Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam
lượt xem 117
download
Tiền thân của nghệ thuật sân khấu cổ truyền là những trò diễn dân gian. Có khá nhiều loại hình diễn xướng sân khấu cổ truyền, trong đó tiêu biểu là chèo, múa rối, múa rối nước, ca trù, tuồng… Rất đáng lưu ý là, trong các nghệ thuật diễn xướng cổ truyền đó thì chèo, múa rối nước và ca trù là những loại hình sân khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Múa phượng - Múa rối nước Nghệ thuật múa rối nước ở Hà Tây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam
- Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam Tiền thân của nghệ thuật sân khấu cổ truyền là những trò diễn dân gian. Có khá nhiều loại hình diễn xướng sân khấu cổ truyền, trong đó tiêu biểu là chèo, múa rối, múa rối nước, ca trù, tuồng… Rất đáng lưu ý là, trong các nghệ thuật diễn xướng cổ truyền đó thì chèo, múa rối nước và ca trù là những loại hình sân khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Múa phượng - Múa rối nước Nghệ thuật múa rối nước ở Hà Tây (cũ) xuất hiện rất sớm, nếu không muốn nói là sớm nhất so với các địa phương khác. Một số thư tịch cổ cho biết, năm 1041, Vua lý Thái Tông cho tuyển chọn được hơn một trăm ca nữ, nhạc kỹ để lập thành Ban nhạc chuyên phục vụ những dịp khánh tiết của triều đình. Các vua tiếp theo của nhà lý đã duy trì và làm cho phát triển Ban nhạc của triều đình. Vị quan trông coi việc này gọi là Linh nhân. Chính giai đoạn lịch sử này, xuất hiện danh nhân Từ Đạo Hạnh, sau trở thành Thủy tổ nghệ thuật múa rối nước của dân tộc Việt ta. Từ Đạo Hạnh là pháp danh, còn tên thật của ông là Từ Lộ, người Hương Yên Lãng, tục gọi làng Láng, một vùng quê rất cổ kính của Thăng Long xưa. Chưa thấy tài liệu nào ghi về ngày sinh của Từ Lộ, chỉ biết ông sống vào thời Lý Nhân Tông (1072- 1128) và qua đời năm 1117.Truyền thuyết xuất thân và sự thực gia thế họ Từ ở Yên Lãng nhiều khi được truyền tụng trong đời sống rất lạ lùng. Nhất là những chuyện về Tăng quan đô án Từ Vinh bị pháp sư Đại Điên giết chết, và con trai ông là Từ Đạo Hạnh tu luyện đạo pháp trả thù cho cha. Điều đó không lấy làm lạ, vì thời nhà Lý người ta rất sùng đạo Phật. Các vua Lý đều chăm việc làm chùa, đúc chuông, tô tượng. Nhiều tăng sư còn được cử làm quốc sư, được ra vào chốn triều đường, tham
- dự việc triều chính. Vương triều Lý còn mở khoa thi Bạch liên hoa để kén chọn những vị sư hay các tín đồ có đạo học cao, để bổ dụng. Từ Vinh là người đỗ khoa thi ấy, và được bổ làm Tăng quan đô án ở Kinh thành. Sau, ông lấy bà Tằng Thị Loan ở Yên Lãng, về sống ở đó và sinh ra Từ Lộ. Nét độc đáo của nghệ thuật rối nước truyền thống Từ Lộ thông minh, khi còn bé đã có chí khác thường, ngày thì cùng bạn lứa chơi các trò đá cầu, múa kiếm, tối đến đóng chặt cửa phòng, chong đèn nghiên cứu sách vở. Loại trừ lớp áo truyền thuyết về Từ Vinh hay dùng tà thuật làm việc không hay, bị Đại Điên dùng pháp thuật giết chết, rồi Từ Lộ tu luyện đắc đạo về báo thù…, ta thấy có một Từ Lộ thời trẻ thường chơi với kẻ Nho gia là Mai Sinh, với đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và với người rất có tài múa hát là Phan Ất (Theo Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn từ thế kỷ XV). Và ta biết một Từ Lộ với pháp danh Từ Đạo Hạnh tu luyện ở chùa Thiên Phúc trên núi Phật Tích (ở Quốc Oai, Hà Nội ngày nay). Loại trừ những truyền tụng về phép tu của Từ Đạo Hạnh gần với phái Mật Tông, tinh thông đạo pháp để rửa thù, báo oán, rồi hoá Thánh…, ta biết ông là thiền sư thuộc thế hệ thứ mười hai của dòng thiền Nam Phương. Học giả lớn Phan Huy Chú có viết trong sách Lịch triều hiến chương loại chí: “Chùa Phật Tích ở xã Thuỵ Khuê, huyện Yên Sơn, có tên nữa là Sài Sơn, lại gọi là Cổ Sài, cảnh núi rất đẹp. Chân núi có hồ, trên núi có hang sâu, là chỗ Từ Đạo Hạnh trút xác ở đây. Tại vách đá còn có dấu vết đầu và gót chân. Trong núi có viện Bồ Đà, am Hương Hải đều là Từ Đạo Hạnh làm ra…”. Để lại những dấu ấn như vậy ở một ngôi chùa nơi
- vùng núi Sài Sơn, chứng tỏ Từ Đạo Hạnh phải chuyên sâu việc thiền đạo đến ngần nào. Rước trạng Từ Lộ cũng là một văn nhân danh tiếng, còn lại cho đời một số bài thơ, trong đó có bài Có và không là một tác phẩm đặc sắc trong kho tàng thơ ca dân tộc ta (phiên âm): “Tác hữu trần sa hữu/ Vi không nhất thiết không/ Hữu, không như thủy nguyệt/ Vật trước hữu không không”. Bài thơ viết chín trăm năm trước, là thơ thiền, nhưng rất trữ tình, hình tượng lớn lao, xúc cảm sâu xa lạ thường. Đã không ít người dịch Có và không ra quốc văn, ở đây chúng tôi xin dùng bản dịch ra thể lục bát tương truyền là của Huyền Quang (1254-1334), thiền sư, cũng là nhà thơ danh tiếng đời Trần: Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vầng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Trong dân gian vùng phúc địa Sài Sơn, gồm nhiều làng thuộc huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất, qua rất nhiều đời vẫn lưu truyền về thiền sư Từ Đạo Hạnh, rằng ông hiểu biết rất uyên thâm về Nho, y, lý , số nên thường làm thuốc chữa bệnh cứu người. Ông còn thích múa, hát và thường dạy dân diễn trò múa rối nước, trò diễn chèo, nên dân chúng mới gọi ông là “Thầy”. Rồi ngôi chùa cùng ngọn núi ông trụ trì, tĩnh tọa cũng có tên là chùa Thầy, núi Thầy. Từ nhiều đời trước, cứ ngày mồng năm đến mồng bảy tháng ba là dân nhiều làng, xã quanh vùng phúc địa Sài Sơn mở hội chùa Thầy, và ngày quan trọng nhất là mồng bảy, vì tương truyền đó là ngày Từ Đạo Hạnh hóa Thánh.
- Ngày này, bao giờ cũng có trò múa rối nước vô cùng cuốn hút, để tưởng nhớ Thủy tổ của nghệ thuật múa rối nước và Tổ nghệ chèo. Chùa Thầy tọa lạc bên sườn núi, chân núi trước chùa có hồ Long Trì rộng lớn. Dưới hồ có ngôi thủy đình trông như một đóa sen từ mặt nước vươn lên. Thủy đình chính là nơi để diễn trò múa rối nước. Người đi hội đến xem rối nước đứng ngồi quanh bờ hồ. Khi mặt hồ đang êm ả, lung linh dưới ánh mặt trời, bỗng vụt lên tiếng nổ vang, tiếp liền là tiếng quả pháo bèo rẽ nước. Chú Tễu hiền lành ngộ nghĩnh xuất hiện, đốt một tràng pháo tưng bừng, rồi khua chiêng, dùng loa đọc bài Giáo trò: Trình làng trình chạ Thượng hạ tây đông Tứ cảnh hòa trung Nghe tôi giáo trống Trường không phong động Cũng bởi trống tôi Làng đã vào rồi Tôi xin diễn tích… Sau bài Giáo trò, người xem bắt đầu bị cuốn hút bởi các tích truyện do những con rối ngộ nghĩnh diễn xuất trên mặt hồ Long Trì, qua sự điều khiển của các nghệ nhân náu mình sau bức mành. Các phường rối nước đều tôn thầy Từ Đạo Hạnh là Thủy tổ nghề, và truyền rằng, bài Giáo trò và nhân vật chú Tễu là do chính Tổ sư Từ Đạo Hạnh sáng tạo nên. Nghệ thuật rối nước cổ truyền của dân tộc Việt xuất hiện sớm như vậy, là một thành công độc đáo của văn hóa dân gian. Chứng tích còn để lại là ngôi thủy đình (ngôn ngữ nghệ thuật rối gọi là “Buồng trò”) giữa hồ Long Trì.
- Phường rối nước Thanh Hải Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thủy đình khi mới khởi lập còn đơn sơ, các đời sau tôn tạo tu sửa thêm vào. Còn ngôi thủy đình ngày nay ta thấy có thể được xây dựng từ thời Lê sơ (1428-1527). Bởi, trong văn bia có niên đại Đại Chính thứ bảy, năm 1536, đời Mạc Đăng Doanh, trên chùa Cao, một trong các chùa trong khu thắng tích chùa Thầy, có ghi việc tu sửa tòa Thủy các này. Có một tục lệ khá xưa cổ, phường rối nước làng Gia, một làng thuộc xã Bình Phú, huyện Thạch Thất kề bên làng Thầy, có quyền lợi được biểu diễn múa rối nước tại đình vào dịp lễ hội chùa Thầy. Người làng Thầy đã cắt ba mẫu ruộng giao cho làng Gia hưởng hoa lợi, để hàng năm phường rối làng Gia thực hiện nghĩa vụ biểu diễn trong Hội chùa Thầy. Về phía làng Gia, dân chúng vẫn truyền rằng, chính Thủy tổ nghề rối n ước là Thiền sư Từ Đạo Hạnh truyền dạy nghệ cho họ. Để ghi nhớ công ơn Thiền sư với nghề múa rối nước, trong gian Thượng điện ở chùa Thầy, phía trái, có pho tượng thờ Từ Đạo Hạnh được tạo tác theo dạng có thể cử động đứng lên, ngồi xuống, khi đóng hoặc mở cửa khám thờ. Nhiều phường rối nước ở các vùng quê khác chỉ gồm một vài gia đình hoặc dòng họ tham gia theo tính gia truyền và giữ bí mật nghề nghiệp. Riêng làng Gia, mọi trai đinh đều có quyền lợi vào phường rối; và, con rối diễn xong cho vào bồ, rồi cất ở đình, coi đó là tài sản chung của làng. Cho đến nay, ngoài phường rối nước làng Gia, còn một số phường rối nước giữ được nghề Tổ, như phường rối nước Chàng Sơn, phường rối nước yên Thôn. Cả ba phường rối nước này đều thuộc tổng Nủa xưa, một vùng quê phía nam huyện Thạch Thất. Riêng phường rối nước Chàng Sơn, ngoài Thủy tổ nghề rối nước là Thiền sư Từ Đạo Hạnh, còn có vị Cận tổ Nguyễn Tân tiếp thụ nghề múa rối n ước rồi về truyền dạy cho một số gia đình trong làng hồi thế kỷ XVIII. Hàng năm, phường rối nước Chàng Sơn biểu diễn ở ao đình Chàng Sơn trong những ngày hội làng. Còn phường rối nước Yên Thôn có riêng hai mẫu bảy sào ruộng, hằng năm thu hoa lợi để làm quỹ hoạt động. Nơi biểu diễn của phường rối nước Yên Thôn là mặt ao dưới chân núi Câu Lậu, nơi có chùa Tây phương cổ kính, vào ngày Hội chùa mồng sáu tháng ba hằng năm.
- Bảo tồn và phát huy rối nước Ngoài bài Giáo trò vào loại cổ nhất tương truyền là của Thủy tổ nghệ sáng tác, mà chúng tôi trình bày ở trên, về sau, mỗi phường múa rối nước có đặt nên những bài Giáo trò và được cải biên theo từng thời kỳ cho hợp với nội dung trò diễn. Chẳng hạn, bài Giáo trò của phường rối nước Chàng Sơn: “Bước chân ra mở đám giữa trời Nam/ Tây Phật đáo trung thiên/ Mừng dân ta phú như hởi, thọ vạn niên/ Thế mới được chữ là tăng thiêm tuế thọ/ Nay tôi xin diễn tích trò ổi rỗi (múa rối)…”. Hoặc lời Giáo trò của phường rối nước làng Gia: “Nhân sinh bách nghệ nhất thân vinh/ Thiên địa nhân, vạn vật quần sinh/ Vũ trụ nội bách cầm, bách thú/ Con thì phi, con thì vũ/ Hành trang vũ trụ bổ trung quy/ Ấy mới rõ long, ly, quy, phượng”. Trong các bộ môn nghệ thuật cổ truyền của nước Việt ta (và cả trong các nghề cổ truyền của người Việt ta nữa), các phường nghề hầu như đều thờ Tổ nghề, trong đó có một viễn Tổ (Thủy tổ) không phải người Việt Nam ta và ít nhất là một cận Tổ là người Việt. Chẳng hạn Viễn tổ của nghệ tuồng là Đông Phương Sóc (người Trung Quốc) và cận Tổ là Đào Tá Hán, thân phụ của danh nhân Đào Duy Từ. Và chẳng hạn, Viễn Tổ của nghề làm giấy mà làng giấy An Cốc ở huyện Thường Tín thờ là Sái Luân (người Trung Quốc, thế kỷ thứ I), còn thờ một cận Tổ là người Việt, tương truyền là đã truyền dạy cho dân trong làng kỹ thuật mới về nghề làm giấy hồi thế kỷ XVI… Riêng nghệ thuật múa rối nước, Thủy tổ là người Việt, Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một tác gia văn chương lớn của nước Việt Nam ta (còn cận Tổ thì đơn cử Nguyễn Tân của phường rối nước Chàng Sơn). Đây là điều rất đặc biệt, thực sự là niềm tự hào sâu sắc cho nền nghệ thuật cổ truyền dân tộc.
- Ngày nay, hầu hết các du khách ngoại quốc thăm nước ta đều muốn xem múa rối nước. Rạp Múa rối nước ở Hà Nội hôm nào cũng đầy kín khán giả. Qua hàng ngàn năm, trò diễn dân gian đã trở thành một bộ môn nghệ thuật đầy sức cuốn hút. Có thể nói, nghệ thuật múa rối nước là một thành công lớn của nền văn hóa Việt Nam ta!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ thuật hát chèo
2 p | 1333 | 132
-
Múa Rối Nước
12 p | 361 | 99
-
Múa rối nước
5 p | 356 | 73
-
Múa rối nước
7 p | 326 | 40
-
Di sản Văn hóa phi vật thể: Múa rối nước Việt Nam - Một di sản văn hóa độc đáo
6 p | 287 | 24
-
Chùa Láng và vị thiền sư thời Lý
4 p | 181 | 18
-
cách làm món thịt kho tàu cho ngày tết.
4 p | 152 | 11
-
Phố cũ bao giờ chẳng đẹp
11 p | 93 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn