T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN SINH HỌC 10<br />
CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ<br />
Phạm Thị Hồng Tú (Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc)<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Hoạt động tự học của học sinh lớp 10 trường THPT gặp rất nhiều khó khăn, một phần vì<br />
phương pháp học ở bậc học này rất khác so với hoạt động học tập ở cấp Trung học cơ sở, một<br />
phần do các em chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng về phương pháp tự học, những khó<br />
khăn trong hoạt động tự học được thể hiện rõ nét hơn ở học sinh của các trường Phổ thông dân<br />
tộc nội trú (PTDTNT). Học sinh dân tộc có trình độ nhận thức và sắc thái văn hóa khác nhau,<br />
sinh hoạt và học tập khép kín trong môi trường của nhà trường nội trú, do vậy nghiên cứu xây<br />
dựng các biện pháp để nâng cao năng lực tự học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc là vấn<br />
đề đang được quan tâm nghiên cứu. Trong dạy học sinh học, nếu bồi dưỡng học sinh trường<br />
PTDTNT nâng cao được năng lực tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham thích, tính tích cực chủ<br />
động trong học tập và đặc biệt sẽ nâng cao được chất lượng học tập môn học. Trong bài báo này<br />
chúng tôi đề cập đến những khó khăn của học sinh dân tộc liên quan trực tiếp đến năng lực tự<br />
học, xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của các giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học sinh<br />
dân tộc của trường PTDTNT trong quá trình dạy học chương trình Sinh học 10.<br />
2. Kết quả khảo sát việc rèn luyện năng lực tự học đối với học sinh lớp 10<br />
Để tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy nói chung và việc rèn luyện năng lực tự học<br />
cho học sinh trường PTDTNTtrong dạy học Sinh học lớp 10 chúng tôi đã sử dụng phiếu phỏng<br />
vấn và thực hiện phỏng vấn với 13 giáo viên Sinh học và 300 học sinh ở trường Phổ thông Vùng<br />
cao Việt Bắc và trường PTDTNT Điện Biên. Nội dung các phiếu phỏng vấn như sau:<br />
Phiếu số 1: Khảo sát những khó khăn thường gặp của học sinh trong việc học tập môn<br />
Sinh học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú.<br />
Phiếu số 2: Khảo sát việc tự học môn Sinh học ở trường PT DTNT.<br />
Phiếu số 3: Khảo sát về cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trong trường Phổ<br />
thông dân tộc nội trú.<br />
Ngoài ra chúng tôi tiến hành dự giờ, tham khảo bài soạn của một số giáo viên dạy môn<br />
Sinh học 10, tiến hành quan sát hoạt động tự học của học sinh, gặp gỡ trao đổi với các giáo viên<br />
và học sinh về vấn đề cần quan tâm. Kết quả khảo sát được trình bày ở các bảng 1, 2, 3.<br />
Bảng 1. Những khó khăn học sinh dân tộc thường gặp khi tự học (%)<br />
(Lựa chọn 1: Có; 2: Không; 3:Không rõ)<br />
Những khó khăn<br />
Khó khăn trong việc tự tìm hiểu các loại sơ ñồ, hình vẽ trong SGK<br />
<br />
Có<br />
61,00<br />
<br />
Không<br />
28,00<br />
<br />
Không rõ<br />
11,00<br />
<br />
2<br />
<br />
Khó khăn trong diễn ñạt bằng tiếng phổ thông các kiến thức<br />
<br />
63,00<br />
<br />
31,00<br />
<br />
6,00<br />
<br />
3<br />
<br />
Khó khăn khi phát biểu trước ñám ñông vì thiếu tự tin<br />
<br />
51,00<br />
<br />
29,00<br />
<br />
2,00<br />
<br />
4<br />
<br />
Tuy có nguồn tài liệu nhưng không biết cách sử dụng<br />
<br />
68,00<br />
<br />
24,00<br />
<br />
8,00<br />
<br />
TT<br />
1<br />
<br />
Bảng 1 trình bày kết quả khảo sát 4 loại khó khăn cơ bản mà học sinh dân tộc thường<br />
mắc phải, kết quả cho thấy học sinh trường PTDTNT gặp nhiều khó khăn trong quá trình học<br />
40<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
tập, điển hình là không biết cách sử dụng tài liệu (68%), khó khăn trong diễn đạt các kiến thức<br />
bằng tiếng phổ thông (63%), khó khăn trong việc tự tìm hiểu các loại sơ đồ, hình vẽ trong sách<br />
giáo khoa (61%), khó khăn khi phát biểu trước đám đông vì thiếu tự tin.<br />
Bảng 2. Kết quả điều tra về việc tự học môn Sinh học ở trường Phổ thông dân tộc nội trú (%)<br />
(Lựa chọn 1: Có sử dụng; 2:Sử dụng không thường xuyên; 3:Sử dụng thường xuyên)<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Cách thức thực hiện tự học của bản thân<br />
<br />
Có sử<br />
dụng<br />
<br />
SD<br />
không<br />
thường<br />
xuyên<br />
<br />
Sử dụng<br />
thường<br />
xuyên<br />
<br />
Em có tự giác đọc bài mới trong SGK trước khi lên lớp không<br />
Chỉ đọc trong trường hợp giáo viên yêu cầu<br />
<br />
17,00<br />
<br />
17,00<br />
<br />
66,00<br />
<br />
Đọc ngay cả khi giáo viên không yêu cầu<br />
Em thường đọc trước bài trong SGK trước giờ học bằng cách sau<br />
Đọc lướt qua<br />
Đọc và tìm mối liên quan giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.<br />
Em thường học bài cũ và thực hiện ôn tập chương như thế nào?<br />
Học thuộc lòng bài cũ có chuNn bị cho sự kiểm tra của giáo viên<br />
Học bằng cách xây dựng đề cương bài, lập sơ đồ hoặc Grap<br />
Học kiến thức cơ bản của bài, chương và có đọc thêm tài liệu<br />
<br />
29,00<br />
<br />
42,00<br />
<br />
29,00<br />
<br />
22,00<br />
37,00<br />
<br />
29,00<br />
52,00<br />
<br />
5,00<br />
11,00<br />
<br />
22,00<br />
43,00<br />
31,00<br />
<br />
21,00<br />
32,00<br />
37,00<br />
<br />
56,00<br />
25,00<br />
32,00<br />
<br />
Chỉ thụ động nghe giảng, ít động não suy nghĩ và chỉ ghi khi thầy đọc<br />
<br />
13,00<br />
<br />
34,00<br />
<br />
53,00<br />
<br />
Chỉ trả lời khi thầy yêu cầu và không dám hỏi khi có thắc mắc<br />
Sẵn sàng trả lời câu hỏi của thầy nếu biết và hỏi nếu có thắc mắc.<br />
<br />
2,00<br />
25,00<br />
<br />
43,00<br />
54,00<br />
<br />
37,00<br />
2,00<br />
<br />
Tại lớp trong giờ học em thường làm gì?<br />
<br />
Về cách thức thực hiện tự học của bản thân hoc sinh bảng 2 cho thấy, phần lớn các em<br />
chỉ đọc sách trong trường hợp giáo viên yêu cầu và thường đọc lướt qua, hình thức học bài cũ<br />
thường sử dụng là học thuộc lòng, các em ít sử dụng các hình thức học tập tích cực khác. Trong<br />
giờ học, phần lớn học sinh chỉ thụ động nghe giảng, ghi theo nội dung đọc tóm tắt của thầy, ít động<br />
não suy nghĩ và chỉ trả lời khi thầy yêu cầu, không dám hỏi khi có thắc mắc.<br />
Bảng 3. Kết quả điều tra về cách thức giáo viên bộ môn thường sử dụng để hướng dẫn học sinh tự học<br />
(Lựa chọn 1: Không sử dụng; 2: Sử dụng không thường xuyên; 3: Sử dụng thường xuyên)<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Không<br />
sử dụng<br />
<br />
SD<br />
không<br />
thường<br />
xuyên<br />
<br />
SD<br />
thường<br />
xuyên<br />
<br />
-Yêu cầu học sinh học bài cũ và chuNn bị bài mới theo câu hỏi SGK.<br />
<br />
1,00<br />
<br />
18,00<br />
<br />
73,00<br />
<br />
- Hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuNn bị bài mới theo hệ thống câu<br />
hỏi và bài tập của giáo viên.<br />
<br />
2,00<br />
<br />
67,00<br />
<br />
13,00<br />
<br />
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý và xây dựng sơ đồ Grap cho các bài ôn.<br />
<br />
13,00<br />
<br />
67,00<br />
<br />
19,00<br />
<br />
17,00<br />
27,00<br />
<br />
15,00<br />
55,00<br />
<br />
71,00<br />
18,00<br />
<br />
Khi hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, thầy cô thường:<br />
<br />
Khi tổ chức giờ học trên lớp giáo viên thường:<br />
- Đặt các câu hỏi dễ, câu hỏi tái hiện kiến thức cũ.<br />
- Hướng dẫn học sinh phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình vẽ.<br />
<br />
41<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Về cách thức giáo viên bộ môn thường sử dụng để hướng dẫn học sinh tự học, kết quả ở<br />
bảng 3 thể hiện chủ yếu là yêu cầu học sinh học bài cũ và chuNn bị bài mới theo câu hỏi trong<br />
sách giáo khoa, khi tổ chức giờ học trên lớp giáo viên thường đặt các câu hỏi dễ, câu hỏi tái hiện<br />
kiến thức cũ. Việc sử dụng các biện pháp dạy học tích cực khác như hướng dẫn học sinh thiết<br />
lập và phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình vẽ ít được sử dụng.<br />
3. Biện pháp nâng cao năng lực tự học môn Sinh học cho học sinh trường thông qua<br />
giảng dạy phần Sinh học Tế bào – Sinh học 10.<br />
Từ những nghiên cứu về thực trạng của việc dạy và học tại các trường Phổ thông dân tộc nội<br />
trú, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh dân tộc<br />
như: (Rèn luyện kỹ năng tìm câu trả lời cho câu hỏi; Rèn luyện kỹ năng phân tích và diễn đạt một<br />
vấn đề; Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm. Đồng thời chúng tôi cùng đề xuất sử dụng hệ thống câu<br />
hỏi, phiếu học tập, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong tổ chức hoạt động học tập của<br />
học sinh dân tộc nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh trong các trường PTDTNT .<br />
(i) Nâng cao năng lực tự học trong việc tìm câu trả lời các câu hỏi<br />
Rèn luyện năng lực tự học trong việc tìm câu trả lời của các câu hỏi cho học sinh được<br />
thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học (nghiên cứu sách giáo khoa khi chuNn bị<br />
bài mới, làm việc với sách giáo khoa để phát hiện kiến thức mới trong giờ học, ôn tập bài cũ ...),<br />
giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau:<br />
(1) Giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc và trình tự thực hiện các thao tác kỹ năng trả lời<br />
câu hỏi (Đọc kỹ câu hỏi, phân tích và xác định rõ yêu cầu của câu hỏi; Xác định nội dung bài<br />
học có liên quan; Xem bài học có sẵn câu trả lời không; nêu câu trả lời).<br />
(2) Lấy ví dụ minh họa để học sinh nắm được các thao tác trên.<br />
(3) Tổ chức luyện tập trong quá trình dạy học<br />
(ii) Tăng cường năng lực tự học cho học sinh khi làm việc với các hình vẽ trong sách giáo khoa<br />
(1) Giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc và trình tự thao tác của kỹ năng làm việc với<br />
hình vẽ trong SGK (Xác định hình vẽ biểu diễn cái gì; Xác định các bộ phận có trên hình vẽ, đặc<br />
điểm chức năng của mỗi bộ phận và mối liên hệ giữa chúng; Mô tả rút ra nhận xét về đặc điểm<br />
của đối tượng hoặc trình bày diễn biến hiện tượng và các kết luận cần thiết)<br />
(2) Lấy ví dụ minh họa để học sinh biết cách thực hiện các thao tác trên.<br />
(3) Tổ chức cho học sinh luyện tập kỹ năng trong quá trình học.<br />
(iii) Biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt một vấn đề bằng sơ đồ, bảng biểu<br />
(1) Giới thiệu cho học sinh biết cách thức diễn đạt các nội dung (xác định mối quan hệ<br />
giữa các nội dung, trình bày các nội dung bằng đồ thị hay bảng biểu...)<br />
(2) Lấy ví dụ minh họa để học sinh thực hiện các thao tác.<br />
(3) Tổ chức cho học sinh luyện tập kỹ năng trong giờ học.<br />
(iv) Biện pháp rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm cho học sinh:<br />
(1) Hướng dẫn học sinh cách thức tiến hành thảo luận, các kỹ năng thảo luận, yêu cầu<br />
của các kỹ năng và cách thức thực hiện kỹ năng đó.<br />
42<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
(2) Tổ chức nhóm học sinh thảo luận mẫu, các thành viên khác quan sát.<br />
(3) Tổ chức luyện tập thảo luận nhóm trong lớp có sự tổ chức, điều khiển, kiểm tra của GV.<br />
(v) Nâng cao năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng hệ thống công cụ: Câu hỏi;<br />
Phiếu học tập; Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br />
Sử dụng hệ thống câu hỏi để nâng cao năng lực tự học môn Sinh học cho tất cả các khâu<br />
như ôn tập, củng cố, nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp thu kiến thức mới: Giáo viên cần sử<br />
dụng câu hỏi kích thích tư duy tích cực, khích lệ và đòi hỏi học sinh tự tìm ra câu trả lời bằng<br />
cách vận dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa qua đó lĩnh hội<br />
kiến thức mới.<br />
Sử dụng phiếu học tập để nâng cao năng lực tự học môn Sinh học: Đối với hoạt động tự<br />
học sử dụng phiếu học tập là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học sinh trong việc chiếm lĩnh tri<br />
thức. Giáo viên sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học và để quá trình thu nhận<br />
kiên thức của học sinh một cách tự nhiên, tránh việc học mò mẫm không có định hướng và<br />
không đúng trọng tâm.<br />
Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan như một chuNn kiến thức, là cơ sở<br />
cho học sinh học nhóm, học tư duy sáng tạo ở mức độ cao: Qua việc xây dựng và ứng dụng<br />
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn học, chúng tôi nhận thấy sử dụng nó cũng<br />
rất có ích cho việc nâng cao năng lực tự học của học sinh, giúp học sinh tự tìm tòi lời giải và tự<br />
kiểm tra nhận thức của mình, giúp cho việc học nhóm, học tổ, phụ đạo lẫn nhau rất hiệu quả,<br />
thông qua đó tạo hứng thú học tập và chất lượng học tập bộ môn của học sinh được nâng cao.<br />
4. Kết quả thực nghiệm<br />
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 10 Trường Phổ thông<br />
Vùng Cao Việt Bắc và trường Phổ thông dân tộc nội trú Điện Biên, dựa vào kết quả khảo sát và<br />
phân loại học sinh, chúng tôi chọn 2 lớp thực nghiệm (TN) và 2 lớp đối chứng (ĐC) có trình độ<br />
tương đương nhau.<br />
Ở các lớp thực nghiệm (TN), bài học được thiết kế có sử dụng các biện pháp nâng cao<br />
năng lực tự học cho học sinh.<br />
Ở các lớp đối chứng (ĐC), bài học được thiết kế như hướng dẫn ở sách giáo viên.<br />
Các lớp TN và ĐC ở mỗi trường cùng một giáo viên dạy, cùng thời gian, nội dung kiến<br />
thức và điều kiện dạy học.<br />
Bảng 4. Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trước và sau thực nghiệm.<br />
Lần KT<br />
Trước<br />
TN<br />
Sau TN<br />
<br />
Phương<br />
án<br />
TN<br />
ĐC<br />
TN<br />
<br />
∑ bài<br />
KT<br />
185<br />
181<br />
183<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
181<br />
<br />
Đ.dưới TB<br />
SL<br />
%<br />
24<br />
13,0<br />
25<br />
13,8<br />
7<br />
3,8<br />
<br />
Điểm TB<br />
SL<br />
%<br />
95<br />
51,3<br />
95<br />
52,5<br />
73<br />
39,9<br />
<br />
Điểm khá<br />
SL<br />
%<br />
59<br />
31,9<br />
55<br />
30,4<br />
81<br />
44,3<br />
<br />
24<br />
<br />
93<br />
<br />
57<br />
<br />
13,2<br />
<br />
51,4<br />
<br />
31,5<br />
<br />
Điểm giỏi<br />
SL<br />
%<br />
7<br />
3,7<br />
6<br />
3,3<br />
22<br />
12,0<br />
7<br />
<br />
3,9<br />
<br />
Ở mỗi lần kiểm tra tỷ lệ % điểm khá, giỏi ở nhóm lớp thực nghiệm luôn cao hơn so với<br />
nhóm lớp đối chứng, đồng thời điểm yếu kém và trung bình thì thấp hơn so với nhóm lớp đối chứng.<br />
43<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Kết quả này khẳng định việc sử dụng các biện pháp nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong quá<br />
trình dạy học sẽ tạo cho các em lòng ham thích, tính tích cực chủ động trong học tập và đặc biệt sẽ<br />
nâng cao được chất lượng học tập bộ môn đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.<br />
Tóm lại:<br />
(1) Tự học là khâu rất quan trọng trong hoạt động dạy và học nhằm biến các kiến thức<br />
được trang bị trong quá trình học tập thành kiến thức cá nhân và hình thành kỹ năng học tập suốt<br />
đời cho người học. Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, với phương châm “Dạy học lấy<br />
người học làm trung tâm” thì vấn đề tự học của học sinh càng cần được coi trọng.<br />
(2) Đối với học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh các dân tộc miền núi, việc tự học gặp<br />
rất nhiều khó khăn, một phần do thói quen học tập thụ động của người học, phần nữa là do các<br />
nhà trường chưa thực sự coi trọng việc tự học của học sinh cũng như chưa bồi dưỡng rèn luyện<br />
kỹ năng tự học cho các em.<br />
(3) Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy có thể áp dụng các biện pháp nâng cao<br />
năng lực tự học của học sinh dân tộc đối với môn Sinh học lớp 10 để góp phần nâng cao chất<br />
lượng dạy - học môn học này ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú<br />
Summary<br />
ENHANCING SELF-STUDY ABILITY IN LEARNING BIOLOGY FOR 10th FORM PUPILS<br />
AT THE ETHNIC BOARDING SCHOOL<br />
<br />
Self-study is the very significant part in teaching and learning activities in order to<br />
change knowledge provided in the process of study into personal knowledge and also to form<br />
life-long studying skill for learners. In the current educational innovation with the guideline<br />
“learner-centered teaching”, the issue of self-study for pupils should be appreciated. Self-study,<br />
especially for ethnic pupils has been faced many difficulties, partially because of pupils’ passive<br />
learning habits and also because pupils’ self-study ability has not been appreciated, fostered and<br />
trained at school. There have been many research on self-study for high-school pupils by many<br />
educational researchers in Vietnam, however, their practical applications have not been<br />
effective. In this article, we would like to present about practical self-study of ethnic pupils and<br />
also propose some methods to enhance their self-study ability (especially for pupils at the ethnic<br />
boarding schools in learning 10th form Biology).<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, Nxb ĐHQG Hà Nội.<br />
[2]. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy tự học, Nxb GD, Hà Nội.<br />
[3]. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2004), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br />
[4]. Phạm Hồng Quang (2003), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi, Nxb Đại học sư<br />
phạm, Hà Nội.<br />
[5]. Trần Bá Hoành (2000), Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn Sinh học,<br />
Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[6]. James H.McMilan (2001), Classroom assessment, principles and practice for effective<br />
teaching, Virginia Commonwealth University.<br />
<br />
44<br />
<br />