Kỹ thuật nhân giống cây tràm mãng cầu ta – cây sung cảnh- cây trám
lượt xem 5
download
Kỹ thuật nhân giống cây trám Quả trám là một mặt hàng rau quả sạch, đặc sản của các tỉnh trung du miền núi. Quả trám được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Trồng cây trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám 7 – 10 năm tuổi cho thu hoạch 2 – 3 tạ quả/năm,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nhân giống cây tràm mãng cầu ta – cây sung cảnh- cây trám
- Kỹ thuật nhân giống cây tràm mãng cầu ta – cây sung cảnh
- Kỹ thuật nhân giống cây trám Quả trám là một mặt hàng rau quả sạch, đặc sản của các tỉnh trung du miền núi. Quả trám được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Trồng cây trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám 7 – 10 năm tuổi cho thu hoạch 2 – 3 tạ quả/năm, trị giá 2 – 3 triệu đồng. Trám có hai giống, trám trắng và trám đen. Quả trám đen khi chín có vỏ màu đen, cứng, sau khi om (ngâm quả trám vào nước nóng 40 – 500C khoảng 20 – 30 phút). Trám trắng có hai loại trám bở và trám dai, khi chín vỏ trám màu vàng, kho trám trắng với thịt, cá hoặc ngâm nước mắm, ăn với cơm rất ngon. Trồng trám vào 2 vụ chính trong năm, vụ xuân: tháng 2 – 4, vụ thu: tháng 7 – 9. 1. Kỹ thuật ươm, nhân giống: Nếu trồng trám bằng hạt, tỷ lệ sai quả chỉ đạt 10 – 15%, vì vậy nên nhân giống
- trám bằng phương pháp ghép nêm, ghép đoạn cành. Trám chín vào tháng 7, 8, tách quả chín để lấy hạt, rửa sạch thịt quả, phơi hạt trong bóng râm cho khô. Sau đó ủ hạt trong cát ẩm 70 – 80%, khoảng 15 – 20 ngày sau hạt trám nảy mầm. Lúc này gieo hạt đã nảy mầm vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy; kích thước bầu: đường kính 15 - 20 cm, cao 30 - 40 cm. Giá thể trong bầu là đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng hoặc bùn, phù sa đã ải, đập nhỏ 70 - 80%, phân chuồng hoai mục 20 - 30%. Hạt gieo ở độ sâu 3 - 4 cm, tưới giữ ẩm 70 - 80%. Cây con cần được che mưa to, nắng rát đến khi được 30 - 35 ngày tuổi. Cây con đạt 50 - 60 ngày, có 5 - 6 lá, cần trồng thưa, mật độ mỗi cây cách nhau 40 cm để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Cây đủ 1 năm tuổi có đường kính gốc 1 - 1,5 cm, cao 50 - 60 cm là đạt tiêu chuẩn gốc ghép. Chọn cành ghép bánh tẻ ở cây 7 - 10 năm tuổi, có 3 - 4 vụ cho năng suất quả cao, ổn định. Nên ghép vào tháng 3 - 4; tháng 8 – 9, chú ý phải che mưa, che nắng cho cây khoảng 15 - 20 ngày sau khi ghép để nâng tỷ lệ sống của gốc ghép. 2. Kỹ thuật trồng trám: Trám đen cần trồng ở đất phù sa cổ, giàu dinh dưỡng và phù sa ven sông mới duy trì được chất lượng quả. Trám trắng trồng ở đất đồi núi, có độ dốc < 15o và tầng đất dày > 1m. Đào hố rộng 0,8 - 1m, sâu 0,8 - 1m. Bón lót mỗi hố 15 - 20 kg phân chuồng, trộn với 0,5 - 1 kg supe lân, ủ kỹ 60 - 70 ngày. Trước khi trồng phải trộn đều phân với đất, san phẳng, trồng cây trám ghép ở chính giữa hố.
- 3. Chăm sóc: Sau khi trồng 20 - 30 ngày, bỏ túi nilon bao quanh gốc ghép và cành ghép. Tưới nước đủ ẩm 70 - 80 % để cây sinh trưởng thuận lợi. Tạo tán cho cây con trong 3 năm đầu. Khi cây cao 1,2 - 1,5m tiến hành bấm ngọn, mỗi cây giữ 4 - 5 cành cấp I và 8 - 10 cành cấp II toả đều xung quanh. - Bón phân cho cây con (1 - 3 năm): bón 4 - 5 đợt/năm, liều lượng mỗi cây gồm 20 - 30 kg phân chuồng; 0,5 - 1kg urê; 0,2 - 0,5 kg kaliclorua; 1 - 2 kg supe lân. - Bón phân cho cây có quả: bón 3 đợt trong năm: bón phục hồi sau khi thu quả, kết hợp với tỉa cành la, cành vóng, cành tược, cành sâu bệnh; liều lượng mỗi cây gồm: 30 -50 kg phân chuồng, bón đạm, lân, kali theo tỷ lệ 2 đạm: 1 kali : 4 lân. Bón đón hoa vào tháng 1 theo tỷ lệ: 1 đạm : 1 kali. Bón thúc quả vào tháng 4 theo tỷ lệ: 2 đạm : 1 kali. Chú ý: bón theo tán cây, khi đất ẩm, liều lượng các loại phân bón tuỳ thuộc vào sản lượng quả/cây và tuổi của cây. Kỹ thuật nhân giống sung cảnh Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành song trong thực tế nhân giống giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo ra cây con khỏe. Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín đủ, thịt quả mềm để đãi lấy hạt. Chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ
- hạt ở nơi ấm để hạt dễ mọc. Đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ. Sau khi gieo tủ rơm rác mục thành cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần. Khi cây đạt chiều cao 15-20 cm có thể bứng đi trồng. Nhân giống bằng các phương pháp vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, giâm cành và tách gốc song các cành này thường có hệ số nhân thấp, tỉ lệ sống không cao do đó ít được dùng. Kỹ thuật nhân trồng và chăm sóc cho cây sung Đối với sung, đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khả năng giữ nước kém.
- Tốt nhất nên trồng sung ở đất có nước, trên hòn non bộ hoặc chậu có nước và ít đất. Chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây. Sung không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý bón lân và cắt tỉa cành, lá cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây. Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm. Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1-2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
- Kỹ thuật trồng cây mãng cầu ta Mãng cầu ta (Annona suamosa) có nguồn gốc từ Châu Mỹ. 1. Điều kiện canh tác Thích hợp khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên trồng được ở cả vùng nóng, vùng nóng có mùa đông lạnh và vùng Á nhiệt đới. Mãng cầu ta ưa mọc giữa trời nắng hay ít nắng che. Gặp thời tiết lạnh hay khô hạn kéo dài cũng bị rụng lá, tuy không chết nhưng trái sẽ không nhiều và không lớn. Thích hợp nhất trên loại đất phù sa. Đất nhiều vôi và magiê (Mg) trái to và ngọt hơn. 2. Cách nhân giống - Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 –
- 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 - 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 - 3 năm cây có thể cho trái. - Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Mãng cầu ta chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là mãng cầu ta và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép mãng cầu ta. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 - 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 - 6 cm. 3. Trồng và chăm sóc - Cách trồng - Mãng cầu ta chủ yếu được gieo hạt trong bầu hoặc gieo thẳng vào chỗ cố định, do đó ít khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở trong
- bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 - 50 cm đem trồng thì dễ sống hơn. - Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều. - Hố trồng được đào với kích thước khoảng 60 cm x 60 cm x 60 cm - Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi. - Bón phân: + Bón lót: Hai năm đầu bón 10 - 15 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg phân lân (super lân, lân nung chảy) + 2 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 200g vi lượng HVP vào hố trước khi trồng cho mỗi cây.
- + Bón thúc: Phân chuồng hai năm đầu bón 10 kg/năm + 2 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401BT Mãng Cầu + 200g vi lượng HVP Oganic/năm + Oganic + phân khoáng NPK 16 – 16 – 8: 0,5 kg (năm đầu), 1 kg (cho năm thứ 2) Sau đó từ năm thứ ba trở đi 15 kg/năm + 2 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401BT Mãng Cầu/năm + 200g vi lượng HVP Oganic/năm + phân khoáng NPK 16 – 16 – 8: 1,5 kg (các năm sau mỗi năm tăng lên 0,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây. Nên bón làm hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Bón theo hình chiếu tán sau dó xới đất lấp phân lai. - Sử dụng phân bón lá: Trong 2 năm đầu (khi cây chưa cho trái) nên sử dụng phân bón lá HVP 1601.WP (30.10.10) hoặc HVP 1601 WP (21-21-21) phun định kỳ 10 ngày lần. Giúp cây phát triển nhanh thân lá, là cơ sở cho năng suất cao sau này và rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản.
- Từ năm thứ 3 trở đi (cây bắt đầu cho trái): Trước khi cây ra hoa (cuối mùa khô đầu mùa mưa) nên phun HVP 1601.WP (10.50.10) 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Sau đó sử dụng sản phẩm phân bón lá chuyên dùng cho cây mãng cầu HVP 1001.S (10.12.8) phun vào các thời kỳ đây (hoặc dùng các sản phẩm phân bón lá chuyên dùng cho từng thời kỳ): + Thời kỳ ra nụ chuẩn bị nở hoa: tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái,…(hoặc dùng HVP TĐT – SIÊU RA HOA TĂNG ĐẬU TRÁI) + Thời kỳ mang trái: bắt đầu phun khi đa số trái trên cây bằng trái chanh nhỏ (hạn chế rụng trái (dùng HVP SIÊU CANXI SIÊU BO), tăng trọng lượng dùng HVP 1001S (6 – 20 – 20), Trước khi thu hoạch 20 ngày phun HVP 1001S (0 – 25 – 25) giúp tăng chất lượng trái thu hoạch. + Thời kỳ sau thu họach: giúp cây hồi phục nhanh, đâm nhiều chồi, nhánh sau thu họach. Phun định kỳ 10 đến 15 ngày một lần sẽ cho năng suất tăng từ 15-30%.
- - Sâu bệnh: Mãng cầu ta ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi có rệp sáp có thể sử dụng các thuốc như: Supracid, Bi 58ND, Sumithion, v.v... Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ. 4. Thu hoạch Dấu hiệu mãng cầu ta chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (mãng cầu mở mắt). Khi hái nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi dễ bị dập nát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nhân giống keo lai bằng hom
7 p | 797 | 181
-
Kỹ thuật trồng và nhân giống cây hoa kiểng
100 p | 206 | 83
-
Kỹ thuật trồng và ghép cây trám đen
5 p | 253 | 44
-
Cách ươm, nhân giống cây Trám đen
4 p | 466 | 22
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc tràm - MĐ02: Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn
92 p | 100 | 13
-
Kỹ thuật nhân giống cây trám
2 p | 138 | 12
-
Kỹ thuật nhân hom cây keo lai A. hybrid
9 p | 126 | 10
-
Bảo vệ nguồn gien và khai thác kết quả tạo trầm nhân tạo trên cây
10 p | 104 | 8
-
Quy trình kỹ thuật gieo cấy giống lúa Bác ưu 64
2 p | 98 | 6
-
Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng: Phần 1
44 p | 12 | 6
-
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong nhân giống một số dòng keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
8 p | 56 | 6
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thân gỗ
67 p | 19 | 6
-
Kỹ thuật trồng cây keo lá tràm: Phần 2
51 p | 18 | 5
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4 p | 79 | 4
-
Nghiên cứu nhân giống in vitro lan Trầm tím (Dendrobium nestor)
7 p | 45 | 2
-
Kỹ thuật trồng thâm canh cây Trám đen ghép
6 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu nhân giống các dòng Tràm năm gân Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
12 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn