Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục từ góc nhìn tự sự học
lượt xem 3
download
Đề tài tìm hiểu về cuốn tiểu thuyết Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục từ góc nhìn tự sự học, qua đó thấy được sự cách tân trong kĩ thuật viết tiểu thuyết của ông, khẳng định được vai trò, vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam đương đại. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục từ góc nhìn tự sự học
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ TRANG HỖN ĐỘN CỦA NGUYỄN KHẮC PHỤC TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ TRANG HỖN ĐỘN CỦA NGUYỄN KHẮC PHỤC TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Long Hà Nội - 2016
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dạy nhiệt tình của các thầy, cô giáo khoa Văn học – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi vô cùng quý trọng và biết ơn các thầy, cô giáo. Tôi muốn bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Phó giáo sƣ – Tiến sĩ Phạm Quang Long, ngƣời thầy hƣớng dẫn luôn sẵn lòng cởi mở, đón nhận những ý kiến, nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ dạy giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn gia đình – những ngƣời thân yêu đã luôn tin tƣởng, động viên và ủng hộ. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp – những ngƣời luôn sẵn sàng giúp đỡ. TÁC GIẢ
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 5 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7 5. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 Chƣơng 1. HỖN ĐỘN TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .................................................................................................... 8 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 – vấn đề đổi mới tƣ duy và cách tân nghệ thuật ............................................................................................... 8 1.1.1. Quan niệm mới về tiểu thuyết Việt Nam đương đại ..................... 11 1.1.2. Những cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới ......................................................................................................... 15 1.2. Tiểu thuyết Hỗn độn và sự đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Khắc Phục ................................................................................................... 22 1.2.1. Nguyễn Khắc Phục – cuộc hành trình đi đến Hỗn độn............... 23 1.2.2. Những đổi mới trong tiểu thuyết Hỗn độn ................................... 26 Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỖN ĐỘN ....................................... 32 2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện............................................................ 32 2.1.1. Cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ........................... 33 2.1.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Hỗn độn ........... 39 1
- 2.2. Thế giới nhân vật................................................................................. 54 2.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại .......................... 55 2.2.2. Các kiểu nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết Hỗn độn ................. 62 Chƣơng 3. NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT ........ 74 3.1. Ngƣời kể chuyện .................................................................................. 74 3.1.1. Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ........................................ 76 3.1.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hỗn độn ......................................................................................................... 80 3.2. Giọng điệu trần thuật ......................................................................... 87 3.2.1. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại ..... 88 3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong Hỗn độn ........................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam từ sau 1986 có sự thay đổi quan trọng, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết. Sự thay đổi đầu tiên là cảm hứng về hiện thực. Thay thế cho cái nhìn đậm chất sử thi và âm hƣởng ngợi ca, văn xuôi đã chuyển sang cái nhìn thế sự, đời tƣ mà âm điệu xuyên suốt là cái nhìn mang cảm hứng phân tích, đánh giá và nghiền ngẫm về hiện thực, con ngƣời. Văn học tập trung khai thác số phận con ngƣời cá nhân bằng cách gia tăng tính bất trắc của đời sống và sự bất ổn của tinh thần con người. Kỹ thuật viết truyện của các nhà văn cũng thay đổi. Sự phá vỡ cốt truyện truyền thống, đa dạng điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, các kĩ thuật phân tích nội tâm đƣợc các nhà văn vận dụng tối đa. Lý thuyết về văn học cũng thay đổi. Nhiều lý thuyết nghiên cứu chuyên ngành sâu đã đƣợc giới thiệu, vận dụng vào Việt Nam nhƣ thi pháp học, tự sự học, chủ nghĩa cấu trúc, tâm lý học sáng tạo v.v… Tự sự học là một ngành nghiên cứu đƣợc định hình ở Pháp từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhƣng đã nhanh chóng vƣợt qua biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật đƣợc phổ biến quan tâm trên thế giới ngày nay. Tự sự học với tƣ cách là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, từ khi vào Việt Nam đã đƣợc hƣởng ứng rộng rãi của giới nghiên cứu, đã có rất nhiều luận văn, luận án theo hƣớng tự sự học ngày một nhiều lên, trong đó không ít tìm tòi, khám phá đáng đƣợc chú ý. Nguyễn Khắc Phục đƣợc biết đến không chỉ là một nhà văn, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực kịch bản sân khấu, kịch bản phim truyền hình, kịch bản lễ hội và khảo cứu. Ông đƣợc mệnh danh là “vua kịch bản” lễ hội và văn hóa tầm cỡ quốc gia. Với Nguyễn Khắc Phục, sống thì phải làm việc. Cho nên, dù ốm đau thế nào, ông vẫn làm việc. Bên cạnh các sáng tác văn học, ông còn vẽ tranh, mà tranh đều thuộc loại hoành tráng, có giá trị. Đó là kết 3
- quả của biết bao ngày cặm cụi bên giá vẽ. Nhƣng, quan trọng hơn, đó là kết quả của gần bảy chục năm sống, chiêm nghiệm, yêu thƣơng và căm giận, trải qua mọi cung bậc của cảm xúc, để chuyển chúng vào tranh, vào chữ. Sức viết và nghị lực của ông đặc biệt đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết ra lò vào lúc ông mang căn bệnh ung thƣ quái ác phải chạy trị xạ nhiều lần, đó là tác phẩm Hỗn độn rất đồ sộ với 600 trang khổ 16 x 24, chữ bé li ti… Cuốn tiểu thuyết Hỗn độn đƣợc xem là đứa con tinh thần tâm đắc nhất của nhà văn đƣợc hoàn thành ngay trên giƣờng bệnh, đó là những bày tỏ dự cảm về sự tha hóa nhân phẩm, đƣợc mô tả nhƣ một đại dịch đang lây lan, lấn lƣớt phần nhân tính của con ngƣời. Tác phẩm có lối viết độc đáo theo khuynh hƣớng của chủ nghĩa Hậu hiện đại, đem đến cho độc giả những điều mới mẻ, độc đáo trong cả cách viết và cách cảm nhận. Nếu các truyện ngắn là những mảnh nhỏ của cảnh đời, những ký họa chân dung con ngƣời, thì tiểu thuyết là cả một dòng sông cuộc đời trôi chảy của bao nhiêu sự việc, câu chuyện, đời ngƣời. Tìm hiểu tiểu thuyết Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục theo hƣớng tự sự học góp phần làm sáng tỏ tính bất trắc và sự bất ổn của đời sống đang diễn ra từng ngày, qua đó thấy đƣợc sự chiêm nghiệm, cái nhìn mới mẻ của nhà văn trong suốt hành trình khai phá cánh đồng chữ bất tận. Đồng thời còn làm sáng tỏ sự tích tụ, sự thống nhất, sự phát triển của phong cách nhà văn theo dòng thời gian. Nghiên cứu văn xuôidƣới góc độ tự sự học đang là xu hƣớng có nhiều triển vọng trên thế giới và trong nƣớc. Đó không chỉ là cách thức kể một câu chuyện cho hay, cho hấp dẫn mà còn là cách để nhà văn lí giải sự vật, hiện tƣợng một cách hiệu quả. Tìm hiểu cuốn tiểu thuyết Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục không chỉ góp phần lí giải đƣợc sự hấp dẫn, mới mẻ của tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phục mà còn đánh giá đƣợc vai trò, đóng góp to lớn của nhà văn cho nền văn học nƣớc nhà nói chung. 4
- 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khắc Phục đƣợc biết đến với một kho tàng đồ sộ về kịch bản phim và lễ hội, bên cạnh đó những thể loại tiểu thuyết, thơ, trƣờng ca, truyện ngắn của ông cũng rất phong phú đa dạng. Các tác phẩm của ông đem đến cái nhìn về một hiện thực xã hội mà chúng ta đang sống và đối mặt hàng ngày. Cuốn tiểu thuyết Hỗn độn ra đời nhận đƣợc sự quan tâm, đón nhận của độc giả cũng nhƣ các nhà văn, nhà báo. Đến thời điểm hiện tại, cuốn tiểu thuyết chỉ mới đến tay bạn đọc đƣợc vài tháng, do vậy chƣa có bất kì một công trình nào khảo sát về tác phẩm. Nhƣng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, đi sâu vào khám phá tác phẩm thì đã có một số bài viết đăng trên các trang mạng điện tử nhƣ bài viết của Đặng Văn Sinh “Hỗn độn nhƣ là tiểu thuyết sắp đặt dƣới dạng những ký hiệu văn hóa” đăng trên vandoanviet.blogspot.com hay bài viết của Paul Nguyễn Hoàng Đức “tìm hình hài trong tác phẩm Hỗn độn của nhà văn Nguyễn Khắc Phục” đăng trên vanhien.vn. Dành 10 năm tâm huyết, trăn trở, ông coi đây là “đứa con tinh thần” tâm đắc nhất trong sự nghiệp văn chƣơng của mình. Tác phẩm sử dụng cấu trúc lộn ngƣợc cùng cách gọi tên “giả tƣởng” nhƣ: Rơm, anh Hề, Ngƣời Mê, Vong Mũ Sắt, Con Tin, Kỳ Ngông, Ngƣời Xanh và Ngợm Xám... để miêu tả một cách trần trụi số phận những kiếp ngƣời xung quanh nhân vật trung tâm tên Rơm. Tƣởng nhƣ, Hỗn độn sẽ đƣa ngƣời đọc đến một không gian hoang tƣởng với những nhân vật từ hành trạng cho đến tính cách, nhân cách, số phận có phần kỳ dị, lạc lõng. Nhƣng kỳ thực, tất cả đều là sự thật đƣợc phơi bày về số kiếp của những con ngƣời bất hạnh. Từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, họ vẫn không biết đƣợc mình sinh ra để làm ngƣời hay bị đọa đày, cả thể chất và tâm hồn trong cái cõi u mê, tối tăm, giảo trá đến bệnh hoạn. Mà ở đó, có một thế lực luôn nhăm nhe biến ngƣời thành ngợm, biến ma quỷ và phƣờng vô lại thành những đấng mũ cao áo dài… 5
- Nguyễn Khắc Phục đã đặt Rơm vào những trang văn có màu sắc giễu nhại chua xót bên cạnh những dòng tự sự thấm đẫm cay đắng, tự mổ xẻ đến kiệt cùng, phơi bày tất thảy tốt – xấu, trắng – đen. Tƣởng chừng nhà văn có ý đồ phóng đại anh ta thành một kiểu nhân vật hoang tƣởng, luôn đầy ắp những triết luận cao siêu. Và càng lầy lã bao nhiêu trong cuộc đời, Rơm lại bấy nhiêu khao khát về một tình yêu tuyệt đối với một nhân vật cũng “Hỗn độn” không kém mình. Rơm gọi ngƣời ấy là “nàng”, “ngƣời bố thí”, “đàn việt”, “kẻ hớp hồn”, “nàng tiên cá” hay “con bé”. Có lẽ, chính sự kết hợp của “hai mảnh vỡ song sinh” đã làm cho mọi việc vốn hỗn độn trở nên có thể hiểu, cảm nhận và chia sẻ đƣợc với những ngƣời bên ngoài. Thông qua những nhân vật đau khổ, Nguyễn Khắc Phục vẽ ra một hiện thực xã hội chua xót, đƣa ra những dự cảm bất an về sự tha hóa của nhân phẩm con ngƣời. Ông mô tả cái xấu nhƣ một đại dịch đang xâm thực, sự tăm tối đang phình ra lấn lƣớt nhân tính. Những trang cuối trong cuốn Hỗn độn đƣợc ông vua kịch bản sân khấu, lễ hội hoàn thành khi đang chiến đấu với căn bệnh ung thƣ quái ác. Qua sự tìm hiểu, nhận thấy nghệ thuật tự sự cũng là một hƣớng để khai thác về tiểu thuyết này và thấy đƣợc một lối viết độc đáo, tìm ra cái hợp nhất trong tổng hòa cái hỗn độn của nhà văn. Thông qua luận văn này, chúng tôi muốn đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ, đặt các yếu tố thuộc nghệ thuật tự sự liên kết với nhau trong một cấu trúc tự sự chỉnh thể để làm sáng tỏ vấn đề cốt lõi mà tác giả gửi gắm trọn vẹn qua “đứa con tinh thần” đã đƣợc tác giả ấp ủ mƣời năm. Đồng thời sự nghiên cứu này cũng là một mong muốn ngƣời đọc hiểu thêm về Nguyễn Khắc Phục và tác phẩm của ông. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đi sâu tìm hiểu về cuốn tiểu thuyết Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục từ góc nhìn tự sự học, qua đó thấy đƣợc sự cách tân trong kĩ thuật viết tiểu thuyết của ông, khẳng định đƣợc vai trò, vị trí của nhà văn trong nền văn học 6
- Việt Nam đƣơng đại. Nghiên cứu cuốn tiểu thuyết ở các phƣơng diện của nghệ thuật tự sự nhƣ: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, thế giới nhân vật, ngƣời kể chuyện và giọng điệu trần thuật. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Phạm vi kiến thức: Tự sự học gồm rất nhiều yếu tố song ở phạm vi của đề tài chỉ tập trung ở một số khía cạnh cơ bản nhất: Cốt truyện, nhân vật, ngƣời kể chuyện và giọng điệu trong tiểu thuyết Hỗn độn. + Phạm vi tư liệu: Thực hiện đề tài Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục từ góc nhìn tự sự học nên ngƣời viết chỉ tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục, Nxb Hội nhà văn, năm 2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài Hỗn độn của Nguyễn Khắc Phục từ góc nhìn tự sự học luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học; Phƣơng pháp so sánh; Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả; Phƣơng pháp phân tích, đánh giá; Phƣơng pháp loại hình 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính đƣợc trình bày thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Hỗn độn trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Chƣơng 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hỗn độn. Chƣơng 3: Ngƣời kể chuyện và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Hỗn độn. 7
- NỘI DUNG Chƣơng 1. HỖN ĐỘN TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 – vấn đề đổi mới tƣ duy và cách tân nghệ thuật Năm 1986 nhƣ một mốc quan trọng đánh dấu bƣớc ngoặt của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX. Sau khi chiến tranh Việt Mỹ kết thúc, thống nhất đất nƣớc, chiến tranh biên giới phía Nam và phía Bắc vẫn tiếp tục phức tạp, chúng ta áp dụng mô hình kinh tế, văn hóa của miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho cả nƣớc, dẫn đến xã hội khủng hoảng toàn diện. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bóp nghẹt mọi tiềm năng sáng tạo trên mọi mặt, sự bung ra tự giải thoát từ dƣới nảy sinh trên mọi mặt, từ nông nghiệp, ngƣ nghiệp, ngoại thƣơng. Chủ trƣơng đổi mới tƣ duy kinh tế và xã hội, phát triển kinh tế thị trƣờng, đồng thời chủ trƣơng “cởi trói” trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ đã thực sự là liệu pháp sáng suốt tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc về cơ chế cho đất nƣớc. Dƣới ánh sáng đƣờng lối đổi mới của Đại hội VI, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 28/11/1987 của Bộ Chính trị, đời sống văn học Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng. Tƣ tƣởng nói thật, nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới cách nhìn, cách nghĩ trở thành tƣ tƣởng chủ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho tƣ duy nhận thức lại hiện thực, nhu cầu phản ánh hiện thực nhiều chiều phát triển mạnh mẽ. Tinh thần và cũng là một thứ triết lý về sự đổi mới văn học là thể hiện cách nghĩ, cách nhìn mới đối với sự thật, với hiện thực nói chung. Cởi trói cho văn học, phá rào trong văn học, ở ý nghĩa ban đầu của nó là hƣớng đến sự tự do trong phản ánh hiện thực, nhận thức hiện thực. Các nhà quản lý văn hóa văn nghệ và các nhà văn tâm huyết đối với công cuộc đổi mới nền văn học nƣớc nhà không chủ trƣơng, cổ vũ từ bỏ phản ánh luận. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị khẳng định: “Văn học, nghệ thuật phải không 8
- ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến, phát hiện và biểu dƣơng cái mới, khẳng định những mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống, phê phán không khoan nhƣợng những hiện tƣợng tiêu cực, bảo thủ, trì trệ, tạo nên những điển hình sống động về những con ngƣời mới trung thực, dũng cảm, năng động sáng tạo trong chiến đấu và xây dựng, những chiến sỹ của công cuộc đổi mới…Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lƣơng tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh đƣợc nguyện vọng sâu xa của nhân dân và quyết tâm của Đảng đƣa công cuộc đổi mới đến thắng lợi”(trích Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 28/11/1987). Chủ trƣơng “cởi trói” thực sự tạo bƣớc ngoặt cho văn học. Sự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành cùng sự vận động và phát triển của các thể loại văn học. Chính vì vậy, thể loại vừa là sự “phản ánh những khuynh hƣớng lâu dài và hết sức bền vững của văn học” [58] vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua mỗi chặng đƣờng phát triển. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới không nằm ngoài quy luật đó của nghệ thuật. Nguồn gốc sâu xa của một tiến trình đổi mới nằm trong cảm hứng sáng tạo, trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và đời sống xã hội, trong tƣ duy nghệ thuật…Nhƣng tất cả những yếu tố đó đều trực tiếp chi phối đến phƣơng thức phản ánh, đến cách thức cấu trúc và vận dụng thể loại. Tiểu thuyết là một thể loại lớn của phƣơng thức tự sự, một trong những thể loại chủ chốt của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Kể từ những gƣơng mặt đầu tiên của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết hiện thực phê phán, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến, tiểu thuyết Việt Nam đã có cuộc hành trình ngót ¾ thế kỉ. Trong khoảng thời gian đó, tiểu 9
- thuyết đã khẳng định đƣợc vị trí then chốt của mình bằng việc tái hiện những bức tranh hiện thực đời sống với một quy mô lớn, bao quát đƣợc những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con ngƣời. Hiện thực đời sống thời kỳ đổi mới với nhiều biến động phức tạp là mảnh đất màu mỡ, lý tƣởng cho sự sáng tạo tiểu thuyết. Có thể nói rằng tiểu thuyết sau 1986 là cuộc hành hƣơng tìm về với cội nguồn đặc trƣng thể loại, đi sâu tìm hiểu, khám phá những vấn đề thuộc về số phận cá nhân. M.Butor – tiểu thuyết gia nổi tiếng của Pháp thế kỉ XX cho rằng: “Trong cuộc kiếm tìm và hƣớng tới sự đổi mới, điều quan trọng là phải thấy đƣợc sự cần thiết phải thay đổi bản thân khái niệm của tiểu thuyết…”[28]. Đổi mới tƣ duy và cách tân nghệ thuật tiểu thuyết đƣợc khởi đầu và dẫn dắt từ sự đổi mới quan niệm về thể loại. Trong môi trƣờng văn hóa, văn học đƣợc mở rộng giao lƣu và hội nhập, nhiều xu hƣớng tiểu thuyết hiện đại phƣơng Tây và những lý thuyết mới về tiểu thuyết đƣợc giới thiệu ở Việt Nam đã tác động thực sự đến quan niệm về cách viết của nhiều nhà văn. Quan niệm mới về tiểu thuyết ở nƣớc ta hiện nay chịu ảnh hƣởng nhiều từ lý luận của M.Bakhtin và M.Kundera, mặt khác cũng tiếp nhận ảnh hƣởng của trào lƣu tiểu thuyết mới, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và cả những ảnh hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới. Tính chất động, luôn biến đổi và không dừng lại ở bất kì mô hình nào là một đặc điểm bao trùm của tiểu thuyết, nói nhƣ M.Bakhtin: “Tiểu thuyết là thể loại văn chƣơng duy nhất đang biến chuyển và chƣa định hình (…) Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chƣa hề rắn lại và chúng ta chƣa thể dự đoán đƣợc hết những khả năng uyển chuyển của nó”[9]. Nhận thức về đặc điểm này của tiểu thuyết đã trở nên một quan niệm chung của hầu hết các cây bút tiểu thuyết thuộc các thế hệ khác nhau. Nhà văn Tô Hoài từng phát biểu: “…thật là không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hoành không 10
- bờ”[28]. Những cây bút theo đuổi sự cách tân tiểu thuyết theo hƣớng hiện đại đã rất mạnh dạn tìm tòi thể nghiệm, sáng tạo nhiều kiểu dạng tiểu thuyết, làm đa dạng hóa bức tranh thể loại tiểu thuyết Việt Nam hôm nay. 1.1.1. Quan niệm mới về tiểu thuyết Việt Nam đương đại Văn học nghệ thuật là một phạm trù thuộc ý thức xã hội, là sự đánh giá chủ quan về thế giới khách quan. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho văn học là phải phản ánh chân thực những bƣớc vận động của cuộc sống. Sau năm 1986, đất nƣớc ta bƣớc vào công cuộc đổi mới trên mọi bình diện xã hội. Hiện thực đời sống thay đổi cùng sự chuyển biến về nhu cầu của bạn đọc khiến văn học tất yếu phải đổi mới. Hƣớng đến tính dân chủ là điểm nổi bật trong quan niệm tiểu thuyết của các cây bút theo xu hƣớng đổi mới. Tính chất dân chủ thể hiện trƣớc hết ở việc giải phóng tiểu thuyết khỏi nhiệm vụ phản ánh hiện thực một cách đơn giản. Tiểu thuyết giờ đây khôngchỉ nhƣ tấm gƣơng soi của thời đại, không nhất thiết phải là một sự tái hiện một hiện thực khả tín nhƣ quan niệm của nhà văn Nguyễn Công Hoan trƣớc đây: “Tiểu thuyết là bịa nhƣ thật”. Hiện thực tiểu thuyết hôm nay chỉ là một khả thể, thậm chí có thể là một hiện thực bất khả tín. Ở góc độ chủ thể sáng tạo, tính dân chủ thể hiện ở chỗ: tiểu thuyết không chỉ là tiếng nói của dân tộc và thời đại mà quan trọng hơn còn là phát ngôn thể hiện tƣ tƣởng, quan niệm riêng của ngƣời nghệ sĩ. Nhà văn hoàn toàn có quyền đề xuất những chuẩn mực giá trị mới, có quyền trình bày những kinh nghiệm cá nhân. Nhà văn buộc phải đổi mới quan niệm và cách viết của mình để phù hợp với thời đại và thị hiếu công chúng, tự thân văn học phải đổi khác, không thể đem văn học của một thời kì đã có sẵn để áp đặt lên cái nhìn của con ngƣời hôm nay. Tiểu thuyết với vai trò sứ mệnh trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn và phơi bày hiện thực xã hội đã làm tốt vai trò trong địa hạt của một nền văn xuôi hiện đại. Đối với tiểu thuyết, sự đổi mới đƣợc thể hiện trƣớc hết ở việc mở rộng 11
- khả năng chiếm lĩnh, khám phá và mô tả hiện thực. Tiểu thuyết là thể loại luôn thay đổi, biến hóa, “không hoàn kết”, bởi vì nó “tiếp xúc tối đa với cái đƣơng đại chƣa hoàn thành”(M.Bakhtin). Ý thức đƣợc bản thể của tiểu thuyết, nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Tôi không phủ nhận giá trị tiểu thuyết thời trƣớc, nhƣng thật là không thể cho tiểu thuyết một nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hoành không bờ” [54;38]. Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Một thể loại văn học phải chứng tỏ sức sống của nó ở tính đa dạng và không ngừng cách tân. Nhất là đối với tiểu thuyết, một thể loại có sức chứa và sức chở rất lớn”[54;39]. Tiểu thuyết, bởi vậy, dần hiện ra nhƣ một thế giới sáng tạo tự do, in đậm dấu ấn cá nhân. Đúng nhƣ nhà văn Tạ Duy Anh đòi hỏi: “Tôi chủ tâm đòi hỏi tiểu thuyết phải nhƣ vậy, bản thân nó phải là một thế giới thay vì chỉ phản ánh đời sống một cách đơn giản và nó phải tạo ra nhiều cấp đối thoại”[2;155]. Trƣớc 1986 văn xuôi Việt Nam chủ yếu hƣớng về thế giới bên ngoài, thế giới sự kiện, hành động, đến nhân dân, cộng đồng, dân tộc, nó chiếm lĩnh hiện thực ở chiều rộng và phô diễn hiện thực đó theo yêu cầu, nhiệm vụ của thời đại lịch sử, chính trị. Tiểu thuyết từ 1986 trở về sau là một thế giới sáng tạo mới mẻ. Nó sáng tạo ra thế giới hiện thực thứ hai, quan tâm đến số phận cá nhân và khám phá chiều sâu thế giới nội tâm phức tạp của con ngƣời. Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: “Văn học chăm chú quan tâm hơn đến con ngƣời với tƣ cách là một thế giới cá nhân phong phú, phức tạp, đa dạng, đa chiều, đa tầng trong nhiều mối quan hệ cũng hết sức phức tạp và đa dạng với toàn xã hội và với chính mình…”[33]. Nhà văn Lê Lựu thẳng thắn chỉ ra: “Những tác phẩm trƣớc đó của tôi chƣa chú ý nghiên cứu sâu tính cách, tâm lý và quy luật phát triển của con ngƣời – nhân vật. Tôi tự bảo không thể viết nhƣ cũ đƣợc”[58]. Nhà văn Mạc Phi cũng nói rõ: “Con ngƣời trong tiểu thuyết ta ngày hôm nay và sắp tới sống tất bật, ồn ào trong chiều rộng của thế giới bao 12
- quanh…đồng thời cũng rất sâu sắc, rất đằm, trong chiều dày của tâm trạng”[58]. Nguyễn Minh Châu ủng hộ hƣớng tìm tòi nhƣ thế của tiểu thuyết, ông nói: “Chúng ta tiếp thu các hình thức tiểu thuyết chính là để trở về xem xét con ngƣời Việt Nam một cách sáng tỏ và để đào xới vào nó sâu hơn”[58]. Tiểu thuyết là thể loại “không hoàn kết” mà thế giới bây giờ đa chiều, đa thanh nên các nhà văn thƣờng xây dựng những kết thúc mở, mở ra một câu chuyện mới hoặc mời gọi ngƣời đọc tự sáng tạo ra một kết thúc riêng cho tác phẩm theo quan niệm, kinh nghiệm, trí tƣởng tƣợng của mình. Một số nhà văn đề nghị tiểu thuyết phải là một thế giới đa chiều, đa nghĩa, đa âm, đa thanh, thậm chí nó có thể “chứa đựng nhiều tiếng nói mâu thuẫn nhau, độc lập với nhau, xung đột nhau, nó không độc thoại, không đồng nhất, không khép kín, không kết thúc, nó “sống” nhất, so với các thể loại văn học khác mà nó tiếp thu, hòa lẫn, cải tạo và phát triển” (M.Bakhtin)[58]. Quan niệm tích cực này đã thúc đẩy ngƣời cầm bút thể nghiệm đổi mới, tìm tòi, hiện đại hóa một số phƣơng diện cốt yếu của nghệ thuật tự sự. Dĩ nhiên, một tiểu thuyết đa chiều, đa âm sẽ luôn đòi hỏi ngƣời đọc, nhà phê bình đến với nó phải đóng vai khác, bây giờ họ không thể đóng vai ban phát, áp đặt “chân lý”, hoặc “cầm roi quất cho con ngựa sáng tác lồng lên”(chữ dùng của Trƣờng Chinh) nữa mà trở thành một bạn đọc bình đẳng, đồng sáng tạo, một bạn đọc phải tự trang bị những hiểu biết cần thiết về nghệ thuật mới có khả năng đối thoại. Một biểu hiện khác của quan niệm tiểu thuyết đa chiều, đa âm là việc một số nhà văn chủ trƣơng pha trộn, dung nạp nhiều thể loại khác trong văn bản tiểu thuyết để gia tăng tiếng nói đối thoại, cách tiếp cận và phô diễn hiện thực. Không phải ngẫu nhiên trong văn bản tiểu thuyết sau 1986 xuất hiện nhiều nhân vật là nhà thơ, nghệ sĩ, chất thơ, chất nhạc đầy ắp trong ngôn ngữ tiểu thuyết, các câu văn, lời văn rất giàu nhạc điệu, có nhịp điệu, tính triết luận tôn giáo đậm nét, tính chất tự thuật đan xen, thấm đẫm không dễ phân 13
- biệt trong nhiều phát ngôn…Đó chính là những biểu hiện cụ thể về ý thức đổi mới nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ trong văn bản tiểu thuyết. Nhà văn Tô Hoài chỉ rõ: “Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp thu hút đƣợc hết các thể loại khác. Không ai trói đƣợc nó trong bất cứ một chừng mực nào. Chúng ta có thể đem vào tiểu thuyết một hình thức nào đó của văn xuôi cũng đƣợc: kịch, bút kí, truyện ngắn, truyện dài và cả thơ nữa, đem từng chƣơng, từng đoạn hoặc từng chữ - dùng thẳng hay dùng tinh thần nó – để miêu tả một ý nghĩ, một hành động nhân vật, hình thức nào tiểu thuyết cũng dung nạp đƣợc tất”[31;105]. Tiểu thuyết chứa trong bản thân nó “đa thể loại”, nó trở thành một thứ liên văn bản, pha trộn, lai ghép rất nhiều phƣơng thức chiếm lĩnh và phô diễn hiện thực, tiểu thuyết đổi mới có khả năng mời gọi sự sáng tạo của những ngành nghệ thuật khác, đặc biệt là điện ảnh và kịch. Đây là một trong những lý do khiến cho tiểu thuyết Phố đƣợc chuyển thành kịch Hà Nội đêm trở gió và Người Hà Nội, tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới không có giấy giá thú chuyển thể thành phim Mùa lá rụng, Mảnh đất lắm người nhiều ma chuyển thể thành phim Đất và Người… Hƣớng đến tính trò chơi cũng là một quan niệm mới về tiểu thuyết. Tiếng gọi của trò chơi là một trong những tiếng gọi mà nhà văn M.Kundera đã lắng nghe đƣợc từ những cuốn tiểu thuyết ra đời vào thế kỉ XVIII ở Châu Âu. Ông đã rất có lý khi cho rằng: “Ở bên ngoài tiểu thuyết, ngƣời ta sống trong thế giới của những điều khẳng định…Trong lãnh địa của tiểu thuyết, ngƣời ta không khẳng định: Đây là lãnh địa của trò chơi và của những giả thuyết. Sự chiêm nghiệm của tiểu thuyết do vậy, trong bản chất của nó, mang tính nghi vấn, giả thuyết”[28]. Độc giả cũng dần dần đƣợc làm quen với sự giải thiêng, với giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi. Nhà văn hậu đổi mới dần từ bỏ gƣơng mặt nghiêm trang, đứng đắn và vai trò thuyết giảng đạo đức khô khan, họ quay lƣng lại với các nguyên tắc cổ điển, chủ động hiện diện nhƣ 14
- một chủ thể tự do, nhìn thế giới vận hành nhƣ một trò chơi, và sáng tạo ra một thế giới trò chơi trong tiểu thuyết. Có thể nói, sự gia tăng tính trò chơi là một điểm mới khác trong quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn đƣơng đại, nhằm tạo ra một sự hấp dẫn, thách đố riêng, kích thích sự tò mò khám phá nơi ngƣời đọc. Tiểu thuyết là một cuộc phiêu lƣu, đòi hỏi ngƣời đọc luôn phải tỉnh táo, và hoài nghi nhƣ chính tác giả. Nhà văn đƣơng đại thƣờng tạo ra “trò chơi hiện thực”. Một mặt, nhà văn làm cho hiện thực đƣợc hƣ cấu đƣợc trở nên “nhƣ thật” để thuyết phục đƣợc ngƣời đọc, nhƣng mặt khác, cũng có khi họ cố ý, giả vờ hoặc công khai trò chơi hƣ cấu ấy – chỉ cho ngƣời đọc thấy những điều ngƣời trần thuật đang kể chỉ là sự hƣ cấu, bịa đặt, là tin đồn, là “chuyện khó tin”. Tính trò chơi đã giải phóng tiểu thuyết khỏi chức năng giáo huấn, bớt đi tính chất nghiêm trang và đề cao tính giải trí – một chức năng quan trọng của văn chƣơng, mà trƣớc đây chƣa đƣợc chú ý. Mặt khác, tính trò chơi giúp cho nhà văn thỏa sức sáng tạo, anh ta đƣợc quyền tự do thể nghiệm những hình thức nghệ thuật mới. Anh ta có thể tạo ra một thế giới giả tƣởng hoàn toàn không có thật, không đáng tin, nhƣng cũng không cần thuyết phục bạn đọc phải tin vào thế giới đó. 1.1.2. Những cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Con đƣờng của tiểu thuyết trong hơn 30 năm qua đã trải qua không ít thăng trầm, nhƣng vẫn luôn là sự vận động với những tìm tòi nỗ lực để đổi mới. Ở những chặng đầu của thời kì đổi mới tiểu thuyết đã gặt hái đƣợc nhiều thành công, có những tìm tòi, bứt phá mạnh bạo về mặt nghệ thuật, gây đƣợc tiếng vang trong công chúng và hiệu ứng xã hội rộng rãi. Sau một thời gian rơi vào tình trạng trầm lắng đến những năm đầu thế kỉ XXI, một lần nữa ngƣời ta lại chứng kiến sự phục hồi, nở rộ của tiểu thuyết với sự đa dạng về đề tài, khuynh hƣớng nghệ thuật và bút pháp. Trong sự đa dạng, phong phú 15
- của tiểu thuyết hôm nay, nếu nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật có thể nhận ra hai xu hƣớng chính: Làm mới tiểu thuyết trên nền truyền thống và hƣớng cách tân theo tinh thần hiện đại. Xu hƣớng thứ nhất chủ yếu vẫn bám sát khung thể loại truyền thống nhƣng có gia tăng một số yếu tố nhƣ sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, sử dụng yếu tố huyền ảo, yếu tố trào lộng…Nhìn chung, xu hƣớng này vẫn thu hút đƣợc đông đảo độc giả bởi nó có những cách tân thú vị mà lại không gây nhiều khó khăn cho sự tiếp nhận của bạn đọc. Thuộc xu hƣớng này có nhiều cây bút thuộc các thế hệ đã sáng tác từ trƣớc năm 1975, trong đó có các nhà văn lão làng nhƣ Tô Hoài, Nguyễn Khải, Hồ Phƣơng, Nguyễn Xuân Khánh, Ma Văn Kháng…các nhà văn trƣởng thành từ thời kì kháng chiến chống Mỹ và sau kết thúc chiến tranh nhƣ Lê Lựu, Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Bảo, Lê Văn Thảo, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Quang Hà…Thứ hai là xu hƣớng cách tân theo tinh thần hiện đại. Những nhà văn thuộc xu hƣớng này đã đổi mới hình thức thể loại bằng cách vận dụng những kĩ thuật tự sự hiện đại phƣơng Tây, trên cơ sở đổi mới quan niệm về tiểu thuyết. Khởi đầu của xu hƣớng này là Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Nỗi buồn chiến tranhcủa Bảo Ninh, xuất hiện ở chặng đầu thời kì đổi mới. Nhƣng với xu hƣớng thứ hai này dƣờng nhƣ không đƣợc tiếp tục trong khoảng gần mƣời năm ở thập kỉ 90, phải đến vài năm cuối thế kỉ XX mới có lác đác một vài cuốn tiểu thuyết thể hiện sự phá cách về hình thức thể loại và sang đầu thế kỉ XXI cho đến nay, chúng ta mới chứng kiến sự bùng nổ thật sự của xu hƣớng đổi mới cách viết này. Trong khoảng thời gian đầu của thế kỉ XXI, văn đàn Việt Nam thực sự sôi động bởi sự xuất hiện của hàng loạt tiểu thuyết mới và lạ về cách viết nhƣ Thoạt kì thủy, Ngồi, Mình và họ của Nguyễn Bình Phƣơng; Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh; nhiều tiểu thuyết của Hồ Anh Thái; Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà; Người sông mê của Châu Diên…Một số cây bút ngƣời Việt định cƣ ở nƣớc 16
- ngoài cũng thể hiện khát vọng đổi mới tiểu thuyết, trong đó ấn tƣợng hơn cả là Chinatown, Paris 11 tháng 8, T.mất tích của Thuận; Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng... Những tiểu thuyết kể trên không cuốn nào có đƣợc sự kết tinh nghệ thuật cao và làm chấn động dƣ luận nhƣ Thiên sứ của Phạm Thị Hoài và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trƣớc đây, nhƣng có thể thấy rõ ràng đã tạo đƣợc sự chú ý, thậm chí phân lập bạn đọc một cách sâu sắc. Phần lớn các tác giả kể trên đều là những cây bút đang ở độ sung sức và đã có độ chín nhất định trong tƣ duy nghệ thuật. Với những sáng tác độc đáo về hình thức nghệ thuật, họ góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc. Có thể khái quát những nét chính trong sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của xu hƣớng cách tân ở một số phƣơng diện sau: Sự thu hẹp về quy mô tác phẩm là đặc điểm dễ nhận ra đầu tiên về mặt hình thức. Hầu hết các tiểu thuyết theo xu hƣớng cách tân đều chỉ có số trang từ khoảng 150 đến 250 trang, một số ít có thể đến 300 trang. Chính vì vậy, “tiểu thuyết ngắn” trở thành một thuật ngữ định danh cho những cuốn tiểu thuyết “gọn nhẹ” này. Thực ra trƣớc đây Nguyễn Khải cũng đã có những tiểu thuyết ngắn thiên về chính luận – triết luận nhƣ Chủ tịch huyện, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người…nhƣng sang đầu thế kỉ XXI, xu hƣớng thu gọn quy mô tác phẩm mới thật sự đƣợc nhiều nhà văn lựa chọn, một mặt để phù hợp với văn hóa đọc thời hiện đại, mặt khác nó cũng nằm trong ý thức làm mới tiểu thuyết. Tiểu thuyết đã đƣợc giải phóng khỏi chức năng phản ánh bức tranh đời sống xã hội, không phụ thuộc vào một cốt truyện có đầy đủ thành phần. Nhà văn quan tâm đến cách kể câu chuyện hơn là nội dung câu chuyện. Kết cấu phức hợp và sự pha trộn nhiều thể loạilà đặc điểm nổi bật của cấu trúc văn bản tiểu thuyết cách tân theo hƣớng hiện đại. Tiểu thuyết giờ đây có thể dung hợp trong nó nhiều thể loại khác nhau nhƣ: thơ, kịch, tiểu luận, 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh hình tượng anh hùng Từ Hải và Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn hóa
118 p | 597 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 161 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn