intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

184
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều khiển lượng nước cho ruộng mạ là kỹ thuật rất quan trọng trong khâu làm mạ. Mực nước trong ruộng mạ không chỉ ảnh hưởng đến độ cao, thấp của dược mạ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ mạ. Nếu để ruộng quá quá khô, thiếu nước thì cây mạ phát triển chậm, cây còi cọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ

  1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: ĐỘ SÂU CỦA NƯỚC Điều khiển lượng nước cho ruộng mạ là kỹ thuật rất quan trọng trong khâu làm mạ. Mực nước trong ruộng mạ không chỉ ảnh hưởng đến độ cao, thấp của dược mạ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ mạ. Nếu để ruộng quá quá khô, thiếu nước thì cây mạ phát triển chậm, cây còi cọc. Nếu quá nhiều nước, để cây mạ ngập sâu trong nước thì sẽ dẫn
  2. đến bộ rễ phát triển kém, cây mạ gày do thiếu không khí trong đất, khi cấy, cây mạ dễ bị chết. Độ sâu nước vừa phải, dược mạ ngắn, cây mạ khoẻ, bộ rễ phát triển tốt, khó bị chết khi cấy ra ruộng. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: LƯỢNG NƯỚC Chọn chân đất để làm dược mạ rất quan trọng trong việc làm mạ, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây mạ và bộ rễ mạ, nó liên quan gián tiếp đến lượng nước, sự điều tiết lượng nước của ruộng mạ. Ở chân đất thấp, lượng nước phân bố đều thì cây mạ phát triển đồng đều, bộ rễ mạ phát triển kém. Ngược lại, dược mạ ở chân vàn cao, lượng nước phân bổ không đều nên cây mạ phát triển cũng không đều, nhưng ngược lại bộ rễ lại thường phát triển mạnh.
  3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: NHIỆT ĐỘ Cùng với các nhân tố khác, yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây mạ và hơn thế nữa đối với sức sống của cây mạ. Ở nhiệt độ ấm áp, cây mạ phát triển cao khoẻ hơn và phát triển nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp lạnh. Nhiệt độ thấp lạnh có thể làm cho cây mạ bị vàng lá và nhiệt độ thấp lạnh kéo dài sẽ làm cho cây mạ bị vàng lá và dẫn tới chết mạ. Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài, cây mạ sẽ phát triển nhanh, thời gian của thời kỳ mạ sẽ rút ngắn, mạ bị già và khi cấy ra ruộng thì cây mạ phát triển chậm, kém. Việc làm mạ trong vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc nói chung có điều kiện thuận lợi. Trong vụ xuân thì ngược lại, không được thuận lợi. Hiện nay người ta có nhiều biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh nhiệt độ ruộng mạ
  4. cũng như điều chỉnh thời gian, thời điểm gieo mạ sao cho cây mạ xuân phát triển trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhất mà vẫn thích ứng với lịch thời vụ. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG Cây mạ cần ánh sáng mạnh. Trời nhiều mây, âm u, ánh sáng kém không đủ điều kiện cho cây mạ quang hợp và cây mạ yếu vì không thể tạo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây.
  5. Ánh sáng ít còn có thể làm cho bẹ lá và bản lá của cây mạ dài ra, cây mạ gầy hơn và yếu hơn. Vì vậy dược mạ cần tránh xa bón cây lớn và nhà cao tầng, đồng thời cũng không nên gieo mạ quá dầy, cây mạ cũng không có đủ ánh sáng để quang hợp. Cường độ ánh sáng thấp cũng làm cho cây mạ có hàm lượng chất khô thấp, sức đề kháng của cây mạ thấp, cây mạ dễ bị nhiều loại sâu, bệnh hại. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG DỄ SỬ DỤNG Cây mạ cần nguồn dinh dưỡng bổ sung để sinh trưởng phát triển trong thời kỳ mạ, hơn thế nữa còn tích luỹ một phần dinh dưỡng để có nguồn dự trữ trong thời gian chuyển tiếp: nhổ cấy, cây mạ bén rễ, hồi xanh. Phân bón rất cần nếu cây mạ phải ở lại dược mạ lâu hoặc trên chân dược vàn cao, ở vùng đất kém màu mỡ và ở những vùng, vụ có khí hậu lạnh. Nếu nghèo chất dinh dưỡng, cây mạ còi cọc; nếu giàu chất dinh dưỡng dễ sử dụng, cây mạ phát triển mạnh. Ngược lại nếu quá nhiều phân bón trong dược mạ thì cây mạ cao và yếu, cây mạ dễ nhiễm bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2