intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rung thất - ĐTĐ - một đường ngoằn ngoèo run rẩy (“run thớ” cơ tim tâm thất), khó phân định được là sóng gì vì QRS rộng như hòa vào nhau, tần số thất 250 300/phút, nhưng sự thực nhanh chậm không chừng, lớn bé không chừng, luôn khác nhau. - Thực sự đe dọa sinh mạng. Ngay trước RT có thể có sự khởi kích RT bởi một NTTT kiểu R/T gây NNT. Nhưng NTTT nguy hiểm ấy, thậm chí gọi là “đe dọa sinh mạng” (vừa nêu ở cuối mục 6) xuất hiện rồi chuyển thành NNT,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 5)

  1. LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 5) 4. Rung thất - ĐTĐ - một đường ngoằn ngoèo run rẩy (“run thớ” cơ tim tâm thất), khó phân định được là sóng gì vì QRS rộng như hòa vào nhau, tần số thất 250 - 300/phút, nhưng sự thực nhanh chậm không chừng, lớn bé không chừng, luôn khác nhau. - Thực sự đe dọa sinh mạng. Ngay trước RT có thể có sự khởi kích RT bởi một NTTT kiểu R/T gây NNT. Nhưng NTTT nguy hiểm ấy, thậm chí gọi là “đe dọa sinh mạng” (vừa nêu ở cuối mục 6) xuất hiện rồi chuyển thành NNT, có thể sang cuồng thất, cuồng - RT, rồi qua RT, ban đầu RT sóng lớn, sau là RT sóng nhỏ - giai đoạn hấp hối, tiền tử vong vậy. - Sờ không có mạch, mất ý thức, phải coi như ngưng tim ngưng thở, xử trí ngay. - Chẩn đoán phân biệt với ngưng thất do blốc N-T, với “phân ly điện - cơ”(trong tràn máu màng ngoài tim, mất máu nhiều và đột ngột …).
  2. D- CÁC BLỐC 1. Blốc xoang nhĩ: từng quãng đột nhiên mất hẳn toàn phức bộ PQRST. 2. BN-T độ I: chú ý thời khoảng PR (hoặc PQ) > 0,22 - 0,24 sec. 3. BN-T độ II: Là khi số lượng các phức bộ thất ít hơn (thiếu hụt) so với P (do có 1 số P không dẫn). Có 2 kiểu (typ Mobitz) BN-T độ II: - BN-T độ II typ 1: PR cứ dài thêm rồi mất hẳn 1 QRST, rồi cứ trở lại như thế, mỗi lần ấy là một chu kỳ Wenkebach; - BN-T độ II typ 2: vị trí tổn thương ở thấp hơn, phía dưới bó His, tiên lượng nặng hơn. Cứ vài ba PR liên tiếp bình thường hoàn toàn dài như nhau bỗng có 1 sóng P “không dẫn” tức là không kèm QRST thường lệ (tựa như là luật “tất cả hoặc không có gì”).
  3. 4. BN-T độ III: - Là blôc hoàn toàn, tức là tuyệt không có dẫn truyền từ nhĩ xuống thất: - Nhĩ cứ bóp riêng với những sóng P cách nhau đều; - Thất đành tự tạo xung để đập riêng với nhịp các QRS rất thưa, chậm (idioventricular - nhịp tự thất). - Vậy là “N-T phân ly”. 5. Blốc nhánh phải (BNP): - Chuyển đạo V1, V2 lớn, rộng có hình chữ M với 2 đỉnh R và R’, hoặc dạng RsR’ (rSR’ …), tiếp theo sau là đoạn tái cực chênh hẳn xuống; - Trong lúc đó, ở V5, V6 ngược lại, sóng S rộng và sâu. 6. Blốc nhĩ thất: - Sóng RV5, RV6 rộng, đỉnh tày có khấc, rồi đoạn tái cực chênh hẳn xuống; - Trong khi đó V1-2 S rất rộng.
  4. 7. Blốc phân nhánh trái trước: trục điện lệch hẳn sáng trái. 8. Nhóm đặc biệt: Hội chứng Yếu nút xoang (YNX) Cơ bản là loạn nhịp chậm (kể từ nhịp chậm xoang, nhịp chậm bộ nối cách hồi hoặc thường xuyên cho đến các nhịp chậm do các loại blôc xoang - nhĩ và cả BN-T). Nhưng rất hay kết hợp xen kẽ NN (thường do đang quá chậm nên kích hoạt một nhát thoát rồi thành nhịp thoát nhanh) với các loại NN trên thất như NN kịch phát nhĩ, NTT nhĩ, RN - kể cả RN kịch phát -, cuồng nhĩ. Cho nên hội chứng YNX một thời gian được gọi là “hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm”. Mà về điện sinh lý bệnh phải coi hội chứng YNX là một “phổ” rộng gồm cả rối loạn tạo xung, cả rối loạn dẫn truyền trong khu vực tâm nhĩ. Ta hiểu vì sao trước đây một nhóm tác giả Pháp gọi nó là “Bệnh tâm nhĩ”. Hội chứng YNX thường bị bỏ sót không được chẩn đoán, nó cứ nằm ẩn phía dưới những tiền căn “ngất”, “chóng mặt”, “RN” chẳng hạn, chưa bộc lộ rõ hẳn ra (rất nguy hiểm nếu lỡ phải gây mê hoặc dùng thuốc loạn nhịp).
  5. (Nguồn: Tim mạch học - Bài giảng hệ Nội khoa. GS.BS. Nguyễn Huy Dung)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2