Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
392
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN GÓC ĐỘ
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tô Mạnh Cường
Trường Đại hc Thy li, email: tomanhcuong@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Vit Nam nm trong s nhng quc gia s
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí
hậu (BĐKH). Nhận thức điều đó, Đảng
Nhà nước đang tập trung xây dựng triển
khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách,
chương trình hành động nhằm ứng phó
BĐKH mục tiêu phát triển bền vững. Tuy
nhiên, cũng nhiều cách tiếp cận khác nhau
trong việc ứng phó BĐKH như tiếp cận kinh
tế, tiếp cận thể chế - pháp luật, tiếp cận văn
hóa. Hiện nay, phương pháp tiếp cận dựa trên
góc độ về quyền con người (HRBR) được áp
dụng khá phổ biến để xây dựng thực hiện
các chương trình phát triển ở các quốc gia trên
nhiều lĩnh vực. Phương pháp này đặt con
người vào “vị trí trung tâm”, chú trọng bảo
đảm quyền lợi ích hợp pháp của con người
trong quá trình hoạch định thực hiện các
chính sách. Ứng phó BĐKH là công việc quan
trọng đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia. Do
đó, áp dụng HRBA vào quy trình xây dựng
chính sách, pháp luật, chương trình ứng phó
BĐKH ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Bài báo sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, khảo cứu tài liệu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số nhận thức về phương pháp
tiếp cận dựa trên góc độ quyền con người
trong ứng phó với BĐKH
3.1.1. Khái nim
Tiếp cận quyền con người (human rights-
based approach - HRBA) hay nói đầy đủ
phương pháp tiếp cận dựa trên góc độ quyền
con người là một khái niệm do Liên hợp quốc
đưa ra và hin đang đưc s dng ph biến
trong việc hoạch định, triển khai, thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật
tại Việt Nam nói riêng trên thế giới nói
chung. Phương pháp này rất chú trọng tới việc
chủ thể phải được quyền tham gia vào quy
trình, thủ tục, hình thức, quá trình kết quả
triển khai, thực hiện để đạt được mục tiêu.
Do đó, thể hiểu Phương pháp tiếp cận
dựa trên góc độ quyền con người trong ứng
phó với BĐKH là cách tiếp cận đặt con người
vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình giải
quyết các vấn đề nhằm ứng phó với tình
trạng BĐKH hiện nay đang diễn ra rất phức
tạp trên phạm vi quốc gia toàn cầu. Quá
trình này bao gồm từ xác định mục tiêu, xây
dựng chính sách, quy trình, thủ tục, áp dụng
triển khai các giải pháp nhằm ứng phó tình
trạng BĐKH hiện nay.
3.1.2. Đặc đim ca phương pháp tiếp
cn da trên góc độ quyn con người trong
ng phó vi BĐKH
- Lấy việc hỗ trợ thực hiện, thụ hưởng các
quyền con người làm mục tiêu chính trong
việc ban hành chính sách ứng phó BĐKH, cụ
thể như quyền được sống trong môi trường
an toàn, trong lành; Quyền được tiếp cận
nước sạch; Quyền tiếp cận thông tin môi
trường; Quyền tham gia vào các quyết định
về môi trường...
- Căn cứ vào pháp luật quốc tế về quyền
con người làm cơ sở định hướng xây dựng và
thực hiện các chính sách, luật pháp, chương
trình ứng phó BĐKH;
Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
393
- Chú trọng chủ thể quyền, chủ thể trách
nhiệm và các quyền, nghĩa vụ của họ trong quá
trình triển khai các giải pháp ứng phó BĐKH.
Trên sở đó tìm giải pháp hỗ trợ tăng cường
năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ này.
Với cách tiếp cận dựa trên góc độ quyền
con người trong ứng phó với BĐKH, con
người vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể của toàn
bộ quá trình lựa chọn giải pháp, ban hành các
chính sách, triển khai thực thi hệ thống giải
pháp ứng phó BĐKH, đồng thời, sự đồng
bộ, thống nhất giữa các quốc gia trong việc
xây dựng tiêu chí, giải pháp ứng phó BĐKH,
hạn chế tối đa một số bất cập trong các
phương pháp tiếp cận khác khuôn khổ bài
viết này không có điều kiện chỉ ra đầy đủ.
3.2. Thực trạng tiếp cận dựa trên góc độ
quyền con người trong ứng phó với BĐKH
ở Việt Nam hiện nay
Được cảnh báo về tác động nghiêm trọng
của BĐKH, Việt Nam đã sớm nhận thức
chủ động tham gia Công ước khung của Liên
Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (1992) và Nghị
định thư Kyoto (1998). Những năm qua,
Đảng Nhà nước cũng đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách cũng như triển khai
nhiều chương trình về vấn đề này. thể kể
đến như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển
năm 2011), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về
chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường
quản lý tài nguyên và BVMT… Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ XII (2016), XIII (2021)…
Đặc biệt, trong văn kiện XII của Đảng đã 19
lần nhắc đến cụm từ “biến đổi khí hậu”.
Quốc hội cũng lần đầu đưa nhiệm vụ ứng
phó với BĐKH vào Hiến pháp 2013, quy định
tại khoản 1, Điều 63. Luật BVMT năm 2014
một chương riêng về ứng phó với BĐKH;
Lut Bo v và Phát trin rng năm 2004;
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
năm 2010; Luật Tài nguyên nước năm 2012;
Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013;
Chính phủ cũng ban hành nhiều Chương
trình như Chiến lược quốc gia về BĐKH
(2011), Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng
xanh (2012); Chiến lược PTBV Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 (2012); Kế hoạch thực
hiện thỏa thuận Paris về khí hậu (2016) ...
Theo đánh giá của Ủy ban KHCN của Quốc
hội, việc ban hành chính sách, pháp luật đã
từng bước được hoàn thiện bản đáp ứng
BVMT ứng phó với BĐKH phù hợp với
điều kiện phát triển của đất nước, tuy nhiên còn
không ít bất cập, trong đó, nhấn mạnh việc:
Không ít văn bản pháp luật còn thiếu cụ
thể, thiếu chế để phát huy hiệu quả các
nguồn lực của đất nước, trong đó nguồn
lực con người, trí tuệ của nhân dân; chưa
phát huy hết vai trò chủ thể của người dân
trong quá trình đóng góp xây dựng triển
khai thực hiện chính sách về ứng phó BĐKH.
Thiếu chế chia sẻ thông tin, phối hợp
giữa các chủ thể xây dựng, ban hành chính
sách, pháp luật, đặc biệt thiếu sự tham gia
của nhân dân cả giai đoạn xây dựng, ban
hành cũng như giai đoạn thực thi các chính
sách, chương trình ứng phó BĐKH.
Một số bộ, ngành thiếu lộ trình xây dựng
và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật;
một số chính sách, văn bản của các bộ, ngành
còn chồng chéo, thể hiện tính cục bộ, thiếu sự
bổ trợ cho nhau, chưa có chính sách cụ thể để
khuyến khích, huy động sức dân, gắn quyền
và nghĩa vụ của người dân trong công tác ứng
phó với BĐKH [2].
3.3. Một số nguyên tắc khi áp dụng
phương pháp tiếp cận dựa trên góc độ về
quyền con người trong ứng phó với BĐKH
ở Việt Nam hiện nay
Ưu điểm của phương pháp tiếp cận dựa
trên góc độ về quyền con người trong ứng
phó với BĐKH tất cả chủ thể (Nhà nước
Nhân dân) đều gắn kết chặt chẽ với nhau
từ mục tiêu đến quá trình xây dựng, ban hành
văn bản triển khai các giải pháp ứng phó
BĐKH, người dân chủ thể thực sự, được
tôn trọng, chủ động trong phát huy năng lực,
trách nhiệm của bản thân. Muốn vậy, phải
thực hiện tốt các nguyên tắc sau trong quá
trình thực hiện phương pháp này.
Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
394
Th nht, nguyên tc minh bch. Biến đổi
khí hậu ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi
người nhưng hiện nay không phải ai cũng
thể tiếp cận đầy đủ thông tin về các tác động
của BĐKH cũng như nắm bắt được quy trình,
chế giải quyết, ứng phó BĐKH các
chủ thể quản đã, đang sẽ thực hiện. Do
đó, nguyên tắc minh bạch sẽ khắc phục tình
trạng này. Nguyên tắc này đòi hỏi bản thân
chính các quan nhà nước, các chủ thể
nghĩa vụ khác phải hoạt động hoàn toàn minh
bạch, đồng thời phải thường xuyên cung cấp
thông tin cần thiết trong khuôn khổ cho phép
cho người dân. Đó thông tin về thực trạng
BĐKH những ảnh hưởng của đến đời
sống người dân trong vùng bị ảnh hương, về
d án và các kch bnng phó BĐKH, v
khả năng tham gia của người dân cũng như
các chủ thể vào các dựa án đó.
Th hai, nguyên tc tham gia. Cn có cơ
chế ràng để người dân được tham gia
tiếp cận quy trình xây dựng, hoạch định chính
sách, chương trìnhng phó BĐKH. Đây cn
được coi là một quyền căn bản của con người.
Cùng với nguyên tắc minh bạch thì nguyên tắc
tham gia giúp người dân có thể sử dụng những
thông tin được cung cấp minh bạch để hỗ trợ
các chủ thể ra quyết định về các dự án
chương trình ứng phó BĐKH chứ không chỉ
dng li vai trò tham vn. Đ thc hin tt
nguyên tắc này, nhà nước các chủ thể cần
phải chú trọng việc xây dựng năng lực cho các
tổ chức xã hội để chuyển tải những nhu cầu và
nguyện vọng của người dân đến các quan
nhà nước, đặc biệt nhà nước cần xây dựng
cơ chế để người dân có thể tham gia đóng góp
vào các hoạt động ứng phó BĐKH.
Th ba, nguyên tc trách nhim gii trình.
Trong xu thế hội nhập, quyền con người đã
từng bước được thể chế hoá trong Hiến pháp
2013, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Cần thiết phải thiết lập các quan quốc gia
về quyền con người để giám sát các cam kết
của Chính phủ về bảo vệ môi trường ứng
phó BĐKH. Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật
quốc gia phải ghi nhận nghĩa vụ của nhà
nước về quyền con người (tôn trọng, bảo
đảm, thúc đẩy) trong các chính sách và chương
trình ứng phó BĐKH cả cấp trung ương
địa phương. Bên cạnh đó, nguyên tắc trắch
nhiệm giải trình cũng đòi hỏi đánh giá đúng
năng lực của nhà nước các chủ thể tham
gia ứng phó BĐKH, chỉ ra những hạn chế,
khiếm khuyết các giải pháp pháp để
giải quyết những hạn chế đó.
Th tư, nguyên tc bình đẳng, không phân
bit đối x. Mọi cá nhân sinh ra đều bình đẳng
đều được hưởng những quyền con người
bản không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ
hình thức nào về nguồn gốc dân tộc, giới tính,
tôn giáo, chính trị, thậm chí, đó còn quyền
bình đẳng giữa các thế hệ,... Tất cả mọi người
sinh ra đều quyền được sống trong một môi
trường với chất lượng cho phép, cuộc sống
được đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường, được
hài hòa với tự nhiên. Chính vậy, ứng phó
BĐKH, bảo vệ môi trường không vì lợi ích của
một nhóm chủ thể nào của tất cả mọi
người. Các chính sách, chương trình đưa ra cần
phải luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết.
4. KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
toàn diện. Quá trình hội nhập quốc tế cũng
như bảo đảm thực thi Hiến pháp 2013 Việt
Nam, lồng ghép HRBA vào quy trình xây
dựng chính sách, pháp luật, chương trình
hành động ứng phó BĐKH Việt Nam hiện
nay yêu cầu, đòi hỏi khách quan nhằm
từng bước cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ
của con người. HRBR trong ứng phó BĐKH
đặt con người vào “vị trí trung tâm”, chú
trọng bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của
con người trong quá trình hoạch định chính
sách và thực hiện các chính sách.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] http://m.tapchiqptd.vn/vi/quan-triet-thuc-hien-
nghi-quyet/quan-diem-dai-hoi-xiii-cua-dang-
ve-bao-dam-va-thuc-day-quyen-con-nguoi-
16961.html.
[2] Quốc hội khóa XIV, Ủy ban KH, CN và MT,
2017, Ứng phó với biến đổi khí hậu Việt
Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Thanh niên.
[3] https://vupc.monre.gov.vn/linh-vuc-moi-truong/
4204/quyen-con-nguoi-va-phat-trien-ben-vung-
ve-moi-truong.