
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH VỀ CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI
Mục tiêu bài học:
- Người học nắm được các mô hình cơ bản của chính sách xã hội, các lý
thuyết tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu chính sách xã hội;
- Người học hiểu được mối quan hệ giữa chính sách xã hội với các
ngành khoa học khác.
I. Một số lý thuyết về chính sách xã hội
1. Khái niệm:
Phân biệt giữa lý thuyết ( theory) với học thuyết (Doctrine) chính sách
xã hội
Học thuyết chính sách xã hội: được hiểu là cái được áp dụng hoặc
được dựng nên để áp dụng vào thực tế và trở thành cơ sở lý luận của chính sách
xã hội.
Học thuyết chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành hữu cơ của bất
kỳ một học thuyết xã hội tổng quát hiện đại nào. Ba bộ phận hợp thành của nó
là học thuyết tổ chức nền kinh tế, học thuyết về các cấu trúc chính trị và học
thuyết về hệ thống bảo đảm xã hội.J
Học thuyết có thể không được trình bày ở đâu cả, song tự nó hiện hữu
trong nội dung của một hệ thống chính sách xã hội thực tế của một nước hoặc
của một thời kỳ. Học thuyết chính sách xã hội có thể do một cá nhân xây dựng
nên, song thường thì nó là sản phảm lâu dài của một tập thể, một đảng, một nhà
nước, một giai cấp hay một phong trào xã hội.
Lý thuyết về chính sách xã hội: được hiểu là một tập hợp có tổ chức
các định đề và giả thuyết khoa học nhằm nhận diện và giải thích các thực tế
chính sách xã hội (bao gồm cả các tư tưởng, tức là các học thuyết chính sách xã
hội). Phân tích khoa học chỉ có thể tiến hành nhờ một lý thuyết nào đó, từ đó
nhà khoa học quan sát đối tượng nghiên cứu, thu thập dữ liệu và đánh giá sự
phân tích của những người nghiên cứu khác.
2. Khuynh hướng lý luận nghiên cứu chính sách xã hội
Ngày nay người ta nêu lên bốn khuynh hướng nghiên cứu chính sách xã
hội hiện đại sau đây:
a. Khuynh hướng phân tích xã hội học vĩ mô theo truyền thống
Durkheim:
Khuynh hướng này chú trọng mô tả và giải thích các xu hướng phát
triển dài hạn lien quan đến vấn đề hiện đại hóa phổ quát. Theo quan điểm này,
sự tiến triển của hệ thống đảm bảo xã hội hiện đại, đi kèm với công nghiệp hóa
và hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa, đồng thời vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả
của việc suy yếu các quan hệ ruột thịt và láng giềng, khiến cho tìm năng tự
giúp của các nhóm xã hội sơ cấp bị xói mòn, các nhu cầu trợ giúp tăng lên và
phần lớn các chức năng bảo đảm xã hội chuyển vào tay Nhà nước.