intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi hiệu quả

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học trò chúng ta đang trong giai đoạn học cấp tốc để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2. Đặc biệt là các bạn lớp 12 đang chuẩn bị ráo riết cho kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ sắp tới. Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn một vài phương pháp ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi hiệu quả

  1. Ôn thi hiệu quả Học trò chúng ta đang trong giai đoạn học cấp tốc để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2. Đặc biệt là các bạn lớp 12 đang chuẩn bị ráo riết cho kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ sắp tới. Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn một vài phương pháp ôn thi hiệu quả. Môn Toán nói riêng và các môn tự nhiên khác Muốn giải được các bài tập thì tất nhiên chúng ta phải nắm vững kiến thức lí thuyết. Để hiểu rõ, hiểu đúng và nhớ lâu lí thuyết, bạn cần phải làm bài tập trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, để thành thạo trong việc giải quyết bài tập (từ dễ đến khó), bạn phải làm bài tập trong sách bài tập và bài tập giáo viên cho. Từ đó, nắm được tất cả các dạng bài tập cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn giải được bất kì các bài tập nào khi đi thi mà còn giúp bạn tự tin hơn nữa đấy. Bên cạnh đó, bạn
  2. nên dành thời gian để giải đi giải lại các bài tập để việc giải bài tập trở thành vô thức, mỗi khi làm bạn chỉ cần ghi lại một cách vô thức mà không cần suy nghĩ nhiều. Có phải là tiết kiệm thời gian làm bài hơn không nào? Và đạt điểm 10 gần với bạn hơn đấy, chuẩn bị tinh thần nhé! Để làm được như vậy, bạn nên chuẩn bị một quyển tập để ghi cách giải của từng dạng bài tập, ghi thêm những lưu ý nhỏ mà bạn thường sai. Làm được điều này chẳng những giúp bạn ghi nhớ thêm một lần cách giải bài tập mà bạn còn có một quyển sách bí kíp có 1-0-2 viết bằng chữ của mình, kiến thức của mình (bổ ích ghê chưa), đặc biệt là mình có thể ôn bài bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào: ngồi hành lang đợi vào học hay lúc đợi bạn đi học…Để biết chắc kiến thức và cách giải trong “quyển bí kíp” mình vừa biên soạn chắc chắn đã đúng hay chưa, bạn nên trao đổi với bạn bè cùng nhóm hoặc hỏi ý kiến giáo viên để họ phát hiên ra chỗ sai giúp bạn sửa chữa kịp thời. Nguyễn Khánh Toàn (tác giả nhiều quyển sách kinh doanh) đã viết: “Muốn giỏi cái gì thì hãy dạy cho người khác cái đó!”. Thật vậy, nếu nắm vững kiến thức thì bạn nên mở lòng để chia sẻ và giúp đỡ những bạn yếu hơn mình. Qua đó, bạn phát hiện được những chỗ sai và điều còn thiếu ở bản thân để mình có thể rèn luyện tốt hơn đấy bạn ạ! Giúp người khác cũng là giúp mình. Tốt quá còn gì! Môn văn Là một trong những môn khó đối với rất nhiều bạn nhưng lại là môn không thể thiếu trong kì thi tuyển. Để học tốt văn, bạn phải rèn cho mình tính siêng năng. Trước khi đến lớp, bạn cần soạn bài trước bằng cách trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa và câu hỏi giáo viên gợi ý để biết trước nội dung cần học. Nếu không trả lời được, bạn có thể tham khảo qua sách học tốt hay các tài liệu liên quan. Mặt khác, bạn cũng nên dành thời gian đọc thêm các tác phẩm có liên quan đến tác giả và tác phẩm mà mình đang học để nắm vững hơn những gì đã học và
  3. làm cơ sở cho các bài viết được sâu sắc hơn, ghi điểm nhiều hơn. Đọc sách còn làm cho vốn từ của bạn tăng lên và cách viết rõ ràng, mạch lạc hơn. Tiếp đến là khâu tiếp thu bài, nghe giảng phải là điều hiển nhiên rồi, nếu bạn học quá yếu môn này ngoài việc nghe giảng và viết bài, bạn cũng cần ghi lại những ý hay để có thể viết bài tốt hơn. Nhắn nhỏ với các bạn lớp 12 nè: chương trình lớp 12 có nhiều bài thơ lắm nên việc phân tích và cảm nhận để ghi điểm là khá khó. Bởi thế, gạch dưới bài những từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa trọng tâm của câu thơ trong bài thơ, viết ra giấy và kèm theo là nội dung và nghệ thuật một cách ngắn gọn nhất (viết sao cho đúng và càng ngắn gọn càng dễ hiểu càng tốt nha bạn). Học thế này giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và nhớ lâu hơn cách “ôm” cuốn tập mà học mấy trang giấy/1bài.3 Mặc dù Văn là một môn xã hội nhưng mình cũng nên vẽ sơ đồ để hệ thống các bài học, để không bỏ sót khi ôn bài (nhất là các bài ngữ pháp, tiếng Việt). Thông thường, mỗi tuần mình chỉ học một bài đọc văn, do đó, thời gian rảnh cuối tuần, bạn cần tự mình viết bài cảm nhận hoặc phân tích một bài văn mình đã học để khi đi thi không bị lúng túng và biết cách phân phối thời gian làm bài hợp lí. Còn phần tiếng Việt và ngữ pháp thì nhất thiết chúng ta phải học thuộc lí thuyết và áp dụng làm bài tập ở sách giáo khoa, sách bài tập và bài tập trong sách khác (hoặc giáo
  4. viên yêu cầu). Nhớ ghi chép cẩn thận cách trình bày và trình bày sạch sẽ để ghi điểm với giám thị nhé bạn! Học nhóm Là một trong những cách giúp mình hoàn thiện hơn bản thân. Sắp xếp thời gian học nhóm 2-3 giờ/một lần/tuần sẽ tạo cơ hội cho các bạn trao đổi kiến thức, bài tập mà giáo viên không có thời gian giải trước lớp. Như vậy, bạn sẽ phát hiện ra lỗ hổng của mình để kịp thời sửa chữa. Nếu học riêng một mình, bạn sẽ phát huy khả năng tự học nhưng học với nhiều người bạn sẽ có được nhiều kiến thức của nhiều người hơn! Có một quyển sách đã viết: “không thể tìm ra điểm khác của hai trái táo nhưng có thể tìm ra điểm khác của nó với một thứ khác”. Lưu ý nhỏ nữa đây: học nhóm để kiểm tra kiến thức thôi nhé, đừng nên tụ họp lại để “tám” hay tổ chức “party”, chẳng những tốn nhiều thời gian mà bạn có thể bị điểm kém (nếu hôm sau có kiểm tra). Các môn xã hội khác, ngoài việc nắm vững kiến thức sách giáo khoa đòi hỏi bạn cập nhật tin tức thời sự để giảm bớt thời gian học bài mà vẫn đạt điểm cao khi thi, đặc biệt là làm được những câu hỏi phụ của giáo viên (để ghi điểm tuyệt đối). Mỗi môn học có một phương pháp riêng phù hơp cho từng môn nhưng môn nào cũng vậy, ngoài chuẩn bị bài, nghe giảng thì chúng ta phải tích cực giơ tay phát biểu. Vì khi bạn muốn phát biều thì bạn phải hồi tưởng lại kiến thức hay đọc lại sách giáo khoa để phát biểu đúng, tức là thêm một lần ghi nhớ kiến thức. Khi bạn nói ra là thêm một lần nhớ bài nữa. Mặt khác, phát biểu giúp bạn thêm tự tin và rèn kĩ năng nói – một trong những kĩ năng quan trọng giúp bạn thành công. Khi phát biểu, đứng lên ngồi xuống cũng là cách thư giãn, làm bạn thoải mái và dễ chịu hơn sau mấy tiết học ngồi một chỗ. Thắc mắc
  5. Bạn nên “tự khuyến khích” bản thân mình thắc mắc những chỗ mình chưa hiểu hay thấy nó là lạ…Thắc mắc là một trong những cách nhớ bài cực kì lâu. Nếu bạn bỏ lâu ngày những thắc mắc nhỏ, cho dù một tuần là một thắc mắc thì một tháng có tới 4 thắc mắc và qua 9 tháng học tập đã có 36 thắc mắc. Thử nghĩ tới khi đó, lỗ hổng kiến thức của mình lớn đến mức nào bạn nhỉ? Bởi thế, chẳng những tôi mà cả bạn đều nên “tự khuyến khích” chúng ta thắc mắc để hiểu rõ và nhớ lâu hơn bài học. Chúc tất cả các bạn học tốt và đạt kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2