Ngân Hàng Thế Giới WB
lượt xem 322
download
Chúng ta sống trong một thế giới mức thu nhập hàng năm của cả thế giới là 31 nghìn tỷ đô- ở một số nước trung bình một người có mức thu nhập hơn $40,000 một năm. Nhưng trong lúc đó, 2.8 tỷ người, tức là hơn một nửa dân số của các quốc gia đang phát triển, lại có mức sống chưa tới 700 đô-la một năm. 1.2 tỷ trong số đó có mức thu nhập chưa tới 1 đô-la một ngày.
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngân Hàng Thế Giới WB
- 1.Ngân Hàng Thế Giới WB là gì? Chúng ta sống trong một thế giới mức thu nhập hàng năm của cả thế giới là 31 nghìn tỷ đô- ở một số nước trung bình một người có mức thu nhập hơn $40,000 một năm. Nhưng trong lúc đó, 2.8 tỷ người, tức là hơn một nửa dân số của các quốc gia đang phát triển, lại có mức sống chưa tới 700 đô-la một năm. 1.2 tỷ trong số đó có mức thu nhập chưa tới 1 đô-la một ngày. Do đó, mỗi ngày có khoảng 33.000 trẻ em bị tử vong tại các nước đang phát triển. Tại các quốc gia này mỗi phút có hơn một phụ nữ bị qua đời trong lúc sanh con. Cảnh nghèo khó khiến cho hơn 100 triệu trẻ em, phần lớn là các em gái, không được đến trường. Trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng, ước tính khoảng 3 tỷ người trong vòng 50 năm tới, thì thách thức giảm mức đói nghèo này là vô cùng to lớn. Để giúp nâng cao mức sống ở các nước đang phát triên bằng cách chuyển các nguồn tài trợ từ các nước công nghiệp phát triển thi WB đã được thành lập. WB là một hệ thống phức hợp dưới hình thức tập đoàn (Group) gồm 5 tổ chức phát triển: 1. Ngân hàng tái thiết và phát triển IBRD (International Bank for Reconstruction and Development) 2. Hiệp hội phát triển quốc tế IDA (the International Development Association) 3. Công ty tài chính quốc tế IFC (International Finance Corporation) 4. Cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương MIGA (Multilateral Investment Guarantee Agency) 5. Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ICSID (International Centre for Settlement of Investment Disputes). wb Ngân Hàng Thế Giới không phải là ngân hàng theo nghĩa bình thường. Đây là một trong các cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc, và gồmcó 184 quốc gia thành viên. Những quốc gia này cùng có trách nhiệm đóng góp tài chánh cho chương trình và quản lý hoạt động chi tiêu của Ngân hàng. Cùng với cộng đồng phát triển còn lại, Ngân Hàng Thế Giới tập trung nỗ lực vào
- việc đạt cho được các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ, đã được các thành viên của Liên Hiệp Quốc (UN) đồng ý trong năm 2000 và nhắm vào việc giải thiểu sự đói nghèo vẫn còn dai dẳng. WB có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước. Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. 2.Chức năng, nhiệm vụ Công việc của WB là làm cầu nối cho trên hố sâu ngăn cách giàu nghèo này, hướng các nguồn lực từ các nước giàu vào sự phát triển của các nước nghèo. WB hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ các nước phát triển trong việc xây dựng trường học và trung tâm y tế, cung cấp điện nước, phòng chống bệnh tật và bảo vệ môi trường. Năm 2003, WB đã cung cấp 18,5 tỷ đôla Mỹ và hoạt động trên hơn 100 nước đang phát triển, hỗ trợ các nước này trên cả phương diện tài chính và kỹ thuật để giảm đói nghèo. Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. a) IBRD—International Bank for Reconstruction and Development IBRD at a Glance • Established: 1945 • Members: 185 • Mission: Broad poverty reduction • Clients: Middle-income and Middle-income low-income countries • Tools: Loans, guarantees, analytical and advisory services • Size: US$12.8 billion in new commitments, 2007 IBRD, tiền thân của WB, cung cấp các khoản cho vay đối với các chính phủ và doanh nghiệp nhà nước cùng với sự bảo đảm của chính phủ (hoặc bảo đảm tối cao - sovereign guarantee). Nguồn tiền cho vay được lấy từ các khoản nợ đã được trả và thông qua việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn thế giới. IBRD là một trong những tổ chức cho vay được xếp hạng cao nhất trên thị trường quốc tế và vì vậy có khả năng cho vay với mức lãi suất tương đối thấp. Ngân hàng cho các nước vay với lãi suất rất hấp dẫn bằng cách thêm một mức lề (khoảng 1%) vào chi phí cho vay để trang trải các chi phí hành chính. Những quốc gia vay tiền của IBRD có thời hạn hoàn trả nợ lâu hơn so với vay tiền của ngân hàng thương mại - 15 tới 20 năm trong thời gian ưu đãi 3 tới 5 năm trước khi bắt đầu hoàn trả tiền vốn vay.Chính phủ các nước đang phát triển có thể vay tiền cho các chương trình nhất định, bao gồm các hoạt động giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường, và khuyến khích phát triển kinh tế để cải thiện mức sống. Trong năm tài khoá 2002, IBRD đã cho vay tổng cộng $11.5 tỷ để trợ giúp 96 dự án tại 40 quốc gia.
- Gây quỹ. Hầu như toàn bộ ngân khoản của IBRD là được huy động trên các thị trường tài chính thế giới. $23 tỉ trong năm tài khóa 2002. Với mức phân hạng tín dụng AAA, IBRD phát hành trái phiếu để gây quỹ sau đó chuyển mức lãi suất thấp cho những quốc gia vay tiền của mình. b) IDA—International Development Association IDA at a Glance • Established: 1960 • Members: 166 • Mission: Broad poverty reduction • Clients: Poorest countries • Tools: Interest-free loans, grants, analytical and advisory services Size: US$11.9 billion in new commitments, 2007 IDA có nhiệm vụ giúp đỡ các nước nghèo nhất thông qua các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi và các chương trình tài trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống. Các khoản cho vay dài hạn không lấy lãi của IDA dành cho các chương trình xây dựng chính sách, định chế, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển bền vững trên cơ sở tôn trọng môi trường và công bằng xã hội. c) IFC—International Finance Corporation IFC at a Glance • Established: 1956 • Members: 176 • Mission: Promote private sector investment • Clients: Businesses in developing countries where there is limited access to capital • Tools: Commercial-rate loans, equity investments, resource mobilization, advisory services • Size: US$8.2 billion in new commitments, 2007 IFC, với 176 thành viên, thúc đẩy đầu tư bền vững vào khu vực tư nhân ở các phát triển với múc đích giảm đói nghèo và tăng chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc cung cấp tài chính cho các dự án thuộc khu vực tư nhân, hỗ trợ các công ty tư nhân lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế và cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ và doanh nghiệp. d) MIGA—Multilateral Investment Guarantee Agency MIGA at a Glance
- • Established: 1988 • Members: 171 • Mission: Promote foreign direct investment in developing countries • Clients: Investors and lenders • Tools: Political risk insurance, advisory and legal services • Size: US$1.9 billion in risk guarantees, 2007 Nhiệm vụ của MIGA là xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI vào các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và cải thiện cuộc sống người dân. Với tư cách một nhà bảo hiểm quốc tế cho các nhà đầu tư tư nhân và nhà tư vấn cho các nước về đầu tư nước ngoài, MIGA tham gia xúc tiến các dự án với tác động phát triển bền vững lớn nhất bảo đảm các tiêu chí kinh tế, môi trường và xã hội. e) ICSID—International Centre for Settlement of Investment Disputes ICSID at a Glance • Established: 1966 • Members: 144 • Mission: Investment dispute resolution mechanism ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tư thuộc các nước thành viên khác. Việc sử dụng các phương tiện của ICSID là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, một khi đã đồng ý giải quyết với ICSID, không bên nào được đơn phương từ chối phán quyết của ICSID. Trong thập kỷ 80, WB đã phải chịu áp lực từ nhiều phía. Vào đầu thập kỷ, Ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề kinh tế vĩ mô và gia hạn nợ. Đến cuối thập kỷ, các vấn đề xã hội và môi trường nổi lên cùng với sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía xã hội cho rằng WB đã không kiểm soát tốt các chính sách của chính mình trong một số dự án quan trọng. Để đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Ngân hàng, báo cáo Wapenhans đã được thực hiện và dẫn tới cuộc cải cách ngay sau đó với việc thành lập Ban giám sát (Inspection Panel) nhằm điều tra các chỉ trích đối với WB. Tuy nhiên, chỉ trích vẫn tăng lên, cực điểm là năm 1994 tại Hội nghị thuờng niên ở Madrid, Tây Ban Nha. Từ đó, WB đã có nhiều tiến triển vượt bậc. 5 tổ chức, định chế, vừa thực hiện độc lập vừa kết hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Báo cáo cho thấy khách hàng hầu hết hài lòng với sự thay đổi trong
- các cấp dịch vụ của WB, trong sự tham gia của Ngân hàng vào hiệu quả hoạt động của khách hàng cũng như trong chuyển giao và chất lượng. Cùng với 189 nước thành viên hiện nay và nhiều tổ chức khác, WB đang thực hiện mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ mới (Millennium Development Goals) cho đến năm 2015 bao gồm các vấn đề giáo dục, sức khoẻ và vệ sinh 3.Các Tổng giám đốc và kinh tế trưởng của WB Cơ quan cao nhất là của WB Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Việt Nam là thành viên từ 1976. a)Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định, điều này ngược với các giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) luôn là người châu Âu, • Eugene Meyer (tháng 6 đến tháng 12 năm 1946) • John J. McCloy (4, 1947–6, 1949) • Eugene R. Black (1949–1963) • George D. Woods (1, 1963–3, 1968) • Robert S. McNamara (4, 1968–6 1981) • Alden W. Clausen (7,1981–6, 1986) • Barber B. Conable (7, 1986–8, 1991) • Lewis T. Preston (9, 1991–5,1995) • James Wolfensohn (5, 1995–6 2005) • Paul Wolfowitz (6, 2005-6, 2007) • Robert Zoellick (6, 2007-hiện tại) b)kinh tế trưởng Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là "Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng") là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người mang chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng mới được mời giữ chức vụ này. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982.
- • Anne Krueger - giai đoạn 1982-1986 • Stanley Fischer - 1988-1990 • Lawrence Summers - 1991-1993 • Joseph E. Stiglitz - 1997–2000 • Nicholas Stern - 2000–2003 • François Bourguignon - 2003–nay WB tại Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng Thế giới World Bank (WB)
3 p | 1249 | 353
-
Ngân hàng thế giới WB (World Bank)
4 p | 615 | 245
-
26 chuẩn mực kế toán Việt Nam P.1
4 p | 655 | 227
-
Bài giảng Vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế
39 p | 511 | 83
-
WB cảnh báo nguy cơ tái phát hiện tượng “bốc hơi”về Tài chính
2 p | 129 | 31
-
THANH TOÁN QUỐC TẾ - PGS. TS TRẦN HOÀNG NGÂN - 2
19 p | 91 | 14
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 7 - ThS. Trần Thị Hải An
13 p | 61 | 11
-
Đánh giá sự phát triển thị trường vốn Việt Nam: Thực tiễn và nhận định rủi ro
14 p | 61 | 7
-
Phân tích so sánh vai trò của IMF và WB đối với nền kinh tế thế giới
8 p | 20 | 6
-
Tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam
11 p | 83 | 4
-
Nhân rộng dự án "kiểu mẫu" của WB
2 p | 49 | 4
-
Mối quan hệ giữa phát triển ngân hàng và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
13 p | 69 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào
17 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn