Đề bài: Nghị luận xã hội bàn về phong trào hiến máu nhân đạo<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
DÀN Ý: <br />
<br />
1. Mở bài<br />
<br />
Song song với các phong trào bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an <br />
toàn giao thông, trồng cây gây rừng,...thì phong trào hiến máu nhân đạo cũng là một hoạt <br />
động được đẩy mạnh và khuyến khích phổ biến ở các cơ quan đoàn thể, trường học.<br />
<br />
Đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực, có ích cho cộng đồng, hỗ trợ rất nhiều cho công tác <br />
của ngành y tế.<br />
<br />
2. Thân bài<br />
<br />
* Khái niệm:<br />
<br />
Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, người hiến nhận thấy mình đủ các chỉ <br />
tiêu về sức khỏe, thì có thể đăng ký tham gia, hiến một phần nhỏ lượng máu của cơ thể <br />
cho các tổ chức y tế.<br />
<br />
Việc hiến máu dựa trên tình thần tự nguyện, tương thân tương ái.<br />
<br />
Lượng máu của các bạn sau khi hiến sẽ được đem đi sàng lọc, nếu đạt chuẩn sẽ được <br />
đưa vào kho dự trữ để lấy ra sử dụng khi có bệnh nhân cần đến.<br />
<br />
* Tầm quan trọng của máu và việc hiến máu:<br />
<br />
Máu vốn là một sản phẩm tinh túy và kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho con người mang <br />
theo ôxy và các chất dinh dưỡng để nuôi sống, điều hòa các chức năng của cơ thể.<br />
<br />
Con người không thể sống mà thiếu máu<br />
Y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra chế phẩm nhân tạo nào thay thế được máu.<br />
<br />
Tình hình chấn thương, tai nạn mất máu, các loại bệnh tật nghiêm trọng diễn ra ngày <br />
càng phổ biến, đặc biệt là tai nạn giao thông, công cuộc cứu chữa cần rất nhiều máu, thế <br />
nhưng các bệnh viện và ngân hàng máu lại thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu.<br />
<br />
Ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh hơn bao giờ hết trong các chấn thương <br />
nghiêm trọng.<br />
<br />
=> Những lúc như thế, những giọt máu mà chúng ta cho đi chính là liều thuốc cứu nguy <br />
vô cùng hữu hiệu, mặc dù không phải trong tất cả các trường hợp đều cần dùng tới máu.<br />
<br />
* Lợi ích của việc hiến máu:<br />
<br />
Lưu giữ lại cho mình và người thân những giọt máu quý giá đề phòng những tình huống <br />
bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống.<br />
<br />
Biết được tình trạng sức khỏe hiện tại nhờ việc khám sàng lọc trước hiến máu.<br />
<br />
Thúc đẩy cơ thể tái tạo nguồn máu mới, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn<br />
<br />
3. Kết bài<br />
<br />
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp và đáng được tôn vinh trân trọng, thể hiện <br />
tinh thần đoàn kết, sẻ chia, lòng thương yêu, đồng cảm giữa con người với nhau trong <br />
những lúc khó khăn hoạn nạn.<br />
<br />
Đó là truyền thống đạo đức nhân nghĩa tốt đẹp mà ông cha ta vẫn luôn gìn giữ bấy lâu <br />
nay.<br />
<br />
Mỗi người chúng ta cần phải có ý thức đúng đắn về việc hiến máu cứu người, có tấm <br />
lòng tự nguyện hi sinh tham gia tích cực vào các hoạt động hiến máu nhân đạo.<br />
<br />
Hăng hái tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện nghĩa cử cao đẹp này, để <br />
phong trào được nhân rộng hơn nữa đáp ứng nhu cầu máu trong công tác y tế hằng ngày.<br />
BÀI MẪU<br />
<br />
Trong xã hội hiện đại, song song với các phong trào bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh <br />
trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, trồng cây gây rừng,...thì phong trào hiến máu nhân <br />
đạo cũng là một hoạt động được đẩy mạnh và khuyến khích phổ biến ở các cơ quan đoàn <br />
thể, trường học. Với khẩu hiệu "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", phong trào đã <br />
thực sự đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực, có ích cho cộng đồng, hỗ trợ rất nhiều cho công <br />
tác của ngành y tế trong quá trình cứu chữa bệnh nhân nhờ vào nguồn máu lưu trữ trong <br />
ngân hàng thường xuyên được đáp ứng.<br />
<br />
Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, người hiến nhận thấy mình đủ các chỉ tiêu <br />
về sức khỏe, thì có thể đăng ký tham gia, hiến một phần nhỏ lượng máu của cơ thể cho <br />
các tổ chức y tế. Việc hiến máu dựa trên tình thần tự nguyện, tương thân tương ái, không <br />
bị ai ép buộc, hay vì chạy theo thành tích mà phải tham gia. Lượng máu sau khi hiến sẽ <br />
được đem đi sàng lọc, nếu đạt chuẩn sẽ được đưa vào kho dự trữ để lấy ra sử dụng khi <br />
có bệnh nhân cần đến.<br />
<br />
Máu vốn là một sản phẩm tinh túy và kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho con người và các loài <br />
sinh vật khác. Máu tuần hoàn trong cơ thể như một dòng suối mát, dòng suối ấy luân <br />
chuyển mang theo cả oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi sống, điều hòa các chức năng <br />
của cơ thể. Không một ai có thể sống sót mà không có dòng máu đỏ quý giá ấy chảy trong <br />
cơ thể. Hiện nay y học phát triển, các nhà khoa học nghiên cứu các sản phẩm trong cơ <br />
thể con người dù có thể chế tạo ra rất nhiều các loại sinh phẩm y tế khác nhau, từ <br />
enzyme, gen, các loại protein, nhưng tuyệt đối chưa hề có một công trình khoa học nào có <br />
thể chế tạo ra nguồn máu nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn nguồn máu tự nhiên của con <br />
người. Điều ấy càng khẳng định tính chất riêng biệt và tầm quan trọng của nguồn máu <br />
dự trữ và việc hiến máu tình nguyện trong cộng đồng.<br />
<br />
Hơn thế nữa, hiện nay tuy xã hội ngày càng phát triển, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa <br />
với việc các loại tai nạn chấn thương ngày càng trở nên phổ biến hơn, từ ẩu đả đánh <br />
nhau sứt đầu mẻ trán, đến các loại tai nạn trong lao động, rồi thì trong các cuộc phẫu <br />
thuật mà người bệnh đối diện sinh tử ngặt nghèo,... Và đặc biệt ở nước ta với tình hình <br />
giao thông phức tạp, phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy, ý thức tham gia giao thông của <br />
người dân còn thấp, chính vì vậy hàng ngày hàng giờ luôn có những vụ tai nạn giao thông <br />
nghiêm trọng diễn ra, khiến nạn nhân mất máu, thậm chí là tử vong vì không cứu chữa <br />
kịp thời. Lúc này đây việc hiến máu nhân đạo giúp dự trữ một nguồn máu dồi dào phong <br />
phú, góp phần hỗ trợ công tác cấp cứu được thuận lợi hơn. Đặc biệt là trong thực tế, <br />
nguồn máu dự trữ của các bệnh viện, các ngân hàng máu luôn trong tình trạng căng thẳng, <br />
thiếu máu để cung ứng, đặc biệt là với các nhóm máu hiếm.<br />
<br />
Như đã đề cập, con người không thể sống mà thiếu máu trong một phút một giây nào cả, <br />
đặc biệt là trong lúc chấn thương mất máu quá nhiều, cơ thể lại càng trở nên yếu ớt, ranh <br />
giới giữa sự sống và cái chết mong manh hơn bao giờ hết, mạng sống đếm ngược từng <br />
phút, từng giây. Những lúc như thế, giọt máu mà chúng ta cho đi chính là liều thuốc cứu <br />
nguy vô cùng hữu hiệu, mặc dù không phải trong tất cả các trường hợp đều cần dùng tới <br />
máu.<br />
<br />
Từ xa xưa tới nay, nhân dân ta luôn tự hào giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp <br />
của dân tộc, một trong những truyền thống ấy là tinh thần tương thân tương ái, cứu một <br />
mạng người hơn xây bảy tòa tháp. Việc cứu giúp lẫn nhau trong cuộc sống vốn đã trở <br />
thành đạo lý cơ bản nhất, là việc làm cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái, tư cách đạo đức <br />
và lối sống nhân nghĩa, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của con người. Việc cho đi những <br />
giọt máu của mình là việc làm cao cả, giúp con người sống vui vẻ hạnh phúc hơn vì đã <br />
cống hiến được cho xã hội, mang lại sự sống cho người khác, mang lại niềm vui sướng <br />
cho những gia đình chẳng may có người thân gặp nạn. Việc hiến máu nhân đạo vừa là <br />
nghĩa cử cao đẹp của cá nhân vừa là động lực khuyến khích các cá nhân khác học hỏi và <br />
năng nổ, tình nguyện tham gia các hoạt động hiến máu cứu người, giúp xã hội ngày một <br />
văn minh, con người sống với nhau bằng tình nghĩa và sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.<br />
<br />
Cho đến nay, hằng năm các đợt hiến máu vẫn liên tục được tổ chức, số lượng người <br />
tham gia ngày càng đông, nhưng việc đáp ứng nhu cầu máu vẫn dừng lại ở mức xấp xỉ <br />
với nhu cầu, thậm chí có lúc với những ca cấp cứu nặng, khẩn cấp nguồn máu vẫn không <br />
thể đáp ứng được. Hơn thế nữa, cuộc đời con người trải dài suốt mấy mươi năm chẳng <br />
biết bất trắc sẽ ập đến cho bản thân hoặc những người thân của chúng ta bất cứ lúc nào. <br />
Chính vì vậy, chúng ta tham gia nhiệt tình vào công tác hiến máu cũng chính là để lại cho <br />
mình một con đường lui những khi cần thiết, chính là lưu giữ lại cho mình và người thân <br />
những giọt máu quý giá đề phòng những tình huống bất trắc có thể xảy ra trong cuộc <br />
sống.<br />
<br />
Việc hiến máu vốn là một hành động rất bình thường, không có gì đáng sợ hay đau đớn <br />
cả, đặc biệt sau mỗi lần hiến máu chúng ta còn biết được tình trạng sức khỏe của mình <br />
nhờ việc sàng lọc máu của các tổ chức y tế. Mỗi lần hiến, chúng ta sẽ hiến từ 250350ml <br />
máu, lượng máu ấy sẽ nhanh chóng được cơ thể bổ sung trong vòng 3 tháng và không gây <br />
hại gì đến sức khỏe, thậm chí việc hiến máu chính là một cơ hội để cơ thể thay thế <br />
những tế bào máu cũ bằng các tế bào máu mới. Hiến máu giúp chúng ta ăn ngon, ngủ tốt <br />
hơn, da dẻ trở nên hồng hào, cơ thể khỏe mạnh hơn vì được thay thế một lượng máu mới <br />
giúp quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn cả. Tuy nhiên không <br />
phải ai cũng có thể hiến được máu, mà phải đạt một số tiêu chuẩn sức khỏe nhất định, <br />
nhằm đảm bảo an toàn cho cả người hiến máu và người được nhận máu. Trước khi tham <br />
gia hiến máu, chúng ta cần thăm khám kỹ và tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để có <br />
một buổi hiến máu thành công và an toàn.<br />
<br />
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp và đáng được tôn vinh trân trọng, thể hiện <br />
tinh thần đoàn kết, sẻ chia, lòng thương yêu, đồng cảm giữa con người với nhau trong <br />
những lúc khó khăn hoạn nạn. Đó là truyền thống đạo đức nhân nghĩa tốt đẹp mà ông cha <br />
ta vẫn luôn gìn giữ bấy lâu nay. Mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức đúng đắn về <br />
việc hiến máu cứu người, có tấm lòng tự nguyện hi sinh tham gia tích cực vào các hoạt <br />
động hiến máu nhân đạo. Đồng thời hăng hái tuyên truyền, vận động mọi người cùng <br />
thực hiện nghĩa cử cao đẹp này, để phong trào được nhân rộng hơn nữa đáp ứng nhu cầu <br />
máu trong công tác y tế hằng ngày.<br />