intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Masaoka Shiki và haiku cận đại 3

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Masaoka Shiki và haiku cận đại 3 ThS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh Quang cảnh tiết trời vào mùa mưa, lúc nào cũng ướt sũng, bầu trời u ám xám xịt mây đen của tháng 5 năm 1901. Lá xanh, cây cỏ dại đâm chồi ướt đẫm nước mưa hay hàm nghĩa bóng bảy một niềm hy vọng “sau cơn mưa trời lại sáng”. Đây cũng là một điểm rất riêng của Shiki thể hiện được cái tôi trong haiku và tanka – điều khác biệt với các thể thơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Masaoka Shiki và haiku cận đại 3

  1. Masaoka Shiki và haiku cận đại 3 ThS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh Quang cảnh tiết trời vào mùa mưa, lúc nào cũng ướt sũng, bầu trời u ám xám xịt mây đen của tháng 5 năm 1901. Lá xanh, cây cỏ dại đâm chồi ướt đẫm nước mưa hay hàm nghĩa bóng bảy một niềm hy vọng “sau cơn mưa trời lại sáng”. Đây cũng là một điểm rất riêng của Shiki thể hiện được cái tôi trong haiku và tanka – điều khác biệt với các thể thơ truyền thống trước đó chưa làm được: nhận thức kép trong thể hiện giữa miêu tả khách quan và chủ quan. Shiki mất trước khi đạt được đỉnh cao của độ chín muồi(7), và để lại thành tích đáng kể cho sự nghiệp văn chương với Shiki toàn tập 22 quyển (Shiki-zenshu). Tư tưởng cách tân của Shiki được đồng môn là Takahama Kyoshi và Kawahigashi Hekigodo tiếp bước. Hekigodo đào sâu con đường tả thực mà Shiki đã mở lối, chủ trương haiku tự do, không đặt nặng cấu trúc thơ theo kiểu truyền thống 5 – 7 – 5. Trong khi đó Kyoshi thiên về miêu tả quang cảnh thiên nhiên dù không s ử dụng quý ngữ nói về mùa mà về vạn vật xung quanh.
  2. 3. MASAOKA SHIKI VÀ THUYẾT TẢ THỰC (TẢ SINH/SHASEI) Thuật ngữ shasei (tả sinh) do họa sĩ Fusetsu Nakamura (1866-1943) truyền bá vào Nhật Bản vào năm 1894. Với nhiệt huyết mong muốn cách tân để nâng cao giá trị nghệ thuật haiku, Shiki đã áp dụng thuyết tả thực vào phương pháp sáng tác haiku. Tả thực là nắm bắt trực giác đồ vật, còn với haiku là khám phá cách thể hiện sự thực một cách trực giác lên trên một tờ giấy trắng. Shiki còn chịu ảnh hưởng lý tưởng shajitsu (tả thực) từ trong hội họa ngoài trời Tây phương “plein air” của họa sĩ người Pháp Raphael Collin (1850-1916) du nhập vào Nhật Bản đầu thời kỳ Meiji. Vay mượn shajitsu (tả thực), Shiki gắn kết chúng với những gì ông đã tiếp nhận từ nhà nghiên cứu văn học Tsubochi Shoyo (1859-1935) – nhà văn rất thông thuộc văn chương và phê bình văn học Anh quốc, Shiki đã đem phong cách tả sinh “shasei” để bao hàm luôn cả tả thực “shajitsu” – tái sinh những gì như chính chúng đang có(8). 野に出で No ni ide Bước ra đồng 写生する春と tả thực cảnh xuân shasei suru haru to なりにけり nari ni keri không gian vô cùng. Cách tân haiku theo phương pháp luận tả thực shasei của Shiki lấy tả thực dựa vào
  3. quan sát hiện thực của tự nhiên hơn là sự chơi chữ hoặc tưởng tượng như trước giờ các nhà thơ haiku vẫn làm. 月一輪 Một tsuki ichi-rin mảnh trăng tròn 星無数空 bên trời đầy sao hoshi mukazu sora 緑なり midori kana xanh thẳm. Lạnh lẽo não nề của mùa đông: 冬川に fuyukawa ni Xác chó 捨てたる犬の lững lờ trôi sutetaru inu no かばねかな trên sông mùa đông kabane kana Ngay cả trong một khu vườn nhỏ trước nhà của Shiki - nơi không đến mười bước chân luôn bị tuyết phủ che lấp hoa và cỏ mỗi khi trời lập đông, vẫn luôn là một đề tài mới mang đậm phong cách tả thực. いくたびも Biết ikutabi mo
  4. bao lần 雪の深さを hỏi đi hỏi lại yuki no fukasa wo 尋ねけり tuyết tazunekeri ơi sao cao mãi! Với Shiki chất liệu làm thơ không gì khác hơn là những gì có ngay trước mặt: 行水の gyozui no Ơ kìa chú quạ 女にほれる đắm đuối onna ni horeru ngắm nhìn 烏かな karasu kana cô gái đang tắm. Bài thơ vừa lột tả phong tục truyền thống của Nhật Bản mỗi khi vào mùa hè, cảnh thiếu nữ thường tắm bên gàu nước làm bằng gỗ (gyousui) xen lẫn yếu tố hiện đại khi nói về phụ nữ - đề tài vốn ít được nhắc đến trong thơ ca vào các thời kỳ trước đó. Tìm được con đường tiếp cận hiện thực với vô vàn cảnh vật đang ở xung quanh, Shiki tiếp tục viết và viết càng nhiều, chỉ trong một năm 1893 Shiki viết đến hơn 4000 bài
  5. thơ haiku - nhiều nhất trong các năm suốt cuộc đời ông, trong đó có bài: 鶏頭の keitou no Cơn mưa cuối Thu 黒きにそそぐ rót màu đen kuroki ni sosogu sẫm 時雨かな xuống hoa mào gà. shigure kana Tinh tế của bài thơ là sử dụng hai quý ngữ “keitou” (hoa mào gà) và “shigure” nhưng chủ đạo là “shigure” (mưa rào cuối Thu – báo hiệu mùa Đông sắp đến). Để nâng cao hiệu quả cảm xúc, thơ haiku tránh miêu tả trực tiếp, phải mô tả gián tiếp như dùng tuyết để liên tưởng đến màu trắng… Trong bài thơ trên, Shiki rất hiệu quả khi sử dụng sắc màu trực tiếp “sẫm một màu đen” – như chính hoa mào gà đang phải hứng chịu một cơn mưa đen xối xả. Tiếp bước lý thuyết shasei của Shiki, lý tưởng shasei được đồng môn Kyoshi. Kyoshi(9) đã thêm yếu tố khách quan vào shasei, nêu cao khẩu hiệu tả sinh khách quan (kyakan-shasei) – miêu tả chúng như chính chúng. Cũng giống như Shiki, với Kyoshi những gì hiện ra trước mắt đều là haiku:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2