intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật bảo quản chế biến phụ phẩm NN

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

119
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng hiện nay một số hộ chăn nuôi ở Vĩnh Phúc cũng đã học được cách chế biến rơm rạ, cỏ, lá sắn... cho gia súc, nhất là để dự trữ trong mùa đông mang lại kết quả rất khả quan. Để bà con có thể học tập cách chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, báo NNVN xin giới thiệu một số phương pháp "Chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc". Chế biến rơm lúa bằng phương pháp ủ với urê và vôi Rơm lúa tuy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật bảo quản chế biến phụ phẩm NN

  1. Kỹ thuật bảo quản chế biến phụ phẩm NN Tuy chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng hiện nay một số hộ chăn nuôi ở Vĩnh Phúc cũng đã học được cách chế biến rơm rạ, cỏ, lá sắn... cho gia súc, nhất là để dự trữ trong mùa đông mang lại kết quả rất khả quan. Để bà con có thể học tập cách chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, báo NNVN xin giới thiệu một số phương pháp "Chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc". Chế biến rơm lúa bằng phương pháp ủ với urê và vôi Rơm lúa tuy nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hoá, nhưng nếu được ủ với urê và với vôi sẽ làm cho chúng dễ tiêu hớa hơn và trở thành thức ăn có giá trị cho trâu, bò, đặc biệt trong mùa đông thiếu thức ăn xanh. Phương pháp ủ như sau: ]>Nguyên liệu: Rơm khô: 100kg; urê: 2,5kg; vôi đã tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg; nước sạch: 70- 80 lít. Urê, vôi, muối được hòa vào 70 - 80 lít nước cho tan đều. Sau đó tưới vào 100kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước urê Dụng cụ: Túi ni lông lớn (bao đựng phân đạm) hay bao tải dứa (100kg rơm cần 10 - 12 bao tải dứa), cân: 1 chiếc, chậu to hay vại sành 1 cái để hòa tan urê, vôi, muối: xô tôn: 2 - 3 chiếc; ô doa: 1 chiếc (để tưới cho
  2. đều). Nếu không có ô doa ta dùng gáo nhựa dội qua rổ thưa; dây ni lông để buộc miệng bao tải; 1 mảnh ni lông rộng chừng 2-3m2. Cách ủ: - Trên sân sạch, hay trên một tấm nilông hoặc vải xác rắn rộng chừng 2 - 3m2 ta trải từng lớp rơm dày khoảng 15 - 20cm (1 gang tay). Sau đó tưới nước đã hòa tan urê, vôi, muối cho thấm ướt đều tất cả lớp rơm, không dội quá nhiều thừa nước urê chảy đi gây lãng phí, tiếp theo cho lớp khác và lại tưới đều. - Lần lượt như vậy tưới cho ẩm hết lượng rơm. - Các lớp dưới nên tưới ít các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. - Sau khi rơm được tưới đều ta cho chúng vào các bao tải dứa, nén thật chặt rồi buộc chặt. - Đặt các bao tải này vào nơi sạch sẽ, tránh nắng, mưa, ẩm ướt. Có thể treo các bao tải chung quanh chuồng trâu bò. - Nếu gia đình có 1 trâu hoặc 1 bò mỗi lần chế biến chỉ cần ủ 50kg rơm khô và sau 10-12 ngày lại ủ một đợt mới 50kg nữa là vừa đủ cho trâu bò của mình. Cách cho ăn. Rơm ủ trong 7 - 10 ngày bắt đầu lấy ra cho: trâu bò ăn. Rơm ủ có chất lượng tốt có mầu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Sau khi lấy ra ta lại buộc kín miệng bao tải ngay. + Lần đầu nên tập cho trâu bò ăn như sau:
  3. - Lấy rơm ủ ra, phơi trong mát chừng nửa tiếng đến 1 tiếng đồng hồ để mùi urê bay bớt. - Cho vào rổ, thúng, hay máng ăn sạch sẽ và nên trộn thêm 1-2kg cỏ xanh lên lớp trên để hấp dẫn trâu bò, làm như vậy chừng 2-3 ngày. - Khi trâu bò đã quen ăn thức ăn này, ta không cần phải phơi và trộn lẫn với cỏ nữa; nhưng nhớ cho ăn trong máng hay thúng, rổ cho sạch sẽ trâu bò sẽ ăn được nhiều và ít bỏ thừa. - Cho trâu bò ăn rơm đã chế biến càng nhiều càng tốt, nhưng hàng ngày vẫn cần chăn thả để trâu bò có đủ 1 lượng thức ăn xanh cần thiết. - Nên cho ăn thường xuyên trong mùa đông thì hiệu quả mới cao. Phương pháp chế biến bánh dinh dưỡng (urê - rỉ mật) và sử dụng cho trâu bò (Thành tựu của FAO) - Chỉ có trâu, bò, dê... mới tiêu hóa được urê, còn đối với lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng... urê lại gây độc hại. Trâu bò v.v được ăn thêm bánh dinh dưỡng sẽ béo khỏe, cày kéo tối, đặc biệt vào mùa đông thiếu thức ăn. Cách chế biến bánh dinh dưỡng: Nguyên liệu: Urê: 10kg; rỉ mật: 45 - 50kg; vôi bột: 4kg; xi măng. 2kg; bột đất sét: 4kg; muối ăn: 0,5kg; bột sắn hay cám gạo: 5kg; chất độn nhiều xơ: 20 - 30kg (như vỏ lạc, dây lang, dây lạc khô hay rơm băm nhỏ). Dụng cụ: Chậu to: 1 chiếc; chậu nhôm nhỏ: 2 chiếc; xô tôn: 2 chiếc; khuôn đóng gạch: 2 chiếc; chày giã cua: 2 chiếc; cân: 1 chiếc; nilông mảnh: 1 chiếc = 2m2.
  4. Các bước tiến hành chế biến: Bước 1: - Trộn urê, muối ăn vào rỉ đường cho đều. Trộn các nguyên liệu còn lại vào với nhau (trộn khô). Bước 2: Trộn đều 2 hỗn hợp trên vào nhau, sao cho chúng vừa đủ kết đính. Nếu quá nhão cho thêm 1 chút chất độn nhiều xơ. Nếu quá khô cho thêm một vài ki lô gam rỉ mật. Sau khi trộn xong phải ủ thành đống trong thời gian 1 - 2 tiếng đồng hồ, rồi mới đóng thành các bánh nhỏ. Bước 3: - Dùng khuôn đóng gạch thủ công, hoặc khuôn đóng gạch xỉ, hay xô tôn hỏng để đóng bánh. - Dùng chày gỗ nén thật chặt nguyên liệu vào khuôn để kết dính tốt sau này tránh sẽ cứng, chắc, chất lượng tốt. - Phơi khô bánh dinh dưỡng trong bóng mát 5-7 ngày ở nơi khô ráo, sạch sẽ sau đó mới sử dụng cho trâu bò. - Có thể sử dụng bánh dinh dưỡng trong 2 - 3 tháng, chất lượng vẫn tốt. Bước 4: Sử dụng cho trâu bò - Đặt bánh dinh dưỡng vào nơi cao ráo sạch sẽ trong chuồng trâu bò (tránh để nước mưa hay phân, nước tiểu gia súc lẫn vào). - Có thể đặt vào trong một cái quang có cái rổ lót và treo vào phía đầu trâu bò, ngang với tầm mõm của chúng để trâu bò dễ liếm hoặc ăn. - Chỉ cho 1 bánh dinh dưỡng vào rổ, khi nào ăn hết mới cho ăn bánh
  5. mới. - Một trâu hay bò hàng ngày có thể ăn được từ 0,4 - 0,6kg bánh dinh dưỡng này. - Cần phải sử dụng bánh dinh dưỡng liên tục hàng tháng trong mùa đông mới đem lại hiệu quả tốt (tránh dùng ngắt quãng 2 - 3 ngày rồi lại dừng hiệu quả sẽ thấp). - Tuyệt đốt không hòa tan bánh dinh dưỡng vào nước và cho ăn sẽ làm gia súc ngộ độc urê có thể gây chết trâu bò đột ngột. Bởi vì urê hòa tan quá nhanh trong đường tiêu hóa của trâu bò rồi bị hấp thu ngay vào máu, gây rối loạn hô hấp, trâu bò bị ngạt thở mà chết. Phương pháp chế biến và dự trữ thân lạc làm thức ăn cho lợn và trâu bò. Cây lạc khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt chúng có hàm lượng đạm khá cao (15-16% cao hơn gần 2 lần lượng chất đạm trong hạt ngô). - Điều khó khăn là, vụ thu hoạch lạc là tháng 6-7 dương lịch là thời kỳ mưa nhiều nên cây lạc rất dễ bị thối hỏng. - Tuy vậy có thể biến cây lạc theo phương pháp ủ chua, dự trữ được hàng năm, chất lượng tốt làm thức ăn cho lợn và trâu bò. - Một sào lạc có thể thu được 300 - 400kg thân câu lạc. Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật nuôi. Phương pháp chế biến: Chuẩn bị thân cây lạc: - Thân cây lạc sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ phần gốc già (bỏ đi
  6. khoảng 10-15cm); sau đó băm nhỏ đến 3-4cm. Băm xong để hong trong bóng râm tránh bị ủng vàng, rồi tiến hành ủ ngay trong 1-2 ngày. - Khi ủ thân cây lạc cần bổ sung bột sắn, hay cám gạo hoặc ngô và muối ăn theo tỷ lệ sau: Cứ 100kg thân lá lạc cần bổ sung 6-7kg bột sắn (cám hoặc bột ngô; 0,5kg muối ăn). Chuẩn bị hố ủ: - Nên dùng hố ủ là hố dất, đắp nửa nổi, nửa chìm, ở nơi cao ráo, không có nước ngầm thấm vào, để giá thành rẻ. - Kích cỡ hỗ ủ cần tính toán sao cho vừa đủ lượng thân lá lạc cần ủ. Nếu dung tích hố ủ là 1m3 sẽ ủ được 400-500kg thân lá lạc. - Thân lá lạc ủ chua trong điều kiện không có không khí, nên cần đầm nén thật chặt; thành hố ủ cần lót lá chuối tươi, nilông cho thật kín và tránh nước ngầm thấm vào. - Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố tròn có đường kính khoảng 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4m. Hố ủ này có dung tích 1,1m3 và ủ được khoảng 440-480kg thân lá lạc. Tiến hành ủ: - Kể từ lúc thu hoạch cây lạc đến lúc băm xong và ủ không nên để lâu quá 3-4 ngày; vì lá lạc sẽ bị ủng, hư hỏng, chất lượng thức ăn ủ sẽ giảm đi. - Thân cây lạc không được rửa ướt, nếu có dính đất hoặc sỏi đá thì cần rũ khô loại bỏ đất đá. - Lót kỹ đáy và thành hố ủ bằng 1-2 lớp lá chuối tươi hoặc tấm áo mưa
  7. hỏng, bao tải dứa cũ hay tấm ni lông... để đất cát không lẫn vào thức ăn ủ. - Cho từng lớp dày chừng 10-15cm, rắc đều bột sắn đã trộn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp thân cây lạc rồi dùng chân nén kỹ, nén càng kỹ càng tốt. - Lần lượt cho các lớp khác và lại nén tương tự như nêu ở trên. - Kinh nghiệm ở nhiều nơi với hố ủ tròn (đường kính 1m) đã giới thiệu ở trên, thường 1 lớp chỉ chừng 2 rổ và nặng khoảng 10kg. Do đó ta dùng bát đong bột sắn chừng 0,6kg và rắc đều vào 1 lớp. Làm như vậy bột sắn sẽ được chia đều cho mọi lớp. - Cứ ủ lần lượt từng lớp như vậy và nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng cần chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Bởi vì nén như vậy các lớp dưới sẽ càng nén chặt hơn. - Khi hố ủ đã thật đầy, ta che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa hoặc ni lông v.v... cho kín và lấp 1 lớp đất dày 40-50cm. - Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ. - Sau khi ủ 3-5 ngày để đóng ủ ngót xuống, lại cho thêm đất và đầm nén chặt. Sau đó dùng rơm rạ đánh đống phủ lên trên lớp dày 50-60cm để che mưa. Nhớ luôn kiểm tra chống chuột đào bới hố ủ. Cách cho gia súc ăn: - ủ sau 50 - 60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) chất lượng vẫn tốt.
  8. - Thân lá lạc ủ chua có màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối, là có chất lượng tốt. Nếu thân lá lạc ủ có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi v.v... là chất lượng kém, bị hư hỏng. - Khi cho gia súc ăn có thể gỡ bỏ lớp đất che phủ, nhưng nên lấy ra từng lớp. - Khi lấy xong vẫn phải che kín ngay bằng nilông và dùng gạch hay củi gỗ chặn lại cho kín. - Luôn luôn chống nước mưa thấm vào thức ăn ủ. - Thân lá lạc ủ chua có thể dùng cho gia súc ăn dần trong 3-4 tháng mà chất lượng vẫn tốt. - Chú ý không nấu chín thức ăn ủ vì sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. - Lợn nái và lợn thịt (trên 50 kg) ăn 2-3 kg/ngày - Lợn choai (20-50kg) ăn 1-2kg/ngày. - Trâu bò đang cày kéo: 10-15kg và ăn thêm cỏ xanh, rơm. - Trâu bò trong mùa đông: 5-6kg/ngày, ăn thêm rơm, chăn thả. Khi trâu, bò được ăn thêm thức ăn ủ chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt. - Ngọn lá sắn tươi có chứa độc tố, nếu gia súc ăn nhiều sẽ bị ngộ độc và có thê gây chết. - Phương pháp nấu chín ngọn lá sắn đã làm giảm bớt độc tố, nhưng tiêu tốn nhiều chất đốt và lao động. - ủ chua ngọn lá sắn đã loại bỏ gần như hoàn toàn độc tố, lại dự trữ được
  9. lâu dài; lợn, trâu bò thích ăn, chóng lớn. - Ngọn lá sắn giàu chất đạm (18 - 22%), gấp hơn 2 lần lượng chất đạm có trong ngô hạt. - Có thể thu ngọn lá sắn (bẻ đến phần còn lá xanh) trước khi thu hoạch củ 20-30 ngày không hề ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ sắn. - Một sào sắn có thể thu được 200 - 250kg ngọn lá sắn tươi. Đây là nguồn thức ăn có giá trị cho chăn nuôi. Phương pháp ủ chua: - Ngọn lá sắn thu về cần phải đập dập phần thân cây (phần ngọn) và băm nhỏ 3 - 4cm. - Cứ 100kg ngọn lá sắn cần bổ sung: 5 - 6kg bột sắn hay cám gạo hoặc bột ngô và 0,5kg muối ăn. - Phương pháp chuẩn bị hố ủ và cách ủ, cách sử dụng tương tự như đối với cây lạc ủ chua. - Đối với lợn cho ăn như sau: + Lợn nái: 2-3kg/ngày + Lợn thịt (trên 50kg): 1,5 - 3kg/ngày + Lợn choai (20 - 50kg): 1 - 2kg/ngày - Đối với trâu, bò: + Trong mùa đông (không phải cày kéo): 4-5kg/ngày cho ăn thêm rơm và chăn thả. + Trong vụ cày kéo cho ăn: 10-12kg/ngày cùng với cỏ xanh và rơm. + Lợn được ăn ngọn lá sắn ủ chua sẽ bổ sung thêm nguồn chất đạm và
  10. giảm bớt thức ăn tinh. + Trâu, bò được ăn lá sắn ủ chua: Lớn nhanh, khoẻ mạnh, sinh sản tốt... Phương pháp chế biến búp ngọn lá mía cho trâu, bò: - Ngọn lá mía khi thu hoạch cây hãy còn xanh được thái nhỏ từ 2-3 cm (phần cứng như búp ngọn cần đập dập trước khi thái nhỏ). - Phương pháp ủ tương tự như ủ cây lạc, ngọn lá sắn, nhưng tỷ lệ các chất bổ sung thì khác nhau. Tỷ lệ các chất bổ sung để ủ búp ngọn lá mía như sau: - Ngọn lá mía: 100kg; rỉ mật: 1,5kg; bột sắn: 3kg; muối ăn: 0,5kg. Sử dụng cho trâu, bò: - Hàng ngày trâu, bò cày kéo nên cho ăn 10 - 12kg và ăn thêm cỏ xanh, rơm. - Trâu, bò không phải làm việc trong mùa đông cho ăn 5-7kg cùng với rơm lúa và chăn thả, trâu, bò sẽ không bị giảm trọng lượng, sang xuân cày kéo khoẻ, sinh sản tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2