intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật tập vận động trên máy chức năng

Chia sẻ: Quý Vân Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật tập vận động trên máy chức năng" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị tiến hành phục hồi chức năng, các bước điều trị phục hồi chức năng, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật tập vận động trên máy chức năng

  1. KỸ THUẬT TẬP VẬN ĐỘNG TRÊN MÁY CHỨC NĂNG I. ĐẠI CƢƠNG Tập vận động trên máy chức năng là người bệnh thực hiện các động tác tập vận động chủ động hay thụ động trên các máy tập được thiết kế phù hợp với hoạt động chức năng của các bộ phận cơ thể nhằm mục đích cải thiện lực cơ (sức mạnh, sức bền), tăng tầm vận động khớp và chức năng hoạt động của bộ phận cơ thể được tập luyện. Máy tập chức năng là xu thế tập luyện hiện đại trong phục hồi chức năng ngày nay. Máy có thể tạo lực đề kháng cử động và/hoặc xây dựng các bài tập mẫu để người bệnh tập luyện theo kế hoạch đ được bác sĩ chuyên khoa xác định. Một số máy có thể lập trình và quản lý kế hoạch tập luyện của người bệnh bằng cách sử dụng thẻ thông minh (smart card). Máy tập chức năng gồm các máy tập cho các bộ phận cơ thể khác nhau như chi trên, chi dưới, thân mình. Động tác tập bao gồm các động tác tập chủ động hoặc thụ động ở tất cả mọi động tác gập, duỗi, dạng, khép, xoay vặn của chi thể và thân mình. II. CHỈ ĐỊNH  Tăng cường thể lực, phục hồi sức khỏe, phục hồi lực cơ và tầm vận động khớp.  Giai đoạn hồi phục sau tổn thương thần kinh trung ương (tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống) và thần kinh ngoại biên (viêm dây rễ thần kinh, tổn thương dây thần kinh).  Chấn thương xương khớp, viêm khớp, viêm quanh khớp, thoái hóa khớp.  Phục hồi lực cơ trong các bệnh hô hấp mạn tính. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  Người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Tình trạng tim mạch không ổn định.  Khi vận động khớp sẽ làm tổn thương phần khác của cơ thể.  Ngay sau phẫu thuật khớp, gân, cơ, dây chằng hoặc vá da ngang qua khớp.  Gãy xương, trật khớp chưa xử lý. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện quy trình kỹ thuật Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu. 2. Phƣơng tiện  Máy tập chức năng: dùng cho người bệnh thường và người bệnh ngồi xe lăn. 102
  2.  Máy tập chi trên: vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay.  Máy tập chi dưới: háng, gối, cổ chân, bàn chân.  Máy tập thân mình: cột sống, ngực, lưng, bụng.  Máy tạo lực đề kháng: điện từ trường/thủy lực/ khí nén/quả tạ…  Màn hình hiển thị thông số tập, thẻ quản lý dữ liệu tập (smart card).  Thiết bị kiểm soát tim mạch: máy đo nhịp tim, nhịp thở, huyết áp…  Máy tính: thiết kế và quản lý dữ liệu tập luyện của người bệnh. 3. Ngƣời bệnh  Lượng giá người bệnh để xác định bài tập vận động cần áp dụng.  Giải thích để người bệnh hiểu mục đích, nguyên tắc kỹ thuật, kế hoạch tập, các vấn đề cần chú ý trong khi tập và theo dõi sau tập để phối hợp. Những người bệnh điều trị lần đầu: bác sĩ/kỹ thuật viên cần thiết kế kế hoạch tập luyện phù hợp cho người bệnh và nhập dữ liệu cá nhân người bệnh vào máy tính và thẻ thông minh để theo dõi trong suốt quá trình tập luyện.  Người bệnh ở tư thế thoải mái trên máy tập, không làm ảnh hưởng đến cử động và tầm vận động của các khớp và chi. 4. Hồ sơ bệnh án  Chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán phục hồi chức năng.  Phiếu thử cơ bằng tay và đánh giá tầm vận động của khớp để xác định sức kháng cản phù hợp.  Chỉ định phương pháp tập.  Phiếu theo dõi, đánh giá kết quả tập. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Bƣớc 1: Thiết kế thông số kỹ thuật tập Bao gồm: lực đề kháng, số động tác tập, tốc độ cử động, tầm vận động phù hợp với mức độ tổn thương bệnh lý đ được lượng giá. Bƣớc 2: Tiến hành tập  Phần cơ thể tập luyện (tay, chân, thân mình) được cố định đúng và chắc chắn (đặt sát, cầm nắm, băng cố định) vào phần di động của thiết bị tập và thực hiện động tác tập một cách chậm rãi, hết tầm chuyển động của thiết bị.  Máy sẽ tự động đếm số lần tập. Bƣớc 3: Kết thúc tập 103
  3.  Khi thực hiện hết số lần tập đ thiết kế, máy sẽ nhả lực đề kháng và trở về vị trí khởi động, kết thúc quá trình điều trị.  Tắt màn hình, rút thẻ smartcard ra khỏi máy và tắt máy tập. Chú ý: Thẻ thông minh smartcard do nhân viên buồng tập quản lý, hàng ngày giao cho người bệnh tập, khi tập xong thì thu lại. Người bệnh không được mang thẻ smartcard ra khỏi phòng tập hay mang về nhà.  Dặn dò người bệnh những điều cần thiết trước khi cho về.  Vệ sinh máy tập theo quy định: lau chùi nhẹ nhàng bằng khăn vải mềm.  Bảo quản máy theo đúng quy định. Thời gian điều trị 20 - 30 phút. VI. THEO DÕI  Trong khi tập: chất lượng của vận động, phản ứng của người bệnh (đau, mệt mỏi, khó chịu…), mạch, huyết áp, nhịp thở.  Sau khi tập: mạch, huyết áp, nhịp thở, tiến triển của vận động. Nếu đau kéo dài quá 4 giờ sau tập coi như tập quá mức, cần điều chỉnh bài tập cho phù hợp. VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong khi tập  Đau: do vận động quá tầm vận động cho phép của khớp hoặc phần cơ thể cần tập. Xử trí: dừng tập, dùng thuốc giảm đau và xoa bóp, điều chỉnh lại tầm vận động của máy cho phù hợp đối với người bệnh.  G y xương, trật khớp: ngừng tập, xử lý g y xương, trật khớp.  Hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở: ngừng tập, cấp cứu hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở. 2. Sau khi tập Đau kéo dài quá 4 giờ sau khi tập, do tập quá mức, tạm thời ngừng tập cho đến khi hết đau rồi tiếp tục tập trở lại. 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2