Kiến nghị sửa đối các nội dung của Hiến pháp 1992
lượt xem 15
download
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) là cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh đổi mới về kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân, cải cách bộ máy nhà nước, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến nghị sửa đối các nội dung của Hiến pháp 1992
- Kiến nghị sửa đối các nội dung của Hiến pháp 1992 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) là cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh đổi mới về kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân, cải cách bộ máy nhà nước, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên trong những năm qua, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc ph òng, an ninh… của đất nước đã có sự biến đổi mạnh mẽ, đồng thời, trong quá trình thi hành Hi ến pháp năm 1992 (Hiến pháp hiện hành) đã phát hiện nhiều tồn tại, vướng mắc. Để đáp ứng các yêu cầu mới và khắc phục những bất cập, Hiến pháp hiện hành cần sớm có những sửa đổi, bổ sung. 1. Bất cập trong Hiến pháp hiện hành Một số quy định của Hiến pháp ch ưa phù hợp với định hư ớng đổi mới bộ máy nhà nước Hiến pháp hiện hành chưa thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng ta. Chẳng hạn, Điều 2 quy định: “Nh à nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, nhưng cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp thì Hiến pháp vẫn chưa quy định rõ. Theo quan điểm truyền thống, Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố là cơ quan tư pháp, nhưng hiện nay, có quan điểm đề nghị thành lập Viện công tố trực thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Vậy Viện công tố trong tương lai sẽ là cơ quan tư pháp hay là cơ quan hành pháp? Ngoài ra, đang rất phổ biến quan niệm các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án... là cơ quan tư pháp (như Nghị quyết số 03 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã
- đề ra chương trình cải cách tư pháp, trong đó đ ề cập đến việc đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan điều tra, các cơ quan thi hành án dân sự và hình sự...) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra chủ trương xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có quy định nào của Hiến pháp về việc thành lập một cơ quan chuyên trách th ực hiện bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành cũng như hoạt động của các cơ quan nhà nước đó. Chính vì vậy, có một số văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, một số quyền hiến định của công dân bị vi phạm, nhưng chưa được xử lý kịp thời. Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến l ược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã định hướng tổ chức Tòa sơ thẩm khu vực, định hướng chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố. Nhưng cho đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tổ chức của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân như Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân... vẫn chưa được ban hành hoặc sửa đổi nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết để tổ chức Tòa sơ thẩm khu vực và chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố. Về vấn đề đổi mới vị trí, vai trò của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Chính trị từng ra kết luận là từ 2010 phải chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng Trung ương, nằm ngoài Chính phủ, độc lập quyết định chính sách tiền tệ giống nh ư các nước theo thể chế kinh tế thị tr ường trên thế giới. Tuy nhiên, “chủ trương này vượt ra khỏi quy định Hiến pháp hiện hành”1. Chưa có quy định cụ thể về thủ tục sửa đổi Hiến pháp Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên của nước ta tuy chỉ có 70 điều, nhưng đã có Điều 70 quy định trình tự sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
- “a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi. c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Với quy định này, Hiến pháp năm 1946 đã làm rõ những vấn đề sau: chủ thể có quyền kiến nghị sửa đổi Hiến pháp; chủ thể thành lập ban soạn thảo Hiến pháp; vai trò của nhân dân trong quá trình sửa đổi Hiến pháp. Liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp, Điều 147 của Hiến pháp hiện h ành chỉ quy định ngắn gọn như sau: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”. Như vậy, Hiến pháp hiện hành chưa quy định cụ thể thủ tục sửa đổi Hiến pháp, chưa quy định chủ thể có quyền kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, chủ thể thành lập ban soạn thảo Hiến pháp, vai trò của nhân dân trong quá trình sửa đổi Hiến pháp... Một số quy định của Hiến pháp hiện hành không có tính khả thi, không thể thi hành trong thực tế Điều 53 Hiến pháp hiện hành quy định “công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, khoản 14 Điều 84 quy định: Quốc hội có thẩm quyền quyết định tr ưng cầu ý dân, khoản 12 Điều 91 quy định: Ủy ban Th ường vụ Quốc hội (UBTVQH) có thẩm quyền “tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội”, nhưng trên thực tế, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định quy trình thực hiện việc tổ chức trưng cầu ý dân và do đó, chưa một lần nào Quốc hội thực hiện thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân của mình và UBTVQH thực hiện thẩm quyền tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
- Khoản 7 Điều 84 Hiến pháp hiện hành quy định, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn “bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”. Để thực hiện quyền hiến định này, Điều 12 Luật Tổ chức Quốc hội có quy định: “UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. UBTVQH xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội”. Tuy nhiên, quy định này không có tính khả thi vì không thể có được hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội cùng một lúc công khai kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm… Mặt khác, cũng chưa có một văn bản quy phạm pháp luật n ào quy định cụ thể trình tự, thủ tục Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm khi UBTVQH tr ình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Ngoài ra, Hiến pháp còn quy định công dân có quyền lập hội, biểu tình... theo quy định của pháp luật, nhưng cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện những quyền hiến định nêu trên của công dân. 2. Một số kiến nghị Quan điểm cơ bản về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp là một đạo luật cơ bản quy định toàn bộ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... Trong đó, quan trọng nhất là chế độ chính trị, hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước. Việc sửa đổi Hiến pháp là rất cần thiết, bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là để phù hợp với định hướng đổi mới bộ máy nhà nước do Đảng đề ra. Trong thời kỳ cải cách thủ tục h ành chính, cải cách tư pháp hiện nay, việc
- hoàn thiện bộ máy nhà nước là yếu tố đầu tiên và là yếu tố có tính quyết định. Bởi vì khi bộ máy nhà nước hoàn thiện, chặt chẽ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan được rạch ròi thì việc cải cách thủ tục h ành chính mới thuận tiện, minh bạch được. Sửa đổi Hiến pháp còn tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tránh được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Từ đó, đảm bảo các cơ quan hoạt động hiệu quả. Hiện nay có hai quan điểm cơ bản về việc sửa đổi Hiến pháp hiện hành. Quan điểm thứ nhất cho rằng, cần sửa đổi ngay một số điều của Hiến pháp để phục vụ cho việc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2011. Bởi hai cuộc bầu cử này sẽ tiến hành cùng lúc và có tính đến việc xem xét việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường. Một số ý kiến nêu rõ, việc sửa đổi Hiến pháp cùng với việc tổng kết Nghị quyết số 26 của Quốc hội về việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, ph ường là rất cần thiết, nhằm phục vụ cho việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào tháng 5/2011. “Làm Hiến pháp là quy trình đặc biệt, đòi hỏi sự công phu, nhưng chúng ta đã nghiên cứu, đã hình hài thai nghén mấy năm nay rồi. Còn chuyện thí điểm, tức là đụng tới Hiến pháp, trong khi chưa sửa Hiến pháp thì tới đây thí điểm còn hiệu lực nữa hay không?2. “Cần sớm sửa Hiến pháp năm 1992 vì nó liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước, đến tổ chức Quốc hội, tổ chức Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cũng như tổ chức Hội đồng nhân dân, liên quan đến bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2011 sắp tới” 3. Quan điểm thứ hai cho rằng, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, rất thiêng liêng, không thể sửa lắt nhắt, làm tầm thường hóa Hiến pháp; việc sửa đổi Hiến pháp phải hết sức thận trọng, theo các thủ tục chặt chẽ, thực sự dân chủ và phải có thời gian chuẩn bị. “Theo quy chế l àm việc của Ban Chấp hành Trung
- ương và Bộ Chính trị hiện nay thì Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa sáng kiến lập hiến, thể hiện trong nghị quyết của mình. Dựa trên nghị quyết đó, Quốc hội xem xét, ra nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp. Cho đến giờ thì Trung ương chưa có nghị quyết. Nhưng về phía các cơ quan của Quốc hội, nhất là các cơ quan tham mưu giúp việc cho Quốc hội cần phải chuẩn bị, nghiên cứu để khi có nghị quyết là có thể tiến hành được ngay... Tôi thấy Hiến pháp của ta quy định cụ thể quá, “bó tay” tiến trình cải cách. Cứ mỗi lần vướng gì lại phải sửa, làm cho Hiến pháp mất thiêng đi. Quy định cứng về chính quyền địa phương gồm ba cấp là một ví dụ”4. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai là cần có thời gian chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp một cách toàn diện, tránh nóng vội, sửa đổi lắt nhắt. Các vấn đề cụ thể cần được sửa đổi - Quy định cụ thể về các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Quy định một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành cũng như hoạt động của các cơ quan nhà nước đó. Theo nhiều ý kiến của một số nhà nghiên cứu, cơ quan này nên là Toà án Hiến pháp5. - Quy định lại cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân phù hợp với Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là tổ chức Tòa sơ thẩm khu vực, chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố.
- - Quy định việc chuyển đổi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sang mô hình Ngân hàng Trung ương, nằm ngoài Chính phủ, độc lập quyết định chính sách tiền tệ giống như các nước theo thể chế kinh tế thị trường trên thế giới. - Quy định cụ thể thủ tục sửa đổi Hiến pháp, trong đó quy định rõ các vấn đề sau: Chủ thể có quyền kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, chủ thể thành lập ban soạn thảo Hiến pháp, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai tr ò của nhân dân trong quá trình sửa đổi Hiến pháp... Như chúng ta đã biết, Hiến pháp năm 1946 đã quy định nhân dân có quyền phúc quyết việc sửa đổi Hiến pháp, có nghĩa l à sau khi Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, nhân dân có quyền bỏ phiếu - thông qua một cuộc trưng cầu ý dân - về việc sửa đổi Hiến pháp. Quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Chính vì vậy, Hiến pháp cần quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. “Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân... Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do chúng ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu nhân dân không được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì chúng ta lại bỏ lỡ mất cơ hội vô cùng quan trọng”6. - Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, do đó, các quy định của Hiến pháp phải được thi hành trên thực tế. Do vậy, trước hết cần sớm ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các quyền hiến định của công dân như quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, quyền lập hội, quyền biểu tình... Ngoài ra, cũng cần có những quy định cụ thể bảo đảm tính khả thi để Quốc hội thực hiện việc bỏ phiếu tín nhi ệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo quy định tại khoản 7 Điều 84 Hiến pháp hiện hành.
- (1) Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh Online, ngày 18/04/2009. (2) Phát biểu của Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh Online, ngày 9/6/2010. (3) Phát biểu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh Phạm Ph ương Thảo, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh Online, ngày 9/6/2010. (4) Phát biểu của GS,TS. Trần Ngọc Đ ường, báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh Online, ngày 02/08/2010. (5) Tạp chí Kiểm sát số 7 năm 2006, tr. 12. (6) Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trả lời phỏng vấn Vietnam.net, xem www.vietnamweek.net, ngày 24/6/2010.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lí quỹ bảo hiểm xã hội
10 p | 283 | 85
-
Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Kiến nghị của người đồng tính, song tính và chuyển giới (”LGBT”)
125 p | 69 | 10
-
Có nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội?
12 p | 91 | 9
-
Đừng chụp mũ những ý kiến khác biệt!
4 p | 49 | 6
-
Bài thuyết trình Luật Kinh tế: Phá sản doanh nghiệp
29 p | 58 | 6
-
Một số nội dung cơ bản trong các văn kiện đại hội XI
31 p | 108 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn