intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nhân giống mít nghệ - Giâm cành nhân giống bưởi Năm roi

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

277
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không. Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nhân giống mít nghệ - Giâm cành nhân giống bưởi Năm roi

  1. Kỹ thuật nhân giống mít nghệ - Giâm cành nhân giống bưởi Năm roi
  2. Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không. Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô. I/ Nhân giống mít bằng hạt: Nhược điểm của phương pháp này là: có nhiều biến dị, không giữ nguyên phẩm chất cây mẹ, lâu có quả (trung bình 4 - 8 năm), gieo hạt cây có rễ cọc, bứng trồng dễ chết. II/ Tạo cây con bằng phương pháp chiết ghép: 1. Chiết rễ: lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng đoạn dài 20 - 25 cm. Sau đó đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ trên mặt đất (3-5 cm). Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây cao 10 cm. 2. Chiết cành: Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi. Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm
  3. tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm. Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -7 cm. Để khô 1 - 2 ngày rồi lấy đất bọc lại (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần bùn). Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm. Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh chồi và rễ. 3. Ghép cây: Cây mít ghép sẽ cho trái sớm hơn, chống chịu sâu bệnh cao hơn, giữ phẩm chất cây mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công rất thấp, chỉ đạt 20 - 40% (có thể do vết cắt chảy nhiều nhựa). Có hai cách ghép: - Ghép mắt: mở cữa sổ, bóc bỏ mảnh gỗ dính với mắt. Nên lấy mắt ở cành già, ít nhất trên 12 tháng tuổi. - Ghép áp: đây là phương pháp tốt nhất: Tạo gốc ghép: có thể dùng hạt mít mật, mít dừa, mít ướt hoặc những cây có họ hàng với mít. Nên gieo hạt trong bầu được chuẩn bị sẵn. Dau khi gieo 2 tháng đem ra ghép. Chọn cành và ghép cây: trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và cùng lứa
  4. tuổi (2 -6 tháng), dùng đọan cành ở ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài tán. Gốc ghép trồng trong chậu tre, kê sát cành ghép và cành ghép rồi buộc lại với nhau. Sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời phần ngọn của gốc cây mẹ. Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến khi cây con phát triển đầy đủ. Giâm cành nhân giống bưởi Năm roi Từ trước tới nay nông dân ĐBSCL chủ yếu nhân giống bằng phương pháp chiết cành truyền thống nên khó tạo được cây giống sạch bệnh, đồng thời hệ số nhân giống không cao.
  5. Mới đây TS. Lê Văn Bé và các đồng nghiệp Khoa Nông nghiệp & Khoa học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu và thực hiện thành công phương pháp nhân giống bưởi Năm Roi bằng cách giâm cành. Theo TS Lê Văn Bé, phương pháp nhân giống được thực hiện trên 3 loại hom: Hom có mang chồi ngọn, hom non không mang chồi ngọn và hom già hơn vừa hóa gỗ không mang chồi ngọn. Thời gian giâm hom từ 40-45 ngày cho kết quả khả quan, trong đó loại hom có mang chồi ngọn có tỷ lệ ra rễ cao nhất (90%). Với phương pháp giâm cành hệ số nhân giống đạt rất cao. Trước đây từ một cành chiết chỉ trồng được 1 cây thì nay với phương pháp giâm hom có thể nâng hệ số nhân giống lên gấp nhiều lần để trồng diện tích lớn. Thực tế nhiều nơi đã áp dụng thành công, chúng tôi giới thiệu tóm tắt cách làm để bà con các nơi tham khảo, vận dụng. - Chọn cây khỏe mạnh, đúng giống, đang trong thời kỳ cho quả ổn định, năng suất cao, chất lượng tốt làm cây đầu đòng để chuyên khai thác lấy mắt ghép hoặc hom cành để nhân giống. - Chuẩn bị hom giâm: Các hom được cắt trên các cành bánh tẻ, lá đã ổn định (vào
  6. lúc sáng sớm trong tình trạng còn đang trương nước), dài 15-20 cm, đường kính 1- 2cm. Vết cắt sắc, gọn, nghiêng 45 độ, không xây xước để dễ tạo mô sẹo, kích thích ra rễ. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để hạn chế mất nước. - Chuẩn bị giá thể: Có thể giâm trên nền cát sạch, trên nền hỗn hợp gồm có cát sạch trộn với mùn xơ dừa, trấn hung hoặc rơm rạ phơi khô, băm nhỏ được tưới đủ ẩm. - Cách giâm: Nhúng gốc cành giâm sâu 1 cm vào dung dịch chất kích thích ra rễ. NAA pha nồng độ 1.500 ppm trong thời gian 2-3 giây rồi cắm vào giá thể sâu 2-3 cm khoảng cách 15x15 cm rồi nén chặt gốc cho khỏi đổ ngã. - Chăm sóc sau giâm: Dùng màng nilon quây che kín luống giâm tạo thành nhà màng duy trì độ ẩm 85-90%, nhiệt độ 28-30 độ C; phía trên làm mái che để che bớt ánh sáng. - Chăm sóc cây con: Tùy theo chất lượng và từng loại hom sẽ ra rễ sau khoảng 40-60 ngày thì chuyển sang trồng trong bầu nilon với giá thể là mùn xơ dừa, đất mặt và phân chuồng hoai. Xếp các bầu giống thành luống trong vườn ươm tiếp tục chăm sóc.
  7. Thời kỳ đầu mỗi ngày tưới nước 4 lần, sáng 2 lần, chiều 2 lần. Sau 1 tuần phâ thêm phân DAP (2g/lít) tưới trực tiếp vào bầu mỗi tuần 1 lần cho tới khi cành giâm ra lá mới. Bón thúc, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại, tưới nước theo định kỳ cho đến khi cây giống đủ tiêu chuẩn đem trồng ra ruộng (khoảng 6 tháng sau).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2