Nghiên cứu tương tác thuốc bất lợi trong điều trị tăng huyết áp tại khoa Khám bệnh Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang năm 2019
lượt xem 6
download
Tăng huyết áp (THA) là bệnh tim mạch phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người. Bài viết trình bày nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc điều trị THA tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang năm 2019; Xác định các cặp TTT bất lợi thường gặp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tương tác thuốc bất lợi trong điều trị tăng huyết áp tại khoa Khám bệnh Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang năm 2019
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐKKV TỈNH AN GIANG NĂM 2019 Lê Thị Thủy, Nguyễn Đại Ngân, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn T Hồng Vân I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là bệnh tim mạch phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người. Theo điều tra của Hội tim mạch học Việt Nam, năm 2016, khoảng 48% người Việt Nam mắc bệnh THA. Đáng lo ngại, THA là bệnh dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân khiến 7 triệu người trên Thế giới tử vong mỗi năm. Tương tác thuốc (TTT) là nguyên nhân gây nên tỷ lệ bệnh tật và tử vong đáng kể trên thế giới. Tỷ lệ các phản ứng có hại khi kết hợp nhiều loại thuốc sẽ tăng theo cấp số nhân. Với các thuốc THA, các TTT bất lợi có thể ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát huyết áp của bệnh nhân. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên bệnh nhân THA khá cao. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tương tác thuốc bất lợi trong điều trị tăng huyết áp tại khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang năm 2019” với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc điều trị THA tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang năm 2019. 2. Xác định các cặp TTT bất lợi thường gặp. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đơn thuốc điều trị ngoại trú của Khoa khám bệnh Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang 8/2019. - Tiêu chuẩn chọn mẫu: Đơn thuốc ngoại trú điều trị bệnh THA có thẻ BHYT. - Tiêu chuẩn loại trừ: Đơn thuốc phòng khám YHCT, đơn thuốc không có thẻ BHYT. - Cỡ mẫu: Theo nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Phụng, Nguyễn Thị Ngọc Vân tỷ lệ tương tác thuốc bất lợi là 30.6% [7]. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu [6] 2 Z * p * q n / 2 2 d Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 209
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Trong đó: + n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu + Z /2 : Hệ số tin cậy, ngưỡng tin cậy 95% (α=0.05) thì Z=1.96 + p: Tỷ lệ mong muốn. Trong nghiên cứu này chúng tôi dự kiến lấy p = 0,306. + q = 1–p = 0,694 + d: Độ chính xác mong muốn. Dự kiến d=0.05 (mong muốn kết quả đạt được sai khác so với kết quả thật không quá 5%). - Thay các thông số vào công thức tính được n = 326.32. - Như vậy số bệnh nhân cần nghiên cứu tối thiểu là 326 bệnh nhân. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang. - Xử lý và phân tích số liệu: Thống kê và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. - Tra cứu tương tác thuốc trên trang web: https://www.drugs.com - Các biến số: + Tuổi + Giới tính + Số lượng thuốc/đơn + Bệnh đi kèm + Nhóm thuốc trị bệnh tăng huyết áp + Tương tác thuốc III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị THA tại khoa khám bệnh Khảo sát các đặc tính của đơn thuốc về giới tính, tuổi và thuốc sử dụng. 3.1.1. Giới tính Bảng 3.1. Tỷ lệ đơn thuốc theo giới tính Giới tính Số đơn thuốc Tỷ lệ (%) Nam 174 53.4 Nữ 152 46.6 Tổng cộng 326 100 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 210
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam với 174 đơn thuốc chiếm tỉ lệ 53.4% cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ với 152 đơn thuốc chiếm 46.6%. 3.1.2. Tuổi Bảng 3.2. Tỷ lệ đơn thuốc theo tuổi Nhóm tuổi Số đơn thuốc Tỷ lệ (%) 2-4 87 26.7 >4-7 214 65.6 >7 16 4.9 Tổng cộng 326 100 Nhận xét: - Số thuốc thấp nhất trên đơn: 1 - Số thuốc cao nhất trên đơn: 9 - Số thuốc trung bình của các đơn: 5.25 - Số thuốc trên đơn > 4-7 chiếm tỷ lệ cao nhất 65.6%, Số thuốc trên đơn ≤ 2 chiếm tỷ lệ 2.8%. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 211
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 3.1.4. Tỷ lệ nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng Bảng 3.4. Tỷ lệ nhóm thuốc huyết áp được sử dụng Nhóm thuốc huyết áp Số lượt kê Tỷ lệ (%) Nhóm thuốc ức chế beta 92 28.2 Nhóm thuốc ức chế men chuyển 108 33.1 Nhóm thuốc ức chế thụ thể 144 44.2 Nhóm thuốc chẹn kệnh calci 133 40.8 Nhóm thuốc lợi tiểu 24 7.4 Tổng đơn thuốc: 326 Nhận xét: Nhóm thuốc ức chế thụ thể được kê nhiều nhất (44.2%), kế đến nhóm thuốc chẹn kênh calci (40.8%), nhóm thuốc ức chế men chuyển (33.1%), thấp nhất là nhóm thuốc lợi tiểu (7.4%). 3.2. Xác định các cặp tương tác thuốc (TTT) thường gặp trên trang web: drug.com 3.2.1. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc Số tương tác thuốc trung bình trên đơn = Tổng số TTT/số đơn có TTT Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn thuốc có Tương Tác Phân loại đơn Tần số (n) Tỷ lệ (%) Có TTT 145 44.5 Không có TTT 181 55.5 Tổng cộng 326 100 Nhận xét: Trong 326 đơn thuốc ngoại trú xác định được 145 đơn có tương tác (một đơn thuốc có thể có nhiều hơn một cặp tương tác) chiếm 44.5%. Kết quả này bao gồm tất cả các tương tác bất lợi có thể xảy ra giữa các thuốc điều trị THA và các thuốc điều trị các bệnh lý đi kèm; đơn không có tương tác 181 đơn chiếm 55.5%. 3.2.2. Tỷ lệ các cặp TTT thường gặp Bảng 3.6. Tỷ lệ các mức độ TTT Mức độ tương tác Số lượng Tỷ lệ (%) Nghiêm trọng 18 8.49 Vừa phải 177 83.49 Nhẹ 17 8.02 Tổng cộng 212 100 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 212
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Nhận xét: Trong 145 đơn thuốc có tương tác xác định được 212 cặp tương tác thuốc, trong đó cặp tương tác vừa phải gặp nhiều nhất có 177 cặp (83.49%), mức độ nhẹ có 17 cặp (8.02%), tương tác nghiêm trọng có 18 cặp (8.49%). Bảng 3.7. Tác động của các cặp TTT nghiêm trọng: Số lượt Cặp TTT Tác động xuất hiện Dùng đồng thời với Amlodipin có thể làm tăng đáng kể nồng độ Simvastatin trong huyết tương và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó, axit simvastatin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ do statin. Liều dùng Simvastatin không được vượt Amlodipin, Simvastatin 5 quá 20 mg mỗi ngày khi sử dụng kết hợp với Amlodipin. Fluvastatin, Pravastatin, và Rosuvastatin có lẽ là những lựa chọn thay thế an toàn hơn ở những bệnh nhân dùng Amlodipine, vì chúng không được chuyển hóa bởi CYP450 3A4. Spironolactone, losartan Có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu, đe dọa 2 tính mạng và gây tử vong đã được báo cáo xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi sử dụng hai thuốc kết hợp ở những bệnh nhân có các yếu Spironolactone, tố nguy cơ như suy thận, tiểu đường, tuổi già, perindopril suy tim nặng hoặc xấu đi, mất nước. Nếu 2 Spironolactone được kê đơn sử dụng kết hợp, một số nhà nghiên cứu khuyến cáo liều của nó Spironolactone, enalapril 1 không vượt quá 25 mg/ ngày ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Có liên quan đến nguy cơ phản ứng quá mẫn Allopurinol, lisinopril 1 nghiêm trọng, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và nhiễm trùng nghiêm trọng, Nên thận trọng nếu Allopurinol được kê đơn kết hợp với thuốc Allopurinol, perindopril 2 ức chế men chuyển, đặc biệt ở người già và bệnh nhân suy thận Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 213
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Dùng đồng thời với thuốc ức chế bơm proton Clopidogrel, esomeprazole 2 (Esomeprazole, Rabeprazole, Omeprazole) có thể làm giảm tác dụng bảo vệ tim mạch của Clopidogrel. Nếu cần có PPI, Dexlansoprazole, Clopidogrel, rabeprazole 2 Lansoprazole hoặc Pantoprazole có thể là lựa chọn thay thế an toàn hơn. Mặt khác, thuốc đối kháng thụ thể H2 hoặc thuốc kháng axit nên Clopidogrel, omeprazole 1 được kê đơn bất cứ khi nào có thể. Bảng 3.8. Tác động của các cặp TTT xuất hiện nhiều: Mức Số lượt Cặp TTT Tác động độ xuất hiện Có thể làm tăng nồng độ Atorvastatin Vừa Atorvastatin, pantoprazole 23 trong huyết tương và nguy cơ mắc phải bệnh cơ Có thể làm giảm nhịp tim, dẫn truyền Vừa nhĩ thất và co bóp cơ tim, đặc biệt ở Amlodipine, bisoprolol 10 phải những bệnh nhân có bất thường về tâm thất hoặc dẫn truyền. Có thể làm giảm sinh khả dụng đường Vừa Calcium carbonate, 8 uống của Bisoprolol. Sử dụng hai phải bisoprolol thuốc ít nhất 2 giờ Vừa Có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp Losartan, celecoxib 7 phải của losartan 3.3. Mối liên quan giữa số lượng thuốc trên đơn và tương tác thuốc Bảng 3.9. Mối liên quan giữa số lượng thuốc và TTT SL thuốc Có (TTT) Không có TTT Tổng cộng trong đơn ≤3 7 (2.1%) 36 (11.0%) 43 (13.2%) >3 138 (42.3%) 145 (44.5%) 283 (86.8%) Tổng cộng 44.5 (47.9%) 55.5 (52.1%) 326 (100%) = 15.950, p 3 có tỷ lệ TTT (42.3%) cao hơn số lượng thuốc ≤ 3 có tỷ lệ TTT (2.1%). Số lượng thuốc liên quan đến tỷ lệ TTT có ý nghĩa thống kê (p
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 3.4. Mối liên quan giữa tuổi và TTT Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuổi và TTT Tuổi Có TTT Không có TTT Tổng cộng 0.05). 3.5. Mối liên quan giữa nhóm bệnh đi kèm và TTT Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nhóm bệnh đi kèm và TTT Có (TTT) Không có Nhóm bệnh đi kèm 2 p TTT Bệnh tuần hoàn Có 103 (31.6%) 104 (31.9%) 6.402 0.011 Không 42 (12,9%) 77 (22.6%) Bệnh thận mạn tính Có 6 (1.8%) 1 (0.3%) 4.926 0.048 Không 139 (42.6%) 180 (55.2%) Bệnh viêm gan Có 2 (0.6%) 5 (1.5%) 0.733 0.468 Không 143 (43.9%) 176 (54.0%) Bệnh nội tiết, dinh Có 93 (28.5%) 79 (24.2%) dưỡng, chuyển hóa 13.563 0.001 Không 52 (16.0%) 102 (31.3%) Bệnh hệ thần kinh Có 19 (5.8%) 17 (5.2%) 1.129 0.288 Không 126 (38.7%) 164 (50.3%) Bệnh rối loạn tiền Có 24 (7.4%) 23 (7.1%) đình 0.964 0.326 Không 121 (37.1%) 158 (48.5%) Bệnh hô hấp Có 12 (3.7%) 17 (5.2%) 0.124 0.725 Không 133 (40.8%) 164 (50.3%) Bệnh tiêu hóa Có 105 (32.2%) 126 (38.7%) 0.306 0.580 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 215
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Không 40 (12.3%) 55 (16.9%) Bệnh của xương và Có 50 (15.3%) 51 (15.6%) 1.497 sụn 0.221 Không 95 (29.1%) 130 (39.9%) Bệnh khác Có 23 (7.1%) 22 (6.7%) 159 (48.8 0.930 0.335 Không 122 (37.4%) %) Nhận xét: Bệnh tiêu hóa có tỷ lệ TTT cao nhất là 32.2%, kế đến là bệnh tuần hoàn có tỷ lệ tương tác thuốc là 31.6, bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hóa có tỷ lệ TTT là 28.5%. Nhóm bệnh đi kèm có liên quan đến tỷ lệ TTT là bệnh tuần hoàn, bệnh thận mạn tính, bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa có p 4-7 chiếm tỷ lệ cao nhất 65.6%, Số thuốc trong đơn ≤ 2 chiếm tỷ lệ 2.8%. Tỷ lệ nhóm thuốc huyết áp được sử dụng Nhóm thuốc ức chế thụ thể được kê nhiều nhất (44.2%), kế đến nhóm thuốc chẹn kênh calci (40.8%). Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc Tương tác thuốc khá cao chiếm 44.5% cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Phụng, Nguyễn Thị Ngọc Vân năm 2014 tỷ lệ TTT là 30,6%, đơn không có tương tác 181 đơn chiếm 55.5%. Tỷ lệ các mức độ TTT Tần suất TTT trong 145 đơn thuốc có tương tác, xác định được 212 cặp tương tác thuốc, trong đó cặp tương tác vừa phải gặp nhiều nhất có 177 cặp (83.49%), mức độ nhẹ có 17 cặp (8.02%), tương tác nghiêm trọng có 18 cặp (8.49%) cần giám sát/ can thiệp. Mối liên quan giữa số lượng thuốc và TTT: Số lượng thuốc >3 có tỷ lệ TTT (42.3%) cao hơn số lượng thuốc ≤3 có tỷ lệ TTT (2.1%). Cho thấy, số lượng thuốc sử dụng càng nhiều thì nguy cơ tương tác xảy ra càng cao, do đó tỷ lệ TTT cũng tăng theo (p< 0,001). Mối liên quan giữa nhóm bệnh đi kèm và TTT Bệnh tuần hoàn có tỷ lệ tương tác thuốc là 31.6, bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hóa có tỷ lệ TTT là 28.5%, bệnh thận mạn tính có tỷ lệ TTT là 1.8 là có p
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 IV. KIẾN NGHỊ Với mục tiêu nâng cao tính hợp lý, an toàn, hiệu quả trong điều trị THA tại BVĐKKV tỉnh, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau: Tổ chức các chuyên đề về TTT, giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng… nhằm phổ biến và cập nhật các kiến thức về TTT có thể xảy ra trong điều trị. Từ danh mục thuốc của Bệnh viện xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng có thông qua ý kiến của hội đồng thuốc và điều trị. Đẩy mạnh đánh giá tư vấn của dược sỹ lâm sàng trong giảm thiểu nguy cơ tương tác bất lợi trên thực hành lâm sàng. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi kê đơn thuốc có tương tác, cần theo dõi dấu hiệu lâm sàng hoặc thay thế thuốc nếu buộc phải kê đơn. Tăng cường và duy trì hoạt động bình đơn thuốc nội, ngoại trú định kỳ mỗi tháng, cập nhật kịp thời thông tin thuốc, góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phùng Thị Thanh Phượng (2015), "Khảo sát tương tác trong điều trị tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa Thoại Sơn năm 2015", kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Thoại Sơn năm 2015. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn “Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ Y tế (2013), "Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI" ban hành kèm thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013. Bộ Y tế (2014), "Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế" ban hành kèm thông tư số 40/TT-BYT ngày 17/11/2014. https://www.drugs.com/. Bộ Y tế (2006), Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng thuốc và điều trị; hoạt động theo dõi sự kháng thuốc cả vi khuẩn gây bệnh thường gặp 2005, tr.8. Trần Thị Tuyết Phụng, Nguyễn Thị Ngọc Vân (2014), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và tương tác thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp tại phòng khám tim mạch bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ”, Y học Việt Nam tập 447- tháng 10 - Số 1 - 2016, tr 139-141. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 217
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chú ý chỉ định và tương tác thuốc
1135 p | 1707 | 407
-
Uống nước bưởi: Cận thận khi đang dùng thuốc
6 p | 160 | 17
-
Đánh giá tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân nội ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở ngành Công an
8 p | 93 | 13
-
Hiệu quả phòng tránh tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú thông qua hệ thống hỗ trợ lâm sàng và hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
9 p | 12 | 6
-
Hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú thông qua hệ thống cảnh báo tương tác thuốc khi kê đơn và hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
7 p | 30 | 6
-
Nghiên cứu dược lâm sàng: Phần 1
119 p | 8 | 5
-
Hiệu quả bước đầu của phần mềm cảnh báo hỗ trợ kê đơn trong quản lý tương tác thuốc bất lợi tại khoa Khám bệnh
11 p | 47 | 4
-
Phân tích các quy định liên quan đến nghiên cứu/thử tương đương sinh học của các thuốc trong các văn bản quy phạm pháp luật về dược hiện nay tại Việt Nam
9 p | 17 | 4
-
Nước bưởi “sinh sự” với thuốc
3 p | 70 | 4
-
Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
7 p | 31 | 3
-
Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên Hải Phòng năm 2021
13 p | 8 | 3
-
Tình hình tương tác thuốc tân dược trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cà Mau năm 2022
8 p | 8 | 3
-
Thực trạng và các giải pháp về tương tác thuốc bất lợi trên lý thuyết từ danh mục thuốc của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây năm 2020
7 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu tổng hợp danh sách tương tác thuốc giữa một số thuốc điều trị ba bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại Trà Vinh
5 p | 26 | 3
-
Hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong phòng tránh tương tác thuốc - thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
9 p | 8 | 1
-
Quản lý tương tác thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
8 p | 6 | 1
-
Phân tích hiệu quả trong quản lý tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
9 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn