intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

858
lượt xem
207
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao, ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng mía cần chú trọng thực hiện đồng bộ các biện pháp trong sản xuất mía. Xin giới thiệu một số biện pháp tác động và kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân đạt năng suất, chữ đường cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao

  1. Kỹ thuật trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Để trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao, ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng mía cần chú trọng thực hiện đồng bộ các biện pháp trong sản xuất mía. Xin giới thiệu một số biện pháp tác động và kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân đạt năng suất, chữ đường cao. CẢI TẠO ĐẤT - Cần cải tạo nếu đất có một số đặc điểm riêng như sau : - Đất nhiều cát, ít chất mùn, ít giữ nước – phân, dẽ chặt. - Đất chua, nhiều phèn (sắt và nhôm) làm ảnh hưởng xấu đến bộ rễ mía. - Đất mất chất hữu cơ và các côn trùng có ích, đất bị chai do tập quán đốt lá mía sau thu hoạch. Biện pháp cải tạo: - Bón bã bùn của nhà máy đường : 10 – 20 tấn / ha. Bón phân hữu cơ vi sinh : 0,5 – 1 tấn /ha. Bón phân chuồng (trâu, bò). - Bón các loại tro dừa, tro rơm, tro trấu : 100 – 200 giạ / ha. Tủ lá mía sau thu hoạch : Các vùng không tưới phải có biện pháp phòng cháy. Bón vôi, Đôlômít để giảm độ chua đất : 1 – 1,5 tấn / ha. Bón các loại phân lân có tính kiềm như lân nung chảy, lân cải tạo đất : 10 – 20 bao / ha. Luân canh hoặc trồng xen canh cây họ đậu để làm đất tốt hơn. Các kinh nghiệm : Các hộ nông dân trồng mía nhiều kinh nghiệm và hiệu quả sản xuất cao thường thực hiện :
  2. Bón 200 – 300 giạ tro dừa (2,5 – 3,5 tấn/ha) hoặc 500 – 1.000 giạ tro rơm (2,5 – 5 tấn/ha): Tro làm đất bớt chua, vừa tăng dinh dưỡng cho đất (lân, kali, canxi, manhê và nhiều chất vi lượng ). Bón phân hữu cơ chế biến : Komix, Humix, hữu cơ vi sinh… ; bã bùn và tro của nhà máy. Vùng đất trãng tăng cường bón vôi : 1 – 1,5 tấn / ha. Tuy tốn thêm cho phí bón tro và phân hữu cơ nhưng hiệu quả sản xuất cao vì năng suất mía rất cao. Làm đạt yêu cầu Đất được làm kỹ, cày sâu, tơi xốp, bằng phẳng là điều kiện quan trọng để bộ rễ mía phát triển và tồn tại 4 – 5 năm hoặc lâu hơn nữa. Là nền móng cho cây đứng vững, sinh trưởng phát triển tốt, chống đổ ngã, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Biện pháp và kinh nghiệm: Cày 3 chảo (1 – 2) lần + (1 – 2) lần bừa + (2 – 3) lần cày 7 chảo. Độ sâu cày đạt > 30 cm (sử dụng các máy có công suất lớn). Hướng cày lần sâu vuông góc hướng lần trước để tránh bị lỏi ( chú ý để lần cày sau cùng trùng với hướng rạch hàng ). Vùng đất trảng thấp nhiều phèn chú ý không rạch hàng sâu đến lớp đất phèn, chủ động làm kênh mương thoát nước nội đồng. GIỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOM GIỐNG Phẩm chất hom giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất mía. Nếu hom giống chất lượng kém thì các biện pháp kỹ thuật khác cũng tác động không đáng kể đến năng suất. Biện pháp và kinh nghiệm: Chất lượng hom giống quyết định bởi 3 yếu tố : Không sâu bệnh, thuần giống và khả năng nảy mầm.
  3. Chọn ruộng không sâu bệnh, 6 – 8 tháng tuổi, cây có từ 3-4 hom 3 mắt mầm tốt. Chọn cây khoẻ mập, loại bỏ các cây quá nhỏ và cây lẫn giống. Khi ra hom loại bỏ mắt quá già hoặc quá non, loại bỏ các hom bị sâu đục. Nên chủ động ruộng sản xuất giống để phục vụ cho kế hoạch trồng mới. Ruộng làm giống nên tưới, chăm sóc kỹ, bón đủ dinh dưỡng (chú ý phân đạm và lân) để có hom giống tốt. Bảo đảm hom giống có tỷ lệ nảy mầm cao: Hom phải nảy mầm nhanh, mạnh, đủ, trên hàng không có khoảng trống từ 50 cm trở lên. Khi ruộng mía có lóng trên 1m, nếu có chồi mía mọc trễ (mía mầm hoặc chồi nước) nên nhổ bỏ vì đây là những chồi vô hiệu sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của bụi mía làm giảm chữ đường và là nơi nuôi dưỡng sâu đục thân. Chăm sóc kịp thời mía gốc + Ngay sau khi thu hoạch, chăm sóc càng sớm càng tốt. Phát gốc thật sát giúp cho các mầm ngầm mọc lên để bụi mía có nhiều cây khỏe. + Mía không tưới: Đất bị khô, có thể cày ra hoặc cày xới vùi lá chờ đầu mùa mưa đất đủ ẩm mới bón phân lần 1, sau 30 ngày bón phân lần 2. + Mía có tưới hoặc vùng thấp đủ ẩm: Cày ra hoặc cày xới vùi lá kết hợp bón phân lần 1. Bón lần 2 khi mía bắt đầu vươn lóng. + Các công đoạn khác (làm cỏ, trừ sâu bệnh… ) thực hiện kịp thời như mía tơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1