Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình
lượt xem 13
download
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đề xuất các dạng kết cấu về hình thức và nội dung của phóng sự ngắn truyền hình. Qua đó luận văn gợi mở những nguyên tắc sáng tạo trong hoạt động sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình
- §¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa B¸o chÝ & TruyÒn th«ng ----------//--------- TrÇn V¨n Long KÕt cÊu phãng sù ng¾n truyÒn h×nh ( Kh¶o s¸t phãng sù ng¾n trong ch-¬ng tr×nh thêi sù 19h cña VTV1 tõ th¸ng 1/ 2007 ®Õn th¸ng 6/2008) Chuyªn ngµnh: B¸o chÝ häc M· sè 60 32 01 LuËn v¨n th¹c sü khoa häc b¸o chÝ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TSKH. §inh Thuý H»ng Hµ Néi 2008
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU.....……………………………………………………….1 Chương 1 : NHẬN DIỆN PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH………8 1.1. Phóng sự và phóng sự truyền hình .……………………….…...8 1.1.1. Phóng sự….………………………………………………………8 1.1.2. Phóng sự truyền hình ……..…………………………………….11 1.2. Phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam...16 1.2.1. Sự ra đời của phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam………...………………….…………….....16 1.2.2. Các quan niệm về phóng sự ngắn truyền hình…………………..18 1.2.3. Đặc trưng phóng sự ngắn truyền hình…………...…………..…..21 1.2.4. Vị trí của phóng sự ngắn trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam...………….……………………34 Chương 2: KẾT CẤU PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH...….40 2.1.Kết cấu hình thức của phóng sự ngắn truyền hình………..…..41 2.1.1. Kết cấu tuyến tính.………………………….……………...…..42 2.1.2.Kết cấu theo kiểu “lấy điểm để nói diện”.…….…………..……47 2.1.3.Kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề.……………….……….……52 2.1.4. Kết cấu song hành……………….……………….………...…..56 2.2. Kết cấu nội dung của phóng sự ngắn truyền hình……........…62 2.2.1 Đề tài ………………………………………………………...…62
- 2.2.2. Sự kiện..………………………………………………….……66 2.2.3. Chi tiết……………………………………………………...…71 2.2.4. Quan điểm tư tưởng..…………………….………………........76 Chương 3 : ỨNG DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỂ LOẠI...85 3.1. Ứng dụng phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự trên VTV1 ………………………………………………………….……84 3.1.1. Thành công...…………………………………………....…….84 3.1.2. Hạn chế……….……………………………………………………..92 3.2 Xu hướng báo chí tác động tới chất lượng phóng sự ngắn truyền hình……...…………………………………………….....97 3.2.1. Xu hướng co ngắn về dung lượng tác phẩm………….………...98 3.2.2. Xu hướng đan xen hoà trộn giữa các thể loại báo chí………....98 3.3.Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự ngắn truyền hình....99 3.3.1 Về mặt lý luận……………………………………………….....99 3.3.2 Về mặt đội ngũ ……………………………………………..…101 3.3.3 Về mặt cơ chế …………………………………………..…..…103 KẾT LUẬN………………………………………………………...105 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...108 PHỤ LỤC ……………………………………………………….…113
- PHẦN MỞ ĐẦU 1 - Tính cấp thiết của đề tài Phóng sự ngắn truyền hình là dạng thể loại đang được sử dụng khá phổ biến trên sóng truyền hình trong và ngoài nước. Với ưu thế ngắn gọn, thông tin trực diện, phóng sự ngắn là công cụ quan trọng của những người làm truyền hình trong việc phản ánh phân tích mổ xẻ sự kiện vấn đề. Cũng vì lý do này mà phóng sự ngắn được sử dụng khá hiệu quả trong các chương trình tin tức thời sự. Hiện tại trung bình Chương trình Thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam sử dụng từ 5-6 phóng sự ngắn, chiếm chừng một nửa lượng tin bài thời sự trong nước. Qua khảo sát của tác giả tại một số đài truyền hình địa phương như Hà Nội, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, thời lượng dành cho phóng sự ngắn trong một chương trình thời sự cũng chiếm từ 40 – 50%. Có thể khẳng định: phóng sự ngắn đã góp phần làm thay đổi diện mạo các chương trình thời sự truyền hình. Tại các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc ( sân chơi nghiệp vụ lớn nhất dành cho người làm truyền hình trong cả nước), số lượng phóng sự ngắn luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số tác phẩm dự thi. Không những vậy, số lượng phóng sự ngắn tham dự kỳ Liên hoan sau bao giờ cũng cao hơn kỳ Liên hoan trước. Ví dụ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 21 (năm 2002) có 538 tác phẩm thuộc 8 thể loại dự thi thì phóng sự ngắn đã lên tới 149 tác phẩm, cao hơn hẵn thể loại phóng sự (123 tác phẩm), phim tài liệu (62 tác phẩm); liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 22 (năm 2003) có 150 tác phẩm phóng sự ngắn trong tổng số 548 tác phẩm dự thi; liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (năm 2006) có 160 phóng sự ngắn trong tổng số 635 tác phẩm dự thi; liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 27 (năm 2008) có 212 tác phẩm phóng sự ngắn trong tổng số 742 tác phẩm dự 1
- thi. Tác giả Quang Ninh trong một bài viết đăng trên báo Truyền hình số ra ngày 17/1/2001 đưa ra lời nhận xét về vị trí của phóng sự ngắn tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 20 như sau: “ trái với quan niệm lâu nay về sức hấp dẫn của các chương trình tuyền hình, vượt qua cả phim truyện và phim ca nhạc, phóng sự ngắn đã thu hút được sự chú ý của người xem nhiều nhất” [ 37]. Phóng sự ngắn đang ngày càng khẳng định vai trò xung kích trong các chương trình thời sự, thế nhưng ở góc độ lý luận lại còn rất thiếu những công trình nghiên cứu công phu, đầy đủ. Còn nhiều ý kiến tranh luận về tên gọi, dấu hiệu đặc trưng cũng như vị trí của dạng thể loại sinh động, hiệu quả này. Trong cách sử dụng của các đài truyền hình nước ngoài, phóng sự ngắn được xác định như là một dạng của tin, còn trong quan niệm của những người làm truyền hình ở Việt Nam phóng sự ngắn lại được xem là một dạng của phóng sự. Điều này giải thích vì sao phóng sự ngắn rất ít khi trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập. Đặc biệt việc đi sâu nghiên cứu để rút ra những đặc điểm tương đồng về kết cấu hình thức cũng như kết cấu nội dung, từ đó đề xuất những căn cứ khoa học cho công việc sáng tạo tác phẩm là chưa có. Người làm nghề chủ yếu tự đúc rút kinh nghiệm từ chính hoạt động thực tiễn hoặc tiếp thu kinh nghiệm từ các đài truyền hình nước ngoài. Hệ quả tất yếu là chất lượng phóng sự ngắn trên sóng không đều. Nhiều phóng sự ngắn bộc lộ sai sót hoặc không phát huy được những thế mạnh vốn có. Trong khi đó trước yêu cầu ngày càng khắt khe của công chúng và trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình truyền thông, hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung, sáng tạo phóng sự ngắn truyền hình nói riêng đang thường xuyên phải đối diện với áp lực đổi mới. Một trong những giải pháp đổi mới đó là phải tiếp tục hoàn thiện về mặt lý luận, xác định lý luận là cơ sở cho hoạt động sáng tạo. 2
- Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình” với mong muốn vừa khái quát thực tiễn vừa xây dựng những căn cứ khoa học cho hoạt động sáng tạo thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khi các thể loại báo chí truyền hình như phóng sự truyền hình, tin truyền hình, phỏng vấn trên truyền hình… được nghiên cứu khá kỹ lưỡng thì số công trình nghiên cứu về phóng sự ngắn lại còn hết sức khiêm tốn. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách bài bản công phu về phóng sự ngắn truyền hình. Phóng sự ngắn thường chỉ được đề cập đến một cách gián tiếp khi các tác giả nghiên cứu một số thể loại khác như phóng sự truyền hình hoặc tin truyền hình. Chẵng hạn trong tác phẩm Phóng sự truyền hình (NXB Thông tấn 2003), nhóm tác giả Brigitte Besse, Didier Desormeaux đã chỉ ra cách lựa chọn góc độ tiếp cận vấn đề đối với những phóng sự có thời lượng chưa đầy 2 phút và những phóng sự có thời lượng từ 2 đến 4 phút. Nhóm tác giả cũng xây dựng công thức chung của phóng sự “một phút 30 giây” (còn gọi là phóng sự một ba mươi) là: “một chủ đề = một phóng sự = một phút 30 giây hình ảnh âm thanh” [ 4, tr. 60]. Đây là những dạng phóng sự được sử dụng phổ biến trong chương trình thời sự với các đặc điểm tương đồng đặc điểm phóng sự ngắn. Công trình được xem là đã đề cập đến những nét cơ bản và những thủ thuật sáng tạo phóng sự ngắn rõ nhất là cuốn: “Sổ tay phóng viên, Tin- Phóng sự truyền hình” của Neil Everton do Quỹ Reuters xuất bản năm 1999 ( Lê Phong dịch, Trần Bình Minh hiệu đính). Mặc dù tác giả không trực tiếp gọi tên đối tượng nghiên cứu là phóng sự ngắn hay phóng sự thời sự nhưng nội dung được đề cập đều hướng tới phóng sự trong chương trình thời sự. Tác phẩm chỉ ra được những kinh nghiệm và nguyên tắc khi thực hiện một 3
- tác phẩm phóng sự sử dụng trong chương trình thời sự như nguyên tắc về ghi hình, dựng hình, phỏng vấn, thể hiện lời bình… Liên quan đến hoạt động nghiên cứu phóng sự ngắn còn có thể kể ra những bài báo của các nhà nghiên cứu hoặc những người làm truyền hình đăng tải rải rác trên các báo, tạp chí, các website điện tử... Mỗi bài báo chỉ có thể đưa ra một góc nhìn, một cách đánh giá cụ thể và phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân, do vậy thường chỉ mang ý nghĩa tham khảo về mặt khoa học. Gần đây sinh viên và học viên cao học tại một số cơ sở đào tạo báo chí như Học viện báo chí và tuyên truyền, Khoa Báo chí – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)…đã chọn phóng sự ngắn làm đối tượng nghiên cứu cho khoá luận hoặc luận văn tốt nghiệp. Mỗi luận văn xác định một hướng nghiên cứu riêng như tính độc đáo của phóng sự ngắn, nhận dạng phóng sự ngắn, vai trò xung kích của phóng sự ngắn… qua đó có những đóng góp thiết thực vào hệ thống lý luận. Tuy nhiên ở góc độ kết cấu phóng sự ngắn lại chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu nào. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đề xuất các dạng kết cấu về hình thức và nội dung của phóng sự ngắn truyền hình. Qua đó luận văn gợi mở những nguyên tắc sáng tạo trong hoạt động sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích những dấu hiệu đặc trưng như thời lượng, lời dẫn, hình ảnh, âm thanh, phỏng vấn, dẫn hiện trường…để nhận diện phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình Thời sự 19h của VTV1. 4
- + Vận dụng lý luận kết cấu tác phẩm báo chí vào thực tiễn sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn trong chương trình thời sự 19h của VTV1, luận văn đề cập tới các dạng kết cấu về hình thức cũng như kết cấu về nội dung phóng sự ngắn. + Đánh giá vị trí của phóng sự ngắn trong các chương trình truyền hình, đặc biệt là trong chương trình thời sự, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự ngắn. - Phạm vi nghiên cứu Nếu căn cứ vào tiêu chí thời lượng thì trong thực tế những phóng sự có thời lượng dưới 5 phút được sử dụng khá phổ biến trong rất nhiều chương trình truyền hình. Tuy nhiên không phải phóng sự nào dưới 5 phút cũng là phóng sự ngắn bởi “ngắn” ở đây không có nghĩa là sự rút ngắn cơ học mà phải là sự rút ngắn sáng tạo. Nói cách khác ngoài yếu tố thời lượng, một phóng sự ngắn đúng nghĩa còn phải hội tụ nhiều dấu hiệu đặc trưng khác. Theo tác giả, phóng sự ngắn hội tụ được đầy đủ các yếu tố đặc trưng nhất là những phóng sự sử dụng trong chương trình thời sự. Hiện tại trên VTV1 có 6 chương trình thời sự tổng hợp nhưng chương trình được đầu tư công phu nhất, có độ chọn lọc thông tin cao nhất là chương trình thời sự 19 giờ. Chương trình thời sự 19 giờ có tổng thời lượng 45 phút, trong đó 32 phút giành cho tin tức trong nước. Đây là chương trình được nhiều người xem nhất vì phát vào thời điểm công chúng có khả năng tiếp nhận lớn nhất (giờ vàng). Do vậy các phóng sự ngắn sử dụng trong chương trình thời sự 19 giờ, về nguyên tắc phải là những phóng sự tốt nhất. Xuất phát từ nhận thức nói trên, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là các phóng sự ngắn sử dụng trong chương trình thời sự 19 giờ trên VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam. Thời gian khảo sát là từ tháng 1 năm 2007 cho đến tháng 6/2008. 5
- 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Đề tài của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vừa là thế giới quan, vừa là phương pháp luận cho hoạt động nghiên cứu. Việc nghiên cứu còn phải dựa trên cơ sở chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về báo chí. Đề tài luận văn kế thừa và phát huy sáng tạo thành quả nghiên cứu từ các công trình lý luận cơ sở về báo chí như lý luận báo chí truyền thông, lý luận báo chí truyền hình, lý luận về hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình, lý luận về phóng sự truyền hình… - Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát, thống kê… Do hoạt động sáng tạo phóng sự ngắn trong thực tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân nên tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm nghề nghiệp từ các nhà báo, các phóng viên truyền hình. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Trên cơ sở nhận diện đặc thù thể loại, đề tài tập trung phân tích sâu kết cấu phóng sự ngắn truyền hình. Qua đó đề xuất các dạng kết cấu phổ biến về hình thức và nội dung, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo phóng sự ngắn truyền hình. 6
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận Bằng việc phân tích và đề xuất các dạng kết cấu của phóng sự ngắn truyền hình, tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống công trình nghiên cứu về phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự ngắn nói riêng. Đây là sự nối tiếp cho hoạt động nghiên cứu phóng sự ngắn truyền hình đồng thời là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở những góc độ mới mẻ hơn. - Ý nghĩa thực tiễn Bằng việc chỉ ra dấu hiệu đặc thù và những dạng kết cấu về hình thức lẫn nội dung của phóng sự ngắn, tác giả hy vọng luận văn sẽ cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động thực tiễn. Người làm phóng sự ngắn sẽ có thêm những nguyên tắc trong phát hiện đề tài, sự kiện, chi tiết, trong việc biểu thị quan điểm tư tưởng cũng như xây dựng kết cấu cho tác phẩm. Ngoài ra luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, hoạt động quản lý, biên tập, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình… Riêng đối với cá nhân tác giả, đề tài nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc trang bị cách nhìn, cách làm phóng sự ngắn, phục vụ thiết thực cho công việc thời sự ở một đài truyền hình địa phương. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 108 trang. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương: - Chương 1 : Nhận diện phóng sự ngắn truyền hình - Chương 2: Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình 7
- - Chương 3: Ứng dụng phóng sự ngắn truyền hình và giải pháp nâng cao chất lượng thể loại Chương 1 NHẬN DIỆN PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH 1.1. Phóng sự và phóng sự truyền hình 1.1.1. Phóng sự Thuật ngữ phóng sự tiếng Pháp là Reportage, tiếng Anh là Report. Hai từ này có nguồn gốc từ tiếng La tinh là Reporto, có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo. Theo một số nhà nghiên cứu về báo chí truyền thông thì thể loại phóng sự ra đời đầu tiên ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX gắn liền với những thành tựu trong tiến trình đấu tranh vì tự do báo chí và sự phát triển vượt bậc của các tư tưởng dân chủ tiến bộ. Giáo sư Tiến sỹ Karel Storkan ( khoa Báo chí trường Đại học Sáclơ - Cộng hoá Séc ) cho rằng phóng sự xuất hiện đầu tiên là ở nước Pháp vào cuối thế kỷ XIX khi trên tờ Tin tức văn học lúc bấy giờ mở chuyên mục phóng sự với sự tham gia của những nhà văn có tiếng như Jean Cocteau, Georges Girard, Angdre Maurois… Cũng có ý kiến cho là phóng sự xuất hiện đầu tiên ở Anh, ở Mỹ, ở Nga… Tuy nhiên có một thực tế là vào đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918), thể loại phóng sự mới được sử dụng rộng rãi trên mặt báo, với nhiều cách viết sinh động. Phóng sự không chỉ dừng ở việc đưa lại sự kiện mà còn đi sâu phân tích sự kiện bằng cách đưa ra các ý kiến khác nhau do phóng viên phỏng vấn. Tại một số nền báo chí đã xuất hiện những thiên phóng sự mang tầm vóc thời đại như “Mười ngày rung chuyển thế giới” ( 8
- John Reed), “Viết dưới giá treo cổ” ( Julius Fucik), “Qua dãy núi Alper” (Richard Halliburton)… Ở Việt Nam cùng với sự du nhập của văn minh phương Tây theo bước chân quân xâm lược Pháp, báo chí Tiếng Việt và Tiếng Pháp đã xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thể loại phóng sự được biết đến trên mặt báo vào đầu thế kỷ XX khi báo chí Tiếng Việt bắt đầu có sự “bừng nở” cả về số lượng đầu báo lẫn phong cách làm báo. Các phóng sự đề cập đến nhiều mặt trong đời sống, đặc biệt phát huy thế mạnh khi đi vào những góc khuất, những mặt trái của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Nhiều cây bút phóng sự tài năng được khẳng định như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Vũ Bằng, Nguyễn Đình Lạp… nhiều thiên phóng sự nổi danh xuất hiện như “Tôi kéo xe”, “Cơm thầy cơm cô”, “Kỹ nghệ lấy tây”, “Việc làng”, “Ngoại ô”, “Hà Nội lầm than”… Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể và xu thế phát triển khác nhau của từng nền báo chí nên trong thực tế đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về phóng sự. Người Đức - những người nổi tiếng về tính chính xác và logic trong tư duy thì coi phóng sự đơn giản chỉ là " sự đưa tin". Họ luôn hướng tới yếu tố xác thực và ngắn gọn khi trình bày sự kiện. Người Pháp - những người hài hước và tế nhị coi phóng sự là điều tra, là khám phá những mới mẻ hấp dẫn của sự việc. Còn người Mỹ - những người nổi tiếng thực dụng lại đưa ra tiêu chí phóng sự ở góc độ mô tả, tường thuật. Trong cuốn " Người phóng viên toàn năng", các tác giả Tennesse và Jolian Narit cho rằng: " phóng sự là một bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có tính văn học". [41, tr.37]. TS Đức Dũng trong tác phẩm “ Phóng sự báo chí hiện đại” định nghĩa: “ phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những sự kiện con người tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông 9
- qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với với một bút pháp giàu chất văn học”[12, tr.27]. Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn ( trong tác phẩm: Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật) thì “phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự cái tôi trần thuật - nhân chứng khách quan rất quan trọng”.[41, tr.41] Qua các ý kiến trên đây có thể thấy thể loại phóng sự là một thể loại năng động đa dạng có nhiều sự vận dụng trong thực tiễn. Những đặc điểm nổi bật của phóng sự đó là phản ánh sự kiện hiện tượng con người trong quá trình vận động biện chứng, sử dụng ngôn ngữ bút pháp linh hoạt uyển chuyển, thể hiện vai trò tích cực của cái tôi cá nhân trong việc quan sát phân tích mổ xẻ sự kiện hiện tượng. Ngày nay phóng sự được đánh giá là thể loại “ xương sống” của các loại hình báo chí. Sở dĩ như vậy bởi phóng sự là thể loại xuất hiện thường xuyên trên mặt báo, chiếm lượng thông tin quan trọng trong cơ cấu thông tin của tờ báo. Đấy có thể là phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự điều tra, phóng sự chân dung, phóng sự về hoàn cảnh hiện trạng ( theo cách chia dựa trên cơ sở đối tượng phản ánh của TS Đức Dũng); có thể là phóng sự kinh tế, phóng sự chính trị xã hội, phóng sự miền đất lạ…( theo cách chia dựa trên tiêu chí nội dung của TS Nguyễn Thị Thoa). Hiếm có tờ báo nào lại không sử dụng thể loại phóng sự như một công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc phân tích, phản ánh sự kiện. Thế mạnh của phóng sự là kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc mô tả với phân tích đánh giá, kết hợp vai trò năng động của cái tôi trần thuật với bút pháp linh hoạt, phóng túng. Do vậy phóng sự có 10
- khả năng quyết định bản sắc diện mạo của từng tờ báo, tạo dựng uy tín nghề nghiệp cho từng nhà báo. 1.1.2.Phóng sự truyền hình - Quá trình hình thành và phát triển của phóng sự truyền hình. Thuật ngữ truyền hình Television có nguồn gốc từ hai từ ghép của tiếng La Tinh và Hi Lạp: “tele” nghĩa là xa và “vedre” nghĩa là xem, “televedre” nghĩa là xem ở xa. Sự xuất hiện của truyền hình gắn liền với hàng loạt phát minh khoa học vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Theo tác giả Nhật An trong tác tác phẩm “Đường vào nghề phát thanh truyền hình” thì năm 1927 là năm đánh dấu mốc quan trọng của lịch sử ngành truyền hình thế giới. Lần đầu tiên một chương trình truyền hình giữa New York và Washington (Mỹ) được dàn dựng đồng thời phát sóng với quy mô lớn. Năm 1935 nước Pháp lắp đặt giàn ăng-ten trên đỉnh tháp Effel, chính thức phát sóng truyền hình. Năm 1936 một công ty truyền thông ở Anh xây dựng đài truyền hình trên cung điện Alisanta với thời lượng phát sóng 2 giờ mỗi ngày. Cũng trong năm 1936 nước Đức tổ chức truyền hình trực tiếp thế vận hội Olympic khai mạc tại Berlin. Việc phát sóng truyền hình qua hệ thống điện bắt đầu được áp dụng vào năm 1936 tại Mỹ và Anh, năm 1938 tại Liên Xô, Pháp, Đức, Italia. Năm 1954 có truyền hình màu. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX tín hiệu truyền hình được chuyển tải qua vệ tinh nhân tạo đến với nhiều quốc gia, tiếp đó là sự ra đời của truyền hình cáp và ngày nay có thêm truyền hình kỹ thuật số, truyền hình qua Internet...Có thể nói cùng với thời gian, truyền hình đã tạo được những bước tiến khổng lồ về kỹ thuật, công nghệ đồng thời tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động của đời sống, trở thành kênh truyền thông đại chúng đầy ưu thế. Theo đánh giá của độc giả tuần báo Times (Anh): vô tuyến 11
- truyền hình là một trong 10 phát minh quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ XX . Như vậy phải đến đầu thế kỷ XX truyền hình mới chính thức ra đời với tư cách là phương tiện truyền thông đại chúng và đương nhiên kéo theo sự ra đời của các thể loại báo chí truyền hình, trong đó có phóng sự truyền hình. Tuy nhiên theo cách lập luận của các tác giả Cudơnhétxốp, Xvích, Iurốpxki ( trong tác phẩm Báo chí truyền hình) thì điện ảnh là tiền thân trực tiếp của truyền hình và trong thời kỳ đầu quan niệm cũng như cách làm một số tác phẩm điện ảnh đã khá giống với thể loại phóng sự xuất hiện phổ biến trên truyền hình về sau. Có thể thấy rõ mối liên hệ này qua các thước phim thời sự như Tàu vào ga Lixiôta của anh em nhà Luymier ( Pháp), Tinh thần Saint Louis của anh em nhà William Fox ( Mỹ), Ca sỹ nhạc Jazz của anh em nhà Warner (Mỹ)... Sở dĩ có thể gọi những tác phẩm điện ảnh này gần với phóng sự truyền hình bởi phương châm phản ánh cuộc sống như nó vốn có. Theo giới nghiên cứu thì phóng sự truyền hình đúng nghĩa đầu tiên là phóng sự do Hãng Phát thanh và Truyền hình Anh quốc BBC thực hiện vào năm 1937 khi nhà vua George VI đăng quang. Các tác giả Cudơnhetxốp, Xvích, Iurôpxki trong tác phẩm Báo chí truyền hình cho rằng hình thức thứ nhất hay hình thức ban đầu của phóng sự truyền hình là phóng sự không bình luận (còn gọi là phóng sự truyền hình sự kiện). Hình thức này dựa trên cơ sở truyền hình trực tiếp sự kiện. Đó là những sự kiện chính trị xã hội hoặc sự kiện văn hoá quan trọng nhất mà khán giả quan tâm đến việc đang diễn ra. Thời kỳ đầu các sự kiện được truyền trực tiếp thường là những cuộc họp có ý nghĩa nền tảng mà các cơ quan lập pháp tối cao của đất nước tổ chức, các cuộc họp báo từ các nhà hoạt động nhà nước… Phóng sự do hãng BBC thực hiện về lễ đăng quang của vua George VI chính là phóng sự truyền trực tiếp, không bình luận. Khác với phóng sự không bình luận, trong loại hình 12
- phóng sự có bình luận xuất hiện sau đó, bên cạnh người quay phim, đạo diễn, các chuyên gia âm thanh thì phóng viên làm phóng sự trở thành nhân vật hành động. Phóng viên là “hướng dẫn viên” của khán giả truyền hình, là người dùng lời nói sinh động, thái độ biểu cảm, giúp khán giả hiểu thực chất sự việc diễn biến trên màn ảnh. Phóng sự không bình luận và phóng sự có bình luận đều dựa trên cơ sở truyền trực tiếp sự kiện. Những phóng sự ghi lại sự kiện chỉ xuất hiện khi ra đời băng từ và kỹ thuật ghi băng. Bên cạnh phóng sự truyền trực tiếp, phóng sự ghi lại sự kiện tạo ra những thay đổi không chỉ về cách làm mà cả về cách quan niệm thể loại. Ở Việt Nam phải đến tháng 9/1970 mới bắt đầu có truyền hình. Tuy nhiên thể loại phóng sự truyền hình đã hình thành manh nha trước đó với sự xuất hiện các thước phim thời sự tài liệu của điện ảnh cách mạng. Một số bộ phim như Trận đánh ô Cầu Dền năm 1946, Hồ Chủ Tịch từ Pháp trở về… đã mang những đặc trưng của phóng sự truyền hình. Ngày 7/9/1970 đài Truyền hình Việt Nam chính thức thành lập. Trong bối cảnh đất nước chia cắt, toàn Đảng toàn dân đang dồn sức chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam, phóng viên truyền hình đã có mặt kịp thời trên các điểm nóng phản ánh tinh thần chiến đấu anh dũng, động viên phong trào thi đua sản xuất, giết giặc lập công, đấu tranh bẻ gãy các luận điệu xuyên tạc thù địch. Trong thời kỳ này các phóng sự như “Hà Nội 5 ngày đọ sức” (1973), “ Tiếng trống trường” (1973), “Việt Nam và chiếc xe đạp” (1975)… đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem, để lại những bài học sâu sắc về kỹ năng làm nghề cũng như lòng nhiệt tình nghề nghiệp. Đồng hành với sự lớn mạnh của truyền hình Việt Nam trong gần 40 năm qua, nhiều chương trình truyền hình phong phú hấp dẫn đã ra đời, kéo theo là sự xuất hiện của nhiều thể loại. Trong xu thế phát triển chung, thể 13
- loại phóng sự vẫn đóng vai trò nòng cốt trong nhiều chương trình, tạo dựng “thương hiệu” cho các chương trình cũng như hình ảnh cho từng phóng viên. - Các quan niệm về phóng sự truyền hình Phóng sự truyền hình trước hết là một dạng của phóng sự báo chí do vậy phải kế thừa đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí nói chung. Nghĩa là phóng sự truyền hình vẫn phải hội tụ đầy đủ các đặc điểm cơ bản như phản ánh phân tích sự kiện hiện tượng trong quá trình vận động biện chứng, bút pháp linh hoạt, thể hiện rõ nét vai trò cái tôi cá nhân... Điểm khác biệt của phóng sự truyền hình so với phóng sự của các loại hình báo chí khác chính là phương tiện thông tin của nó. Đó là phương tiện chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, tác động tới người xem theo nguyên tắc hình tuyến. Theo các tác giả Cudơnhétxốp, Xvic, Iarốpxki thì “tính chất phóng sự là thuộc tính nội tại (đặc trưng bên trong), có tính bản chất của truyền hình” [9, tr. 58]. Điều này có nghĩa rằng: truyền hình tự thân nó đã mang những đặc tính của phóng sự và do vậy cũng thật dễ hiểu khi “phóng sự là thể loại phổ biến nhất, có hiệu quả nhất và là thể loại chủ đạo của báo chí truyền hình” [9, tr .59] Cũng theo nhóm tác giả này, phóng sự truyền hình có thể phân chia thành ba loại là phóng sự sự kiện, phóng sự chuyên đề và phóng sự dàn dựng: + Phóng sự sự kiện là phóng sự trình chiếu sự kiện thực tế diễn ra không phụ thuộc vào phóng viên nhằm thông báo chính xác đầy đủ và chi tiết về sự kiện. Trong phóng sự sự kiện thì sự kiện là yếu tố quyết định, là bất khả xâm phạm, sự kiện diễn ra trong thời gian và không gian thực tế trước các phương tiện kỹ thuật truyền hình. 14
- + Phóng sự chuyên đề ( còn gọi là phóng sự tổng quan, phóng sự đặt vấn đề) là kiểu phóng sự mà người làm truyền hình trình chiếu sự kiện hiện tượng theo đề tài và chủ đề tư tưởng đã được xác định. Do vậy phóng sự chuyên đề đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản, phải xác định được những yếu tố then chốt của sự việc và phóng viên trở thành người can dự vào sự kiện. + Phóng sự dàn dựng là dạng phóng sự mà nhà báo công khai đóng vai trò tổ chức sự kiện, thiết kế sự kiện, tạo ra những tình huống khơi gợi (tất nhiên vẫn phải tôn trọng tính trung thực khách quan của sự kiện). Hiện nay trong lý luận báo chí có nhiều cách quan niệm và cách phân chia phóng sự truyền hình dựa trên những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn dựa trên tiêu chí đối tượng phản ánh người ta chia phóng sự truyền hình thành phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự điều tra; dựa trên tiêu chí phương pháp phản ánh người ta chia thành phóng sự trực tiếp và phóng sự có xử lý hậu kỳ, dựa trên tiêu chí thời lượng có phóng sự thời sự, phóng sự tài liệu...Tuy nhiên theo TS Đức Dũng thì ở một số nước phương Tây người ta không quá chú trọng về lý thuyết mà chủ yếu quan tâm đến kỹ năng sáng tạo tác phẩm, do vậy mới có quan niệm cho rằng phóng sự truyền hình chỉ là “một dạng tin trong những dạng tin thường được sử dụng trên sóng truyền hình như tin Thời sự, tin đặc tả, tin phỏng vấn, tin phóng sự, tin tường thuật...” [48, tr.79]. Thực tiễn hoạt động sáng tạo truyền hình ở nước ta cho thấy: phóng sự truyền hình đang khẳng định vai trò đắc lực trong việc chuyển tải thông điệp với nhiều dạng tồn tại, nhiều kiểu biểu hiện khác nhau. Hiện trên sóng truyền hình đang tồn tại phổ biến các kiểu phóng sự: phóng sự ngắn (phát trong chương trình thời sự và trong các chương trình giao lưu toạ đàm...), 15
- phóng sự phát trong các chương trình chuyên đề ( thường có thời lượng từ 10-15 phút), phóng sự chân dung, phóng sự điều tra, phóng sự khoa giáo, phóng sự tài liệu phát độc lập với tư cách là một chương trình…Trong đó phóng sự ngắn là một hiện tượng khá thú vị và độc đáo cả về tên gọi, quan niệm lẫn phương pháp sáng tạo. 1.2. Phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam 1.2.1. Sự ra đời của phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam Trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên thế giới thật ra không có khái niệm phóng sự ngắn truyền hình. Phóng sự là Report và để phân biệt với Report là News ( Tin tức), Interview ( phỏng vấn), Comment ( bình luận), Documentary ( phim tài liệu), không hề có thể loại nào gọi là “ short report” ( hay một cụm từ tương đương). Trong bản tin của truyền hình nước ngoài tất cả các mục xuất hiện đều được gọi là tin tức (news). Khái niệm News bao gồm “news in brief” là những tin vắn thuần tuý và “news story” hoặc “news package” là những tin sâu hơn, tin có phỏng vấn, có bình luận. Trong quan niệm của những người làm truyền hình nước ngoài, “news story” là những sản phẩm thời sự được sản xuất tốt hơn, công phu hơn nhưng vẫn là tin. Tuy nhiên theo quan niệm của những người làm truyền hình Việt Nam “news story” được coi là phóng sự ngắn (tính đến các yếu tố thời lượng lẫn phỏng vấn, bình luận, kết cấu...). Trong một số tài liệu dịch bài viết của các chuyên gia báo chí nước ngoài về chương trình thời sự truyền hình ( như Tin- phóng sự truyền hình của Neil Everton, tập bài giảng Làm phóng sự của Đại học Lille, bài giảng phóng sự truyền hình của tổ chức SIDA...) các dịch giả cũng đã dịch “News story” là phóng sự. 16
- Ở Việt Nam phóng sự ngắn truyền hình ra đời cùng với quá trình vận động đổi mới của các chương trình trên sóng mà trực tiếp nhất là chương trình thời sự. Trước đây chương trình Thời sự của truyền hình Việt Nam kết cấu theo công thức: 15 phút tin liên tục, tiếp đó là một đến hai phóng sự kéo dài từ 5-10 phút trước khi chuyển sang bản tin quốc tế. Riêng phóng sự nếu làm dưới 5 phút thì không được tính nhuận bút với tư cách là một phóng sự và do vậy dài là một yêu cầu bắt buộc. Đặc điểm này chịu sự chi phối của cách làm báo hành chính, chỉ tính thời lượng mà không tính đến hiệu quả thông tin. Nói cách khác đấy là cách làm báo mang nặng tính tuyên truyền diễn giải; cách làm báo một chiều mà không tính đến quy luật tiếp nhận và phản hồi trong quá trình truyền thông. Cùng với những đổi thay của đời sống kinh tế xã hội, báo chí cũng chuyển mình mạnh mẽ, một số phương thức làm báo truyền thống không còn phù hợp. Trong xu thế đó cách tổ chức chương trình thời sự trên VTV1 theo công thức truyền thống trở nên lạc hậu, bởi tin tức truyền hình cần phản ánh rất nhiều sự kiện diễn ra trong ngày. Hơn nữa người xem cũng đòi hỏi nhiều thông tin và giường như không đủ kiên nhẫn để xem những phóng sự kéo dài 5 phút, 10 phút hay một bản tin 15 phút chỉ đậm đặc tin tức, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ngày càng trở nên khẩn trương và gấp gáp. Người xem đòi hỏi phải có những góc nhìn sâu bên cạnh lượng thông tin dồi dào chuyển tải qua một chương trình thời sự. Nói cách khác chương trình thời sự phải cung cấp lượng thông tin tối đa trong một thời lượng tối thiểu. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, với sự tiếp sức của một số dự án đào tạo hỗ trợ nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Thuỵ Điển, Australia, Pháp, chương trình thời sự trên sóng Truyền hình Việt Nam bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ. Một trong những dấu ấn rõ nét của sự thay đổi đó là việc ra đời bản tin “Chào buổi sáng” phát trực tiếp vào năm 1997. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 112 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 57 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 57 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 49 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 50 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận (Thực trạng và giải pháp phát triển)
121 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Xu hướng phát triển của tiểu phẩm báo chí hiện nay
138 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)
15 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn