intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật kinh doanh - Chương 5

Chia sẻ: Le Van Dai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

156
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều nhà khoa học đã thống nhất rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có ở các dạng cơ bản sau: Tranh chấp trong kinh doanh: được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là các tranh chấp diễn ra trong các quá trình đầu tư,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật kinh doanh - Chương 5

  1. CHƯƠNG 5 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH  5.1 KHÁI NIỆM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 5.1.1 Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều nhà khoa học đã thống nhất rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có ở các dạng cơ bản sau: ­ Tranh chấp trong kinh doanh: được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là các tranh chấp diễn ra trong các quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. ­ Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương. ­ Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương. ­ Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương như: tranh chấp giữa Mỹ và EU về nhập khẩu chuối tại WTO. Có thể nói, trong các loại tranh chấp kinh tế kể trên, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau. Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp kinh tế, là sự bất đ ồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông thường gắn với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản. Do đó, có thể khái quát những đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh như sau: ­ Nó luôn gắn liền với những hoạt động kinh doanh của các chủ thể. ­ Các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các doanh nghiệp.
  2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 109 ­ Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên. 5.1.2 Các yêu cầu của quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh và vì vậy giải quyết tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự thân của các quan hệ kinh tế. Theo hiểu biết chung: giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc l ựa chọn các hình thức biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu: ­ Nhanh chóng, thuận lợi không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh. ­ Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bêb trong kinh doanh. ­ Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường. ­ Kinh tế nhất, ít tốn kém nhất. Sự tác động của những đặc điểm riêng biệt về phong tục, tập quán, truyền thống, trình độ phát triển kinh tế xã hội, đã làm cho các cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của các quốc gia rất khác nhau. Mặc dù vậy, căn cứ vào nhu c ầu điều chỉnh pháp luật có sự phân hoá đối với các hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, cho tới thời điểm hiện tại các hình thức giải quyết tranh chấp chủ yếu được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm: thương lượng, hoà giải, trong tài (phi chính phủ), và giải quyết thông qua toà án (thủ tục tư pháp) 5.2 CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 5.2.1 Thương lượng ­ Khái niệm: thương lượng là hình thưc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biện pháp thích h ợp và đi đến thống nhất để tự giải quyết các bất đồng. + Bản chất: Thương lượng thật sự đã trở thành quá trình trao đổi ý kiến, bày tỏ ý chí giữa các bên để tìm giải pháp tháo gỡ.
  3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 110 + Kết quả của thương lượng là những cam kết, thoả thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bế tắc hoặc bất đồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó. ­ Hình thức pháp lý: pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều quy định hình thức pháp lý của việc ghi nhân kết quả thương l ượng là biên bản thương lượng. + Nội dung chủ yếu của biên bản thương lượng phải đề cập tới những vấn đề sau: những sự kiện pháp lý có liên quan, chính kiến của mỗi bên (những bất đồng), các giải pháp được đề xuất, những thoả thuận cam kết đạt được. + Khi biên bản thương lượng được lập một cách hợp lệ, những thoả thuận trong biên bản thương lượng được coi là có giá trị pháp lý như hợp đồng mà hình thức thể hiện là hợp đồng sửa đổi, bổ sung hoặc phụ lục hợp đồng và đương nhiên nó có ý nghĩa bắt buộc đối với các bên. Khẳng định giá trị pháp lý của biên bản thương lượng sẽ thể hiện tính dứt điểm đối với từng vụ việc phát sinh trong quan hệ kinh doanh, tránh được hiện tượng "bất đồng nối tiếp bất đồng" ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Trong trường hợp kết quả thương lượng không được một bên tự giác thực hiện vì thiếu thiện chí, biên bản thương lượng sẽ được bên kia sử dụng như một chứng cứ quan trọng đ ể xuất trình trước cơ quan tài phán kinh tế, để yêu cầu cơ quan này thừa nhận và cưỡng chế thi hành những thoả thuận nói trên. ­ Ưu, nhược điểm của hình thức thương lượng. + Ưu: Thương lượng là hình thức phổ biến thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Hình thức này từ lâu đã được giới thương nhân ưa chuộng, vì nó đơn giản lại không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức, ít tốn kém hơn và nói chung không làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên trong kinh doanh cũng như giữ được bí mật kinh doanh. Do đó, thương lượng trở thành hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến của các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới, đặc biệt là các tập đoàn kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,… để bảo vệ một cách có hiệu quả bí mật thương mại giữa họ. + Nhược: Quá trình thương lượng thành công hay thất bại phụ thuộc vào thiện chí của các bên.Thương lượng đòi hỏi trước hết các bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác và phải có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên môn, pháp lý. Tuy nhiên, nếu một trong các bên thiếu thiện chí thì quá trình giải quy ết thường kéo dài, thậm chí bế tắc, buộc các bên phải tìm kiếm hình thức khác và
  4. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 111 trong trường hợp đó sẽ còn mất nhiều thời gian hơn. Mặt khác, kết quả thương lượng chỉ được bảo đảm bằng sự tự giác thực hiện của các bên, nên trong nhiều trường hợp tính khả thi thấp. 5.2.2 Hoà giải. ­ Khái niệm: hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập, do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, làm vai trò trung gian đ ể hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm chấm dứt các tranh chấp, bất hoà. Hoà giải mang tính chất tự nguyện, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên. + Bên thứ ba với tính chất là trung gian hoà giải phải có vị trí độc lập đối với các bên. Điều đó có nghĩa là bên thứ ba này không ở vị trí xung đột lợi ích đối với các bên hoặc không có những lợi ích gắn liền với lợi ích của một trong hai bên trong vụ việc đang có tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian hoà giải không phải là những đại diện bất kỳ của bên nào và cũng không có quyền quyết định, phán xét như một trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc). + Bên thứ ba làm trung gian hoà giải thường là các cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến các tranh chấp phát sinh (có thể là các giám định viên, hội đồng giám đinh, phòng công nghiệp thương mại Việt nam). Công việc của họ là: i) Xem xét, phân tích đánh giá và đưa ra những ý kiến, nhận định bình luận về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và những vấn đề có liên quan để các bên tham khảo (chẳng hạn: tổ chức giám định, đánh giá, tư vấn chuyên môn, tư vấn pháp lý,…). ii) Đề ra những giải pháp, phương án thích hợp để cácbên tham khảo lựa chọn và quy ết định. Các bên tranh chấp cung cấp thông tin cho nhau và trình bày quan điểm của mình, người hoà giải hướng các bên vào việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp nhằm loại trừ những ý kiến bất đồng, những xung đột về lợi ích giữa các bên ­ Hai hình thức hoà giải chủ yếu: hoà giải ngoài tố tụng, hoà giải trong tố tụng. i) Hoà giải ngoài tố tụng: là hình thức hoà giải qua trung gian, được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán. Đối với hoà giải ngoài tố tụng, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới coi đây là công việc riêng c ủa các bên nên không điều chỉnh trực tiếp và chi tiết. Mặc dù vậy, ngay trong hình thức này cũng có những vấn đề pháp lý sau đây được đặt ra: + Sự lựa chọn của các bên về trung gian hoà giải (giám định viên, hội đồng giám định,.…) có thể đã được quy định trước về mặt nguyên tắc
  5. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 112 trong hợp đồng và sau đó khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ chỉ định cụ thể. Trong trường hợp hợp đồng không xác định thì khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ phải thoả thuận chỉ định trung gian hoà giải. + Các bên có thể xác định một quy trình tiến hành trung gian hoà giải và trong trường hợp không xác định thì có thể hiểu là các bên dành cho trung gian hoà giải toàn quyền quyết định một quy trình mềm dẻo và linh hoạt. + Các ý kiến, nhận xét của trung gian hoà giải có tính chất khuy ến nghị đối với các bên. Khi được các bên chấp thuận thì các ý kiến này sẽ đ ược thể hiện dưới hình thức văn bản, có sự xác nhận của bên đứng ra làm trung gian hoà giải và có giá trị ràng buộc các bên. + Việc thừa nhận giá trị pháp lý của những khuyến nghị như vậy của trung gian hoà giải, khi đã được các bên chấp nhận, phải được ghi nhận và đảm bảo thi hành bằng pháp luật. Điều này, cho đến nay, pháp luật nước ta còn bỏ ngỏ. + Một hợp đồng dịch vụ có liên quan đến trung gian hoà giải cần phải được thiết lập giữa các bên tranh chấp và trung gian hoà giải nhằm giải quyết các vấn đề như: ai phải chịu phí tổn, các chuẩn mực cần thiết cho trung gian hoà giải, quyền và nghĩa vụ của các bên. + Thực chất trung gian hoà giải thường áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp mà ở đó ngoài yếu tố thiện chí của các bên còn có các vấn đ ề đòi hỏi tính chuyên môn mà tự các bên khó có thể xem xét và đánh giá một cách khách quan. Ở nhiều quốc gia hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp quan trọng và đây cũng là điều giải thích cho sự ra đời các trung tâm hoà giải (Trung tâm hoà giải Bắc Kinh để giải quyết các tranh chấp thương mại và hàng hải quốc tế…) và các quy trình hoà giải mẫu (Quy trình hoà giải Folloberg - Taylor, quy trình hoà giải không bắt buộc của phòng thương mại quốc tế tại London, quy trình hoà giải mẫu của UNCITRAL (uỷ ban của liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế) năm 1980,…) + Có thể nói rằng hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải ở nước ta chưa phổ biến do thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể cũng như các điều kiện chuyên môn, thói quen trong thương mại và vì vậy dường như trung gian hoà giải còn mang nặng tính lý tưởng. ii) Hoà giải trong tố tụng: là hoà giải được tiến hành tại toà án hay trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Người trung
  6. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 113 gian hoà giải trong trưòng hợp này là toà án và trọng tài (cụ thể là thẩm phán hoặc trọng tài viên phụ trách vụ việc). + Hoà giải trong tố tụng được coi là một bước, một giai đoạn trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án hay trọng tài và chỉ được tiến hành khi một bên có đơn kiện gửi đến toà án hoặc đơn yêu cầu trọng tài giải quyết và đơn này được thụ lý. + Do bản chất của hoà giải là sự tự quyết định của các bên tranh chấp nên trong quá trình hoà giải thẩm pháp hoặc trọng tài viên không được phép ép buộc mà phải tôn trọng tính tự nguyện, tự do ý chí của các bên cũng như không được tiết lộ phương hướng đường lối xét xử,… Khi các đương sự đạt được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì toà án hay trọng tài lập biên bản hoà giải thnàh và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đượng sự và quyết định này có hiệu lực, được thi hành như một bản án của toà án hay phán quyết của trọng tài. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hoà giải trong tố tụng và hoà giải ngoài tố tụng. + Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển hoà giải trong tố tụng (đặc biệt là tố tụng toà án) phải tuân theo một quy trình hết sức chặt chẽ. Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, hoà giải có thể được thực hiên trước giai đoạn xét xử, trong gian đoạn xét xử và kể cả sau khi đã có phán quyết của toà án hay trọng tài. Sở dĩ có được điều này là vì theo quan điểm của họ mục đích của việc giải quyết tranh chấp sẽ đạt được một cách hiệu quả nhất thông qua sự thoả thuận của các đương sự. 5.2.3 Tố tụng trọng tài 5.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm ­ Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. ­ Đặc điểm + Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Nó có quyền phán quyết như toà án, quy ết đ ịnh của trọng tài được cưỡng chế thi hành. + Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thoả thuận và tài phán. Cụ thể, thoả thuận làm tiền đề cho phán quyết và không
  7. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 114 thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thoả thuận. Do đó, về nguyên tắc thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật. Các đương sự có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào, bất cứ trọng tài Ad-hoc nào hoặc bất cứ trung tâm trọng tài nào trên thế giới. Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích công, pháp luật của nhiều nước chỉ thừa nhận thẩm quyền của trọng tài trong lĩnh vực luật tư. + Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự rất cao: các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, l ựa ch ọn quy tắc trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp…. Phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khai. + Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực thi hành đối với các bên. Nếu một trong các bên không thi hành thì có quyền yêu cầu toà án công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. + Có sự hỗ trợ của toà án. Sở dĩ cần phải có sự hỗ trợ của toà án bởi vì phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước, do đó, cần phải có một cơ quan nhà nước hỗ trợ, đó là toà án. Có thể nói rằng không có s ự h ỗ tr ợ của toà án thì trọng tài chỉ là vô nghĩa. Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam thì toà án hỗ trợ để đảm bảo thi hành thoả thuận trọng tài, hỗ trợ cho trọng tài trong việc chỉ định trọng tài viên, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, kiểm tra, giám sát đối với các quyết định của trọng tài (huỷ quyết định trọng tài). Ví dụ: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu các bên không đồng ý thì có quyền làm đơn gửi toà án tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Khi xét đơn yêu cầu, toà án không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ đ ối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam (căn cứ để huỷ quyết định trọng tài ). + Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai dạng cơ bản: trọng tài vụ vi ệc và trọng tài thường trực. i) Trọng tài vụ việc (trọng tài Ad-hoc): là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết các tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong những tranh chấp đó. Đặc điểm cơ bản của trọng tài vụ việc là không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc và không lệ thuộc vào bất cức một quy tắc xét xử nào. Về nguyên tắc, các bên khi yêu cầu tr ọng tài Ad-hoc xét xử có quyền lựa chọn thủ tục, các phương thức tiến hành tố tụng. Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, khá linh hoạt, mềm dẻo về phương thức hoạt động nên nói chung phù hợp với những
  8. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 115 tranh chấp ít tình tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và các bên tranh chấp có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, cũng như kinnh nghiệm tố tụng. Trên thực tế, số lượng vụ việc giải quyết bằng trọng tài Ad-hoc không nhiều. ii) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế): là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức, trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Phần lớn các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều tổ chức theo mô hình này dưới các tên gọi như: trung tâm trọng tài, uỷ ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia. Thông thường cơ cấu tổ chức của trọng tài gồm: bộ phận thường tr ực (Ban quản trị và phòng thư ký), các hội đồng trọng tài (được thành lập khi có vụ việc). Ngoài ra còn có bộ phận giúp việc. Đặc điểm cơ bản của trọng tài thường trực là có quy chế tố tụng riêng và được quy định rất chặt chẽ. Về cơ bản, các đương sự không được lựa chọn thủ tục tố tụng. 5.2.3.2 Trung tâm trọng tài ở Việt nam ­ Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài (điều 16 pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam) + Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm trọng tài tồn tại với tư cách một tổ chức phi chính phủ, một tổ chức xã hội nghề nghiệp. + Trung tâm trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện. + Trung tâm trọng tài có ban điều hành và các trọng tài viên: i) Ban đi ều hành trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do chủ tịch trung tâm trọng tài cử. ii) Trọng tài viên là những người được trung tâm trọng tài mời, trọng tài viên phải có đủ điều kiện quy định tại điều 12 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam, có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều 13. ­ Nhiệm vụ quyền hạn của trung tâm trọng tài (điều 17) + Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài + Mời những người đủ điều kiện làm trọng tài viên của trung tâm. + Chỉ định trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài + Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng cho các hội đồng trọng tài giải quyết các vụ tranh chấp
  9. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 116 + Thu phí trọng tài , trả thù lao cho trọng tài viên theo đi ều l ệ c ủa trung tâm trọng tài + Tổ chức rút kinh nghiệm, bồ dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quy ết tranh chấp cho các trọng tài viên. + Báo cáo định kỳ hoạt động của trung tâm trọng tài với bộ Tư pháp, hội luật gia Việt nam, sở tư pháp nơi trung tâm đăng ký hoạt động. + Xoá tên trọng tài viên trong danh sách trọng tài của trung tâm khi tr ọng tài viên vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp lệnh này và điều lệ của trung tâm trọng tài . + Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ­ Chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài (điều 18) + Hoạt động của trung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây: i) Các trường hợp quy định tại điều lệ của trung tâm trọng tài. ii) bị thu hồi gi ấy phép thành lập trung tâm trọng tài + Khi chấm dứt hoạt động, trung tâm trọng tài phải nộp lại giấy phép thành lập cho cơ quan đã cấp giấy phép Các trung tâm trọng tài tại Việt nam 1. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam. - Trụ sở: Trung tâm thương mại quốc tế, 9 Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt nam. - Điện thoại: 84.4.574 2021/ 574 4001. - Fax: 84.4.574 3001 - Email: viac-vcci@hn.vnn.vn 2. Trung tâm trọng tài kinh tế Hà nội - Trụ sở: 30 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt nam. - Điện thoại: 84.4.822 0602. - Fax: 84.4.628 0590 3. Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long - Trụ sở: 47 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt nam. - Điện thoại: 84.4.823 1949.
  10. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 117 - Fax: 84.4.843 5801 4. Trung tâm trọng tài kinh tế Bắc Giang - Trụ sở: 65 Nguyễn Văn Cừ, TX Bắc Giang, Việt nam. - Điện thoại: 84.240.773 2740. 5. Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn - Trụ sở: 460 Cách mạng tháng tám, P4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Vi ệt nam. - Điện thoại: 84.8.844 6975. - Fax: 84.8.811 5820 6. Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ - Trụ sở: 116 đường Nguyễn An Ninh, TP Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ, Việt nam. - Điện thoại: 84.71.825 296. - Fax: 84.71.810 328
  11. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 118 5.2.3.3 Quá trình tố tụng trọng tài Hình 5.1. Quy trình tố tụng trọng tài Nguyên đơn - vụ tranh Đơn yêu cầu Nguyên đơn nộp chấp phát sinh trong Trung tâm trọng tài tiền tạm ứng phí hoạt động thương mại Bản chính (bản sao) trọng tài thoả thuận trọng tài, các tài liệu chứng cứ Thành lập hội đồng trọng tài hoặc chọn trọng tài viên Công việc của HĐTT/TTV - Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc. - Thu thập chứng cứ - Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu cần thiết) Không thành Phiên họp giải quyết vụ Hoà giải tranh chấp Thành Biên bản hoà giải thành Quyết định công nhận hoà Quyết định trọng tài giải thành Quyết định có hiệu lực pháp luật Không < 30 ngày đồng ý Đơn yếu cầu huỷ quyết định trọng tài Gủi Toà án cấp tỉnh Căn cứ điều 54 Không huỷ Huỷ Đưa ra toà án giải Công nhận quyết quyết định trọng tài Thi hành quyết định trọng tài
  12. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 119 Ưu, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài. ­ Ưu điểm: + Tính chung thẩm: đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo, chỉ có thể dựa vào một vài lý do để khước từ quyết định trọng tài (huỷ quy ết đ ịnh trọng tài). + Quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc biệt là công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài (có khoảng 120 nước đã tham gia công ước này). + Cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập. Các bên có thể bình đẳng trong việc lựa chon: nơi tiến hành tố tụng trọng tài (tại một nước trung lập), ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của các trọng tài viên và đại diện pháp lý. + Năng lực chuyên môn: Cơ quan trọng tài có truyền thống lâu đời về hiểu biết trong các ngành kinh doanh. Các bên có thể lựa chọn các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao, miễn là các trọng tài viên độc lập. Thông thường, các trọng tài viên theo vụ kiện từ đầu đến cuối. + Tính linh hoạt: Đa số các quy tắc tố tụng trọng tài quy định rất linh hoạt việc xác định thủ tục trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời hạn, đ ịa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp, nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài. + Thời gian: Tố tụng trọng tài nhanh hơn toà án. Trọng tài có thể tíên hành rất nhanh (vài tuần hoặc vài tháng nếu các bên muốn như vậy). Hợp đồng có thể giới hạn thời gian cần thiết để đưa ra quyết định. + Tính bí mật: Các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không đ ược tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của t khi vụ kiện liên quan tới các bí mật thương mại và phát minh. Các điều khoản chính trong hợp đồng bao gồm cả các điều khoản về tính bí mật phải được tuân thủ trong tố tụng trọng tài. Bởi tính bí mật rất quan trọng trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ, nên các điều khoản bổ sung về tính bí mật có thể được các bên lập (dưới dạng điều khoản hợp đồng). + Phí tổn: các bên phải trả trước các khoản thù lao, chi phí đi lại và ăn ở cho trọng tài viên, cũng như chi phí hành chính cho tổ chức trọng tài quy chế. Một
  13. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 120 vụ kiện trị giá 1 triệu USD được giải quyết bởi một trọng tài viên duy nh ất của ICC (phòng thương mại quốc tế) tốn khoảng 54000 USD. + Tính chất quyết định: Vì cơ quan trọng tài được lập ra để giúp đỡ các thương gia, nên ở bất kỳ giai đoạn nào nó không quá chú trọng đ ến việc đ ưa ra phán quyết mà quan tâm nhiều đến việc giải quyết tranh chấp, hay hoà giải. Phán quyết của trọng tài một khi đã được đưa ra là một quyết định mà các thương gia có thể cùng tồn tại, chứ không phải mang tính phán xử chẻ tư sợi tóc của các luật gia chuyên nghệp. Phán quyết trọng tài có tính trách nhiệm nghề nghiệp cao, có hiệu quả thi hành cao. ­ Nhược điểm: Các trọng tài viên gặp khó khăn trong quá trình điều tra, không có quyền triệu tập bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của họ. 5.2.4 Tố tụng toà án 5.2.4.1 Khái niệm Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng toà án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Phạm vi và thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được pháp luật mỗi nước quy định khác nhau, trong đó có hai khuynh hướng chủ yếu thường thấy: (1) Tổ chức các toà chuyên trách (toà án chuyên biệt) để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh với tính chất là một dạng tranh chấp đặc thù. Ví dụ: ở pháp: toà thương mại tồn tại độc lập về mặt tổ chức với tòa án thường và chỉ xét xử sơ thẩm, thẩm phán hầu hết là các thương gia giàu kinh nghiệm, làm việc tình nguyện và không hưởng lương. Ở Đức: toà thương mại cũng được thành lập với tư cách là toà độc lập, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mà các bên là đương sự là thương gia. (2) Trao quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cho toà án thường (toà dân sự). Ví dụ: ở Trung quốc, Mỹ, Nhật và nhiều nước khác, mọi tranh chấp thương mại đều do toà án thường giải quyết, với quan niệm cho rằng, mọi tranh chấp trong kinh doanh thực chấtcũng chỉ là một dạng của tranh chấp dân sự. Ở đây, vấn đề quan trọng là xem xét luật áp dụng. Thông thường thì nếu các bên tham gia tranh chấp là thương gia (hay chủ thể kinh doanh được hưởng quy chế thương gia) thì luật áp dụng là luật thương mại. Ngược lại nếu đó
  14. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 121 không phải là các thương gia hoặc nội dung tranh chấp không được qui định trong Luật thương mại thì sẽ được giải quyết trên cơ sở qui định của Luật dân sự. Thẩm quyền của cơ quan tài phán nhà nước ở các quốc gia khác nhau nhưng đa số tập trung vào các lĩnh vực tranh chấp phổ biến là: + Tranh chấp hợp đồng thương mại + Tranh chấp liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty, bao gồm: tranh chấp giữa công ty với các thành viên và giữa các thành viên công ty với nhau. + Tranh chấp liên quan đến viêc bảo hộ nhãn hiệu thương mại + Tranh chấp thương mại hàng hải + Tranh chấp liên quan đến hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án. ­ Ưu điểm: + Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và hiệu lực của phán quyết có tính khả thi cao hơn so với tố tụng trọng tài. + Các toà án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến toà. + Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra phí hành chính rất hợp lý. Tuy nhiên các bên nên nhớ rằng chi phí trong tranh chấp chủ yếu là thù lao cho các luật sư. ­ Nhược điểm: + Phán quyết của toà án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài + Không phải tất cả các thẩm phán đều có chuyên môn sâu về kinh doanh. Hơn thế nữa, hội thẩm nhân dân hoàn toàn không có hiểu biết về kinh doanh. + Nguyên tắc xét xử công khai tại toà án không được giới doanh nghiệp nhìn nhận là một nguyên tắc có thể bảo vệ được bí mật kinh doanh và uy tín trên thương trường. + Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì: i) phán quyết của toà án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của toà án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương
  15. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 122 hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. ii) Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn buộc phải sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên. 5.2.4.2 Hệ thống toà án Việt nam Chánh án TANDTC Hội đồng thẩm phán TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Toà án quân sự trung ương Toà phúc thẩm Các toà chuyên trách Chánh án TAND cấp tỉnh Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự Toà án nhân dân cấp tỉnh quân khu Toà án Các toà chuyên trách nhân dân địa phương Các thẩm phán Toà án quân sự khu Toà án nhân dân cấp huyện chuyên trách vực Hình 5.2. Hệ thống tòa án Việt Nam 5.2.4.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của toà án nhân dân • Thẩm quyền theo vụ việc: Những vụ án kinh tế sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án (điều 29 BLTTDS): 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hoá b) Cung ứng dịch vụ
  16. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 123 c) Phân phối d) Đại diện, đại lý e) Ký gửi f) Thuê, cho thuê, thuê mua g) Xây dựng h) Tư vấn, kỹ thuật i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa j) Vận chuyển hàng hoá, hành kháhc bằng đường hàng không, đường biển k) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu l) Đầu tư, tài chính, ngân hàng m) Bảo hiểm n) Thăm dò, khai thác 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, quyền chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty. 4. Các tranh chấp kinh tế khác mà pháp luật có quy định • Thẩm quyền theo cấp (điều 33, 34) 1. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm những vụ án kinh tế quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm i khoản 1 điều 29 BLTTDS, trừ những vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ỷu thác cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. 2. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm những vụ án kinh tế quy định tại điều 29 BLTTDS trừ những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện. • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ giải quyết những vụ án kinh tế được xác định như sau (điều 35):
  17. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 124 1. Toà án nơi địa phương bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm những vụ án kinh tế quy định tại điều 29. 2. Các đương sự có quyền thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là tổ chức giải quyết những vụ án kinh tế quy định tại điều 29 3. Đối với những vụ án về tranh chấp bất động sản thì toà án nơi địa phương có bất động sản có thẩm quyền giải quyết Hình 5.3. Sơ đồ phân cấp thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của hệ thống toà án Việt nam. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO (Giám đốc thẩm, tái thẩm) Kháng nghị UỶ BAN THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO (Giám đốc thẩm, tái thẩm) Kháng nghị Kháng nghị TOÀ KINH TẾ TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO (Giám đốc thẩm, tái thẩm) (Phúc thẩm) Kháng nghị Kháng cáo, UỶ BAN THẨM PHÁN Kháng Kháng kháng nghị nghị TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH nghị (Giám đốc thẩm, tái thẩm) Kháng nghị TOÀ KINH TẾ TOÀ KINH TẾ TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH (Phúc thẩm) (Sơ thẩm) Kháng cáo, kháng nghị TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN (Sơ thẩm) VỤ TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
  18. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 125 5.2.4.4 Thủ tục tố tụng tòa án Hình 5.4. Quy trình tố tụng tòa án - Đơn khởi kiện Khởi kiện - Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của Gửi đến mình toà án Thụ lý vụ án Nguyên đơn nộp tạm ứng án phí - Thông báo cho bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện - Lấy lời khai của các đương sự, xác minh, thu thập chứng cứ Chuẩn bị xét xử - Tiến hành hoà giải giữa các đương sự - Có thể ra các quyết định như: quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án - Hội đồng xét xử gồm: 2 thẩm phán + 1 hội thẩm. Hội đồng xét xử quyết định theo nguyên tắc bình đẳng và theo đa số - Phiên toà sơ thẩm gồm 4 giai đoạn: Phiên toà sơ thẩm + Khai mạc phiên tòa + Thẩm vấn + Tranh luận Kháng nghị, + Nghị án và tuyên án. kháng cáo hợp lệ - Hội đồng xét xử gồm: 3 thẩm phán. Hội đồng xét xử quyết định theo nguyên tắc bình đẳng và theo đa số - Phiên toà phúc thẩm cũng thực hiện các phần tố tụng như Phiên toà phúc thẩm trong phiên toà sơ thẩm. Điểm khác là trước khi vào thẩm vấn, chủ toạ sẽ tóm tắt lại nội dung vụ kiện và quyết định của bản án sơ thẩm BẢN ÁN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT Kháng nghị Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Thủ tục giám đốc Quyết định trong bản án không phù hợp với tình tiết khách thẩm quan của vụ án. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Kháng nghị Căn cứ kháng nghị tái thẩm - Mới phát hiện tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự Thủ tục tái thẩm không thể biết được khi giải quyết vụ án - Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng - Thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký toà cố tình làm sai lệch hồ sơ. - Bản án, quyết định mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ
  19. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2