intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm lý luận hóa về phát triển bền vững nông nghiệp; nội dung phát triển bền vững nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp; các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp gắn với bối cảnh đô thị hóa. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững để đạt giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp thiết đối với các quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp

  1. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP Trần Thái Yên1,*, Nguyễn Đắc Hậu2 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, 2Vụ Tổng hợp Uỷ ban Dân tộc * Email: Tranyen1975.na@gmail.com Tóm tắt: Phát triển bền vững nông nghiệp đã trở thành vấn đề toàn cầu, có nhiều cách tiếp cận cho phát triển bền vững, tuy nhiên tất cả chỉ để làm thế nào cho người sản xuất thay đổi hành vi của họ dựa trên các nguyên tắc, chỉ tiêu sản xuất bền vững. Bài viết này nhằm lý luận hóa về phát triển bền vững nông nghiệp; nội dung phát triển bền vững nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp; các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp gắn với bối cảnh đô thị hóa. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững để đạt giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp thiết đối với các quốc gia. Phát triển nông nghiệp bền vững phải dựa trên ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Từ khoá: Phát triển bền vững nông nghiệp, ảnh hưởng, kinh tế, xã hội, môi trường. 1. MỞ ĐẦU nước ngầm bị ô nhiễm và tài nguyên thiên Nông nghiệp là nền tảng cho sự phát triển nhiên đang cạn kiệt (Maja & Samuel, 2021). kinh tế của một quốc gia, xã hội bền vững, ổn Phát triển sản xuất nông nghiệp theo định chính trị và an ninh quốc gia. Phát triển hướng bền vững để đạt giá trị lớn hơn về kinh nông nghiệp nếu được quản lý tốt sẽ vừa bảo tế, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hội và hạn chế ô nhiễm môi trường là một vấn góp phần tạo nên sự bền vững sinh thái (Luu đề cấp thiết đối với các quốc gia. Tại hầu hết Ngoc Luong, 2013). Nông nghiệp đóng một các nền kinh tế mà nông nghiệp còn đóng vai vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc tế, trò chi phối thì đẩy mạnh phát triển nông có tới 1,3 tỷ người, tương đương 16% dân số nghiệp được coi là nền tảng của tăng trưởng toàn cầu đang làm việc cho ngành nông kinh tế ở trong giai đoạn đầu của quá trình nghiệp và đóng góp 24% vào sản lượng toàn phát triển. Thực tế đã chứng minh, tăng cầu (Elawama, 2016). Ở nhiều nước đang trưởng nông nghiệp chính là yếu tố tiên phát triển, việc tăng năng suất nông nghiệp phong của các cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền đã diễn ra trên thế giới (ở Anh vào giữa thế vững, dẫn đến đất đai bị thoái hóa, xói mòn; kỹ XVIII và ở Nhật vào cuối thế kỷ XIX) và 97
  2. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 tốc độ tăng trưởng nhanh của nông nghiệp tại triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo một số quốc gia châu Á những năm gần đây tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong như tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam ... Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy cũng đã tạo tiền đề cho phát triển công ban Thế giới về Môi trường và Phát triển nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận cho phát triển (World Commission on Environment and bền vững, tuy nhiên tất cả chỉ để làm thế nào Development - WCED) của Liên hợp quốc, cho người sản xuất thay đổi hành vi của họ "phát triển bền vững" được định nghĩa là “Sự dựa trên các nguyên tắc sản xuất bền vững. phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận phát mà không làm tổn thương khả năng cho việc triển nông nghiệp bền vững là cần thiết góp đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. phần cải thiện và nâng cao đời sống của Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh người nông dân. sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên 2. BẢN CHẤT CỦA PHÁT TRIỂN nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP người trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là mối quan tâm trên Nội hàm về phát triển bền vững được tái phạm vi toàn cầu, đặc biệt trong xu thế toàn khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất cầu hóa và những tác động của biến đổi khí về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de hậu hiện nay. Trong tiến trình phát triển của Janeiro (Brazil) năm 1992 và được bổ sung, thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. về Phát triển bền vững tổ chức ở Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công cùng thảm khốc. bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên thiện chất lượng môi trường; phòng chống nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN- cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và International Union for Conservation of sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho vững ở đây được đề cập tới với một nội dung nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người 98
  3. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu và quản lý các quá trình sản xuất kinh doanh cầu của mai sau. Theo Mollison và Mia Slay nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và phát (1994), nông nghiệp bền vững là một hệ huy lợi ích của con người và xã hội”. Theo thống được thiết kế để chọn môi trường bền khái niệm này, nông nghiệp bền vững nghiên vững cho sự sống của con người. Đó là một cứu theo ba khía cạnh kinh tế - xã hội và môi hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực trường nhằm đạt ba mục tiêu: kinh tế (năng về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu suất, chất lượng, hiệu quả); xã hội (xóa đói cầu của con người mà không bóc lột đất đai, giảm nghèo, công bằng xã hội, nâng cao giá không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp trị văn hóa, tinh thần) và môi trường (trong bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của sạch, không bị ô nhiễm). cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của 3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích VỮNG NÔNG NGHIỆP đất sử dụng thấp nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên Khai thác, sử dụng bền vững các nguồn phong phú trong thiên nhiên một cách bền lực phục vụ sản xuất nông nghiệp: Quá trình vững mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên đô thị hóa làm giảm đáng kể diện tích đất trái đất. nông nghiệp ở. Theo dự báo của Liên hợp quốc, dân số đô thị sẽ tăng thêm 1,35 tỷ người Theo Dumanski (2000), nền tảng của một vào năm 2030, lúc đó dân số đô thị trên thế nền nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm giới sẽ xấp xỉ 5 tỷ người (United Nations, năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì 2012) và theo ước tính đến năm 2030, 3,7% chất lượng đất, nước và tính đa dạng gen. diện tích đất canh tác toàn cầu sẽ mất do quá Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo trình ĐTH (Jiang & Cheng, 2020). Khai thác, được 3 yêu cầu: quản lý đất bền vững, công sử dụng bền vững các nguồn lực về đất đai, nghệ được cải tiến và hiệu quả kinh tế phải nguồn vốn, con người phục vụ sản xuất nông nâng cao, trong đó quản lý đất đai bền vững nghiệp là cần thiết nhằm tăng năng suất, chất được đặt lên hàng đầu. Nông nghiệp giữ vai lượng nông sản, đồng thời tạo tạo ra những trò động lực cho phát triển kinh tế ở hầu hết sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đáp các nước đang phát triển. Một nền nông ứng nhu cầu cạnh tranh trong và ngoài nước nghiệp bền vững hơn rất cần thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần vào phát Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. tăng: Phát triển bền vững nông nghiệp cần Quan điểm của Richard (1990) cho rằng đảm bảo các mục tiêu nâng cao năng suất, “nông nghiệp bền vững là một nền nông chất lượng các nông sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trong đó các hoạt động của các tổ nghiệp bằng việ quy hoạch các cùng sản xuất chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện tập trung; ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có năng suất, chất lượng, có sức 99
  4. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu của thị càng sâu sắc vào quá trình hội nhập kinh tế trường trong và ngoài nước; xây dựng thương quốc tế. Để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu; phát triển thị trường tiêu thụ. hàng hóa tập trung, quy mô lớn, không ngừng Phát triển nông nghiệp gắn với bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải tăng và năng lực cạnh tranh theo hướng nông quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân: nghiệp sinh thái, hiện đại, tham gia ngày càng Phát triển nông nghiệp bền vững cần đảm bảo sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và đảm bảo phát các mục tiêu giải quyết việc làm, sử dụng lao triển bền vững, Đảng và Chính phủ đã ban động hợp lý, có chính sách gia tăng sản lượng hành nhiều chính sách cụ thể như chính sách, và giải quyết việc làm cho khu vực nông pháp luật đất đai; chính sách, pháp luật ứng thôn. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế nông dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nghiệp với mục tiêu tạo việc làm cho người nông nghiệp; chính sách, pháp luật tái cơ cấu dân và tăng năng suất lao động. Giảm khoảng ngành nông nghiệp; chính sách, pháp luật thu cách giàu nghèo, ổn định xã hội và nâng cao hút đầu tư phát triển nông nghiệp; chính sách, chất lượng cuộc sống cho nhân dân. pháp luật hỗ trợ tài chính, tín dụng; chính sách, pháp luật bảo hiểm nông nghiệp; chính Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi sách, pháp luật hợp tác công tư. trường bền vững: Bảo vệ môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững nông Hội nhập quốc tế: Hội nhập quốc tế là một nghiệp nhằm giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi cơ hội tốt để cho nông sản có điều kiện thâm trường trong quá trình đô thị hóa. Để bảo đảm nhập sâu hơn vào thị trường nông sản khu an ninh lương thực trong bối cảnh đô thị hóa, vực và thế giới góp phầm nâng cao đời sống đảm bảo sức khỏe của con người, đồng thời tinh thần của nông dân, đồng thời nó sẽ mở tạo được thị trường cạnh tranh lành mạnh ra một cánh cửa để đời sông tinh thần của trong và ngoài nước thì cần phảu xây dựng kế người nông dân hòa nhập cùng cuộc sống hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài hiện đại của thế giới. Việc đẩy mạnh xuất nguyên, duy trì độ màu mỡ của đất, giảm khẩu ra thị trường thế giới với số lượng lớn thiểu ô nhiễm không khí và nguồn nước trong sẽ khuyến khích người nông dân mở rộng sản các hoạt động sản xuất nông nghiệp. xuất, đầu tư vốn liếng, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch từ đó 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN từng bước hội nhập quốc tế và nâng cao năng PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP lực cạnh tranh của các sản phẩm do mình làm Chính sách, pháp luật: Nông nghiệp Việt ra. Tại Việt Nam, nông nghiệp được xem là Nam giữ vai trò quan trọng trong việc phát trụ đỡ của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, khá cao trong giai đoạn 1986-2010 (đạt giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cư dân 5,5%), giai đoạn 2011-2015 đạt trung bình nông thôn. Nông nghiệp đã trở thành ngành 3,1%. Những năm gần đây, tốc độ tăng sản xuất hàng hoá quan trọng, tham gia ngày trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng chậm 100
  5. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 lại, đạt bình quân 2,7% giai đoạn 2016-2020 phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, do sự sụt giảm của các yếu tố đầu vào và tỷ miền. Việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ cũng cần gắn kết với quy hoạch công nghiệp tăng trưởng nhanh, nông nghiệp Việt Nam đã chế biến, quy hoạch khoa học công nghệ, không chỉ cung ứng đủ lương thực, thực dịch vụ, liên kết vùng ảnh hưởng mạnh mẽ phẩm, giúp đảm bảo an ninh lương thực và đến phát triển bền vững nông nghiệp. Để sản ổn định kinh tế - xã hội mà còn phục vụ đắc xuất nông nghiệp gắn kết với công nghiệp lực cho xuất khẩu. Nếu như năm 1986, kim chế biến, cần thiết phải quy hoạch các vùng ngạch xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 486 triệu sản xuất tập trung với các cây trồng chủ lực USD, thì sau 35 năm đổi mới và hội nhập, gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu Việt Nam đã trở thành một trong những nước thông qua mở rộng các mô hình liên kết tổ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu thế chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, giới với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp năm 2020 đạt 41,25 tỷ USD, gấp 85 lần so cho công nghiệp chế biến. với năm 1986. Đặc biệt, có một số mặt hàng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, như: và nông thôn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản nông nghiệp, nông thôn đã tạo dựng được kết phẩm gỗ... Nông sản Việt đã đến trên 196 cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn hiện đại, quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những làm cho đời sống người dân có bước phát triển thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, toàn diện. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông EU... (Minh Duyên, 2021). Việc Việt Nam nghiệp, nông thôn đã làm thay đổi căn bản người hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới vừa là nông dân Việt Nam, thay đổi cách tổ chức đời một cơ hội nâng cao đời sống tinh thần của sống nông dân, xã hội nông thôn theo hướng văn nông dân đồng thời mở ra một cánh cửa để minh, hiện đại. Điều này làm thay đổi về nghề đời sông tinh thần của người nông dân nước nghiệp, thu nhập và đời sống người nông dân; ta hòa nhập cùng cuộc sống hiện đại của thế cùng với đó, do có điều kiện và cơ hội giao lưu, giới. Tuy nhiên, nó cũn đặt ra không ít thách hội nhập quốc tế, người nông dân được tiếp thức nếu không kịp thời hạn chế và cũng có nhận những giá trị văn minh hiện đại trong cách thể phá vỡ nhiều giá trị tốt đẹp truyền thống nghĩ, lối sống mới. Công nghiệp hóa, hiện đại trong đời sống tinh thần của người nông dân. hóa nông nghiệp, nông thôn là con đường nhanh Quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với nhất để người nông dân tiếp cận với các nguồn công nghiệp và dịch vụ: Để nâng cao giá trị lực phát triển, khoa học, công nghệ tiên tiến, sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hiện đại. Những thành tựu trong lĩnh vực công hóa, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung nghệ giống cây trồng và vật nuôi, kỹ thuật sản quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xuất, chăn nuôi, bảo quản, vận chuyển, tích 101
  6. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 trữ… làm cho sản xuất nông nghiệp từng bước đều có quan điểm chung là sử dụng đồng thời thoát khỏi sự phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố các chỉ tiêu thể hiện tính bền vững về kinh tế, tự nhiên. Phát triển nông nghiệp bền vững đòi xã hội và môi trường (Nguyễn Tử Siêm & hỏi giải quyết vấn đề nông nghiệp để giải quyết Thái Phiên, 1999). đời sống hàng triệu nông dân, vì vậy phát triển Chỉ tiêu kinh tế: Van & cs (2007) cho bền vững nông nghiệp không thể tách rời phát rằng, tính bền vững kinh tế của phát triển triển phát triển bền vững nông thôn. nông nghiệp bao gồm khả năng sinh lời, tính Vai trò của nông dân: Nông dân là lực thanh khoản, sự ổn định và năng suất. Khả lượng lao động trực tiếp đóng góp vào sự phát năng sinh lời được xác định bằng cách so triển bền vững nông nghiệp trong bối cảnh đô sánh doanh thu và chi phí, dưới dạng chênh thị hóa. Để phát triển nông nghiệp, Đảng và lệch hoặc theo tỷ lệ hoặc theo các biến thu Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính nhập. Khả năng thanh toán được gọi là tính sách pháp luật cụ thể nhằm phát triển nông thanh khoản; tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo trưởng thường được sử dụng để đánh giá sự hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, ổn định (Osazefua Imhanzenobe, 2020). nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, xây Nguyễn Thị Mai (2011) đã sử dụng các chỉ dựng thương hiệu, gắn với chuỗi sản xuất, tiêu như tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và nông nghiệp, tỷ lệ GDP nông nghiệp/GDP, quốc tế. Để thực hiện được những mục tiêu thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trên, người nông dân là đối tượng trực tiếp thu nhập bình quân đầu người, diện tích đất thực thi và đưa các các chủ trương, chính nông nghiệp bình quân đầu người, tỷ lệ diện sách này thành hiện thực. Sự hình thành đội tích được cơ giới hóa trên tổng diện tích canh ngũ nông dân chuyên nghiệp, có tổ chức, có tác. Granz & cs,. (2009) đề cập tới 3 nhóm trình độ quản trị tốt có ảnh hưởng đến phát chỉ tiêu kinh tế: tính ổn định về kinh tế (mức triển bền vững nông nghiệp. Bên cạnh đó, nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện trang thiết cũng cần thiết phải nâng cao vai trò, vị thế, bị máy móc, nhà cửa, vườn cây lâu năm); năng lực làm chủ của người nông dân, nhất là hiệu quả kinh tế (tổng thu nhập, năng suất, tỷ trình độ theo hướng “tri thức hóa nông dân” suất sinh lời của tài sản và vốn); kinh tế địa để làm chủ công nghệ trong sản xuất, kinh phương (tỷ lệ lao động, tiền lương của địa doanh và có thể làm giàu từ nông nghiệp. phương trong tổng lao động, tiền lương của vùng, mức thu nhập thấp nhất của nông trại 5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT so với mức lương của vùng). TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Chỉ tiêu xã hội, theo Markus & Werner (2008), tiêu chí bền vững xã hội bao gồm các Khi nghiên cứu về chỉ tiêu về phát triển lĩnh vực liên quan đến đầu vào lao động, cấu bền vững nông nghiệp nói chung và trong bối trúc nông trại, các chỉ tiêu về việc làm (mức cảnh đô thị hóa nói riêng, các nhà nghiên cứu cung địa điểm làm việc, phân bố về độ tuổi 102
  7. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 làm việc, tỷ lệ nữ giới tham gia lao động, đào được phân loại theo 11 chủ đề môi trường tập tạo), mức độ tham gia các hoạt động xã hội trung vào các đặc điểm vật lý có thể quan sát (tỷ lệ lao động là chủ cơ sở sản xuất kinh được của môi trường hoặc các hoạt động của doanh) (Ehrmann & Kleinhanß, 2008). Theo con người có tác động đáng kể đến môi Granz & cs,. (2009), các chỉ tiêu xã hội cần trường. Những chủ đề này bao gồm chất xem xét là điều kiện làm việc (phương tiện vệ lượng đất, đa dạng sinh học, chất dinh dưỡng, sinh và nhà ở, số giờ làm việc, khoảng cách thuốc trừ sâu, tài nguyên không thể tái tạo về thu nhập, cơ hội đào tạo phát triển, phân (như năng lượng và nước), quản lý đất đai, biệt giới tính), an ninh xã hội (mức lương có phát thải khí nhà kính (GHG) và các hợp chất khả năng chi trả tiềm năng, luật pháp và thủ gây ra axit hóa. Ehrmann & Kleinhanß tục về việc làm). (2008) lại cho rằng, các chỉ tiêu môi trường Trong khi Nguyễn Thị Mai (2011) lại sử sinh thái đánh giá tính bền vững nông nghiệp dụng các chỉ tiêu xã hội nhu tỷ lệ dân số nông gồm: cân bằng Nitơ, cân bằng Phosphate, cân thôn trên tổng dân số, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao bằng mùn, đa dạng sinh học nông nghiệp, cảo động thiếu việc làm, tỷ lệ dân số được sử tồn cảnh quan, cường độ năng lượng, cường dụng nước sạch và dùng điện, tỷ lệ hộ có điện độ quản lý thuốc trừ sâu; độ nén chặt của đất; thoại. Mặt khác, phát triển bền vững về xã hội xói mòn do nước; hiệu ứng khí nhà kính và chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn khí hậu. cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát 6. KẾT LUẬN triển con người và cố gắng cho tất cả mọi Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và để đạt giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm bảo an ninh có điều kiện sống chấp nhận được. lương thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm Chỉ tiêu môi trường sinh thái, quá trình môi trường là một vấn đề cấp thiết đối với các công nghiệp hóa, đô thị hóa, xây dựng nông quốc gia. Phát triển nông nghiệp bền vững phải thôn mới,.. đều tác động đến môi trường và dựa trên ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều vững về xã hội và bền vững về môi trường. Việc kiện tự nhiên. Phát triển bền vững nông nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về phát triển nghiệp về môi trường là phải khai thác hợp bền vững nông nghiệp có vai trò quan trọng góp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên phần phát triển kinh tế - xã hội hội bền vững, giữ thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường. phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Theo Lebacq et al. (2013), các chỉ số sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. 103
  8. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dumanski J. (2000). Assessing sustainable land management (SLM). Agriculture, Ecosystems & Environment, 81(2), P. 83-92. 2. Elawama, A.S.A.B (2016). The Influence of Natural and Human Factors on the Sustainability of Agriculture in Azzawia Libya; Universiti Sains Malaysia Penang: Penang, Malaysia. 3. Ehrmann, M., & Kleinhanß, W. (2008). Review of concepts for the evaluation of sustainable agriculture in Germany and comparison of measurement schemes for farm sustainability. Arbeitsberichte Aus Der VTI-Agrarökonomie, Article 14/2008. https://ideas.repec.org//p/zbw/vtiaba/142008.html 4. FAO (1992). World Food Dry, Rome, Italy. 5. Maja, M.M.; Samuel, F.A (2021). The Impact of Population Growth on Natural Resources and Farmers’ Capacity to Adapt to Climate Change in Low-Income Countries. Earth Syst. Environ. 2021 6. Minh Duyên (2021). Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Truy cập 28/6/2023 tại https://bnews.vn/nong-nghiep-tiep-tuc-khang-dinh-vai-tro-la-tru- do-cua-nen-kinh-te/186252.html. 7. Lebacq, T.; Baret, P.V.; Stilmant, D. Sustainability Indicators for Livestock Farming. A Review. Agron. Sustain. Dev. 2013, 33, 311–327. 8. Luu Ngoc Luong (2013). Overview of agricultural development. In: Elizabeth Petersen. Vietnam food security policy review. ACIAR. 9. Nguyễn Thị Mai (2011). Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Đà Nẵng. 10. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999). Đất đồi núi Việt Nam, thoái hoá và phục hồi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 281 - 292. 11. Granz J, Thalmann C., Stampfli A., Studer C. and Hani F. (2009). RISE- a method for assessing the sustainability of agricultural production at farm level. Rural Development News. 12. Bill Mollison và Reny Mia Slay (1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Osazefua I. J. (2020). Managers’ financial practices and financial sustainability of Nigerian manufacturing companies: Which ratios matter most? Cogent Economics & Finance, 8(1), 1724241. https://doi.org/10.1080/23322039.2020.1724241 14. Richard R. Harwood (1990). History of Sustainable Agriculture System, Lucie Press, P. 37. 15. WCED (1987). Our common future. New York: Oxford University Press. 16. IUCN (1980) International Union for Conservation of Nature and Natural Resources 104
  9. Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 SOME THEORY ISSUES ON AGRICULTURAL SUSTAINABLE DEVELOPMENT Tran Thai Yen1,*, Nguyen Dac Hau2, 1 Nghe An University of Economics, 2General Department of the Nationalities Committee * Email: Tranyen1975.na@gmail.com Abstract: Agricultural sustainability has become a global issue. There are many approaches to sustainable development, but it's all about how producers change their behavior based on principles and sustainable production targets. This article aims to theorize on sustainable agricultural development, the content of sustainable agricultural development, factors affecting the sustainable development of agriculture, and indicators of agricultural sustainable development associated with the context of urbanization. Sustainable agricultural development to achieve greater economic value, ensure food and social security, and limit environmental pollution is an urgent issue for countries. Sustainable agricultural development must be based on three pillars: economic sustainability, social sustainability, and environmental sustainability. Keywords: Sustainable agricultural development, influence, economy, society, environment 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2