intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những khởi điểm của nghệ thuật hiện đại

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

108
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1968, ở nơi sơ tán chợ Bún tỉnh Hà Tây, tôi có dịch xong cuốn "Lịch sử Hội hoạ hiện đại" của Herbert Read viết năm 1959, để chuyền tay bạn bè đọc cho vui. Vì, thực ra ngày đó, ở miền Bắc Việt Nam không có quyển gì mới hơn, và, theo tôi, là đáng tin cậy hơn. ở thế giới, cuốn sách của Read đã được dịch ra nhiều thứ tiếng từ những năm 70. Đến năm 1991, tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật - Bộ Văn Hoá đã giúp tôi công bố được 3 chương,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những khởi điểm của nghệ thuật hiện đại

  1. Những khởi điểm của nghệ thuật hiện đại. Năm 1968, ở nơi sơ tán chợ Bún tỉnh Hà Tây, tôi có dịch xong cuốn "Lịch sử Hội hoạ hiện đại" của Herbert Read viết năm 1959, để chuyền tay bạn bè đọc cho vui. Vì, thực ra ngày đó, ở miền Bắc Việt Nam không có quyển gì mới hơn, và, theo tôi, là đáng tin cậy hơn. ở thế giới, cuốn sách của Read đã được dịch ra nhiều thứ tiếng từ những năm 70. Đến năm 1991, tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật - Bộ Văn Hoá đã giúp tôi công bố được 3 chương, trong đó có chương 1: "Những khởi điểm của nghệ thuật hiện đại". Nhiều ý nghĩ của Read tôi tán thưởng và lấy làm bài học nghiệp vụ, tuy tôi không quên rằng thời điểm ông viết cuốn sách này là năm 1959.
  2. Trước tiên, tôi xin giới thiệu nhân vật Read và cuốn sách của ông để độc giả nhận xét. Sau đó, là nguyên văn chương "Những khởi điểm của nghệ thuật hiện đại" mà tôi đã dịch. 1.QUYỂN LỊCH SỬ HỘI HOẠ HIỆN ĐẠI VÀ TÁC GIẢ HERBERT HERBERT READ là người Anh, đã qua đời ngày 12 tháng 6 năm 1968, khi ông 75 tuổi. Lần cuối cùng ông xuất hiện trước đại chúng văn hóa là ở cuộc Hội nghị Văn hóa thế giới họp ở LaHabana - Cuba, vào tháng giêng năm đó. Người ta còn nhắc tới bản tham luận nổi tiếng của ông bấy giờ về chủ nghĩa quốc tế trong nghệ thuật. ở đó, một lần nữa, ông bảo vệ lý tưởng chính nghĩa của xã hội về tự do con người, bao hàm cái hạnh phúc và khả năng dùng nghệ thuật để làm cho sự hiểu biết lẫn nhau trong phạm vi quốc tế trở thành hiện thực. Khi còn sống, ông là một nhà giáo dục nghệ thuật lừng danh bởi hoạt động và sách viết của mình về nghệ thuật, thi ca. Chỉ nói riêng về nghệ thuật tạo hình, thư mục của ông đã gồm:
  3. 1931: The Meaning of Art - ý nghĩa của nghệ thuật. 1933: Art Now - nghệ thuật ngày nay. 1934: Art and industry - Nghệ thuật và công nghiệp. 1936: Art and Society - Nghệ thuật và xã hội. 1943: Education through Art - Giáo dục bằng nghệ thuật. 1952: The Philosophy of Modern Art - Triết học của nghệ thuật hiện đại. 1959: A Concise History Modern Painting - Lược sử hội họa hiện đại. 1962: A letter to young Painter - Thư gửi họa sĩ trẻ. 1964: Art and Education - Nghệ thuật và giáo dục. 1967: Art and Alienation - Nghệ thuật và sự tha hóa v, v... Từ năm 1922 đến năm 1931 ông làm chủ tịch bộ môn gốm ở Bảo tàng Victoria và Albert ở Luân Đôn.
  4. Từ năm 1931 dạy nghệ thuật ở Đại học Edimbourg; từ năm 1935 dạy ở Đại học Liverpool; từ năm 1936 đứng đầu tờ Burlington Magazine, tạp chí chủ chốt của nước Anh về Lịch sử nghệ thuật. Năm 1954 trong một hội nghị quốc tế về giáo dục nghệ thuật họp ở Paris, chính Herbert Read là người đã đề xướng ra Tổ chức quốc tế Giáo dục bằng nghệ thuật - International Society for Education through Art, viết tắt là INSEA, nằm trong UNESCO, và được giữ chức chủ tịch Hội này cho tới khi chết. Ông cũng từng là Viện trưởng Viện nghệ thuật hiện đại của nước Anh: là chủ biên tờ tạp chí The British Journal of Aesthetics - Tạp chí Mỹ học Anh; là chủ tịch AICA - Hội phê bình nghệ thuật quốc tế. Năm 1953 - 1954, Read là giáo sư Đại học Harvard ở Mỹ. Năm 1966, ông đoạt giải thưởng Erasme de Rotterdam, giải quốc tế về khoa học.
  5. Bởi cuộc đời hoạt động xuất chúng cho nghệ thuật, năm 1953, nữ hoàng Anh tặng ông danh hiệu quý tộc là Sir Herbert Read - Ngài Herbert Read. Sách của Sir Herbert Read đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến rộng rãi trong các Đại học, thư viện, thị trường. Ý nghĩa về việc giáo dục bằng nghệ thuật của Read là một ý nghĩa có công. Read nhìn vào nền văn minh đương thời mà lo lắng cho thân phận con người, cái thân phận bi thảm qua một sự giáo dục không tương xứng và cân đối với thực tại đang chia xẻ nhân cách nó ra từng mảnh. Ông đưa ra sự giáo dục bằng nghệ thuật làm phương tiện giáo dưỡng toàn diện cho con người, làm phong phú đời sống cảm xúc, vừa mở rộng giao tế xã hội, vừa đẩy mạnh trí tưởng tượng sáng tạo. Theo ông, nghệ thuật là đồng nhất với quá trình tự thể hiện của con người, bởi vậy nó phải trở thành cơ sở cho một sự giáo dục. Ông không quan niệm nghệ thuật chỉ gồm tác phẩm nghệ thuật, mà nghệ thuật phải là một lối sống. Nền giáo dục này sẽ là một sự giáo dục thường xuyên, thực hiện trong cả đời người. Ông "tin tưởng một cách sâu sắc, rằng cuộc sống không có nghệ thuật là một cuộc sống nghèo khổ và tàn nhẫn".
  6. Bên cạnh đó, ông đả phá văn nghệ thượng lưu được coi là đồ trang sức, hoặc là phần phụ lục của cuộc sống. Bằng nhiều ví dụ rút ra từ lịch sử, Read còn vạch ra rằng trong những điều kiện chế độ tư bản đương thời, và đặc biệt là thời điểm cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, nghệ thuật đã khá xa rời cuộc sống, và đó là sự ly dị giữa văn hóa và lao động. Mai đây, văn hóa sẽ hợp thành một tổng thể cùng với xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã có nhận xét, rằng mơ ước đó của Read là gắn với quan niệm dân chủ khởi ở Rousseau, và đồng điệu với Max, khi ông phác thảo ra cái nhìn về con người ngày mai như một người sáng tạo, con người - nghệ sĩ. Một trong những bài viết cuối cùng của ông cho Hội thảo về vấn đề giáo dục trong một thế giới hòa bình, vào năm 1966, lấy tên là "Điều kiện hòa bình", ta có thể đọc: "Con người trước hết là kẻ sáng tạo. Sáng tạo là một cách phủ định hành động phá hoại, đứng về mặt tâm lý học mà nói... Tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ là thứ trang trí, nó là biểu hiện của một trong những bản năng sâu kín nhất của con người, cái bản năng dắt dẫn nó đến chỗ mở rộng phạm vi cảm thụ nhạy bén của mình..." Có thể nói quyển Lịch sử Hội họa hiện đại của Read mà chúng tôi dịch để hiến bạn đọc sau đây được viết theo tinh thần đó. Bản dịch của
  7. chúng tôi là theo bản tiếng Pháp Histoire de la peninture moderne của Yves Rivière, nhà xuất bản Aimery - Somogy S. A, Paris 1960. Nội dung gồm: Lời tựa Chương I. Những khởi điểm của nghệ thuật hiện đại. Chương II. Trổ đường. Chương III.Xu hướng lập thể. Chương IV. Xu hướng vị lai, Dada, Siêu thực. Chương V. Picasso, Kandinsky, Klee. Chương VI. Xu hướng cấu trúc. Chương VII. Xu hướng trừu tượng biểu hiện. Lối viết của Read là một lối đặc biệt. Chính ông nói: "Tôi viết theo cách một nhà thơ hơn là nhà khoa học", và đó là lời minh họa tốt nhất cho tác phẩm của ông.
  8. Về nghệ thuật tạo hình, Read rất gắn bó với Henry Moore và đương thời, ông hâm mộ nhất là xu hướng cấu trúc và xu hướng siêu thực. Ông cũng đặc biệt đề cao những thực nghiệm của nhóm Bauhaus ở Đức, coi đó là một quá trình thực nghiệm quan trọng nhất trong lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1