NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN<br />
NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA<br />
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br />
<br />
PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng1<br />
PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa2<br />
CN. Trần Thu Hương3<br />
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Tóm tắt:<br />
<br />
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy logit/probit để xác định các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến xác suất hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận. Số<br />
liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 301 doanh nghiệp<br />
hoạt động trên ba địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy chỉ có 57,81%<br />
các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng. Lý<br />
do chủ yếu khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là do doanh nghiệp không đủ tài sản đảm<br />
bảo và khó khăn trong việc xây dựng tính khả thi của dự án vay vốn. Bên cạnh các trở<br />
ngại tiếp cận tín dụng ngân hàng xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp còn có các trở<br />
ngại nảy sinh từ phía ngân hàng. Kết quả ước lượng thực nghiệm cũng chỉ ra những<br />
yếu tố tác động mạnh đến xác suất hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp được ngân hàng<br />
chấp nhận đó là: tài sản thế chấp, quy mô của doanh nghiệp, chi phí phi chính thức hay<br />
chí phí lót tay, quà tặng, kết quả hoạt động kinh doanh và chi trả lãi cao... Đồng thời,<br />
trong quá trình xử lý các hồ sơ vay, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các doanh nghiệp lớn. Từ các kết quả thực<br />
nghiệm, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của<br />
các doanh nghiệp DNNVV bao gồm các yếu tố liên quan về môi trường thể chế đến<br />
năng lực quản lý và quản trị tài chính doanh nghiệp.<br />
<br />
Từ khóa: Khả năng tiếp cận vốn, DNNVV, Hà Nội<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân mà trong đó chủ yếu là các<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang đóng góp một phần không nhỏ<br />
<br />
1<br />
Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, email: Hungnv.neu@gmail.com<br />
2<br />
Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, email: hoahq@neu.edu.vn<br />
3<br />
Học viên cao học MDE23, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
<br />
59<br />
vào quá trình phát triển kinh tế ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển. Sự<br />
phát triển của các DNNVV không chỉ giúp tạo ra nhiều việc làm cho xã hội mà<br />
còn thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo, gia tăng xuất khẩu, xóa đói giảm<br />
nghèo… Ở các nƣớc thu nhập thấp, các doanh nghiệp hầu nhƣ đều có quy mô<br />
nhỏ nhƣng lại là nơi thu hút phần lớn lực lƣợng lao động của nền kinh tế. Khoảng<br />
80-90% doanh nghiệp ở Châu Á là doanh nghiệp nhỏ và thu hút khoảng 50-80%<br />
tổng số việc làm (Tambunan, 2008). Các DNNVV tạo ra nhiều việc làm hơn so<br />
với các doanh nghiệp lớn (De Kok và cộng sự, 2011). Báo cáo của ASEAN<br />
(2011) cho thấy các DNNVV chiếm hơn 92% tổng số doanh nghiệp ở tất cả các<br />
nƣớc thành viên của Hiệp hội. Các doanh nghiệp này tạo ra một số lƣợng việc<br />
làm đáng kể khoảng 56% ở Malaysia; 97% ở Indonesia và đóng góp vào khoảng<br />
60% GDP ở Singapore; 56,63% ở Indonesia và khoảng 20% đến 40% ở các nƣớc<br />
Đông Nam Á khác.<br />
<br />
Ngân hàng Thế giới (2015) cho thấy hơn 50% DNNVV trên thế giới, coi<br />
trở ngại chính cho sự tăng trƣởng của họ là thiếu vốn. Tình hình còn tồi tệ hơn ở<br />
nhiều nƣớc đang phát triển bởi các doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc các nguồn<br />
vốn do không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tài sản thế chấp, thiếu kỹ năng quản<br />
lý, cấu trúc thị trƣờng không hiệu quả, mạng lƣới hạn chế, môi trƣờng kinh<br />
doanh không thuận lợi và phải đối mặt với chi phí hành chính cao. Cải thiện khả<br />
năng tiếp cận tài chính hoặc tín dụng ngân hàng có thể là chìa khóa để vƣợt qua<br />
những trở ngại này.<br />
<br />
Việt Nam đƣợc đánh giá đã thành công trong việc chuyển nền kinh tế kế<br />
hoạch sang nền kinh tế định hƣớng thị trƣờng từ năm 1986. Tuy nhiên, trong một<br />
thời gian dài với quan điểm “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng của<br />
nền kinh tế quốc dân”4, điều này đã đem lại những đặc quyền cho khu vực kinh<br />
tế nhà nƣớc và các doanh nghiệp trong khu vực này đã nắm quyền chi phối phần<br />
lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tín dụng, ƣu đãi<br />
chính sách... từ đó tạo ra các rào cản tiếp cận các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn<br />
đối với khu vực kinh tế tƣ nhân. Đến Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa XII (2017)<br />
đã xác định “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của<br />
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một định hƣớng<br />
quan trọng trong việc tháo gỡ đƣợc các rào cản của các doanh nghiệp tƣ nhân ở<br />
<br />
4<br />
Đại học Đảng lần thứ VII năm 1991<br />
<br />
<br />
60<br />
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ở TP Hà Nội nói riêng trong thời gian<br />
tới. Tuy nhiên, thực tế hiện tại cho thấy các doanh nghiệp tƣ nhân ở TP Hà Nội<br />
mà phần lớn là các doanh nghiệp DNNVV vẫn đang bị phân biệt đối xử khi tiếp<br />
cận với thị trƣờng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn<br />
vốn vay từ các tổ chức tín dụng.<br />
<br />
Trƣớc thực tế đó, việc nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khả<br />
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại đối với các<br />
DNNVV trên địa bàn TP Hà Nội là hết sức cần thiết. Qua đó, những yếu tố đang<br />
là những rào cản hiện hữu đối với các doanh nghiệp ở Hà Nội trong việc tiếp cận<br />
nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại sẽ đƣợc xác định để từ đó đề xuất<br />
một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính cho<br />
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
<br />
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần giới thiệu và tài liệu tham<br />
khảo, nội dung nghiên cứu gồm các mục: Mục 2 trình bày tổng quan các nghiên<br />
cứu liên quan đến các rào cản mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận các<br />
nguồn vốn tín dụng. Mục 3 chỉ định mô hình thực nghiệm. Mục 4 kết quả phân<br />
tích thực nghiệm chỉ ra rào cản tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại đối<br />
với các doanh nghiệp đƣợc điều tra trong mẫu nghiên cứu. Cuối cùng là kết luận<br />
và một số đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các<br />
doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.<br />
<br />
2. Tổng quan nghiên cứu<br />
<br />
Các khoản vay ngân hàng đƣợc coi là yếu tố quan trọng cho quá trình tăng<br />
trƣởng của các DNVVN không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang<br />
phát triển. Xét về mặt quy mô, so với các doanh nghiệp lớn, các DNVVN sẽ gặp<br />
khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính từ các ngân hàng, thị<br />
trƣờng chứng khoán (Beck , Demirgüç- Kunt và cộng sự, 2006, 2008; Hùng và<br />
cộng sự, 2017a, 2017b). Bởi vậy, các DNNVV ở các nƣớc đang phát triển phải<br />
tiếp cận với các khoản vay phi ngân hàng với chi phí giao dịch cao và nhiều rủi<br />
ro. Hơn nữa, do tính năng động và sự tăng trƣởng nhanh ở các doanh nghiệp<br />
DNNVV, khiến các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng khát vốn. Mặc dù,<br />
quy mô món vay không lớn nhƣng nhu cầu vay vốn lại xuất hiện thƣờng xuyên,<br />
trong khi đó khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp DNNVV lại hạn chế<br />
(Garcia- Fontes, 2005) chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp DNNVV<br />
<br />
61<br />
khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, tạo ra nhiều khó khăn về tài chính cho<br />
các doanh nghiệp DNNVV trong hoạt động kinh doanh (Galindo và<br />
Schiantarelli, 2003; Beck và Demirgüç-Kunt, 2006).<br />
<br />
Một số nghiên cứu lại cho thấy sự thiếu minh bạch trong hạch toán và<br />
quản trị tài chính đôi khi tạo ra sự bất đối xứng về thông tin hoặc thiếu thông tin<br />
về hoạt động của doanh nghiệp mà chính nó lại là cơ sở để các ngân hàng xem<br />
xét điều kiện cho vay của chính các doanh nghiệp này. Do vậy, trên giác độ hoạt<br />
động kinh doanh ngân hàng thì nhóm khách hàng DNNVV đƣợc xem nhƣ là rủi<br />
ro hơn so với các doanh nghiệp lớn có sự minh bạch và đầy đủ về thông tin. Theo<br />
Lin (2009), trong trƣờng hợp của Trung Quốc, do mức độ tin tƣởng đối với<br />
DNNVV thấp nên các ngân hàng thƣờng đòi hỏi về thế chấp và các điều kiện vay<br />
đối với nhóm này cao hơn các doanh nghiệp lớn mà thông thƣờng thì các<br />
DNNVV lại không có khả năng đáp ứng.<br />
<br />
Ngoài những vấn đề nêu trên, khi xem xét các nhân tố rào cản đối với khả<br />
năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và<br />
nhỏ, các nghiên cứu còn chỉ ra những vấn đề thuộc về nội tại của các doanh<br />
nghiệp cũng là những rào cản ảnh hƣởng cần phải quan tâm. Chẳng hạn nhƣ: tuổi<br />
của doanh nghiệp có tác động tích cực tới việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức<br />
(Akoten và các cộng sự, 2006; Oliner và Rudebusch, 1992; Beck và các cộng sự,<br />
2006; Hùng và cộng sự, 2017a, 2017b); các doanh nghiệp ở khu vực thành thị<br />
hoặc có vị trí địa lý gần ngân hàng thƣơng mại có thể tiếp cận các khoản vay<br />
ngân hàng dễ dàng hơn (Yaldiz và cộng sự, 2011; Gine, 2011).<br />
<br />
Nhƣ vậy có thể thấy đối với các DNNVV, rào cản đối với việc tiếp cận<br />
vốn bao gồm không chỉ xuất phát từ các yếu tố về thể chế và môi trƣờng thông<br />
tin của mỗi quốc gia mà còn là các nhân tố nội tại bên trong bản thân mỗi doanh<br />
nghiệp. Với hạn chế về nguồn số liệu điều tra, bài viết này chỉ dừng lại ở việc<br />
xem xét và ƣớc lƣợng một số yếu tố có ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận vốn vay<br />
từ các ngân hàng thƣơng mại của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội.<br />
<br />
3. Chỉ định mô hình thực nghiệm<br />
Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận hồi quy logit/probit và để ƣớc<br />
lƣợng tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến xác suất món vay của doanh nghiệp<br />
đƣợc ngân hàng chấp nhận giải ngân. Đây là mô hình hồi quy mà các biến phụ<br />
<br />
<br />
62<br />
thuộc là rời rạc và chỉ nhận hai giá trị 0 và 1. Theo phƣơng pháp tiếp cận này,<br />
xác suất của món vay hay hồ sơ xin vay của doang nghiệp đƣợc ngân hàng chấp<br />
nhận giải ngân có thể mô tả dƣới dạng hàm phi tuyến của một tập hợp các biến<br />
hồi quy X, viết dƣới dạng tổng quát nhƣ sau:<br />
<br />
eXβ<br />
P(Y=1)=Λ(X'β)= (1)<br />
1+eXβ<br />
X '<br />
P(Y=1)= (X' ) ( z)dz (2)<br />
<br />
Trong đó: là xác suất món vay của doanh nghiệp đƣợc ngân<br />
hàng chấp nhận giải ngân; là tập các biến giải thích đƣợc lựa chọn; Λ (X'β) là<br />
hàm phân phối tích lũy của phân phối logistic và (X' ) là hàm phân phối tích<br />
lũy của phân phối chuẩn.<br />
<br />
Phƣơng trình (1) và (2) cho biết xác suất có điều kiện mà ở đó một một<br />
món vay của doanh nghiệp đƣợc ngân hàng chấp nhận, là một hàm của các yếu tố<br />
tác động tới khả năng ra quyết định của các tổ chức tài chính hay NHTM chấp<br />
nhận món xin vay của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.<br />
<br />
Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các<br />
ngân hàng thƣơng mại đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tổng quan từ các nghiên<br />
cứu ở phần trên, cũng nhƣ sự sẵn có của số liệu. Cụ thể trong nghiên cứu này,<br />
các yếu tố quyết định đến quá trình xử lý các món vay của ngân hàng mà qua đó<br />
các doanh nghiệp ở trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể tiếp cận đƣợc vốn vay<br />
chính thức bao gồm: các đặc trƣng của doanh nghiệp (quy mô, tuổi của doanh<br />
nghiệp); chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (tỷ lệ tăng trưởng<br />
doanh thu); đặc điểm của các món vay (có hay không các món vay có yêu cầu<br />
các tài sản thế chấp) và các biến ngoại sinh khác...<br />
<br />
4. Kết quả ƣớc lƣợng thực nghiệm<br />
<br />
4.1. Mô tả số liệu và định nghĩa các biến trong mô hình<br />
a) Mô tả mẫu điều tra<br />
<br />
Dữ liệu đƣợc sử dụng trong mô hình logit/probit đƣợc thu thập thông qua<br />
bảng hỏi cấu trúc của cuộc điều tra các rào cản đối với sự phát triển của các<br />
doanh nghiệp đƣợc thực hiện trên đại bàn TP Hà Nội vào tháng 12 năm 2017,<br />
<br />
<br />
63<br />
mẫu điều tra gồm 301 doanh nghiệp. Trong đó, 17,28% là các doanh nghiệp siêu<br />
nhỏ; 45,18% là các doanh nghiệp nhỏ; 28,58% là các doanh nghiệp có quy mô<br />
trung bình và 8,97% là các doanh nghiệp lớn.<br />
<br />
Số lƣợng các doanh nghiệp đã từng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng<br />
chiếm 57,81%. Trong đó nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp DNNVV chiếm<br />
hơn 90%. Tuy nhiên trong đó có tới 27,91% các doanh nghiệp gặp khó khăn<br />
trong việc hồ sơ vay bị phía ngân hàng từ chối hoặc chỉ giải ngân một phần.<br />
Bảng 1. Số lƣợng các doanh nghiệp có nhu cầu vốn từ ngân hàng thƣơng mại<br />
<br />
Quy mô Doanh nghiệp<br />
<br />
Siêu Trung Tổng<br />
Nhỏ Lớn<br />
nhỏ bình<br />
<br />
Số DN không vay NH 35 59 25 8 127<br />
<br />
67,31% 43,38% 29,07% 29,63% 42,19%<br />
Số DN có hồ sơ xin vay<br />
17 77 61 19 174<br />
NH<br />
<br />
32,69% 56,62% 70,93% 70,37% 57,81%<br />
Tổng 52 136 86 27 301<br />
100% 100% 100% 100% 100%<br />
<br />
Nguồn: tính toán từ mẫu điều tra<br />
<br />
Trong các nguyên nhân doanh nghiệp xin vay và không đƣợc phía ngân<br />
hàng giải ngân thì lý do tài sản thế chấp/đảm bảo không đủ điều kiện chiếm<br />
38,14% và 13,4% liên quan đến tính khả thi của dự án.<br />
<br />
Số liệu điều tra cũng cho thấy lãi suất mà các doanh nghiệp DNNVV trên<br />
địa bàn TP. Hà Nội hiện phải trả cho các khoản vay chính thức lớn hơn các<br />
doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong khi chỉ đƣợc hƣởng kỳ hạn vay dài nhất là 2<br />
năm còn các doanh nghiệp lớn trung bình là hơn 3 năm.<br />
<br />
Bảng 2 cho biết mức độ trở ngại đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận với<br />
các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại và TCTD. Các trở ngại này<br />
đƣợc xếp theo điểm trung bình của thang đo Likert 5 điểm từ cao xuống thấp.<br />
<br />
64<br />
Bảng 2. Mức độ trở ngại khi DN tiếp cận vốn vay ngân hàng<br />
Số Mức độ<br />
Các trở ngại khi DN tiếp cấn vốn<br />
quan sát trở ngại5<br />
NH yêu cầu phải có Kế hoạch kinh doanh cụ thể 229 3,29<br />
<br />
Lãi suất vay vốn cao 232 3,23<br />
<br />
Các thủ tục hành chính để tiếp cận CS ƣu đãi tín dụng phức<br />
223 3,00<br />
tạp và mất thời gian<br />
<br />
Các thủ tục hành chính tiếp cận tín dụng NH phức tạp và mất<br />
232 2,99<br />
thời gian<br />
<br />
Các NH thiên vị các DN lớn 225 2,94<br />
<br />
Các NH thiên vị các DN nƣớc ngoài, DN nhà nƣớc 226 2,83<br />
<br />
Dịch vụ hỗ trợ tài chính và hỗ trợ cho DN có chất lƣợng<br />
223 2,75<br />
chƣa cao<br />
<br />
Dịch vụ tín dụng chƣa đa dạng, thiếu sản phẩm tín dụng phù hợp 223 2,72<br />
<br />
Không có dịch vụ bảo lãnh vốn 217 2,70<br />
<br />
DN không có mối quan hệ gần gũi với NH 227 2,68<br />
<br />
Kỳ hạn đƣợc vay vốn không phù hợp 226 2,67<br />
<br />
NH không thƣờng xuyên tƣ vấn và hƣớng dẫn cho DN 225 2,64<br />
<br />
DN không đủ TS thế chấp 227 2,59<br />
<br />
Các NH thiếu minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng<br />
224 2,57<br />
trong hoạt động cho vay<br />
<br />
Báo cáo tài chính của DN chƣa đáp ứng yêu cầu của ngân hàng 221 2,53<br />
<br />
Nguồn: tính toán từ mẫu điều tra<br />
<br />
Kết quả Bảng 2 cho thấy, trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp khi tiếp<br />
cận với nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng là khả năng xây dựng kế<br />
hoạch/dự án kinh doanh. Điều này có lẽ đúng vì đến hơn 90% các doanh nghiệp<br />
trên địa bàn Hà Nội là các DNNVV, các doanh nghiệp này không những hạn chế<br />
về năng lực quản lý mà còn hạn chế cả về năng lực quản trị tài chính. Bởi vậy,<br />
đối với các doanh nghiệp đó để viết đƣợc một dự án vay vốn là hết sức khó khăn.<br />
5<br />
Điểm bình quân theo thang đo Likert 5 điểm<br />
<br />
<br />
65<br />
Đây có thể nói là những trở ngại chính xuất phát từ phía nội tại của doanh<br />
nghiệp. Bên cạnh đó việc không đủ tài sản thế chấp; chất lƣợng báo cáo tài chính<br />
thấp đã làm cho mức độ tin cậy trong các thông tin tài chính mà các doanh<br />
nghiệp cung cấp cho các ngân hàng trong hồ sơ vay vốn thƣờng đƣợc đánh giá<br />
không cao. Điều này, có ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định của ngân hàng<br />
trong việc xét duyệt hồ sơ xin vay của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi suất cao,<br />
sự thiên vị của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp<br />
nhà nƣớc cũng tạo ra những trở ngại cho các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân tiếp<br />
cận nguồn vốn.<br />
<br />
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, thủ tục tiếp cận vốn vay, chất lƣợng dịch<br />
vụ hỗ trợ tài chính, không có hoặc không triển khai dịch vụ bảo lãnh vốn, kỳ hạn<br />
vay mà phía ngân hàng đƣa ra chƣa phù hợp với yêu cầu vay vốn từ các doanh<br />
nghiệp là những trở ngại nảy sinh từ phía ngân hàng.<br />
<br />
b) Định nghĩa các biến trong mô hình thực nghiệm: logit/probit<br />
<br />
- Đối với biến phụ thuộc (Y): đây là một biến nhị phân nhằm đo lƣờng khả<br />
năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng ở trong nghiên cứu<br />
này là các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Giá trị của Y=1 khi các doanh nghiệp<br />
có hồ sơ xin vay vốn ngân hàng và đã đƣợc chấp nhận giải ngân và ngƣợc lại<br />
Y=0 khi bị ngân hàng từ chối.<br />
<br />
- Đối với các biến độc lập (X) bao gồm các biến: sme, yfs, gsale, coll,<br />
corpt, Hrate, Dist, Busplan, Bkrela, BLProce và Floan. Bảng 3 mô tả tóm tắt định<br />
nghĩa các biến đƣợc sử dụng trong mô hình thực nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
66<br />
Bảng 3. Định nghĩa các biến đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy<br />
STT Ký hiệu Giải thích Cách tính/đo lƣờng<br />
1 sme DNNVV sme =1 nếu số lao động nhỏ hơn 200 lao<br />
động, số vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng, doanh<br />
thu nhỏ hơn 300 tỷ đồng và ngƣợc lại thì<br />
bằng 0<br />
2 yfs Số năm hoạt động Số năm hoạt động của DN đƣợc tính từ<br />
khi doanh nghiệp chính thức đăng ký hoạt<br />
động kinh doanh.<br />
3 gsale Tốc độ tăng gsale =1 nếu tốc độ tăng doanh thu năm<br />
doanh thu 2016 lớn hơn 2015 và ngƣợc lại bằng 0<br />
4 Coll Tài sản thế chấp coll =1 nếu doanh nghiệp có sẵn tài sản<br />
thế chấp và ngƣợc lại bằng 0<br />
5 Corpt Chi phí phi corpt =1 nếu doanh nghiệp có chi lót tay<br />
chính thức và quà tặng để nhận đƣợc món vay từ<br />
ngân hàng<br />
6 Hrate Lãi suất các DN Hrate=1 nếu doanh nghiệp cho biết hiện<br />
phải trả cho nay đang phải trả lãi vay cao và ngƣợc lại<br />
món vay cao bằng 0<br />
7 Dist Khoảng cách không Dist=1 nếu doanh nghiệp cho biết hiện<br />
gian từ DN đến NH nay ngân hàng đang ở quá xa doanh<br />
nghiệp và ngƣợc lại bằng 0<br />
8 Busplan Kế hoạch KD Busplan=1 nếu doanh nghiệp có kế hoạch<br />
của DN kinh doanh cụ thể khi tiến hành xin vay<br />
ngân hàng và ngƣợc lại bằng 0<br />
9 Bkrela Quan hệ giữa Bkrela =1 nếu doanh nghiệp cho biết có<br />
doanh nghiệp quan hệ mật thiết với ngân hàng và ngƣợc<br />
và ngân hàng lại bằng 0<br />
10 BLProce Thủ tục tiếp cận tín BLProce =1 nếu doanh nghiệp cho biết<br />
dụng từ ngân hàng hiện thủ tục xin vay vốn ngân hàng là<br />
phức tạp và mất thời gian và ngƣợc lại<br />
bằng 0<br />
11 Floan Vay ngƣời quen, gia Floan=1 nếu doanh nghiệp hiện đang huy<br />
đình bạn bè động vốn từ ngƣời quen, gia đình, bạn<br />
bè…và ngƣợc lại bằng 0<br />
Nguồn: tác giả tự tính toán<br />
<br />
4.2. Kết quả ước lượng mô hình logit/probit<br />
Bảng 4 dƣới đây trình bày kết quả ƣớc lƣợng thực nghiệm theo hai kỹ<br />
<br />
67<br />
thuật hồi quy logit/probit nhằm xem xét các yếu tố tác động đến khả năng tiếp<br />
cận vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại của doanh nghiệp. Đối với kỹ thuật hồi<br />
quy logit/probit, các hệ số ƣớc lƣợng đƣợc từ hai mô hình logit/probit không<br />
đƣợc giải thích trực tiếp nhƣ hồi quy OLS mà sẽ đƣợc giải thích thông qua tác<br />
động của giá trị biên trung bình (AME) của các biến độc lập.<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hinh logit/probit<br />
Logit model Probit model<br />
Coef. Marginal Coef. Marginal<br />
sme -0,542*** -0,211*** -0,962*** -0,230***<br />
(-9,77) (-10,62) (-4,35) (-11,97)<br />
yfs 0,008*** 0,003*** 0,013*** 0,003***<br />
(19,13) (6,00) (58,76) (4,87)<br />
gsale 0,408*** 0,161*** 0,741*** 0,182***<br />
(9,57) (165,37) (3,29) (8,26)<br />
coll 1,859*** 0,645*** 3,134*** 0,652***<br />
(12,14) (6,85) (8,10) (5,76)<br />
corpt 0,465* 0,175*** 0,955 0,214***<br />
(2,47) (31,53) (1,30) (11,71)<br />
Hrate 0,418*** 0,165*** 0,723*** 0,179***<br />
(35,17) (55,40) (37,27) (11,71)<br />
Dist -0,269*** -0,106** -0,452*** -0,111*<br />
(-5,20) (-3,04) (-4,41) (-2,24)<br />
Busplan 0,183*** 0,073*** 0,368*** 0,092***<br />
(5,56) (4,42) (9,99) (6,03)<br />
Bkrela 0,197** 0,078*** 0,428** 0,106***<br />
(3,10) (4,27) (2,65) (4,18)<br />
BLProce -0,296*** -0,117** -0,482*** -0,119*<br />
(-4,63) (-3,27) (-3,38) (-2,24)<br />
Floan -0,156*** -0,062*** -0,291*** -0,072***<br />
(-8,54) (-42,99) (-3,34) (-14,80)<br />
_cons -1,250 -2,207<br />
(-1,28) (-1,38)<br />
N 301 301 301 301<br />
Nguồn: kết quả ước lượng được từ mô hình Logistic<br />
Ghi chú: * 10%, ** 5%, *** 1%, giá trị ghi trong ngoặc tròn (.) là sai số chuẩn<br />
<br />
<br />
68<br />
Kết quả ƣớc lƣợng đƣợc ở Bảng 4 cho thấy hệ số của biến (sme) có dấu<br />
âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩ 1%. Điều này hàm ý xác suất để hồ sơ<br />
xin vay vốn của doanh nghiệp đƣợc ngân hàng chấp nhận sẽ giảm đi 21,1 đến 23<br />
điểm % nếu doanh nghiệp xin vay là DNNVV. Kết quả ƣớc lƣợng từ mô hình<br />
Logit/Probit cũng cho thấy số năm hoạt động của doanh nghiệp trên thị trƣờng<br />
(yfs) có những tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh<br />
nghiệp. Điều này hàm ý, các doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng lâu năm có<br />
lịch sử về tín dụng tốt hơn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các món vay từ<br />
các ngân hàng thƣơng mại.<br />
<br />
Đối với các biến phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh<br />
nghiệp, kết quả ƣớc lƣợng từ hai mô hình cho thấy nếu doanh nghiệp có tăng<br />
trƣởng trong doanh thu (gsale) của năm liền trƣớc năm nộp hồ sơ xin vay vốn<br />
ngân hàng thì xác suất hồ sơ xin vay đƣợc ngân hàng chấp nhận sẽ tăng khoảng<br />
16,1 - 18,2 điểm %.<br />
<br />
Đối với biến phản ánh tác động đặc tính của món vay yêu cầu phải có tài<br />
sản thế chấp (coll), kết quả ƣớc lƣợng đƣợc từ hai mô hình cho thấy nếu doanh<br />
nghiệp có đủ tài sản thế chấp thì khả năng doanh nghiệp đƣợc phía ngân hàng<br />
chấp nhận hồ sơ xin là rất lớn. Cụ thể, kết quả ƣớc lƣợng đƣợc từ hai mô hình chỉ<br />
ra xác suất hồ xin vay đƣợc ngân hàng chấp nhận sẽ tăng khoảng 64,5 – 65,2<br />
điểm % khi các doanh nghiệp có tài sản thế chấp. Kết quả này giúp ta lý giải<br />
đƣợc tại sao các doanh nghiệp tƣ nhân, đặc biệt là các DNNVV, khó có thể tiếp<br />
cận đƣợc các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Bởi các doanh nghiệp tƣ nhân<br />
phần lớn hầu nhƣ không có tài sản đảm bảo vì mặt bằng sản xuất, máy móc trang<br />
thiết bị của các DNNVV là đi thuê.<br />
<br />
Đối với biến phản ánh chi phí không chính thức để tiếp cận đƣợc món vay<br />
(corpt), kết quả ƣớc lƣợng đƣợc từ mô hình logit/probit đều cho dấu dƣơng đúng<br />
kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy xác suất doanh nghiệp có<br />
thể tiếp cận đƣợc món vay từ ngân hàng tăng khi doanh nghiệp có chi các khoản<br />
chi phí lót tay. Kết quả ƣớc lƣợng đƣợc cho thấy xác suất này tăng khoảng 17,5-<br />
21,4 điểm %. Chi phí phi chính thức hiện vẫn là một trong rào cản các doanh<br />
nghiệp tiếp cận vốn chính thức từ các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là đối với<br />
các DNNVV.<br />
<br />
<br />
<br />
69<br />
Kết quả ƣớc lƣợng đƣợc ở Bảng 4 cho thấy nếu các doanh nghiệp chấp<br />
nhận chi trả lãi vay cao hơn (Hrate) thì xác suất tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ<br />
ngân hàng sẽ tăng khoảng 16,5 -17,9 điểm %. Kết quả này cho thấy việc phải trả<br />
lãi suất cao để đƣợc tiếp cận với những khoản vay từ NHTM vẫn là một rào cản<br />
đối với các doanh nghiệp.<br />
<br />
Các hệ số ƣớc lƣợng đƣợc của biến khoảng cách từ doanh nghiệp đến<br />
NHTM (Dist), thủ tục tiếp cận vốn vay ngân hàng (BLProce) là âm và có ý nghĩa<br />
thống kê ở mức ý nghĩa 5% và 10%. Điều này cho thấy, nếu vị trí của doanh<br />
nghiệp ở xa ngân hàng thì xác suất để món vay đƣợc chấp nhận giảm khoảng<br />
10,6-11,1 điểm %. Hiện nay, các doanh nghiệp cho rằng thủ tục tiếp cận vốn vay<br />
ngân hàng còn phức tạp và mất nhiều thời gian, chính điều này cũng đã làm xác<br />
suất tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp giảm<br />
khoảng 11,7-11,9 điểm %.<br />
<br />
Kết quả ƣớc lƣợng đƣợc còn cho thấy, nếu các doanh nghiệp có bản kế<br />
hoạch kinh doanh rõ ràng (Busplan) khi nộp hồ sơ xin vay vốn ngân hàng thì<br />
xác suất món vay đƣợc chấp nhận sẽ tăng tƣơng ứng khoảng 7,3 điểm % và<br />
9,2 điểm %.<br />
<br />
Hệ số ƣớc lƣợng của biến doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng<br />
(Bkrela) cho dấu dƣơng và có ý nghĩa thống kê. Hàm ý, việc doanh nghiệp có<br />
quan hệ mật thiết với ngân hàng giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các<br />
thủ tục tiếp cận các khoản vốn vay từ ngân hàng.<br />
<br />
Hệ số ƣớc lƣợng đƣợc của biến Floan có dấu âm và có ý nghĩa thống kê<br />
cho biết khi các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn huy động vốn từ ngƣời<br />
thân, gia đình và bạn bè có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến khả năng tiếp cận nguồn<br />
vốn chính thức từ các TCTD. Nguồn vốn phi chính thức không phải là nguồn vốn<br />
mang tính chất bổ sung mà hiện tại mang tính thay thế trên góc độ nguồn vốn của<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
5. Kết luận và một số kiến nghị<br />
Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc có<br />
số lƣợng, vốn sản xuất kinh doanh, số việc làm tạo ra chiếm tỷ trọng lớn nhất<br />
trong các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc là khu vực<br />
có đóng góp lớn vào GDP và ngân sách của TP Hà Nội. Tuy nhiên, theo World<br />
<br />
<br />
70<br />
Bank (2015) cho thấy có đến 24,7% doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi tiếp cận tín<br />
dụng là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Đồng thời,<br />
số liệu khảo sát của nghiên cứu với mẫu 301 doanh nghiệp ở TP Hà Nội cho thấy<br />
chỉ có 57,81% các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ngân hàng.<br />
<br />
Qua kết quả hồi quy logit/probit cho thấy các rào cản tiếp cận vốn ngân<br />
hàng hiện nay ảnh hƣởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn TP<br />
Hà Nội, đặc biệt là các DNNVV gồm có: (i) quy mô của doanh nghiệp. (ii) yêu<br />
cầu về các tài sản thế chấp. (iii) chi phí ngoài/chi phi chính thức. (iv) Mức độ tin<br />
cậy về thông tin khi doanh nghiệp cung cấp kèm theo hồ sơ vay.<br />
<br />
Từ các kết quả phân tích ở trên cho thấy để nâng cao khả năng tiếp cận<br />
vốn và tháo gỡ các khó khăn trong việc tiếp cận vốn của của các doanh nghiệp<br />
trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các DNNVV, nghiên cứu đề xuất ra một số<br />
khuyến nghị sau:<br />
<br />
*Về phía các cơ quan quản lý nhà nước:<br />
<br />
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng thông tin để làm giảm các chi<br />
phí giao dịch qua đó tạo môi trƣờng bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh<br />
nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng thƣơng mại.<br />
<br />
- Khuyến khích phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng nhằm nâng cao<br />
khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của các DNNVV. Qua đó, một mặt nâng<br />
cao khả năng cạnh tranh trong khu vực tài chính, một phần giúp giảm sự phụ<br />
thuộc của hệ thống tài chính hiện tại vào hệ thống NHTM.<br />
<br />
- Hình thành các quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các<br />
DNNVV. Đồng thời, để quỹ có thể hoạt động đƣợc cần xây dựng các quy chế<br />
phù hợp và có tính đến yếu tố đặc thù của các DNNVV. Về dài hạn cần thành lập<br />
các quỹ đầu tƣ mạo hiểm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân.<br />
<br />
- Cần rà soát, chỉnh sửa và dần dần loại bỏ các mâu thuẫn trong các văn<br />
bản Luật liên quan, cũng nhƣ các yêu cầu không mang tính thực tế trong các quy<br />
định liên quan đến Quỹ bảo lãnh tín dụng có vậy Quỹ bảo lãnh tín dụng mới có<br />
thể đi vào hoạt động.<br />
<br />
*Về phía các doanh nghiệp:<br />
<br />
- Cải thiện năng lực quản lý: một trong những hạn chế của các doanh<br />
<br />
<br />
71<br />
nghiệp tƣ nhân hiện nay là các chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về năng lực<br />
quản trị doanh nghiệp và quản lý tài chính. Điều này làm doanh nghiệp trở nên<br />
khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức. Để cải thiện<br />
đƣợc năng lực quản trị doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần tham gia các khóa<br />
bồi dƣỡng, tập huấn liên quan đến các kiến thức về quản lý, tài chính, kế toán<br />
cũng nhƣ các kiến thức về thị trƣờng… Các DNTN cũng cần chú trọng xây dựng<br />
hệ thống thông tin kế toán chuẩn mực, vì đây là cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp<br />
có thể quản trị dòng tiền tốt hơn. Qua đó sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn<br />
vay, gia tăng năng lực tài chính của chính bản thân doanh nghiệp.<br />
<br />
- Cải thiện và nâng cao năng lực tài chính: các doanh nghiệp cần xây<br />
dựng đƣợc các kế hoạch kinh doanh hàng năm, cũng nhƣ xây dựng chiến lƣợc<br />
phát triển trong dài hạn. Đồng thời, hàng năm phải đánh giá mức độ hoàn thành<br />
kế hoạch đặt ra. Có nhƣ vậy, doanh nghiệp mới đánh giá đƣợc năng lực hoạt<br />
động của mình, qua đó năng cao năng lực tự chủ tài chính.<br />
<br />
- Chú trọng xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp và cải thiện mức độ<br />
tin cậy thông tin doanh nghiệp: một trong những tồn tại hiện nay đối với các<br />
DNTN là chƣa chú trọng đến việc xây dựng hệ thống kế toán, điều này làm cho<br />
các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn khi muốn tiếp cận với các nguồn vốn vay<br />
từ các TCTD. Khi mà mức độ tin cậy thông tin doanh nghiệp thấp thì khó đáp<br />
ứng đƣợc các giấy tờ minh chứng về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ xin vay<br />
vốn. Nhƣ vậy, để nâng cao đƣợc năng lực quản lý, các doanh nghiệp cần có nhận<br />
thức đúng đắn hơn về việc xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp nhằm<br />
phục vụ công tác quản trị tài chính và ra quyết định kinh doanh, không nhƣ hiện<br />
nay chỉ dừng lại ở mức phục vụ báo cáo thuế.<br />
<br />
*Về phía các ngân hàng và TCTD:<br />
<br />
- Tiếp tục hoàn thiện và giảm thiểu sự phức tạp trong các thủ túc vay vốn,<br />
đặc biệt là đối với các DNNVV, khi mà năng lực quản trị, tài chính có loại hình<br />
doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng, TCTD cần kết hợp với các cơ<br />
quan quản lý trên địa bàn TP Hà Nội, tổ chức các lớp tập huấn về Luật, Quản trị<br />
doanh nghiệp, tài chính kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập đặc biệt là các<br />
doanh nghiệp mới đƣợc chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp. Qua<br />
đó nhằm nâng cao mức độ minh bạch trong thông tin tài chính doanh nghiệp và dần<br />
dần qua đó nâng cao đƣợc năng lực tài chính cho doanh nghiệp.<br />
<br />
72<br />
- Nới lỏng các ràng buộc liên quan đến tài sản thế chấp: Một trong<br />
những rào cản tiếp cận các nguồn vốn tín dụng hiện nay của khu vực kinh tế<br />
tƣ nhân trên địa bàn TP Hà Nội là liên quan đến các ràng buộc chặt chẽ về tài<br />
sản đảm bảo cho các khoản vay từ các tổ chức tài chính. Trong khi năng lực<br />
tài chính của các DNTN còn hạn chế, mặt bằng sản xuất, máy móc phải chủ<br />
yếu đi thuê, với các quy định nhƣ hiện nay về tài sản đảm bảo cho các khoản<br />
vay để đƣợc tiếp cận với các nguồn tín dụng là hết sức khó khăn đối với các<br />
các doanh nghiệp tƣ nhân. Để tháo gỡ vấn đề này, các TCTD nên cho phép<br />
các doanh nghiệp sử dụng các tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay để làm tài sản<br />
thế chấp cho các khoản vay.<br />
<br />
Lời thừa nhận/cảm ơn: Bài viết thuộc Đề tài cấp Nhà nƣớc KX01.18/16-20<br />
“Các rào cản tài chính, tiền tệ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam:<br />
thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục”.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Akoten, J. E., Sawada, Y., & Otsuka, K. (2006). The determinants of credit<br />
access and its impacts on micro and small enterprises: The case of garment<br />
producers in Kenya. Economic development and cultural change, 54 (4), 927-<br />
944.<br />
2. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A. & Maksimovic, V. (2008). Financing patterns<br />
around the world: Are small firms different? Journal of Financial Economics,<br />
89 (3), 467-487.<br />
3. Beck,T., Demirgüç-Kun, A. (2006). Small and Medium-Size Enterprises:<br />
Overcoming Growth Constraints. World Bank Policy Research Report.<br />
Washington DC: The World Bank.<br />
4. De Kok J., Vroonhof P., Verhoeven W., Timmermans N. et al. (2011). Do<br />
SMEs create more and better jobs?, available from<br />
http://ec.europa.eu/enterprise/policies/sme/facts-figures-analysis/performance-<br />
review/pdf/do-smes-create-more-and-better-jobs_en.pdf.<br />
5. Demirguc-Kunt, A. (2006). Finance and Economic Development: Policy<br />
Choices for Developing Countries. World Bank Working Paper No. 3955.<br />
Washington DC: The World Bank.<br />
6. Galindo, A., Schiantarelli, F. (Eds.). (2003). Credit Constraints and Investment<br />
in Latin America. Washington, DC: Inter-American Development Bank.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
73<br />
7. Garcia–Fontes, W. (2005). Small and Medium Enterprises Financing in China.<br />
Universitat Pompeu Fabra.<br />
http://www.bnm.gov.my/microsites/rcicc/papers/s6.garciafontes.pdf<br />
8. Gine, X. (2011). Access to capital in rural Thailand: an estimated model of<br />
formal vs. informal credit. Journal of Development Economics, 96 (1), 16-29.<br />
9. Hùng, NV., và Hoa, HQ. (2007a). Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp<br />
cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam. Kỷ<br />
yếu hội thảo quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018 –<br />
Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, NXB Kinh tế<br />
Quốc dân, tr. 277-294.<br />
10. Hùng, NV., và cộng sự (2017b). Chƣơng 2: Rào cản hạn chế khả năng tiếp<br />
cận vốn vay tín dụng của các doanh nghiệp. Đạt, TT., và Thành, TT. (Chủ<br />
biên) Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017: Tháo gỡ rào cản đối với<br />
sự phát triển của doanh nghiệp. NXB Kinh tế Quốc dân, Tr. 97–132.<br />
11. Lin, X. (2009). Survey on SME Financing in Dongping County (In Chinese).<br />
Qi Lu Forum, January 2009<br />
12. Oliner, S. D., & Rudebusch, G. D. (1992). Sources of the financing hierarchy<br />
for business investment. The Review of Economics and Statistics, 643-654.<br />
13. Tambunan, T. (2008). SME development, economic growth, and government<br />
intervention in a developing country: The Indonesian story. Journal of<br />
International Entrepreneurship, 6(4):147-167. DOI: 10.1007/s10843-008-<br />
0025-7.<br />
14. Yaldiz, E., Altunbas, Y., & Bazzana, F. (2011). Determinants of informal<br />
credit use: A cross country study.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
74<br />