Hiện nay, trồng bưởi bằng hạt gần như không còn được áp dụng vì có nhiều nhược điểm, đặc biệt là chậm cho trái. Nhân giống bằng cách chiết cành cũng chỉ dùng cho các vườn gia đình có diện tích nhỏ. Cách nhân giống phổ biến nhất hiện nay là ghép, nhất là ghép mắt
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kỹ thuật nhân giống bưởi da xanh
- Kỹ thuật nhân giống
bưởi da xanh
- Hiện nay, trồng bưởi bằng hạt gần như không còn được áp dụng vì có nhiều
nhược điểm, đặc biệt là chậm cho trái. Nhân giống bằng cách chiết cành cũng
chỉ dùng cho các vườn gia đình có diện tích nhỏ. Cách nhân giống phổ biến
nhất hiện nay là ghép, nhất là ghép mắt.
Muốn nhân giống bằng phương pháp ghép, nhà vườn phải chuẩn bị kỹ giống bưởi
làm gốc ghép và cây bưởi giống để lấy cành (mắt) ghép.
Gốc bưởi làm gốc ghép phải tạo từ giống bưởi đạt các tiêu chuẩn: ít bị nhiễm bệnh,
nhất là các bệnh do virus, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh nứt thân xì mủ và tuyến
trùng; thích nghi với nhiều loại đất, chịu được hạn, úng và gió bão tốt; có nhiều hạt
và phần lớn là hạt đa phôi để cho ra nhiều cây con khỏe.
Giống bưởi để lấy cành (mắt) ghép phải đạt các tiêu chuẩn: thích nghi với điều
kiện địa phương, sinh trưởng tốt, nhiều quả và không có hiện tượng ra quả cách
niên; quả phù hợp với nhu cầu thị trường về kích thước, màu sắc và chất lượng.
Chú ý là không lấy cành ghép ở các cây bưởi bị bệnh virus và bệnh vàng lá gân
xanh.
- Cách ghép thường dùng là ghép mắt (ít tốn cành ghép) theo kiểu cửa sổ hay chữ T,
trong đó kiểu ghép chữ T lật ngược dễ làm và tỷ lệ sống rất cao.
Cách làm: Hạt sau khi lấy ra khỏi quả phải gieo ngay xuống liếp ươm đã chuẩn bị
kỹ. Gieo hạt thành hàng cách nhau 20cm. Sau 6 tháng loại bỏ các cây xấu, chọn
các cây tốt trồng vào liếp ươm hay bầu ươm. Chăm sóc cho cây phát triển tốt 8-10
tháng sau cây đã có đường kính gốc từ 0,8-1cm (nơi cách cổ rễ 15-20cm) thì tiến
hành ghép. Thời gian từ gieo hạt đến khi cây ghép được khoảng 14-16 tháng.
Vị trí ghép là nơi cách cổ rễ 20-30cm. Thời vụ ghép thích hợp nhất là đầu mùa
mưa.
- Sau khi ghép khoảng 2-3 tuần, mắt ghép đã liền thì tháo dây buộc ra. 1-2 tuần sau
đó nếu thấy mắt ghép sinh trưởng tốt thì cắt ngọn gốc ghép (cách chỗ ghép 10-
15cm). Cắm cọc và buộc dây để đỡ chồi ghép cùng cắt các chồi khác mọc trên gốc
ghép chỉ chừa 1-2 chồi để giúp chồi ghép sinh trưởng. Sau khi chồi ghép phát triển
khoảng 15-20cm cắt bỏ các chồi hỗ trợ đó đi. Khi chồi ghép đạt độ cao khoảng 30-
40cm thì có thể đem trồng. Thời gian từ khi gieo hạt đến cây ghép trồng được là
khoảng 20-24 tháng. Thời gian chồi ghép phát triển chú ý chăm bón và phòng trừ
sâu bệnh, nhất là sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bệnh loét.
- Chọn giống Thanh long in gửi mail Lần xem: 144
Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết
định đến chất lượng sản phẩm thu được sau này.
Do đó, trong lúc dịch xảy ra càng nhiều thì ngành nông nghiệp càng có nhiều
khuyến cáo và yêu cầu nông dân phải chọn giống tốt. Nó như một yếu tố tất yếu
không bàn cãi.
Đối với cây thanh long đang trong tiến trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì
con giống cũng là yếu tô quan trọng cần đảm bảo:
Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ quá trình xử lý: tên người xử lý,
mục đích xử lý, hom giống, thời gian và thuốc BVTV sử dụng….
Giống không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ : tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân, thời
gian cung cấp, số lượng, chủng loại….
Cành được chọn giâm phải là cánh tốt, khỏe
- Cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế sâu bệnh
Tuổi cành 12-24 tháng
Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50cm
Cành khỏe mạnh, có màu xanh đậm, không nhiễm bệnh
Các mắt trên cành có gai phải tốt
Khi giâm cành phải chọn nơi thoáng mát có thời gian trước đó 20-30 ngày trước
khi trồng.
- Theo Long An, 19/11