Kỹ thuật trồng tiêu
lượt xem 78
download
Thời vụ trồng. Thay đổi theo các vùng khác nhau - Miền trung ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trồng vào tháng 8-9 khi hết gió Lào, thu hoạch tháng 2-3 - Tây Nguyên trồng vào tháng 5-7, thu hoạch tháng 12-1
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng tiêu
- Kỹ thuật trồng tiêu Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Thời vụ trồng. Thay đổi theo các vùng khác nhau - Miền trung ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trồng vào tháng 8- 9 khi hết gió Lào, thu hoạch tháng 2-3 - Tây Nguyên trồng vào tháng 5-7, thu hoạch tháng 12-1 - Miền đông nam bộ trồng tháng 4-8 thu hoạch tháng 1-4 - Miền tây nam bộ trồng tháng 6-9 thu hoạch tháng 2-3 Giống tiêu và kỹ thuật nhân giống • Giống tiêu: Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 giống tiêu chia làm hai nhóm là nhóm lá to và nhóm lá nhỏ. Việt Nam hiện có các giống tiêu địa phương như tiêu Quảng Trị, tiêu sẻ, Tiêu Di Linh, tiêu Bà Rịa, tiêu phú Quốc, tiêu Trầu. Các giống nhập nội như Campot, Nam vang, Lada Belangtoeng Các giống tiêu có ở Việt Nam: + Tiêu Lada Belangtoeng (tiêu Trâu) là giống tiêu lá lớn nhập nội từ Madagascar. Ưu điểm dễ trồng, sinh trưởng khoẻ chống được bênh thối rễ, cho năng suất cao hơn các giống khác.
- Nhược điểm trong điều kiện không thâm canh những năm đầu thường cho năng suất thấp, không ổn định, cây chậm ra hoa. + Tiêu sẻ đất đỏ. Giống địa phương tại miền Đông nam bộ. Kích thước lá rất nhỏ (dài 10-12cm, rộng 4,5-5cm) lá dạng hơi thuôn và xanh đậm, chùm quả ngắn, quả to và đóng quả dày. Ưu điểm; khả năng thích nghi rộng, mau ra quả, năng suất trong những năm đầu khá ổn định, chịu hạn khá, năng suất khá có thể đạt 2-3kg tiêu đen/nọc/năm. Nhược điểm không kháng được bệnh chết héo và thối rễ + Các giống tiêu Campuchia, còn gọi là Campot, Nam Vang, Phú Quốc là hỗn hợp nhiều giống mang dặc tính trung gian giữa giống lá nhỏ và lá lớn. Kích thước lá trung bình dài 18-20cm, rộng 10cm, trùm quả dài, trái to, đóng trái dày, ra hoa hơi muộn, tuổi thọ cao (trên 30 năm). Năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt. Ưu điểm: Khả năng chống chịu khá, chịu được thời tiết khắc nghiệt, năng suất cao hơn giống tiêu sẻ. Nhược điểm: Ra hoa muộn, năng suất qua các năm không ổn định, bị nhiễm bệnh chết héo. • Nhân giống tiêu: Cây tiêu có thể trồng bằng hạt hay nhân giống vô tính như chiết cành, ghép cành và giâm cành, trong đó phương pháp ghép cành được áp dụng nhiều nhất Làm đất trồng tiêu.
- Đất trồng tiêu sau khi khai hoang được làm tơi xốp ở độ sâu 40-50cm. Đất trồng tiêu có độ dốc 4-5 độ cần làm rãnh thoát nước giữa các hàng tiêu, đất có độ dốc trên 8 độ phải trồng tiêu theo đường đồng mức. Mật độ khoảng cách trồng tiêu Thay đổi phụ thuộc vào giống, loại nọc và số lượng dây/nọc. + Nọc chết: - Tiêu sẻ trồng khoảng cách 1,8 x 2m/1nọc/2 dây. Mật độ trồng 2770 nọc/ha - Tiêu lá lớn trồng 2 x 2m/nọc/2-3 dây, mật độ 2500c nọc/ha + Nọc sống - Tiêu sẻ: 2 x 2,5m/1nọc/3 dây, 2000nọc/ha - Tiêu lá lớn 2,5 x 2,5 m/nọc 3-4dây, 1600 nọc/ha + Nọc xây 3x 3,5m hay 3,5 x 3,5m/nọc 8-12 dây, 810-950 nọc/ha Kỹ thuật trồng + Nọc sống hay nọc chết: Đào 1 hay 2 hố ở hai bên nọc. Hố hình vuông hay hình thang, kích thước hố 40x40x40cm hay 50x50x50cm. Nọc chết miệng hố cách chân nọc 10-15cm, nọc sống miệng hố cách chân nọc 30-40cm. + Nọc xây đào 6-8 hố xung quanh, hay đào rãnh xung quanh nọc, miệng hố cách chân nọc 15-20cm. Các hố đào xong để phơi đất 10-15 ngày. + Bón lót, mỗi hố bón lót 10-15 kg phân chuồng hoai +50g vôi + 50g super lân, lấp hố hơi cao so với mặt đất. Sau khi lấp hố 15 ngày có thể trồng tiêu.
- + Trồng tiêu, bới các hốc nhỏ giữa hố, trồng tiêu nghiêng đầu dây quay về phía nọc. Lấp đất sâu kín mặt bầu hay 1/3 hom tiêu, nén chặt đất và tưới đẫm nước. Nên trồng hom vào buổi chiều sẽ đạt tỷ lệ sống cao. Chọn cây nọc Có 3 loại nọc tiêu là: - Nọc sống là những cây còn sống và lớn lên cùng cây tiêu - Nọc chết là những cây gỗ chết, thân chắc làm chỗ dựa cho tiêu. - Nọc xây bằng gạch hay bằng bê tông làm chỗ dựa cho tiêu. Ưu nhược điểm của các loại nọc tiêu Loại nọc Ưu điểm Nhược điểm Nọc sống Tuổi thọ dài, dễ tìm, dễ nhân giống, che bóng một phần cho cây tiêu, rễ cây tiêu bám chắc hơn, giữ ẩm cho đất, bảo vệ rừng và môi trường Cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng với cây tiêu, lập vườn muộn, năng suất tiêu thấp, tốn công cắt tỉa, là kí chủ của các loại sâu bệnh hại tiêu, có thể làm giảm phẩm chất tiêu Nọc chết Không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và nước với cây tiêu, thời gian lập vườn tiêu sớm, cho năng suất tiêu cao Chi phí cao, khó tìm, dễ bị đổ cây, năng suất quả không ổn định, dễ lây bệnh cho cây tiêu, phá huỷ môi trường, phá rừng, tuổi thọ ngắn Nọc xây Diện tích bám của tiêu lớn, trồng được nhiều dây/1nọc, tuổi thọ dài, chủ động được Chi phí rất cao, tốn giống, dễ làm tổn thương bộ rễ cây tiêu, phải sử lý rêu hàng năm, phải che tủ cho cây tiêu • Tiêu chuẩn cây nọc sống
- - Rễ cọc phải ăn sâu Tán thưa, chịu đốn tỉa Mọc nhanh Chịu hạn tốt Vỏ nhám và không tróc vỏ hàng nămít sâu bệnh • Tiêu chuẩn cây nọc chếtDài 4-4,5mThân gỗ chắc, chịu mối mọt và ẩm độ cao, ít mục nát Kỹ thuật chăm sóc tiêu • Trồng dặm 15 ngày sau khi trồng phải kiểm tra để trồng dặm những cây chết kịp thời. Sử dụng những cây ươm trong bầu để trồng. Nếu sau trồng 2-3 năm phát hiện các cây chết có thể kéo các cây bên cạnh vùi xuống gốc để thay thế cây chết. • Che mát Thời gian đầu sau khi trồng cần che mát cho cây con, khi cây lớn dỡ bỏ vật liệu che. • Tưới nước, thoát nước - Tưới nước tốt nhất là tưới gốc và tưới phun mưa hay làm bồn để giữ nước khi tưới. Tiêu kinh doanh 7-10 ngày tưới một lần. - Thoát nước cần thoát nước kịp thời cho cây tiêu sau mỗi trận mưa, không để nước đọng trong gốc cây. • Bón phân Lượng phân bón mỗi năm phụ thuộc vào giống, mật độ trồng và khoản cách trồng. - Phân hữu cơ : 10kg/nọc
- - Có thể dùng phân Dynamic Lifter (DL) thay thế cho phân chuồng, 1kg DL thay thế cho 10kg phân hữu cơ hoai mục. - Phân urea 300-400g/nọcPhân Super lân 450-600g/nọcKa li clorua 200- 250 g/nọcVôi 200-300g/nọc Kỹ thuật bón: + Năm thứ nhất: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, lân,vôi. Sau trồng 1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm+1/3 lượng ka li. Sau trồng 3,5- 4tháng bón 1/3 lượng đạm +1/3lượng ka li. Sau trồng 5,5- 6 tháng bón hết lượng đạm và ka li còn lại + Năm thứ 2: Đầu mùa mưa bón toàn bộ phân hữu cơ + 1/3 đạm + 2/3 lân+ 1/3 kali; giữa mùa mưa bón 1/3 đạm+ 1/3 ka li; Cuối màu mưa bón 1/3 đạm + 1/3 lân + 1/3 ka li +Từ năm thứ 3 trở đi: Sau khi hái quả bón toàn bộ phân hữu cơ +1/3 đạm + 1/4 lân + 1/4 ka li; Khi có mầm hoa bón 1/3 đạm + 1/4 lân + 1/4 ka li; Khi có trái non bón 1/4 đạm + ¼ lân +1/4 ka li; Nuôi trái lớn và chín bón 1/4 lân+ 1/4 kali Cách bón: Phân hữu cơ đào rãnh rộng 20cm, sâu 20cm theo hình chiếu của tán cây,cách gốc cây 40-50cm. Phân hoá học đào rãnh sâu 5-10cm rộng 10-15cm. Trộn đều phân với đất lấp vào rãnh. Khi đào rãnh không làm tổn thương rễ cây. Sau khi bón không có mưa phải tưới ngay cho cây • Tủ gốc và đôn dây + Trong mùa khô ở miền đông nam bộ và Tây nguyên khi cây tiêu còn nhỏ cần được tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ tranh, bã mía để giữ ẩm cho cây.
- + Kỹ thuật đôn tiêu chỉ áp dụng khi trồng tiêu bằng dây lươn, do dây mọc dài mà chưa cho trái. Đôn tiêu làm cho cây ra trái ở các vị trí thấp hơn và cây có nhiều rễ nhiều mầm hơn Cách đôn: Cây tiêu sau trồng 1 năm tiến hành đào rãnh xung quanh gốc, gỡ dây khỏi cây nọc nhẹ nhàng, đặt dây vào rãnh lấp đất nhẹ, để ngọn dây cao hơn mặt đất 20-30cm. • Buộc dây, xén tỉa và tạo hình Khi dây tiêu mọc dài 20-30cm dùng dây mềm buộc dây tiêu vào nọc, buộc cho tới khi cây tiêu bò hết nọc. Mùa mưa 5-7 ngày, mùa nắng 10 ngày buộc 1 lần. + Cắt tỉa cành và tạo hình: Khi dây tiêu cao 1 m cắt chừa 3-4 đốt để cây tiêu mọc ra 2 cành tược mới. Nuôi 2 cành mới cho tới khi mọc 10 mắt tiến hành cắt lần 2 trên mỗi cành chừa lại 4-5 mắt để ra các cành tược mới, tiếp tục nuôi và cắt tỉa lần 3 như lần 2. Cây tiêu cần được cắt tỉa tạo hình 4-5 lần để cho tán cây to khoẻ có nhiều cành quả. Khi cây đã ra trái phải cắt bỏ cành tược và cành lươn để nuôi cành ác. Phòng trừ sâu bệnh hại tiêu a. Các loại sâu hại + Rệp sáp, rệp dính xuất hiện nhiều trong màu nắng gây hại trên các đốt và gié bông. Phòng trị bằng các loại thuốc như Oncol, Supracid, Suprathion pha thêm 1% dầu lửa. Tưới nhiều nước có thể hạn chế sự sinh sản của rệp.
- + Rày gây hại lá và gié bông, xuất hiện nhiều vào đầu và cuối mùa mưa, là tác nhân lây truyền bệnh virus trên cây tiêu. Phòng trị bằng thuốc hoá học như: Bassa, Applaudmic, Mipcin phun kỹ trên tán cây và mặt dưới của lá b. Tuyến trùng hại tiêu. Có 20 loài gây hại trên cây tiêu. Tuyến trùng xâm nhập vào rễ phá vỡ cấu tạo các mạch dẫn ở rễ tạo nên các nốt sưng cản trở quá trình hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng, nước. Cây bị hại lá vàng, sinh trưởng kém, hút phân kém, năng suất thấp. Phòng tuyến trùng bằng các biện pháp canh tác cho cây sinh trưởng khoẻ, giữ vệ sinh đồng ruộng. Trị tuyến trùng bằng các loại thuốc Dicoma, Sevidol, Sincosin c. Các loại bênh hại tiêu - Bênh tiêu điên do Virus gây hại - Bệnh thối rễ, rụng đốt do nấm gây hại áp dụng các biện pháp phòng bệnh là chính như làm đất kỹ trước khi trồng, vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ cây bệnh, chọn giống sạch bệnh, hạn chế làm đứt rễ tiêu, tưới nước đầy đủ, sử dụng phân hoại mục, trừ rày, phun thuốc phòng định kỳ. Thu hoạch, chế biến và bảo quản tiêu Sau khi trổ bông 8-10 tháng thì trái chín, ở miền nam thu hoạch từ tháng 12-3. Khi tiêu chín thu hoạch cả gié về ủ 2-3 ngày, sau đó tách quả đem phơi khô. Để tiêu đen có mẫu mã đẹp trước khi phơi đem nhúng quả vào nước sôi có pha thêm ít muối trong vòng 1-2 phút, khi nhúng lắc đều để diệt men. Đem phơi quả 3- 4 nắng khi độ ẩm hạt đạt dưới 15% có thể đem bảo quản trong các túi ni lon kín. Năng suất tiêu cao nhất ở các loại nọc là: - Nọc chết 5-6kg/ 1nọc.
- - Nọc xây 15-16kg/ 1 nọc - Nọc sống 2,5- 3kg/ 1 nọc Năng suất trung bình là: - Nọc chết 2-3kg/ 1nọc. Nọc xây 5 kg/ 1 nọc Nọc sống 1,5- 2kg/ 1 nọc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng Dẫn Kỹ thuật trồng tiêu
9 p | 602 | 134
-
Kỹ thuật trồng Chuối Tiêu Hồng
8 p | 361 | 59
-
Các kỹ thuật trồng tiêu
8 p | 300 | 54
-
Kỹ thuật Trồng và chăm sóc cây lúa
10 p | 346 | 52
-
Kỹ thuật trồng và thâm canh nhãn xuồng
2 p | 232 | 23
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa thiên lý
5 p | 222 | 22
-
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH RAU
2 p | 171 | 21
-
Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Thương Phẩm
6 p | 149 | 20
-
Bài giảng Quy trình kỹ thuật trồng tiêu
23 p | 107 | 19
-
Kỹ thuật trồng bông vải xen đậu phộng
7 p | 103 | 15
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc đông
2 p | 112 | 13
-
Các kỹ Thuật Trồng Tiêu Công Nghệ Cao
22 p | 96 | 12
-
Atisô - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO
40 p | 28 | 7
-
Kỹ thuật trồng rau xen canh đậu tương - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
8 p | 111 | 7
-
Cát cánh - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO
40 p | 22 | 5
-
Tài liệu kỹ thuật trồng cam sành
20 p | 9 | 3
-
Tổng hợp kỹ thuật trồng nhãn
17 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn