Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 4
lượt xem 57
download
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 4 với nội dung Hướng dẫn phương pháp học tập bằng nghiên cứu tình huống. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 4
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Bài 4: Hướng dẫn phương pháp học tập bằng nghiên cứu tình huống Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế Tháng 9 năm 2009 Chuẩn bị cho nghiên cứu tình huống Chuẩn bị nghiên cứu tình huống đỏi hỏi việc áp dụng phương pháp học tập chủ động. Không chỉ đọc NCTH mà thực sự nắm bắt và vận dụng những thông tin trong NCTH để giải quyết một hay nhiều vấn đề cụ thể. Không chỉ chấp nhận thông tin mà phân tích thông tin và đưa ra ý tưởng của riêng mình. Đặt câu hỏi: NCTH này sẽ giúp ích gì cho mình trong công việc sau này? Đặt câu hỏi: kinh nghiệm và kiến thức gì sẽ giúp mình phân tích và giải quyết vấn đề trong NCTH này? Tập trung chuẩn bị thảo luận nghiên cứu tình huống vào 3 nội dung: Trình bày thông tin Phân tích Đưa ra quyết định Nguyễn Xuân Thành 1
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Nắm ý chính của nghiên cứu tình huống Nắm ý chính của nghiên cứu tình huống trước khi đọc Xem xét bố cục của NCTH Tên và các tiêu đề của NCTH cho ta biết những gì? Các dữ liệu trong bảng, biểu và phụ lục chứa đựng những thông tin gì và minh họa cho những vấn đề nào? Đọc cẩn thận các câu hỏi hướng dẫn Đọc lướt nghiên cứu tình huống Đọc phần giới thiệu và kết luận của NCTH trước. Hai phần này cho ta biết gì về những vấn đề mà NCTH đề cập, hiện trạng, tầm quan trọng và quyết định phải đưa ra. Chú ý đến những đoạn in đậm hay in nghiêng. Chú ý đến phạm vi về không gian và thời gian: NCTH bảo trùm những lĩnh vực nào, vị trí địa lý nào và ở vào khoảng thời gian nào? Tự trình bày những vấn đề trong NCTH sau khi đọc lướt: NCTH kể câu chuyện gì? Vấn đề cần giải quyết là gì? Người ra quyết định là ai? Ra quyết định gì? Mục tiêu của người ra quyết định là gì? Những đối tượng khác là ai? Mục tiêu của họ là gì? Đâu là những mẫu thuẫn hay xung đột tiềm năng về quan điểm, về ý tưởng và về giá trị? Nguyễn Xuân Thành 2
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Đọc kỹ và tổ chức thông tin Đọc kỹ NCTH để nắm bắt những chi tiết giúp trả lời câu hỏi hướng dẫn và câu hỏi của chính mình. Đánh dấu những thông tin mà mình cho là quan trọng. Đối với mỗi vấn đề trong NCTH, xác định: Thông tin khách quan về vấn đề Các đối tượng liên quan Quan điểm, ý kiến và thông tin do các đối tượng này đưa ra và tính thiên lệch của chúng Các giới hạn về nguồn lực Phát hiện các mối quan hệ nhân quả từ những gì trình bày trong NCTH. Đặt câu hỏi: ta cần có những thông tin thêm gì? Phân tích Xem lại câu hỏi hướng dẫn và các vấn đề chính đã tóm lược. Xây dựng khung phân tích. Thực hiện những phân tích định lượng nếu cần thiết. Chứng minh các mối quan hệ nhân quả đã phát hiện bằng các phân tích định tính và/hay định lượng. Linh hoạt trong việc đưa ra giả định và thực hiện các phép ước lượng gần đúng; thận trọng với các thiên lệch có thể xảy ra do các giả định hay phép tính gần đúng của mình. Đưa ra các nhận định Xây dựng các lập luận ủng hộ cho từng nhận định của mình. Xác định các lập luận phản đối cho nhận định của mình Phản hồi lại các lập luận phản đối. Nhập vai vào các đối tượng khác nhau trong quá trình phân tích Nguyễn Xuân Thành 3
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Ra quyết định Tóm lược các lựa chọn hay giải pháp trình bày trong NCTH Trình bày các điểm mạnh/điểm yếu của từng lựa chọn/giải pháp dựa trên kết quả phân tích của mình Đưa ra các điều chỉnh đối với các lựa chọn/giải pháp hoặc đưa ra lựa chọn/giải pháp mới Đánh giá tính khả thi Sắp xếp thứ tự ưu tiên Thiết kế lịch trình thực thi Trình bày các kết quả ngắn hạn và dài hạn dự kiến; so sánh các kết quả này với mục tiêu ban đầu của người ra quyết định Tham gia thảo luận Tập trung vào 3 nội dung: Dữ kiện: Điều gì đã xảy ra? Phân tích: Tại sao? Ra quyết định: Làm gì? Lắng nghe một cách chủ động: Không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn diễn giải thông tin Quan sát cách đặt câu hỏi của người điều khiển thảo luận Quan sát không khí thảo luận của cả lớp. Nguyễn Xuân Thành 4
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Các hình thức tham gia thảo luận Trình bày dữ kiện trong nghiên cứu tình huống Đưa ý kiến đồng ý và diễn giải thêm để làm tăng thêm tính thuyết phục. Đưa ý kiến không đồng ý và lập luận của mình để giải thích lý do tại sao không đồng ý. Đưa ra cái nhìn hay cách tiếp cận khác Đặt câu hỏi Tóm lược và tổng hợp ý kiến Học nhóm Mục tiêu: Chuẩn bị thay vì làm hộ bài Tập trình bày ý tưởng của mình một cách mạch lạc và lô-gíc Lấy ý kiến phản hồi cho những ý tưởng của mình Tìm kiếm các ý tưởng, phân tích và giải pháp thay thế Nguyễn Xuân Thành 5
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Học nhóm Tạo cơ hội để mọi thành viên đều có thể đóng góp ý kiến Góp ý cho các thành viên trong nhóm một cách cụ thể Hỗ trợ nhau trong lúc thảo luận trên lớp Góp ý cho các thành viên trong nhóm về cách thảo luận trên lớp Trình bày, báo cáo Mục tiêu: Xác định rõ một mục đích cụ thể của bài trình bày Để thuyết phục ai làm gì? Để dạy ai về cái gì? Đặt và trả lời các câu hỏi giúp xác định mục đích của bài trình bày Tại sao mình làm bài trình bày này? Sau khi trình bày xong, mình muốn người nghe có cảm nhận gì, có hành động gì? Nguyễn Xuân Thành 6
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Xác định cấu trúc và những nội dung, thông tin chính của bài trình bày Cấu trúc và nội dung phải được dựa trên: Mục đích của bài trình bày Kết quả nghiên cứu Đối tượng nghe Năng lực của người trình bày Thời gian trình bày Đảm bảo tính lô-gíc, đơn giản và nhất quán về cấu trúc và nội dung trình bày Các phần trình bày phải gắn kết và cùng phục vụ cho mục đích đã xác định của bài trình bày Cắt bỏ những thông tin có thể làm người nghe bị lệch hướng hay mất tập trung Linh hoạt trong lúc trình bày Sẵn sàng điều chỉnh nội dung (thêm hay bỏ bớt) trong quá trình trình bày nếu cần thiết. Chọn phương thức trình bày Trình bày một chiều hay thúc đẩy sự tương tác giữa người nói và người nghe? Kết hợp trình bày với thảo luận và hỏi đáp hay tách biệt thành các phần riêng? Sử dụng công cụ hỗ trợ: Hình chiếu Bảng Soạn tài liệu hỗ trợ trình bày Sử dụng tập tin hình chiếu làm tài liệu hỗ trợ Soạn ghi chú chi tiết hơn nếu cần Trách đọc nguyên văn từ tài liệu đã soạn sẵn hay từ hình chiếu Nguyễn Xuân Thành 7
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Chọn người trình bày Tình huống lý tưởng: người trình bày là người Nắm chắc nội dung trình bày nhất Có kỹ năng trình bày tốt nhất Thực tế: đánh đổi giữa hai kỹ năng Nhiều người cùng trình bày Mỗi người trình bày nội dung mà mình nắm chắc nhất và có kỹ năng diễn đạt tốt nhất Đảm bảo tính liên tục giữa những người trình bày Trả lời câu hỏi Trả lời đúng vào ý được hỏi một cách ngắn gọn Hỏi lại nếu người hỏi đưa ra câu hỏi dài dòng và không rõ ràng Trả lời không biết một cách thẳng thắn nếu mình thực sự không biết câu trả lời Hỏi xem các thành viên trong nhóm có thể trả lời thay hay bổ sung thêm cho phần trả lời của mình Đối với các câu hỏi trong lúc trình bày, có thể trả lời ngay hoặc hứa sẽ trả lời sau khi kết thúc trình bày. Nguyễn Xuân Thành 8
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Soạn hình chiếu trên PowerPoint PowerPoint chỉ là công cụ, chứ không phải là tâm điểm của bài trình bày Những nguyên tắc chính PowerPoint chỉ là công cụ, chứ không phải là tâm điểm của bài trình bày Ít là nhiều: Số lượng hình chiếu phù hợp với thời gian trình bày cho phép Người nghe trình bày có thể đọc các nội dung thể hiện ở hình chiếu trong một thời gian ngắn Nguyễn Xuân Thành 9
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Chọn định dạng cho hình chiếu Chọn định dạng phù hợp với mục đích/nội dung/bối cảnh của bài trình bày Chọn định dạng phù hợp với tình năng của máy chiếu và phòng trình bày Đảm bảo sự rõ ràng của nội dung trình bày trên các hình chiếu Có thể sử dụng hình ảnh làm nền để minh họa cho mục đích/nội dung chính của bài trình bày, nhưng không được giảm sự rõ ràng của nội dung trình bày Trang tiêu đề Tiêu đề của bài trình bày Bối cảnh Người hay nhóm trình bày Địa điểm Thời gian Trang tóm lược nội dung trình bày: Nên các một hình chiếu tóm lược nội dung trình bày ngay sau hình chiếu tiêu đề nếu bài trình bày dài với nhiều chủ đề. Nguyễn Xuân Thành 10
- Fulbright Economics Teaching Program Case Guidelines Các trang nội dung Nêu các ý chính dưới dạng gạch đầu dòng Không tham đưa quá nhiều chữ vào trong một hình chiếu Tránh chép nguyên các đoạn văn dài trong bài viết hoàn chỉnh vào hình chiếu Duy trì tính nhất quán và lô-gíc trong trật tự các ý chính và ý phụ Các ý gạch đầu dòng phải gắn kết với nhau, chứ không phải là một danh mục tập hợp các ý một cách ngẫu nhiên Sử dụng hình ảnh, bảng biểu, đồ thị để minh họa Trang kết luận Thiết kế một trang kết luận vào cuối bài trình bày Trang kết luận có thể là: Các khuyến nghị/giải pháp/hành động Kế hoạch thực thi Những vấn đề cần nghiên cứu thêm Nguyễn Xuân Thành 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 1
5 p | 236 | 77
-
Giáo trình quản trị học căn bản 3
9 p | 214 | 62
-
Giáo trình quản trị học căn bản 16
9 p | 155 | 32
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 17
6 p | 111 | 31
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 18
10 p | 134 | 29
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 7
7 p | 112 | 29
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 12
7 p | 91 | 28
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 20
5 p | 142 | 26
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 6
5 p | 115 | 20
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) - ThS. Vũ Mạnh Cường
109 p | 80 | 20
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 11
6 p | 80 | 18
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 22
7 p | 94 | 17
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 19
4 p | 102 | 15
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Trần Văn Của
281 p | 47 | 10
-
Bài giảng Nhập môn chính sách công: Bài 6 - Nguyễn Xuân Thành (2017)
31 p | 77 | 7
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management)
110 p | 36 | 6
-
Bài giảng Nhập môn chính sách công: Bài 5 - Nguyễn Xuân Thành (2017)
15 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn