intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội họa trong truyền thống Tây phương

Chia sẻ: Nguyen Thuy Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiển hiện đồng thời tại các tầng thứ khác nhau—Quan hệ nhân quả giữa thiên thượng, nhân gian và địa ngục: Bất cứ sinh mệnh nào trên thế gian đều có ngày kết thúc. Tuy nhiên, khi sinh mệnh kết thúc thì sẽ đi về đâu? Người phương Đông tin vào luân hồi; tôn giáo Tây phương tuy không nhấn mạnh vào luân hồi, nhưng tin rằng linh hồn bất tử, sinh mệnh cuối cùng sẽ được thẩm phán công bằng và quyết định phải đi về đâu. Người thiện tuân theo ý chỉ của Thần có thể được tuyển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội họa trong truyền thống Tây phương

  1. Hội họa trong truyền thống Tây phươn
  2. Tác giả: Chu Di Tú Hiển hiện đồng thời tại các tầng thứ khác nhau—Quan hệ nhân quả giữa thiên thượng, nhân gian và địa ngục: Bất cứ sinh mệnh nào trên thế gian đều có ngày kết thúc. Tuy nhiên, khi sinh mệnh kết thúc thì sẽ đi về đâu? Người phương Đông tin vào luân hồi; tôn giáo Tây phương tuy không nhấn mạnh vào luân hồi, nhưng tin rằng linh hồn bất tử, sinh mệnh cuối cùng sẽ được thẩm phán công bằng và quyết định phải đi về đâu. Người thiện tuân theo ý chỉ của Thần có thể được tuyển chọn lên Thiên quốc, còn kẻ hành ác sẽ phải xuống địa ngục chịu đày đọa.
  3. Hình 14: "Phán xét cuối cùng" (Last Judgement) của họa sĩ Michelangelo.
  4. * Bức bích họa “Phán xét cuối cùng” (Last Judgement) của họa sĩ Michelangelo (1534-1541) (Hình 14) nói với chúng ta những chân lý sau: (1) Thiện ác tất báo—thưởng Thiện phạt ác. (2) Không sinh mệnh nào có thể thoát khỏi thẩm phán của chân lý vũ trụ. (3) Thông qua chịu khổ ở địa ngục có thể tẩy sạch tội nghiệp, tương lai lại có cơ hội hồi thăng.
  5. Hình 15: "Chúa thăng thiên" (Ascension of Christ) của họa sĩ Albrecht Altdorfer.
  6. * Bức tranh “Chúa thăng thiên” (Ascension of Christ) của họa sĩ Albrecht Altdorfer (1927) (Hình 15): Chúa Jesus tiên tri Ngài sẽ phục sinh ba ngày sau khi chịu nạn. Ba ngày sau, quả nhiên trời đất chấn động, bia mộ mở ra, di thể mất tích. Vệ binh giữ mộ kinh hãi không thôi. “Sự phục sinh” của Chúa Jesus không chỉ là phục sinh của nhục thể tại nhân gian, mà còn tượng trưng cho sự phục sinh chân chính của sinh mệnh—”vĩnh sinh”.
  7. Hình 16: Bích họa "Thánh mẫu thăng thiên" (Assumption of the Virgin Mary) trên trần nhà thờ. * Bức bích họa “Thánh mẫu thăng thiên” (Assumption of the Virgin Mary) (1525) (Hình 16) trên trần nhà thờ mô tả cảnh tượng tưng bừng trên Thiên giới khi Đức mẹ Maria thăng thiên.
  8. Hình 17: "Thánh đồ thăng thiên".
  9. * Bức họa “Thánh đồ thăng thiên” (tác giả khuyết danh) (Hình 17): Thánh đồ tay cầm thập tự giá viên mãn thăng thiên, các sinh mệnh thượng giới nhộn nhịp chúc mừng, tiên nhạc du dương, kẻ phàm kinh hoàng rúng động. 5. Đề tài khuyên nhủ đạo đức:
  10. Hình 18: "Cỗ xe chở cỏ khô" (Haywain) của họa sĩ Hieronymus Bosch (bức giữa).
  11. * Tác phẩm bộ ba “Cỗ xe chở cỏ khô” (Haywain) của họa sĩ Hieronymus Bosch (1485-90) (Hình 18): Cỏ khô ẩn dụ danh lợi và dục vọng trên thế gian là tạm thời ngắn ngủi, dễ dàng bị mục rữa mà trở thành vô giá trị; tuy nhiên người ta không từ một thủ đoạn nào để mù quáng truy cầu nó… Truy cầu vật dục của con người chính đang bị ma quỷ lợi dụng, từ đó dẫn con người đi theo hướng tội ác. Hình 19: "Khu vườn hưởng lạc trần tục" (The Garden of Earthly Delights) của Hieronymus Bosch (bộ ba).
  12. * Tác phẩm bộ ba “Khu vườn hưởng lạc trần tục” (The Garden of Earthly Delights) của Hieronymus Bosch (1504) (Hình 19) miêu tả tội tổ tông của nhân loại và quá trình buông thả sa ngã của con người.
  13. Hình 20: "Ngủ quên lý tính sinh ma quỷ" (The Sleep of Reason Produces Monsters) của họa sĩ Francisco de Goya. * Bức tranh “Ngủ quên lý tính sinh ma quỷ” (The Sleep of Reason Produces Monsters) của họa sĩ Francisco de Goya (1798) (Hình 20): Khi con người mất đi lý trí, hoặc buông lỏng chủ ý thức, thì ma quỷ sẽ nhân cơ hội xâm nhập và can nhiễu chính niệm của con người. Lời kết: Cho dù tại Đông hay Tây phương, thì văn hóa tu luyện vẫn luôn chiếm một vị trí trọng yếu trong văn minh nhân loại, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm đạo đức và phương thức sinh hoạt của con người trong mấy ngàn năm qua. Con người đến đây vì điều gì, tương lai sẽ đi về đâu? Có lẽ chỉ tu luyện mới có thể đưa ra đáp án chính xác nhất. Từ hội họa truyền thống Tây phương, chúng ta có thể thấy được trí tuệ và triết lý của văn minh Tây phương, trên thực tế cũng là tuân theo giáo huấn của Thần. Chỉ là ngày nay, “khoa học
  14. thực chứng” nhỏ hẹp thường tùy tiện phủ định “tôn giáo” và “tu luyện”, thực tế là phủ định bộ phận quý giá nhất, tinh hoa nhất của văn minh nhân loại. Luận văn này hy vọng có thể phá vỡ thành kiến và quan niệm của con người hiện đại, đồng thời tổng hợp kinh nghiệm văn hóa của Đông và Tây phương, cũng như giữa cái “mê” của khoa học thực chứng này mà tìm ra con đường chân chính trong phát triển văn minh của nhân loại tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2