NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ
lượt xem 135
download
1. Để tối đa hoá lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cách tốt nhất là giảm tối đa chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. 2. Tại sao tại điểm cân bằng thì giá cả và sản lượng đều không thay đổi trừ khi có yếu tố nào đó dịch chuyển toàn bộ đường cung hoặc đường cầu. 3. 4. Hệ số co dãn của cầu theo giá phản ánh vấn đề gì? Khi hệ số co dãn của cầu theo giá bằng không, thì chính sách giá hoàn toàn bất lực? Những...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ
- NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN : KINH TẾ VI MÔ SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH: 4 (Hệ đại học từ xa chuyên ngành quản trị kinh doanh) 1. LOẠI CÂU HỎI 1 ĐIỂM THỜI GIAN 15 PHÚT 1. Để tối đa hoá lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cách tốt nhất là giảm tối đa chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. 2. Tại sao tại điểm cân bằng thì giá cả và sản lượng đều không thay đổi trừ khi có yếu tố nào đó dịch chuyển toàn bộ đường cung hoặc đường cầu. 3. Hệ số co dãn của cầu theo giá phản ánh vấn đề gì? Khi hệ số co dãn của cầu theo giá bằng không, thì chính sách giá hoàn toàn bất lực? 4. Những giải pháp tối đa hoá lợi nhuận đều là các giải pháp tối thiểu hoá chi phí của doanh nghiệp. Điều này đúng hay sai? tại sao? 5. Đường chi phí cận biên luôn đi qua điểm cực tiểu của cac đường ATC và AVC. Câu kết luận này đúng hay sai? tại sao? 6. Khi giá bán sản phẩm trên thị trường tụt xuống dưới mức chi phí trung bình tối thiểu thì một hãng cạnh tranh hoà hảo cần phải đóng cửa sản xuất ngay. Điều này đúng hay sai? tại sao? 7. Đường chi phí cận biên là đường cung của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều đó có đúng không? tại sao? 8. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất trong ngắn hạn khác gì với trong dài hạn? 9. Giả sử một người dành ngân sách cho trước để chi tiêu hai hàng hoá thực phẩm và quần áo. Nếu thực phẩm là hàng thứ cấp, bạn có thể nói hàng hoá là thứ cấp hay thông thường không? Tại sao? 10. Tại sao lại có cái giá mà xã hội phải trả cho thế lực độc quyền? Nếu như những số được của những nhà sản xuất có thế lực độc quyền được đem phân phối lại cho những người tiêu dùng, thì liệu cái giá mà xã hội phải trả cho thế lực độc quyền có được loại trừ không? Tại sao? 11. Giả sử một nhà độc quyền bán đang sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó chi phí biên cao hơn doanh thu biên. Hãy giải thích hãng này phải điều chỉnh sản lượng của mình như thế nào để nâng cao được lợi nhuận? 12. Tại sao sản lượng độc quyền bán sẽ tăng, nếu chính phủ buộc phải hạ thấp giá độc quyền? Để tối đa sản lượng của nhà độc quyền chính phủ phải ấn định mức giá tối đa như thế nào? 13. Cầu khác với lượng cầu và khác với nhu cầu như thế nào? 14. Nếu giá hàng hoá trên thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lúc đó tình trạng thị trường sẽ như thế nào? nếu muốn giá đó là giá cân bằng thì Nhà Nước cần phải làm gì? 15. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đường cầu của hàng hoá X dịch chuyển sang phải. Vậy bạn muốn kinh doanh hàng hoá bổ sung với hàng hoá X thì bạn cần phải làm gì?
- 2. LOẠI CÂU HỎI 2 ĐIỂM THỜI GIAN 25 PHÚT Bài 1: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Sự kiện nào mô tả việc không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò: − Sự tăng lên của hàng hoá thay thế đối với thịt bò. − Giá thịt bò giảm xuống. − Thu nhập bằng tiền của người tiêu dùng thịt bò tăng. − Một sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng thịt bò. − Không có trường hợp nào đúng. 2. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua không phụ thuộc vào: − Giá cả hàng hoá. − Sở thích của người tiêu dùng. − Giá cả hàng hoá thay thế. − Thu nhập của người tiêu dùng. − Không có trường hợp nào. 3. Biết B là hàng hoá thứ cấp, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên với giả thiết với các yếu tố khác không đổi thì đường cầu về hàng hoá B sẽ: − Dịch chuyển sang phải. − Dịch chuyển sang trái − Không thay đổi. 4. Nếu mức giá hàng hoá A giảm đi 10(%) làm cho số tiền của mọi người tiêu dùng chi ra để mua hàng hoá A tăng lên 5(%) thì đường cầu của hàng hoá A có độ co dãn theo giá là: − Rất co dãn. − Co dãn đơn vị − Không co dãn − Ít co dãn. e. Không có trường hợp nào ở trên vì không thể xác định được. 5. Trong các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào là đúng ứng với mức sản lượng tại đó doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt được hoà vốn: a. AVC=FC b. MC=ATCmin c. MC =AVCmin d. P=AVC e. Không có Bài 2: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Giá sản phẩm X tăng lên nhưng lượng cầu về sản phẩm X chỉ giảm đi đôi chút, do đó hệ số co dãn của cầu theo giá của sản phẩm X là. a. ED>1 ; b, ED< 1; c, ED = 0 ; d, ED =1
- 2. Khi giá hàng hoá Y: PY = 8 thì lượng cầu hàng hoá X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 12, với các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận Y và X là hai sản phẩm: − Bổ sung cho nhau. − Thay thế cho nhau. − Vừa thay thế, vừa bổ sung. − Không liên quan. 3. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là rất co dãn, doanh nghiệp sẽ: − Tăng giá. − Giảm giá. − Tăng khối lượng bán. − Giữ giá không đổi. 4. Đường cầu hàng hoá B dịch chuyển toàn bộ vị trí sang phải là do các nguyên nhân: − Lượng cung hàng hoá B giảm xuống. − Không có nguyên nhân nào. − Giá cả hàng hoá B tăng lên làm cho người tiêu dùng mua ít hàng hoá này hơn. − Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. − Giá của hàng hoá B giảm làm cho người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá này hơn. 5. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua không phụ thuộc vào: − Lượng cung của hàng hoá đó trên thị trường. − Sở thích, thói quen của người tiêu dùng. − Giá cả hàng hoá liên quan. − Hệ số co dãn của cầu. − Không có trường hợp nào. Bài 3: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Giả sử có hai hàng hoá A là thịt gà, Blà thịt lợn gọi EAB là hệ số co dãn chéo giữa A và B, khi đó: a. EAB > 0 b. EAB = 0 c. EAB < 0 2. Nếu mức giá hàng hoá A giảm đi 10(%) làm cho số lượng hàng hoá A được mọi người tiêu dùng mua tăng lên 10(%) thì đường cầu của hàng hoá A có độ co dãn theo giá là: − Rất co dãn. − Co dãn đơn vị . − Không co dãn. − ít co dãn. 3. Trong các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào là đúng ứng với mức sản lượng tại đó doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bị đóng cửa:
- − AVC=FC − MC=ATC − MC =AVCmin − P=AVC − Không có 4. Đường cầu hàng hoá A dịch chuyển toàn bộ vị trí sang trái là do các nguyên nhân: − Lượng cung hàng hoá A giảm xuống. − Giá cả hàng hoá A tăng lên làm cho người tiêu dùng mua ít hàng hoá này hơn. − Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. − Giá của hàng hoá A giảm làm cho người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá này hơn. − Không có nguyên nhân nào. 5. Nếu đường cầu có dạng P= 60 - Q và đường cung có dạng P= 40+ Q thì giá và sản lượng sẽ là: − P= 60 ; Q=10 − P= 50; Q=10 − P= 10 ; Q=6 − P = 40; Q= 6 − P= 20 ;Q=20 − Không có kết quả nào ở trên. Bài 4: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Việc đặt giá tối đa luôn dẫn tới: − Sự ra nhập ngành. − Sự dư cung. − Sự cân bằng thị trường. − Sự dư cầu về hàng hoá. 2. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì : − Người bán quyết định giá. − Người mua quyết định giá. − Thị trường quyết định giá. − Doanh nghiệp lớn nhất quyết định giá. 3. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không thiệt hại cho người tiêu dùng, chính phủ nên áp dụng: − Đánh thuế theo sản lượng. − Đánh thuế theo doanh thu. − Đánh thuế cố định hàng năm.
- 4. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc ra nhập ngành của các doanh nghiệp là − Rất khó khăn. − Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. − Rất thuận lợi. 5. Trong các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào là đúng ứng với mức sản lượng tại đó ATC đạt giá trị cực tiểu: − AVC=FC − MC=ATC − MC =AVC − P=AVC Bài 5: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Giả sử có hai hàng hoá A là xe máy, B là xăng dầu gọi EAB là hệ số co dãn chéo giữa A và B, khi đó: a. EAB > 0 b. EAB = 0 c. EAB < 0 2. .Nếu giá của hàng hoá A là 10 ngàn đồng thì lượng mua là 5.400 đơn vị hàng hoá A. Nếu giá là 15 ngàn đồng lượng mua sẽ là 4.600 đơn vị hàng hoá A. Hệ số co dãn của cầu theo giá sẽ xấp xỉ bằng: − 0,1 − b, 0,4 − c, 0,7 − 2,5 − 6,0 − Không có số nào ở trên. 3. Mức sản lượng làm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mức sản lượng tại: a. MR=MC b. MR=0 c. MR>0 d. MR< 0 4. Khi giá xăng dầu giảm xuống thì: − Giá xe máy sẽ tăng. − Giá thịt bò sẽ tăng. − Không có trường hợp nào. 5. Biết A là hàng hoá cao cấp, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên với giả thiết với các yếu tố khác không đổi thì đường cầu về hàng hoá A sẽ: − Dịch chuyển sang phải. − Dịch chuyển sang trái. − Không thay đổi.
- Bài 6: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Giá sản phẩm X giảm nhưng lượng cầu về sản phẩm X không đổi, do đó hệ số co dãn của cầu theo giá của sản phẩm X là. − ED>1 . − b, ED< 1. − c, ED = 0. − d, ED =1. 2. Khi giá hàng hoá Y: PY = 4 thì lượng cầu hàng hoá X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 4, với các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận Y và X là hai sản phẩm: − Bổ sung cho nhau. − Thay thế cho nhau. − Vừa thay thế vừa bổ sung. − Không liên quan. 3. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là ít co dãn, doanh nghiệp sẽ: − Tăng giá. − Giảm giá. − Tăng khối lượng bán. − Giữ giá không đổi. 4. Việc đặt giá sàn luôn dẫn tới: − Sự ra nhập ngành. − Sự dư cung. − Sự cân bằng thị trường. − Sự thiếu hụt hàng hoá. 5. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không thiệt hại cho người tiêu dùng, chính phủ nên áp dụng: − Đánh thuế theo sản lượng. − Đánh thuế theo doanh thu. − Đánh thuế cố định hàng năm. Bài 7: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, Lượng cầu về hàng hoá Y giảm, khi đó Y là hàng hoá: − Y là hàng hoá thứ cấp. − Y là hàng hoá cao cấp. − Y là hàng hoá thông thường. − a,b,c đều không đúng.
- 2. Giả sử có hai hàng hoá A là thịt gà, B là quần áo gọi EAB là hệ số co dãn chéo giữa A và B, khi đó: − EAB > 0 − EAB = 0 − EAB < 0 3 .Trong các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào là đúng ứng với mức sản lượng tại đó ATC đạt giá trị cực tiểu: − AVC=FC − MC=ATC − MC =AVC − P=AVC 4. Mức sản lượng làm tối đa hoá doanh thu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mức sản lượng tại: − MR=MC − MR=0 − MR>0 − MR< 0 5 .Giá sản phẩm X tăng lên nhưng lượng cầu về sản phẩm X chỉ giảm đi đôi chút, do đó hệ số co dãn của cầu theo giá của sản phẩm X là. − ED>1 ; − b, ED< 1; − c, ED = 0 ; − d, ED =1 Bài 8: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Khi giá hàng hoá Y: PY = 8 thì lượng cầu hàng hoá X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 12, với các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận Y và X là hai sản phẩm: − Bổ sung cho nhau. − Thay thế cho nhau. − Vừa thay thế, vừa bổ sung. − Không liên quan. 2. Hàm số cầu của một hàng hoá là: Q = 10 – P . Tại mức giá P = 2 thì cầu hàng hoá có mức độ co dãn theo giá là: − Co dãn đơn vị. − Co dãn hoàn toàn. − Hoàn toàn không co dãn.
- − ít co dãn. − Co dãn nhiều. 3. Việc đặt giá tối đa luôn dẫn tới: − Sự ra nhập ngành. − Sự dư cung. − Sự cân bằng thị trường. − Sự dư cầu về hàng hoá. 4. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là rất co dãn, doanh nghiệp sẽ: − Tăng giá. − Giảm giá. − Tăng khối lượng bán. − Giữ giá không đổi. 5. Đường cung về dịch vụ điện thoại dịch chuyển sang bên phải là do: − Chi phí lắp đặt điện thoại giảm . − Do thu nhập của dân chúng tăng. − Giá dịch vụ điện thoại giảm. Bài 9: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Thu nhập của người tiêu dùng không đổi, lượng cầu hàng X tăng thì có thể kết luận: − X là hàng hoá thứ cấp. − X là hàng hoá cao cấp. − X là hàng hoá thông thường. − a,b,c đều không đúng. − Cả a,b,c đều đúng. 2. Giá sản phẩm X tăng lên nhưng lượng cầu về sản phẩm X chỉ giảm đi đôi chút, do đó hệ số co dãn của cầu theo giá của sản phẩm X là. − ED>1 ; − ED< 1; − ED = 0 ; − ED =1 3. Khi giá hàng hoá Y: PY = 8 thì lượng cầu hàng hoá X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 12, với các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận Y và X là hai sản phẩm: − Bổ sung cho nhau. − Thay thế cho nhau. − Vừa thay thế, vừa bổ sung.
- − Không liên quan. 4. Hàm số cầu của một hàng hoá là: Q = 10 – P . Tại mức giá P = 2 thì cầu hàng hoá có mức độ co dãn theo giá là: − Co dãn đơn vị. − Co dãn hoàn toàn. − Hoàn toàn không co dãn. − ít co dãn. − Co dãn nhiều. 5. Việc đặt giá tối đa luôn dẫn tới: − Sự ra nhập ngành. − Sự dư cung. − Sự cân bằng thị trường. − Sự dư cầu về hàng hoá. Bài 10: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1.Thu nhập của 1 người tiêu dùng không đổi, giá sản phẩm tăng, khi đó thì: − Độ dốc của đường ngân sách thay đổi. − Đường ngân sách dịch chuyển sang phải. − Đường ngân sách dịch chuyển sang trái. − Không làm thay đổi đường ngân sách. 2. Độ dốc của đường ngân sách thể hiện: − Sự đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường. − Tỷ số giá giữa hai sản phẩm − Khi mua thêm một đơn vị sản phẩm này cần phải giảm bớt số lượng mua của sản phẩm kia. − câu a,b,c đều đúng. 3. Trong thời gian ngắn hạn, để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận thì: − MC = AVC. − MC = P. − MC = ATCMIN − MC = MR. 4. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì : − Người bán quyết định giá. − Người mua quyết định giá. − Không có ai quyết định giá.
- − Doanh nghiệp lớn nhất quyết định giá. 5. Để tối đa hoá lượng bán, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất theo nguyên tắc: − MC = MR . − MC = P. − ATC = P − P = ATCMIN. − MR= 0 Bài 11: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. .Hàm số cầu của một hàng hoá là: Q = 10 – P . Tại mức giá P = 2 thì cầu hàng hoá có mức độ co dãn theo giá là: − Co dãn đơn vị. − Co dãn hoàn toàn. − Hoàn toàn không co dãn. − ít co dãn. − Co dãn nhiều. 2. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, Lượng cầu về hàng hoá Y tăng, khi đó Y là hàng hoá: − Y là hàng hoá thứ cấp. − Y là hàng hoá cao cấp. − Y là hàng hoá thông thường. − a,b,c đều không đúng. 3. Trong thời gian ngắn hạn, để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận thì: − MC = AVC. − MC = P. − MC = ATCMIN − MC = MR. 4. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì : − Người bán quyết định giá. − Người mua quyết định giá. − Không có ai quyết định giá. − Doanh nghiệp lớn nhất quyết định giá. 5. Để tối đa hoá lượng bán, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất theo nguyên tắc: − MC = MR . − MC = P. − ATC = P − P = ATCMIN.
- − MR= 0 Bài 12: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không thiệt hại cho người tiêu dùng, chính phủ nên áp dụng: − Đánh thuế theo sản lượng. − Đánh thuế theo doanh thu. − Đánh thuế cố định hàng năm. 2. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc ra nhập ngành của các doanh nghiệp là − Rất khó khăn. − Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. − Rất thuận lợi. 3. Giá sản phẩm X tăng lên 5%, lượng cầu về sản phẩm X cũng giảm đi đúng bằng 5%, do đó hệ số co dãn của cầu theo giá của sản phẩm X là. − ED>1 ; − ED< 1; − ED = 0 ; − ED =1 4. Khi giá hàng hoá Y: PY = 12 thì lượng cầu hàng hoá X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 10, với các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận Y và X là hai sản phẩm: − Bổ sung cho nhau. − Thay thế cho nhau. − Vừa thay thế, vừa bổ sung. − Không liên quan. 5. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là hoàn toàn không co dãn theo giá, doanh nghiệp sẽ: − Tăng giá. − Giảm giá. − Tăng khối lượng bán. − Giữ giá không đổi. Bài 13: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Việc đặt giá tối thiểu luôn dẫn tới: − Sự ra nhập ngành. − Sự dư cung. − Sự cân bằng thị trường.
- − Sự thiếu hụt hàng hoá. 2. Hàm số cầu của một hàng hoá là: Q = 60 . Tại mức giá P = 25 thì cầu hàng hoá có mức độ co dãn theo giá là: − Co dãn đơn vị. − Co dãn hoàn toàn. − Hoàn toàn không co dãn. − Ít co dãn. − Co dãn nhiều. 3. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y thể hiện: − Tỷ số giá giữa 2 sản phẩm. − Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường. − Tỷ lệ đánh đổi giữa hai sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng mức lợi ích không đổi. 4. Giá sản phẩm X giảm nhưng lượng cầu về sản phẩm X không đổi, do đó hệ số co dãn của cầu theo giá của sản phẩm X là. − ED>1 . − ED< 1. − ED = 0. − ED =1. 5. Khi giá hàng hoá Y: PY = 4 thì lượng cầu hàng hoá X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 4, với các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận Y và X là hai sản phẩm: − Bổ sung cho nhau. − Thay thế cho nhau. − Vừa thay thế vừa bổ sung. − Không liên quan. Bài 14: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là ít co dãn, doanh nghiệp sẽ: − Tăng giá. − Giảm giá. − Tăng khối lượng bán. − Giữ giá không đổi. 2. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, Lượng cầu về hàng hoá Y giảm, khi đó Y là hàng hoá: − Y là hàng hoá thứ cấp. − Y là hàng hoá cao cấp. − Y là hàng hoá thông thường.
- − a,b,c đều không đúng. 3. Trong thời gian ngắn hạn, để doanh nghiệp cạnh tranh hoà hảo tối đa hoá lợi nhuận thì: − MC = AVC = P − MC = MR= P. − MC = P = ATCMIN − MC = AFC= P. 4. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì : − Người bán quyết định giá. − Người mua quyết định giá. − Thị trường quyết định giá. − Doanh nghiệp lớn nhất quyết định giá. 5. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá doanh thu, và cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tại mức giá hiện thời là rất co dãn, doanh nghiệp sẽ: − Tăng giá. − Giảm giá. − Tăng khối lượng bán. − Giữ giá không đổi.
- Bài 15: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng giải thích vì sao? 1. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không thiệt hại cho người tiêu dùng, chính phủ nên áp dụng: − Đánh thuế theo sản lượng. − Đánh thuế theo doanh thu. − Đánh thuế cố định hàng năm. 2. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc ra nhập ngành của các doanh nghiệp là − Rất khó khăn. − Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. − Rất thuận lợi. 3. Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến lượng cầu về sản phẩm X giảm đi nhanh chóng, do đó hệ số co dãn của cầu theo giá của sản phẩm X là. − ED>1. − ED< 1. − ED = 0. − ED =1. 4. Khi giá hàng hoá Y: PY = 4 thì lượng cầu hàng hoá X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 12, với các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận Y và X là hai sản phẩm: − Bổ sung cho nhau. − Thay thế cho nhau. − Vừa thay thế, vừa bổ sung. − Không liên quan. 5.Trong thị trường độc quyền mua : − Người bán quyết định giá. − Người mua quyết định giá. − Thị trường quyết định giá. − Doanh nghiệp lớn nhất quyết định giá. 3. LOẠI CÂU HỎI 3 ĐIỂM THỜI GIAN 35 PHÚT 1/ Cầu là gì? hàm số của cầu? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu 2/ Cung là gì? Hàm số của cung? phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung 3/ Hãy nêu ý nghĩa, cách xác định hệ số co dãn của cầu với giá cả và thu nhập. 4/ Phân tích vai trò kiểm soát giá và thuế của chính phủ, và tác động của nó tới người sản xuất và người tiêu dung 5/ Khái niệm về lợi ích, tổng lợi ích, quy luật lợi ích cận biên giảm dẫn? mối quan hệ giữa lợi ích cân biên với giá cả và đường cầu. 6/ Hãy trình bày phương pháp xác định tiêu dùng tối ưu .
- 7/ Đầu vào, đầu ra, hàm sản xuất, công nghệ sản xuất mối quan hệ giữa chúng 8/ Chi phí, tổng chi phí, chi phí trung bình, chi phí biên? cách xác định các chỉ tiêu đó 9/ Lợi nhuận là gì? cách xác định lợi nhuận? để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có điều kiện gì? 10/ Năng suất, năng suất biên, quy luật năng suất cận biên giảm dần ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu trên. 11/ Thị trường là gì? các tiêu thức phân loại thị trường, ưu nhược điểm của từng loại thị trường. 12/ Thị trường độc quyền hoàn toàn là gì? các nguyên nhân dẫn đến độc quyền hoàn toàn. 13/ Để doanh nghiệp độc quyền thu được lợi nhuận cao, doanh nghiệp độc quyền có thể áp dụng chính phân biệt giá, hãy nêu các chính sách phân biệt giá thường được doanh nghiệp độc quyền áp dụng 14/ Thị trường các yếu tố sản xuất là gì? có mối quan hệ như thế nào với thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp? doanh nghiệp sẽ lựa chọn cơ câu các yếu tố đầu vào như thế nào? 4. LOẠI CÂU HỎI 4 ĐIỂM THỜI GIAN 45 PHÚT Bài tập 1. Cầu về sản phẩm A có dạng Q= 60-2P và cung có dạng Q= P- 15 trong đó P tính bằng USD và Q tính bằng sản phẩm. − Giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm A trên thị trường là bao nhiêu? − Hạn hán là cho lượng cung sản phẩm A trên thị trường dịch chuyển đến Q = P- 30 cầu vẫn giữ nguyên giá và lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? − Giả sử chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2,5USD/Sản phẩm thì có bao nhiêu sản A được sản xuất ra? người tiêu dùng bây giờ phải mua với mức giá là bao nhiêu? − Giả sử chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng sản phẩm A cùng một mức là 2,5 USD/sản phẩm 2. Hàm cầu của nhà độc quyền sản xuất sản phẩm A có dạng Q = 100 – P; hàm chi phí biên MC = 2Q + 3; chi phí cố định của nhà độc quyền trong thời gian ngắn hạn là 500. Đơn vị của chi phí và giá tính bằng USD; đơn vị của sản lượng tính bằng cái. − Mức sản lượng và giá bán là bao nhiêu để hãng tối đa hoá lợi nhuận. Mức lợi nhuận tối đa là bao nhiêu? − Xác định mức độ độc quyền trên thị trường của nhà độc quyền. − Để tối đa hoá doanh thu thì nhà độc quyền này cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm, khi đó giá bán sản phẩm trên thị trường là bao nhiêu? − Phần mất không mà nhà độc quyền này gây ra cho xã hội? − Nhà độc quyền này cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì hoà vốn.
- 3. Công ty A là một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí :TC = 2Q + 2Q2 + 75 . Trong đó TC tính bằng USD; Q tính bằng sản phẩm. a, Nếu giá bán là 38 USD/ sản phẩm thì sản lượng để doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa là bao nhiêu? Hãy xác định mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. − Xác định giá bán và sản lượng bán ra để doanh nghiệp đạt hoà vốn. − Nếu hạ giá bán xuống 20 USD/sản phẩm thì doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất nữa hay không. − Với giá bán là 6 USD/ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ bao nhiêu? Với mức lỗ này doanh nghiệp còn tiếp tục sản xuất nữa hay không ? Tại sao? − Vẽ đường cung của doanh nghiệp trên trục toạ độ ( Q,P) 4. Một hãng độc quyền có hàm cầu Q = 12- P và hàm chi phí bình quân ATC = Q. Đơn vị đo của chi phí và giá là USD; của Lượng cầu là chiếc. − Mức sản lượng và giá bán là bao nhiêu để hãng tối đa hoá lợi nhuận. Mức lợi nhuận tôi đa là bao nhiêu? − Sức mạnh độc quyền của hãng bằng bao nhiêu? − Phần mất không mà hãng độc quyền này gây ra cho xã hội bằng bao nhiêu? − Giả sử Chính phủ đánh thuế cứ mỗi sản phẩm bán ra của hãng là 3 USD. Khi đó lợi nhuận mà hãng độc quyền này thu được là bao nhiêu? Sản lượng bán ra tăng hay giảm? Mức tăng ( giảm) là bao nhiêu? − Minh hoạ kết quả trên đồ thị 5. Hãng độc quyền có đường cầu Q = 300 –20 P và hàm chi phí bình quân ATC = 1+ 0,02 Q. Trong đó chi phí tính bằng USD; sản lượng tính bằng sản phẩm. − Xác định P và Q để hãng tối đa hoá doanh thu. − Xác định P và Q để hãng tối đa hoá lợi nhuận? Mức lợi nhuận tối đa đó bằng bao nhiêu? − Phần mất không mà hãng gây ra cho xã hội bằng bao nhiêu? − Nếu Nhà nước đánh thuế 1USD/ sản phẩm thì khi đó giá bán, sản lượng bán ra và lợi nhuận thu được của hãng là bao nhiêu? Kết quả có khác biệt gì so với câu b − Minh kết quả bằng đồ thị. 6. Một hàng thiết bị điện tử đối mặt với hàm cầu về sản phẩm của mình là: P = 100 –0,01Q trong đó P là giá tính bằng $. Chi phí trung bình của hãng là: $ ATC = 50 + 30.000/Q . − Với dữ liệu ở trên hãy chứng tỏ rằng chiến lược tối đa hoá doanh thu khác với chiến lược tối đa hoá lợi nhuận. − Giả sử Nhà nước quyết định thu một khoản thuế là 10$ trên một đơn vị sản phẩm. Khi đó giá cả, sản lượng và tổng lợi nhuận của hãng thay đổi thế nào?
- − Khi nhà nước đánh thuế thì người tiêu dùng và hãng sản xuất lợi ích bị giảm đi bao nhiêu? − Minh hoạ các kết quả trên bằng đồ thị. 7. Một hãng cạnh tranh có đường cầu P = 15 – 0,05Q và đường tổng chi phí ngắn hạn là TC = Q+ 0,02Q2 trong đó Q là sản phẩm, P là giá, TC tổng chi phí tính bằng $. − Xác định mức giá và sản lượng để hãng tối đa hoá doanh thu nếu hãng là người duy nhất trong ngành. − Lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng do hãng này tạo ra là bao nhiêu? − Nếu nhà nước đánh thuế 1$/ một sản phẩm bán ra làm cho sản lượng và giá bán của hãng thay đổi như thế nào? − Nếu hãng có đường cầu nằm ngang P = 5$ thì thuế trên làm giảm sản lượng của hãng đi bao nhiêu? ai là người chịu thuế? − Minh hoạ kết quả bằng đồ thị 8. Cầu thị trường về sản phẩm A là P = 100 – Q . Thị trường này do một hãng độc quyền khống chế. Chi phí của hãng độc quyền này là: TC = 500 + 3Q + Q2. Trong Q tính bằng triệu sản phẩm. − Chi phí cố định của hãng độc quyền này là bao nhiêu. − Hãy xác định giá và sản lượng để nhà độc quyền này đạt lợi nhuận lớn nhất? Mức lợi nhuận lớn nhất bằng bao nhiêu? − Xác định sức mạnh độc quyền của nhà độc quyền này. − Phần mất không mà nhà độc quyền này gây ra cho xã hội là bao nhiêu? − Minh hoạ kết quả bằng đồ thị. 9. Bảng dưới đây cho biết đường cầu của nhà độc quyền, sản xuất ở mức chi phí biên MC =10 USD( không đổi) P(USD) 27 24 21 18 15 12 9 6 3 0 Q(SP) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 − Xác định doanh thu biên của nhà độc quyền. − Xác định sản lượng và giá cả để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận? Mức lợi nhuận tối đa bằng bao nhiêu? − Giá cả và sản lượng cân bằng sẽ như thế nào nếu doanh nghiệp này kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo? − Giá trị xã hội có được sẽ là bao nhiêu nếu nhà độc quyền buộc phải kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
- 10. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số liệu về chi phí sản xuất trong ngắn hạn như sau: Q (sản phẩm) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 TC ( đồng) 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900 − Tính AVC, AFC, ATC, và MC. − Xác định điểm đóng cửa của doanh nghiệp. − Xác định điểm hoà vốn. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lợi nhuận. − Nếu giá thị trường P=180đồng/sản phẩm, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng bằng bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận. Mức lợi nhuận tối đa đạt được là bao nhiêu. 11. Hàm cầu về lúa gạo hàng năm có dạng QD = 480 -01P ( Đơn vị tính P: đồng /kg; Q tính bằng tấn) Thu hoạch lúa gạo năm trước Q0= 270 Thu hoạch lua gạo năm nay Q1= 280 − Xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại mức giá này. bạn có nhân xét gì về thu nhập của nông dân năm nay so với năm trước. − Để tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ đưa ra hai giải pháp + Giải pháp thứ nhất: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 2100 đồng/kg và cam kết mua hết số lúa thặng dư. + Giải pháp thứ hai: Chính phủ trợ giá cho nông dân 100đồng/kg lúa bán ra. − Tính số tiền mà Chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp. Theo anh ( chị) giải pháp nào có lợi nhất tại sao? − Không sử dụng các chính sách trên mà chính phủ đánh thuế 100đồng/kg, thì giá thị trường thay đổi thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao nhiêu? Ai là người chịu thuế? Hãy giải thích. − Minh hoạ kết quả trên đồ thị 12. Một hãng có đường cầu về sản phẩm của mình là: P = 40-Q. Hãng có chi phí bình quân không đổi bằng 10 ở mọi mức sản lượng. − Cho biết chi phí cố định của hãng là bao nhiêu − Tính mức giá và sản lượng để hãng tôi đa hoá lợi nhuận − Độ co giãn của cầu theo giá tại điểm hãng đạt lợi nhuận lớn nhất. Hãy giải thích tại sao khi đó vẫn chưa đạt được doanh thu lớn nhất. − Nếu hãng là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường thì giá và sản lượng là bao nhiêu thì hoà vốn.
- − Minh hoạ kết quả trên đồ thị. 13. Biết được hàm cầu và hàm tổng chi phí của doanh nghiệp như sau: P = 12 - 0,4Q TC = 0,6Q2 + 4Q + 5 Hãy xác định sản lượng tối ưu, giá, tổng lợi nhuận và tổng doanh thu, lợi ích và thặng dư của người tiêu dùng. − Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận − Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu − Khi hãng theo đuổi mục tiêu đạt doanh thu càng nhiều càng tốt có điều kiện ràng buộc về lợi nhuận phải đạt là 10. 14. Công ty ABB xác định hàm chi phí trung bình của mình là : ATC = 2 + 2Q + 75/Q Trong đó: Q tính là sản lượng, chi phí tính bằng $. Công ty này hoạt động trong thị trường cạnh tranh. − Xác định hàm cung sản phẩm của doanh nghiệp trong ngắn hạn − Nếu giá thị trường là 38$/sản phẩm, Mức sản lượng tôi ưu của công ty là bao nhiêu? Mức lợi nhuận tối đa bằng bao nhiêu? − Nếu nhà nước ấn định mức giá trần là 30$/ sản phẩm bán gia. Khi đó doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm, thăng dư sản xuất và thăng dư tiêu dùng, lợi nhuận là bao nhiêu. − Nếu giá hạ xuống tới mức 10$, công ty có lãi hay bị lỗ vốn? và có nên tiếp tục sản xuất nữa hay không? Tại sao. − Minh hoạ kết quả bằng đồ thị 15: Hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X là : (D) Q = -5P + 70 (S) Q = 10P +10 − Xác định mức giá cả và sản lượng cân bằng − Tính hệ số co dãn của cầu đối với giá tại mức sản lượng cân bằng? Để tăng doanh thu cần áp dụng chính sách giá nào? − Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 3, thì điều gì sẽ xảy ra trê thị trường? Lợi ích và thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào? − Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 5 và hứa mua hết số sản phẩm thừa, thì số tiền mà chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Xác định phần mất không do chính sách đắt giá của chính phủ? − Nếu cung thị trường giảm 50% so với trước, thì mức giá cân bằng mới là bao nhiêu?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi thi Pháp Luật Đại Cương
5 p | 4818 | 1492
-
Hệ thống ngân hàng câu hỏi thi môn Pháp luật đại cương
33 p | 1699 | 354
-
BÀI HỌC VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA CÁC NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY
26 p | 678 | 282
-
Đề thi kinh tế vi mô (có đáp án) - 2
6 p | 877 | 239
-
Đề thi kinh tế vi mô (có đáp án) - 1
5 p | 607 | 172
-
Đề thi kinh tế vĩ mô - đề 10
15 p | 497 | 110
-
Ngân hàng đề môn Kinh tế lượng
13 p | 454 | 80
-
Đề thi kinh tế vĩ mô - đề 7
13 p | 359 | 77
-
Đề thi kinh tế vĩ mô - đề 1
12 p | 367 | 74
-
Ngân hàng câu hỏi môn học Quản lý nhà nước về kinh tế
4 p | 350 | 56
-
Ngân hàng câu hỏi công chức 2013 chuyên ngành: Công nghệ thông tin (Phần thi viết)
5 p | 277 | 53
-
Đề thi Kinh tế lượng - ĐH Ngân hàng TP.HCM
2 p | 522 | 45
-
Ngân hàng câu hỏi của học phần Hệ thống chính sách pháp luật đất đai
11 p | 192 | 26
-
Câu hỏi ôn tập môn kinh tế vi mô
17 p | 153 | 23
-
Ngân hàng câu hỏi ôn thi trình độ Đại học môn Nghi thức nhà nước
3 p | 227 | 21
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế
45 p | 32 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (The Economics of Money, Banking and Financial Markets)
68 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn