intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Masaoka Shiki và haiku cận đại 1

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

216
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Masaoka Shiki và haiku cận đại 1 ThS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh asaoka Shiki (1867-1902) là một trong bốn đại thụ thơ haiku của Nhật Bản trước thời hiện đại: Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki. Đồng thời ông cũng được xem là một trong những nhà tiên phong trong công cuộc cách tân thơ haiku thời kỳ cận đại. Nếu Matsuo Basho được cho là nhà thơ haiku tiêu biểu của thời kỳ trung đại, thì Masaoka Shiki tiêu biểu của haiku thời kỳ cận đại. Năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Masaoka Shiki và haiku cận đại 1

  1. Masaoka Shiki và haiku cận đại 1 ThS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh asaoka Shiki (1867-1902) là một trong bốn đại thụ thơ haiku của Nhật Bản trước thời hiện đại: Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki. Đồng thời ông cũng được xem là một trong những nhà tiên phong trong công cuộc cách tân thơ haiku thời kỳ cận đại. Nếu Matsuo Basho được cho là nhà thơ haiku tiêu biểu của thời kỳ trung đại, thì Masaoka Shiki tiêu biểu của haiku thời kỳ cận đại. Năm 1868 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Nhật Bản – kỷ nguyên Minh Trị Duy Tân (1868-1912). Từ đây nước Nhật mở cửa giao lưu quốc tế sau bao nhiêu năm bị giam hãm bởi chính sách bế quan tỏa cảng dưới chế độ Mạc phủ. Sự mở cửa đã giúp Nhật Bản tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật từ thế giới bên ngoài, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong một giai đoạn có thể nói là huy hoàng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Dưới sự trị vì của Hoàng Đế Minh Trị, chỉ trong vài thập kỷ, Nhật Bản đã đạt được điều mà phương Tây phải mất hàng thế kỷ mới tạo
  2. dựng được. Trong thời gian ngắn khoảng 45 năm mở cửa, văn học Nhật Bản cũng đổi mới. Làn sóng văn học phương Tây tràn vào Nhật Bản với khối lượng lớn các thể loại kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết được dịch sang tiếng Nhật và xuất bản tại Nhật đã tiếp thêm sinh lực cho quá trình cách tân văn học Nhật Bản. Tầm nhìn, trào lưu và khuynh hướng sáng tác của Nhật Bản thay đổi theo phong cách Tây phương như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả thực... Văn học truyền thống của Nhật Bản vốn được đúc kết từ sự ảnh hưởng kinh điển của Trung Hoa cổ và các giá trị truyền thống vĩnh hằng của dân tộc đã kịp hòa nhịp cùng tính đa dạng của tư tưởng phương Tây để tiếp tục cải tiến và phát triển mạnh mẽ. Và thơ haiku dưới sự vận động và dẫn dắt của nhà thơ Masaoka Shiki đã có bước chuyển mình rõ rệt. Thơ haiku của Shiki được cách tân không chỉ về nội dung mà cả về hình thức: ngôn ngữ và cấu trúc của thơ. Những cách tân haiku của Shiki quan trọng tới mức: hầu hết thơ haiku tân thời đều được khởi nguồn từ haiku của ông. 1. HAIKU THỜI MEIJI/ MINH TRỊ Từ cuối thời kỳ Edo, haiku trở thành loại hình giải trí của tầng lớp thương nhân trong khi tanka vẫn còn được lưu giữ vị trí trong giới quý tộc. Hai thể thơ này được
  3. các tầng lớp khác nhau nuôi dưỡng và phát triển, chính điều này đã làm lu mờ bản chất tự nhiên của thơ ca dẫn đến sự khác biệt trong cách thể hiện, chủ đề, cấu trúc. Trong nửa đầu thời Minh Trị, tanka và haiku được cho là bảo thủ và rất ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Song 25 năm tiếp theo, cuộc vận động cách tân chuẩn bị từ trước đó của các nhà thơ Kakuta Chikurei, Ozaki Kozo, Ito Shou và Masaoka Shiki đã thổi luồng gió mới cho haiku cận đại - haiku mới (shin-haiku). Vì thế văn đàn thời kỳ Meiji được chia thành hai giai đoạn với cột mốc chuyển giao vào năm Meiji 25 (1892) đánh dấu hai thời kỳ tiền Meiji – cứng nhắc và trên đà suy thoái, và hậu Meiji – sôi động cách tân tìm lối đi mới. 1.1. Thời kỳ đầu Meiji – haiku trên đà suy thoái Thời gian này haiku phổ biến như là một trò tiêu khiển, giải trí phù phiếm nhưng chất lượng thơ thấp, bị quần chúng chế nhạo, và rơi vào suy thoái. Văn đàn trong khoảng 25 năm đầu thời kỳ Meiji (1868 – 1892) chẳng gì khác hơn là chỉ tiếp bước theo quán tính từ những gì đã có sẵn. Điển hình là lệ tsukinami (mỗi tháng họp bình thơ một lần). Các tác phẩm được sáng tác, tuyển tập, in ấn theo lệ tsukinami không vì động cơ văn học mà chạy theo sở thích của trưởng môn, cách bình thơ cũng dần trở thành rập khuôn, sáo rỗng, mang tính chủ quan cá nhân. Những bài thơ Shiki viết
  4. trong khoảng thời gian 1892 – 1895 tức với phong cách được nuôi dưỡng từ những năm đầu Meiji - là lúc Shiki chẳng biết gì khác ngoài phong cách theo lệ tsukinami(1). 木をつみて chất ki wo tsumite Cây chồng 夜の明やすき yono akeyasuki ánh hừng đông 小窓かな komado kana len vào ô cửa nhỏ. Akeyasuki là quý ngữ chỉ mùa hè đến sớm. Đây là bài thơ thời kỳ đầu của Shiki kể từ năm 1885 và là một trong các bài thơ theo phong cách cũ nhưng sau đó chính ông lại khinh miệt, đả phá nó vì yêu cầu người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng một cách có logic (cây che lấp - ánh sáng - len vào cửa sổ nhỏ) hơn là bằng nguồn xúc cảm. 10 năm rồi 20 năm thời kỳ Meiji trôi qua khi haiku càng ngày càng rơi vào suy thoái nặng nề. Với quan niệm nghệ thuật mới shasei (tả sinh/ tả thực) du nhập từ phương Tây, Shiki lên tiếng phê bình, phủ định kiểu họp thơ tsukinami-haiku và cho đây là bước ngoặt thích hợp cho cách tân haiku: “Tsukinami - haiku chỉ quen sử dụng
  5. vốn ngôn từ trong phạm vi hẹp đã từng quen thuộc”(2). 1.2. Từ năm Meiji 25 (1892) – haiku chuyển mình Từ năm Meiji 25 (1892) đến năm 30 (1897) các hoạt động kêu gọi sáng tác, nghiên cứu, cách tân haiku (Meiji-Shinku) chính thức ra đời. Masaoka Shiki cùng các đồng môn là Kawahigashi Hekigodo (1873-1937), Takahama Kyoshi (1874-1959), Naito Meisetsu (1847-1926) - tự gọi là phái Nhật Bản (Nihon-ha) cũng lên tiếng nâng cao vị trí văn học của haiku. Thời gian này hàng loạt các tuyển tập haiku cách tân và các tờ báo kêu gọi cách tân haiku như Nippon (Nhật Bản, 1892), báo Sho-Nippon (Tiểu Nhật Bản – thay cho Nippon bị đóng cửa vào 1894). Năm 1895 nhóm Shiki thành lập trường dạy haiku Nippon, sau đó xuất bản nhiều tờ báo như nguyệt san Hototogisu (Chim đỗ quyên, 1897), tuyển tập haiku của nhóm Tân thời haikai (Shin- ha haikai kushu, 1897), tuyển tập shin-haiku (haiku mới) gồm năm ngàn bài thơ của hơn sáu trăm nhà thơ và nhiều tạp chí haiku được ấn bản tại nhiều địa phương, cùng với tuyển tập Tân haiku (Kushu Shin-haiku) gần 400 trang do Masaoka Shiki đồng chủ biên (1898)… đã cho thấy sự lớn mạnh của haiku trong văn giới và quần chúng – đó là thành tựu lớn nhất mà trước đó chưa từng có. 三千の sanzen no
  6. Nghiền ngẫm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2