Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
lượt xem 13
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt được thực hiện với mục tiêu nhằm sưu tầm, hệ thống lại những thành ngữ có chứa từ chỉ động vật; tìm hiểu nghĩa của thành ngữ và từ, đặc biệt là các từ chỉ động vật; hiểu được ý nghĩa và tác dụng của các từ chỉ động vật trong thành ngữ. Đồng thời rút ra nhận xét việc sử dụng các từ chỉ động vật trong thành ngữ những tích cực và hạn chế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT PHẠM THỊ THÁI NGÂN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU THỦY PHẠM THỊ THÁI NGÂN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn trường Đại học Võ Trường Toản, cùng Giảng viên hướng dẫn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận. Đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này! Cảm ơn quý thầy cô Khoa Khoa học cơ bản cùng các cán bộ của Thư viện trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi và tham khảo. Xin chân thành biết ơn! Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề: ............................................................................................ 1 3. Mục đích yêu cầu:....................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ......................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÀNH NGỮ VÀ TỪ........ 6 1.1.Thành ngữ: ................................................................................................ 6 1.1.1. Định nghĩa: ........................................................................................ 6 1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ: ................................................................. 7 1.1.3. Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ với tục ngữ: ......... 13 1.2. Từ: ........................................................................................................... 17 1.2.1.Các quan niệm và định nghĩa về từ: .............................................. 17 1.2.2.Một số đặc điểm của từ tiếng Việt: ................................................. 18 1.2.3. Tìm hiểu về lớp từ chỉ động vật trong tiếng Việt: ........................ 18 CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT ........... 20 2.1. Các thành ngữ có chứa các từ chỉ động vật có thực: ......................... 20 2.1.1. Động vật trên cạn: ........................................................................... 20 2.1.2. Động vật sống trên không: ............................................................. 41 2.1.3. Động vật sống dƣới nƣớc: .............................................................. 47 2.2. Các thành ngữ có chứa các từ chỉ động vật chỉ có trong truyền thuyết, trong tƣởng tƣợng: .......................................................................... 54 CHƢƠNG 3: TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ ................................................................................... 56 3.1. Tăng tính hình tƣợng, biểu cảm: ......................................................... 56 3.2. Tính cô đọng, hàm súc: ......................................................................... 57 3.3. Tính khách quan, thuyết phục: ............................................................ 58 3.4. Tính dân tộc đậm đà: ............................................................................ 59 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 61 iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thành ngữ là một mảng đề tài phong phú trong kho tàng văn học dân gian và cũng là mảng đề tài gần gũi nhất, vì nó từ lâu đã đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Với các từ chỉ động vật, chỉ hành động, vật liệu mang đậm tính dân tộc, thành ngữ đã tạo cho mình một vị thế quan trọng trong trường ngôn ngữ dân tộc. Vốn là người yêu thích văn chương và say mê với những giá trị truyền thống dân gian với mong muốn được khai thác, tìm hiểu sâu hơn về thành ngữ dân tộc nên tôi quyết định chọn một góc nhỏ về mảng đề tài này đó là đề tài: “Các từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt”. Hy vọng rằng, sau khi hoàn thành đề tài, tôi có thể có thêm vốn kiến thức về thành ngữ và từ tiếng Việt, để góp phần cho công việc nghiên cứu Văn học sau này và góp một phần nhỏ công sức vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, cũng như những giá trị quý báu của ngôn ngữ dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề: Thành ngữ là mảng đề tài thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, với mỗi công trình nghiên cứu của mỗi tác giả khác nhau đưa ra những quan điểm khác nhau. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về thành ngữ như: Trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, Nhà xuất bản Giáo dục 1981, ở phần III, chương ba tác giả đã nêu lên khái niệm về thành ngữ, phân loại thành ngữ. Ông còn phân chia thành ngữ căn cứ theo kết cấu cú pháp gốc (trừ thành ngữ gốc Hán) thành hai loại: thành ngữ có kết cấu câu và thành ngữ có kết cấu cụm từ. Bên cạnh đó, ông còn trình bày sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ dựa trên hình thức ngữ pháp, nội dung ý nghĩa, đối tượng nghiên cứu. Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thị Thu Thủy đã đề cập đến ngữ cố định, phân biệt thành ngữ với tục ngữ, đặc điểm, phân loại và giá trị sử dụng của thành ngữ. 1
- Giáo trình Phong cách học tiếng Việt của Nguyễn Văn Nở đã có trình bày khái niệm về thành ngữ, cách phân chia thành ngữ dựa trên phạm vi sử dụng cũng như đặc điểm khái quát của từng loại thành ngữ và giá trị biểu đạt của chúng. Bên cạnh đó, tác giả còn trích dẫn quan điểm của Cù Đình Tú về sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ. Trong giáo trình Văn học dân gian, phần hai, Trần Văn Nam đã trình bày sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ. Qua đó, ta có thể phân biệt ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ. Trong quyển Từ điển thành ngữ tiếng Việt, Hoàng Văn Hành (chủ biên) đã tập hợp rất nhiều thành ngữ tiếng Việt và giải thích ý nghĩa của chúng. Hay quyển “Kể chuyện thành ngữ và tục ngữ” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1997 của Hoàng Văn Hành cũng đã kể, sưu tầm rất nhiều câu chuyện để giải thích, giới thiệu nguồn gốc hình thành các thành ngữ, tục ngữ. Qua đó ta có thể hiểu được ý nghĩa và nguồn gốc của rất nhiều thành ngữ. Nguyễn Bích Hằng trong quyển Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam đã tuyển soạn giải thích nghĩa của các thành ngữ - tục ngữ một cách ngắn gọn, rõ ràng và tương đối đầy đủ. Trong bộ sách Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam gồm hai quyển, dày gần 2000 trang, soạn giả Việt Chương đã tập hợp hơn 15000 câu thành ngữ - tục ngữ ca dao (trong đó có một số thành ngữ Hán Việt tham khảo) được giải thích tường tận dễ hiểu. Bộ sách là một công trình đồ sộ được trình bày rõ ràng, khoa học. Toàn bộ thành ngữ - tục ngữ - ca dao được tác giả sưu tầm, sắp xếp theo thứ tự mẫu chữ cái, chia làm hai quyển: quyển thượng gồm những câu thành ngữ - tục ngữ - ca dao có chữ cái đầu từ A đến L; quyển hạ gồm những thành ngữ - tục ngữ - ca dao có chữ cái đầu từ M trở về sau cho đến Y. Tác giả Trịnh Mạnh trong quyển Tiếng Việt lí thú cũng đã đề cập đến nguồn gốc và nghĩa của một số thành ngữ - tục ngữ thông qua cách giải thích rõ ràng, cụ thể và một số câu chuyện đầy lí thú. 2
- Định nghĩa từ, các quan niệm về từ và phân loại từ từ lâu đã được sự quan tâm rất nhiều của giới nghiên cứu ngôn ngữ. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Giáo trình từ vựng học Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011 của Đỗ Việt Hùng đã biên soạn lại ngắn gọn các giáo trình truyền thống về Từ vựng học nói chung và Từ vựng học tiếng Việt nói riêng của các nhà khoa học tên tuổi hàng đầu trong và ngoài nước. Ngoài những nội dung truyền thống, giáo trình này còn bổ sung những vấn đề mới như: sử dụng quan hệ đồng nhất và đối lập để xác định đặc điểm cấu tạo từ, các phương pháp phân tích nét nghĩa, hoạt động của các nét nghiã trong thực tế giao tiếp, hiện tượng đồng nghĩa và hiện tượng đồng chiếu vật. Trong giáo trình này, tác giả đã nêu định nghĩa về từ, phân loại từ, định nghĩa về ngữ cố định, trong đó có thành ngữ và một số đặc điểm về nghĩa của thành ngữ. Đặc biệt tác giả còn khẳng định rằng tục ngữ không thuộc ngữ cố định dù chúng đều do các từ tạo nên và có tính ổn định cao. Ngữ pháp tiếng Việt Nhà xuất bản Giáo dục, Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Văn Thung viết theo tinh thần vừa kế thừa kiến thức truyền thống đã và đang được lưu hành, vừa bổ sung kiến thức là thành tựu của giới nghiên cứu tiếng Việt trong những năm thập niên 90. Trong quyển này, hai tác giả đã đề cập rõ ràng, chi tiết về cấu tạo từ và cách phân chia từ loại trong tiếng Việt. Qua đó ta có thể hiểu thêm về các danh từ chỉ động vật. Trong quyển Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (Theo định hướng ngữ pháp chức năng) – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Diệp Quang Ban một lần nữa biên soạn lại cách phân chia từ loại tiếng Việt một cách cụ thể hơn, rành mạch hơn về các lớp từ, trong đó ông đề cập khá chi tiết về lớp danh từ chỉ động vật. Đỗ Thị Kim Liên trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 đã dành riêng hai chương (II và III) để trình bày về định nghĩa của từ, cấu tạo từ và phân chia từ loại tiếng Việt. Những từ loại trong tiếng Việt được tác giả phân chia và hệ thống bằng sơ đồ rất rành mạch và chi tiết. Trong lớp danh từ, tác 3
- giả lại chia ra các tiểu loại, các nhóm rất cụ thể. Qua quyển sách này, ta có thể hiểu rõ về các từ chỉ động vật trong tiếng Việt thuộc từ loại gì? Trong tiểu loại nào? Thuộc nhóm nào?... Nguyễn Văn Tư trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt 1 đã khá chuẩn xác khi nêu định nghĩa về từ, cấu trúc của từ, cấu tạo từ và cách phân chia từ loại trong tiếng Việt. Các từ chỉ động vật cũng được tác giả đề cập đến một cách cụ thể, rõ ràng trong giáo trình này. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các tài liệu, công trình nghiên cứu trên đều chưa bàn đến nghiên cứu nghĩa của các từ chỉ động vật trong thành ngữ một cách cụ thể. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài những công trình nghiên cứu trên, người viết còn tìm hiểu tham khảo các tài liệu khác có liên quan. Các tài liệu đó sẽ được liệt kê ở danh mục tài liệu tham khảo. 3. Mục đích yêu cầu: Khảo sát đề tài này, người viết hướng tới những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Sưu tầm, hệ thống lại những thành ngữ có chứa từ chỉ động vật. - Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ và từ, đặc biệt là các từ chỉ động vật. - Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của các từ chỉ động vật trong thành ngữ. Đồng thời rút ra nhận xét việc sử dụng các từ chỉ động vật trong thành ngữ: những tích cực và hạn chế. Qua nghiên cứu đề tài, người viết có thể hiểu thêm về ý nghĩa của các thành ngữ cũng như nguồn gốc của nó, để từ đó thêm yêu và tự hào bởi sự giàu có và trong sáng của tiếng mẹ đẻ với những giá trị truyền thống bất hủ. 4. Phạm vi nghiên cứu: “Từ” trong tiếng Việt là một phạm vi rất rộng. Nhưng do yêu cầu của đề tài là “Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt”, nên người viết chỉ nghiên cứu, tìm hiểu lớp từ chỉ động vật. Trên cơ sở đó, người viết tập trung nghiên cứu về cách sử dụng từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt, có tham khảo những 4
- công trình nghiên cứu trước đó có liên quan, đặc biệt là hai công trình nghiên cứu: Kể chuyện thành ngữ và tục ngữ của Hoàng Văn Hành và Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam của Việt Chương. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trước khi tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề nào đó, chúng ta cần xác định phương hướng và phương pháp cụ thể để công việc nghiên cứu đạt hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê và phân loại những thành ngữ có chứa từ chỉ động vật. Thứ hai, dựa trên sự thống kê, phân loại đó chúng tôi tiến hành phân tích để thấy rõ ý nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ qua mỗi trường hợp cụ thể. Cuối cùng, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được tác dụng của việc sử dụng từ chỉ động vật trong thành ngữ. 5
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÀNH NGỮ VÀ TỪ 1.1.Thành ngữ: 1.1.1. Định nghĩa: Thành ngữ - “đội quân tinh nhuệ của ngôn ngữ dân tộc” (Cù Đình Tú) là mảng đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra những định nghĩa về thành ngữ khác nhau, chẳng hạn như: Theo Đỗ Hữu Châu: “Cho một tổ hợp có ý nghĩa S do các đơn vị A, B, C… mang ý nghĩa lần lượt s1, s2, s3… tạo nên; nếu như ý nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s1, s2, s3 thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ” [3; tr.61]. Theo Nguyễn Bích Hằng: “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định nhằm diễn đạt một khái niệm, một ý tưởng nào đó” [7; tr.5]. Hoàng Văn Hành cho rằng: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [6; tr.25]. Trần Văn Nam thì cho rằng: “Thành ngữ là đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động… là những đơn vị tương đương như từ hoặc cụm từ”…[11; tr.21]. Nguyễn Văn Nở đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định), tương đối bền vững về hình thái cấu trúc, có khả năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động” [12; tr.88]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, bền vững có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn đạt trọn một nhận xét như tục ngữ mà nhằm thể hiện một quan niệm, một hình thức sinh động, hàm súc” [5; tr.297]. Đỗ Việt Hùng cho rằng: “Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính ổn định trong cấu tạo và tính thành ngữ về mặt nghĩa” [8; tr.18]. 6
- Theo Cù Đình Tú: “Thành ngữ vốn là những tổ hợp từ mang tính chất tự do, được nhiều người cùng dùng, cùng tham gia sửa đổi dần dần, gọt giũa dần dần trong trường kì lịch sử cuối cùng trở thành những từ tổ cố định” [15; tr.149]. Nhìn chung, ở mỗi định nghĩa của mỗi tác giả khác nhau thì có cách lập luận và quan điểm không giống nhau. Nhưng qua các định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy rằng vô hình chung các tác giả đều thống nhất nhau ở chỗ: cho rằng thành ngữ là ngữ cố định, hoàn chỉnh về hình thức và nội dung có tính biểu cảm cao và tính gọt giũa bóng bẩy. Từ các nhận định trên, ta có thể hiểu: Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định, có khả năng định danh như từ dung để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Vừa có cấu tạo gọt giũa, vừa có tính biểu cảm. Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, tốt mã dẻ cùi, rừng vàng biển bạc, … 1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ: Thành ngữ mang một số đặc điểm chung sau đây: 1.1.2.1. Tính biểu trƣng: Như chúng ta đã biết thì hầu hết tất cả các thành ngữ đều là những bức tranh nho nhỏ về những vật thực, việc thực, cụ thể, riêng lẻ, được nâng lên để nói về cái phổ biến, khái quát, trừu tượng. Có khi chúng là các hình ảnh ẩn dụ (chuột sa hủ nếp, kiến bò miệng chén, …) hoán dụ (một nắng hai sương, nhà cao cửa rộng, …) hay so sánh (thẳng như kẻ chỉ, đẹp như tiên, …). Nhưng nhìn chung, thành ngữ thực chất là những vật thực, việc thực được dùng để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế, … phổ biến khái quát. Ví dụ: thành ngữ “Nhà dột cột xiêu” nhằm nói lên cảnh sống quá túng hụt, nghèo khổ, chạy ăn hàng ngày còn không nổi nói chi đến chuyện sửa nhà. Hay “Tốt mã dẻ cùi” là thành ngữ biểu trưng cho những người có bề ngoài đẹp đẽ nhưng lại có tâm địa bẩn thiểu và bất tài. Hoặc như thành ngữ “Lời ong tiếng ve” ám chỉ những lời bàn tán xỏ xiên, đâm thọc của bàn dân thiên hạ về vụ việc gì đó. 7
- Rõ ràng, trong mỗi thành ngữ những hình ảnh về vật thực, việc thực được đề cập đến không chỉ đơn thuần là việc miêu tả chúng `một cách cụ thể, riêng lẻ mà ta đã mượn những hình ảnh về vật thực, việc thực đó để biểu trưng cho cái phổ biến, khái quát, trừu tượng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy các thành ngữ vừa nêu trong ví dụ trên (Nhà dột cột xiêu, tốt mã dẻ cùi, lời ong tiếng ve) đã minh chứng cho điều này. Nhờ có tính biểu trưng nên thành ngữ tiếng Việt còn có tính hình tương, tính cụ thể, tính dân tộc, … Tính biểu trưng của thành ngữ có hai mức độ: biểu trưng cao và biểu trưng thấp. Tùy vào phương thức cấu tạo mà mỗi thành ngữ có mức độ biểu trưng thấp hay cao khác nhau. Cụ thể là ở những thành ngữ mà nghĩa của chúng gần như hiển hiện trên bề mặt ngôn từ, nghĩa là ta có thể hiểu nghĩa của nó một cách dễ dàng, không cần phải tra cứu, liên tưởng sâu xa thì những thành ngữ như vậy có mức biểu trưng thấp. Các thành ngữ dạng này chủ yếu được cấu tạo bằng phương thức so sánh. Ví dụ: thành ngữ “Đẹp như tiên”, yếu tố biểu trưng là “tiên”. Theo quan niệm người xưa, tiên sống ở trên trời, có phép thuật và đặc biệt là rất xinh đẹp, đẹp một cách toàn diện, tuyệt vời. Nên thành ngữ này để chỉ những người có nhan sắc tuyệt trần, không ai sánh bằng. Hay thành ngữ “Chậm như sên”, hình ảnh biểu trưng là con “sên”. Đặc điểm của sên là bò rất chậm, chậm nhất trong tất cả các loài động vật. Vì vậy, thành ngữ “chậm như sên” là chỉ tốc độ hành động, công việc quá chậm chạp, trễ nãy. Ngược lại với những thành ngữ có tính biểu trưng thấp, thành ngữ có tính biểu trưng cao là những thành ngữ mà nghĩa của chúng ẩn đằng sau cấu trúc bề mặt ngôn từ. Hầu hết những thành ngữ dạng này được cấu tạo bởi phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Ví dụ: thành ngữ “Nhà cao cửa rộng” không phải nói đến cái nhà thì cao, cửa thì rộng. Mà qua hai hình ảnh “nhà cao”, “cửa rộng” đó người ta muốn nói đến một sự giàu có, sang trọng, bề thế của người nào đó. Hay thành ngữ “Chuột chạy 8
- cùng sào” không phải để nói việc con chuột chạy trên sào đến hết sào thì cùng đường, không chạy được nữa. Thực ra người ta dùng hình ảnh đó để nói đến tình thế cùng quẫn, bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát mặc dù đã xoay trở hết cách. 1.1.2.2.Tính dân tộc: “Tính dân tộc là đặc điểm nói chung của ngôn ngữ cụ thể, song nó thể hiện đậm nét hơn ở các ngữ cố định” [3; tr.70]. Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định, đồng thời nó mang tính biểu trưng nên đương nhiên thành ngữ có tính dân tộc. Trong thành ngữ tiếng Việt, ta thấy những vật thực, việc thực được nói đến rất đậm chất Việt Nam. Chẳng hạn như: con vật (gà, mèo, chuột, trâu, chó, ong, kiến, …), đồ vật (cuốc, cày, niêu, cái khố, chiếc áo, manh quần, …) sự việc hay tình thế (lấy chung chồng, tảo hôn, gà trống nuôi con, đỉa phải vôi, cốc mò cò xơi, …). Đôi khi trong thành ngữ còn thể hiện lòng tự hào dân tộc (con rồng cháu tiên, con Hồng cháu Lạc, …) thể hiện phong tục, tập quán sống (một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, cày sâu cuốc bẩm, một lòng một dạ, …). “Dân tộc nào cũng có kho tàng thành ngữ của mình. Vốn thành ngữ này gồm những thành ngữ do bản thân dân tộc đó tạo nên, đã ghi lại cuộc sống của dân tộc mình bằng những hình ảnh riêng của đất nước mình và bằng những cách diễn đạt riêng của dân tộc mình” [15; tr.153]. Nhờ tính dân tộc của thành ngữ mà khi tiếp xúc với ngôn ngữ cụ thể nào đó, ta không chỉ hiểu đặc điểm ngôn ngữ mà còn hiểu thêm các vấn đề về văn hóa, tư duy, lịch sử của dân tộc ấy. 1.1.2.3. Tính biểu thái và tính cụ thể: - Tính biểu thái: Do thành ngữ là sự tái hiện lại những vật thực, việc thực mà ta có thể cảm giác được, quan sát được nên khi nhắc đến bất kì thành ngữ nào cụ thể đều gây ra cho ta “ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột, tác động của chúng đậm đà và sắc, càng 9
- “ngẫm” càng thú vị”. (Đỗ Hữu Châu). Có những thành ngữ biểu hiện thái độ - tình cảm dương tính, nhưng có những thành ngữ biểu hiện thái độ đánh giá âm tính. Và chính vì vậy, ta nói thành ngữ có tính biểu thái. Ví dụ: thành ngữ “gối đất nằm sương” dùng để nói lên sự chịu thương chịu khó, dãi dầu mưa nắng của người nào đó. Hình tượng trong thành ngữ này đã thể hiện thái độ đánh giá dương tính. Hay thành ngữ “Ham sống sợ chết” để chỉ kẻ hèn nhát, bạc nhược, thiếu dũng khí. Hình tượng trong thành ngữ này đã biểu hiện thái độ đánh giá âm tính. Ví dụ: Khi nói “Thắt lưng buộc bụng” là nói đến sự tiết kiệm đúng mức, vừa phải kèm theo sự tán thành, đồng tình của người nói. Còn nếu nói “Vắt chày ra nước” là thái độ chê bai, mỉa mai đối với những người keo kiệt, bủn xỉn. Tùy thuộc vào sự đánh giá tốt xấu, vào tính chất thẩm mĩ của những hình ảnh được lấy làm dấu hiệu biểu trưng mà sắc thái biểu cảm của thành ngữ có thể là dương tính hay âm tính. Vì vậy, khi sử dụng ta phải hết sức lưu ý đến sắc thái biểu cảm của chúng để dùng đúng đối tượng, đúng trường hợp. Tránh tình trạng nhập nhằng về nghĩa hay phản tác dụng khi sử dụng thành ngữ không phù hợp. - Tính cụ thể: Tính cụ thể của thành ngữ gắn liền với tính hình tượng, hay nói cách khác do có tính hình tượng nên thành ngữ có tính cụ thể. Tính cụ thể trong thành ngữ được thể hiện qua hai phương diện sau: Thứ nhất, tính cụ thể của thành ngữ thể hiện ở tính bị quy định về phạm vi sử dụng. Ở phương diện này, có hai điểm cần lưu ý: Một là, không phải thành ngữ có thể dùng cho bất cứ đối tượng nào miễn là nó có tính chất hay đặc điểm mà thành ngữ biểu thị. Ví dụ: thành ngữ “Ngáy như bò rống” là để chỉ những người ngáy rất to khi ngủ nhưng ta nên thận trọng, không được tùy tiện dùng thành ngữ này cho bất cứ người nào cũng được, nó chỉ được dùng với những người nhỏ hơn ta, hoặc ngang hàng ta với ý đùa vui hay dùng cho những người mà ta thù ghét, khinh bỉ, xem thường. Hai là, tùy ở mỗi trường hợp, hoàn cảnh hay hiện tượng mà 10
- ta lựa chọn thành ngữ áp dụng sao cho phù hợp. Chẳng hạn, thành ngữ “Con rồng cháu tiên” hay “Con Hồng cháu Lạc” hoặc “Oan Thị Kính”,… ta chỉ nên dùng với người Việt Nam và trong nước Việt Nam. Vì nếu ta dùng những thành ngữ rất Việt Nam này với những nước phương Tây thì sẽ vi phạm phương châm hội thoại, hoặc nếu không thì cũng bị nhập nhằng về nghĩa. Hay khi muốn chỉ sự gặp nhau của hai kẻ xấu, gian ngoan ta có các thành ngữ: “Mạt cưa mướp đắng”, “kẻ cắp gặp bà già”, … không được dùng “ngậm máu phun người” hay “mưu sâu kế độc”, … đại loại như vậy. Tùy vào trường hợp cụ thể mà ta có những thành ngữ cụ thể tương ứng với nó, hợp nghĩa với nó, cần phải hiểu rõ nghĩa của từng thành ngữ để lựa chọn cho phù hợp và xác đáng . Thứ hai, tính cụ thể của thành ngữ còn thể hiện ở tính bị quy định về sắc thái ngữ nghĩa. Chính bởi tính bị quy định về sắc thái làm cho nghĩa của các thành ngữ hẹp lại, do đó mà tính cụ thể tăng lên. Ví dụ: cũng đều là các thành ngữ chỉ sự lúng túng, nhưng thành ngữ “lúng túng như cá vào rọ” là nói đến tình thế khó khăn đột ngột, bất ngờ không biết làm cách nào để thoát ra, để giải quyết được. “Lúng túng như thợ vụng mất kim” để chỉ sự vụng về của người chưa quen việc, chưa có kinh nghiệm. “Lúng túng như gà mắc tóc” nói đến sự mất bình tĩnh của người quá nhiều việc, công việc dồn dập, rối rắm. “Lúng túng như ngậm hột thị” chỉ sự ấp a, ấp úng, nói không nên lời, không giải thích, biện bạch gì được. 1.1.2.4. Tính điệp và tính đối: Tính điệp và tính đối của thành ngữ được thể hiện ở mặt quan hệ ngữ âm và ý nghĩa của các thành tố tạo nên chúng. Tính điệp: làm cho yếu tố của thành ngữ gắn liền với nhau thành một khối có âm điệu hài hòa, dễ nhớ. Tính điệp của thành ngữ được thể hiện ở hai mặt: điệp về mặt ngữ âm và điệp về mặt ngữ nghĩa. Điệp về mặt ngữ âm: thành ngữ thường lặp lại phần vần hay phần đầu âm tiết. 11
- Ví dụ: thành ngữ “Chém to kho mặn”, do có sự lặp lại vần “o” ở hai từ “to” và “kho” nên làm những thành tố của thành ngữ gắn liền với nhau tạo thành một khối có âm điệu hài hòa, nhịp nhàng, dễ đọc, dễ nhớ. Hay như thành ngữ “Kén cá chọn canh”, chính vì sự lặp lại âm tiết “c” ở hai từ “cá” và “canh” làm những thành tố của thành ngữ gắn liền với nhau, tạo nên một khối có âm điệu nhịp nhàng, hài hòa, dễ đọc, dễ nhớ. Điệp về mặt ngữ nghĩa: thành ngữ thường sử dụng từ đồng nghĩa hay gần nghĩa. Khi sử dụng từ đồng nghĩa vào trong thành ngữ thì thành ngữ sẽ hay hơn, tránh lặp từ và tăng thêm ý nghĩa biểu đạt của nội dung thành ngữ. Ví dụ: thành ngữ “Bán phấn buôn son”, ta thấy hai từ “bán” và “buôn” có nghĩa tương đồng nhau, cả hai từ đều chỉ sự trao đổi giữa một bên là hàng hóa, một bên là tiền bạc. Hay như thành ngữ “Hao binh tổn tướng”, rõ ràng hai từ “hao” và “tổn” có nét tương đồng nhau về nghĩa, hai từ đều chỉ sự tiêu giảm về số lượng hay chất lượng. Tính đối: là giữa các bộ phận trong thành ngữ có sự đối xứng nhau. Tính đối được thể hiện ở các mặt: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Về mặt ngữ âm: thành ngữ sử dụng những từ đối nhau theo quy luật bằng trắc như sau: Bằng – bằng – trắc – trắc Ví dụ: Màn trời chiếu đất, nam thanh nữ tú, tiền trao cháo múc, tôn sư trọng đạo, … Trắc - trắc - bằng - bằng Ví dụ: Nhắm mắt đưa chân, thở ngắn than dài, vạ gió tai bay, vợ dại con thơ, … Trắc – bằng – bằng – trắc Ví dụ: Quỷ tha ma bắt, thuận mua vừa bán, uốn lưng quỳ gối, vững như bàn thạch, … Bằng – trắc – trắc –bằng 12
- Ví dụ: Lời nói gió bay, tiền mất tật mang, thay ngựa giữa dòng, thua chị kém em, … Về mặt ngữ pháp: mỗi vế của thành ngữ gồm các từ cùng một từ loại, cùng kiểu kết cấu và cùng chức năng ngữ pháp. Ví dụ: thành ngữ “Vợ dại con thơ”, trong thành ngữ này ta thấy hai từ “vợ” và “con” đều là danh từ, “dại” và “thơ” đều là tính từ; thành ngữ “vợ dại con thơ” được cấu tạo bởi hai vế “vợ dại” và “con thơ”, hai vế này có cùng kiểu kết cấu là: 1 danh từ + 1 tính từ = 1 vế, và mỗi vế đều gồm hai thành tố giữ vai trò chủ - vị. Về mặt ngữ nghĩa: thành ngữ sử dụng các từ trái nghĩa nhau hoặc có nghĩa tương đồng nhau. Ví dụ: thành ngữ “Đi đông đi tây”, đối nhau ở hai từ “đông” và “tây” cho thấy sự mênh mông, từ tây sang đông có rất nhiều nơi, thành ngữ này chỉ sự đi nhiều, biết nhiều. Ta có thể nói nhờ có tính đối mà giá trị biểu đạt của thành ngữ sẽ cao hơn. Chính bởi tính điệp và tính đối mà thành ngữ trở nên cân đối, hài hòa, dễ thuộc, dễ nhớ; giàu nhạc tính và giá trị biểu đạt cao hơn. 1.1.3. Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ với tục ngữ: 1.1.3.1. Phân loại thành ngữ: Trong mỗi công trình nghiên cứu của mỗi tác giả khác nhau thì có cách phân chia thành ngữ khác nhau. Cụ thể, ta thấy có các cách phân chia như sau: dựa theo các kết cấu cú pháp gốc của thành ngữ, dựa vào phạm vi sử dụng, dựa vào chức năng biểu thị của thành ngữ, dựa vào sắc thái biểu cảm, … - Dựa vào chức năng biểu thị, ta có các loại thành ngữ: + Thành ngữ biểu thị sự vật. Ví dụ: Con Hồng cháu Lạc, núi cao sông dài, … + Thành ngữ biểu thị tính chất. Ví dụ: Chân lấm tay bùn, sức dài vai rộng, chịu thương chịu khó, … + Thành ngữ biểu thị hành động. 13
- Ví dụ: Nước đổ lá khoai, đứng núi này trông núi nọ, được voi đòi tiên, … [15; tr.149] - Dựa vào phạm vi sử dụng ta có các loại thành ngữ: + Thành ngữ đa phong cách. Ví dụ: Con rồng cháu tiên, chôn nhau cắt rốn, chị ngã em nâng, … + Thành ngữ gọt giũa. Ví dụ: Thanh thiên bạch nhật, môn đăng hộ đối, hương lửa ba sinh, … + Thành ngữ khẩu ngữ. Ví dụ: Đầu trâu mặt ngựa, miệng hùm gan sứa, nói toạc móng heo, … [13; tr.89] - Dựa vào nguồn gốc, ta có hai loại thành ngữ cơ bản nhất là: + Thành ngữ thuần Việt. Ví dụ: Núi cao sông dài, ba que xỏ lá, nước đổ đầu vịt, … + Thành ngữ gốc Hán. Ví dụ: Thanh thiên bạch nhật, môn đăng hộ đối, đồng tâm hiệp lực, … 1.1.3.2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ: Thành ngữ và tục ngữ có mối quan hệ gần gũi và có những nét tương đồng nhau, vì thế rất dễ nhầm lẫn giữa hai thể loại dân gian này. Từ lâu đã có rất nhiều ý kiến về việc phân biệt ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ. Cù Đình Tú trong bài viết Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ (Đăng trong Tạp chí ngôn ngữ – số 1/1973) ông quan niệm: “Thực ra, xét về nội dung, tục ngữ cũng như thành ngữ đều là sự đúc kết kinh nghiệm, là kết tinh trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hóa hiện thực để rút ra bản chất, quy luật mà có.” Ông cho rằng “sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng” [15; tr.274]. Đồng quan điểm trên, trong giáo trình Văn học dân gian (phần hai), Trần Văn Nam viết: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ là đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, dùng để 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 146 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 68 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 61 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 62 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 64 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 28 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 30 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 39 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thành ngữ trong ca dao Nam bộ
89 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 24 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 30 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn