intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lan truyền Ideavirus, một cấp độ khác với word of mouth marketing - Phần 1

Chia sẻ: H H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đã đọc Harry Potter chưa? Chắc hẳn là có rồi hoặc ít nhất cũng đã từng xem...Tại sao Harry Potter lại thành công rực rỡ đến như vậy trong khi nó lại gần như không cần đến chút công sức quảng cáo nào? Harry Potter chính là một hiệu ứng lan truyền Ideavirus....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lan truyền Ideavirus, một cấp độ khác với word of mouth marketing - Phần 1

  1. Lan truyền Ideavirus, một cấp độ khác với word of mouth marketing - Phần 1
  2. Bạn đã đọc Harry Potter chưa? Chắc hẳn là có rồi hoặc ít nhất cũng đã từng xem...Tại sao Harry Potter lại thành công rực rỡ đến như vậy trong khi nó lại gần như không cần đến chút công sức quảng cáo nào? Harry Potter chính là một hiệu ứng lan truyền Ideavirus.... Trong nền kinh tế tri thức, ý tưởng chính là yếu tố đem lại lợi nhuận, quyền lực và thay đổi cả thế giới. Nếu như ý tưởng của bạn được càng nhiều người biết đến, chấp nhận, làm theo và ngưỡng mộ thì bạn sẽ càng trở nên giàu có và thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng làm được điều này. Vậy làm thế nào để đưa ý tưởng của bạn đến với mọi người? Đó chính là phương thức lan truyền ideavirus (virus ý tưởng). 1. Nhận dạng lan truyền Ideavirus • Bạn đã đọc Harry Potter chưa? Chắc hẳn là có rồi hoặc ít nhất cũng đã từng xem bộ phim về chàng phù thủy trẻ tuổi này. Trong cơn sốt Harry Potter, cả thế giới phát cuồng lên và tranh nhau đi mua mỗi khi có tập truyện mới ra đời. Tại sao Harry Potter lại thành công rực rỡ đến như vậy trong khi nó lại gần như không cần đến chút công sức quảng cáo nào? Harry Potter chính là một hiệu ứng lan truyền Ideavirus. • Không khó khăn lắm để chúng ta nhận ra những hiệu ứng lan truyền Ideavirus đang tồn tại và lây lan trong cuộc sống hàng ngày xung quanh ta. Từ những thiết bị nghe nhạc MP3 nhỏ xíu thay thế máy nghe
  3. nhạc Walkman đến hệ thống thư điện tử nổi tiếng Gmail của Google hoặc thiết bị lưu trữ USB xinh xắn có thể chấm dứt vòng đời của chiếc đĩa mềm Floopy Disk một thời. Bất kỳ một ideavirus nào khi mới sinh ra đều đã mang sẵn trong mình một mầm mống lây lan cực kỳ khủng khiếp. Một ví dụ có thể kể đến là những hình chụp photosticker xinh xinh được dán lên những vật bất ly thân của teen ngày nay. Hiệu ứng lan truyền Ideavirus đó ban đầu chỉ là sản phẩm của một nhóm nữ sinh trung học Nhật Bản, rồi chẳng cần chút quảng cáo rùm beng nào, nó đã lây lan đến hầu hết thế hệ trẻ trên toàn châu Á và thế giới. • Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra được một lan truyền Ideavirus mạnh mẽ như thế? Để hiểu được phương thức đó, chúng ta cần phải biết đặc tính của một lan truyền Ideavirus là gì? 2. Lan truyền Ideavirus - Cần có kẻ “hắt xì hơi” • Một con ideavirus, không giống như những con virus bình thường khác, nó có trái tim. Một trái tim giúp tạo ra sự sống ban đầu của nó, những người “hắt xì hơi” (sneezer). Trong đời sống bình thường, khi hắt hơi, chúng ta phát tán ra không khí một lượng vi khuẩn cực lớn. Trong lĩnh vực này cũng vậy, những người hắt xì hơi là những người phát tán virus đi để nó lây lan qua người khác. Bạn đã từng nhìn thấy bạn của mình mang một chiếc máy nghe nhạc iPod cực kỳ dễ thương theo bên mình và khoe với bạn chưa? Cảm xúc của bạn lúc đó thế nào? Muốn lao đi mua ngay một chiếc iPod tương tự chứ còn gì nữa. Bạn cũng đã thấy Victoria Beckham đeo kính mát to che hết cả khuôn mặt trong thời kỳ mà những chiếc kính mát nhỏ gọn, mảnh đang thịnh hành ở khắp nơi trên thế giới chưa? Vậy mà chỉ một thời gian ngắn sau đó, cả hành tinh này đeo kính mát to giống Victoria.
  4. • Nhìn vào đằng sau bề nổi đó, chúng ta có thể thấy có một số người có khả năng phát tán virus giỏi hơn rất nhiều so với người khác. Họ chính là những người hắt xì hơi. Trong cuốn sách The tipping point của mình, Malcolm Gladwell gọi đó là quy luật số ít (The law of the few) và chia mọi người ra làm ba nhóm: Connector, Mavens và Salespeople. Điều quan trọng trong phân tích đó của Gladwell là ông nhận thấy một số người dường như chỉ giống như những điểm cuối của đoạn đường ống, những ý tưởng đi đến người đó rồi dừng lại, tù đọng lại đó. Còn một số người lại là những người phát tán đi những ideavirus đến cho hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn người khác. Trong ví dụ của mình, Gladwell nêu ra ví dụ của hai người có tên Paul Revere và William Dawes. Khi đang trong giai đoạn chiến tranh, cả hai đều thông báo cho bên mình biết rằng quân Anh đang tới. Trong khi Revere được mọi người tin tưởng thì chẳng ai thèm nghe lời của Dawes. Tại sao vậy? Tại vì Revere có uy tín, mọi người tin tưởng và sẵn sàng nghe theo anh. Anh ta chính là một người hắt xì hơi tiêu biểu, người mà khi anh ta nói với hàng chục, hàng trăm hay hàng ngàn người khác, họ đều tin anh.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2