷ lệ STT Loại NVL (tấn) (%) 1 Bột xương bò 2.440 71,0% 2 Bột móng, sừng 19 0,2% 3 Bột nội tạng, xác chết ĐV 950 27,0% Tổng 3.409 100 (Nguồn: năm 2018) Bảng 2.7. Tỷ lệ % thu được từ NVL ban đầu sau khi chế biến thành phẩm của từng loại sản phẩm năm 2018 NVL Sau khi Tỷ lệ STT Loại NVL ban đầu thành phẩm (%) (tấn) (tấn) 1 Xương bò 5.120 2.440 47,6% 2 Móng, sừng 25 19 76,0% 3 Nội tạng xác chết ĐV 4.080 950 23,2% Tổng 9.225 3.409 36,9% (Nguồn: năm 2018) Theo kết quả bảng trên ta thấy tổng sản lượng thu được sau khi chế biến từ NVL tươi chỉ còn lại khoảng 26,1% so với NVL ban đầu, trong đó tỷ lệ % thu được thấp nhất là từ nội tạng và xác chết của động vật vì loại NVL này trước khi chế biến có rất nhiều nước vì vậy sau khi chế biến khố lượng sẽ bị giản đi rất nhiều so với ban đầu. Hình 2.4. Bột xương sau khi thành phẩm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn